BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc



tải về 322.56 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích322.56 Kb.
#10631
1   2   3   4

4. Đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bộ luật 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật và các điều ước, thỏa thuận hàng hải quốc tế mà nước ta là thành viên có tác động nhất định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vì, với vai trò "đầu mối", vừa có vị trí là "cầu nối" của quá trình lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới, hoạt động hàng hải luôn có mối liên kết khăng khít với các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy, Ngành Hàng hải cơ bản đã đáp ứng tốt các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là việc bảo đảm lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước và với nước ngoài đòi hỏi ngày tăng. Điều này khẳng định tính hiệu quả áp dụng của Bộ luật 2005 không chỉ đối với hoạt động hàng hải mà còn góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có phát triển kinh tế biển.

Hiệu lực áp dụng của Bộ luật 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật cũng đã góp phần nhất định vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.

5. Thúc đẩy cải cách hành chính và hoàn thiện pháp luật

Bộ luật 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật thực sự góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính về hàng hải trên cả 05 mặt theo chủ trương của Chính phủ. Điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải, vừa tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động của doanh nghiệp và nhân dân. Riêng cải cách thủ tục hành chính, Bộ luật 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật đã quy định loại bỏ các thủ tục tại cảng biển không cần thiết và đơn giản hóa về trình tự, cách thức, hồ sơ khai báo, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Thủ tục hành chính được đơn giản hóa thông qua việc sửa đổi 02 nghị định, 06 thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật 2005 theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/11/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Mặt khác, Bộ luật 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật không những thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của Ngành Hàng hải và các ngành, lĩnh vực khác thuộc nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước.

II. NHỮNG BẤT CẬP HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG BỘ LUẬT 2005

Bộ luật Hàng hải Việt Nam đã phát huy hiệu lực, hiệu quả và góp phần đưa ngành hàng hải phát triển, hội nhập với quốc tế. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện, cũng đã xuất hiện một số bất cập, tồn tại cần được xem xét sửa đổi, bổ sung.



  1. Nội dung sửa đổi, bổ sung

Để bảo đảm những nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật 2005 đáp ứng yêu cầu quản lý thực tiễn và hội nhập quốc tế, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức nghiên cứu, rà soát 37 Mục của Bộ luật 2005; dịch, nghiên cứu 04 Luật hàng hải quốc tế (Luật Hàng hải Thụy Điển 1994 và sửa đổi, Luật Cảng biển Nhật Bản 1950, Bộ luật hàng hải Ukraine 1995, Bộ luật hàng hải CHND Trung Hoa 1993); nghiên cứu các Công ước quốc tế của IMO và ILO mà Việt Nam là thành viên (15 Công ước không tính các phụ lục, bộ quy chuẩn, nghị định thư bổ sung) và Công ước quốc tế đang được đề xuất nghiên cứu gia nhập. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

1.1 Những quy định chung

- Bổ sung đối tượng tàu ngầm, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động: Hiện nay đã xuất hiện tàu ngầm dân sự, là một loại phương tiện thủy có những đặc thù về hoạt động là chủ yếu dưới mặt nước và các đặc tính khác không giống như tàu biển thông thường hoạt động trên mặt nước nên có một số quy định áp dụng cho tàu biển sẽ không phù hợp đối với tàu ngầm. Vì vậy cần có những quy định đặc thù riêng cho tàu ngầm. Ngoài ra, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động là những kết cấu nổi chuyên dùng đã hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa có quy định cụ thể nào cho các đối tượng này nên cần có quy định bổ sung về ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động. Vì vậy, cần bổ sung tàu ngầm, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động vào phạm vi điều chỉnh của Bộ luật cho đầy đủ.

- Bổ sung các quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế cho đầy đủ và phù hợp với Công ước Luật biển quốc tế 1982 và Bộ luật Điều tra tai nạn hàng hải 2008 của IMO.

- Hàng hải là ngành có tính quốc tế hóa cao, vì vậy bổ sung quy định về cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải là rất cần thiết, để thuận tiện cho công tác trao đổi quốc tế về quản lý chuyên ngành hàng hải.

- Theo quy định pháp luật về thanh tra, chức năng và nhiệm vụ của Thanh tra có thay đổi. Vì vậy, cần sửa đổi nổi dung về hoạt động của Thanh tra cho phù hợp với các quy định mới của pháp luật về Thanh tra và Điều ước quốc tế liên quan.

1.2 Quy định về tàu biển

- Thực tế hiện nay, các đối tượng bao gồm: tàu ngầm, thủy phi cơ, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động cần có quy định bổ sung để phân biệt và quy định phù hợp cho các đối tượng này.

- Hiện nay, tàu công vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chưa có quy định việc đăng ký. Thực tế quản lý yêu cầu các hoạt động của tàu thuyền phải có đăng ký và đăng kiểm nên việc bổ sung quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện việc đăng ký tàu công vụ là cần thiết.

- Khái niệm tai nạn hàng hải cần được sửa đổi, bổ sung cho đúng theo quy định của Bộ luật điều tra tai nạn hàng hải năm 2008 của IMO. Theo quy định và thực tế quản lý hiện nay, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm điều tra đối với tai nạn hàng hải nghiêm trọng và tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng biển Việt Nam nên Bộ luật 2005 cần có quy định bổ sung thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải.

- Bổ sung quy định trường hợp tàu biển được thả: Theo quy định của Bộ luật 2005, các trường hợp tàu biển được thả sau khi bị bắt giữ còn thiếu 02 trường hợp nên cần có quy định bổ sung.

1.3 Quy định về đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Một số nhà máy không ký được các đơn hàng đóng mới, các đơn hàng trong nước của chủ tàu lớn cũng phải dừng không triển khai; các đơn hàng đóng mới với các đối tác nước ngoài chỉ dừng lại ở các biên bản thỏa thuận. Với trang thiết bị, cầu cảng, bến bãi như hiện nay, các nhà máy đóng tàu tham gia vào thị trường phá dỡ tàu cũ có thể cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động phá dỡ tàu cũ là hoạt động không thể tránh khỏi của ngành vận tải thủy đối với phương tiện lạc hậu, mất khả năng khai thác, nếu được thực hiện với quy mô lớn, không bị hạn chế về đối tượng sẽ mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế, mang lại nguồn nguyên liệu đáng kể cho ngành công nghiệp luyện thép và cơ khí, qua đó giảm được nhập khẩu sắt phế liệu để cung cấp cho ngành luyện thép; tạo việc làm cho lực lượng lao động lớn; tỷ suất lợi nhuận cao, tăng được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Hơn nữa, hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể về đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển. Vì vậy, cần bổ sung một Mục riêng quy định về đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển làm cơ sở cho các văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.



1.4 Quy định về ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động

Ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động là những kết cấu nổi chuyên dùng đã hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể nào cho các đối tượng này. Vì vậy, thực tế đã có cách hiểu sai về đối tượng này và có cơ chế áp dụng ụ nổi như tàu biển. Vì vậy, cần bổ sung một Chương riêng quy định cụ thể về ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động nhằm có sự phân biệt rõ hơn để không lẫn với các quy định về tàu biển và bảo đảm điều kiện đặc thù.



1.5 Quy định về thuyền bộ

Công ước Lao động hàng hải 2006 (Công ước) được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 23/2/2006 và có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2013. Tính đến ngày 8/5/2013, Việt Nam là quốc gia thành viên thứ 40 tham gia phê chuẩn trước khi Công ước có hiệu lực - thể hiện sự đồng thuận rất lớn của cộng đồng hàng hải Việt Nam và Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 8/5/2014.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc hồi hương của thuyền viên khi bị chủ tàu bỏ rơi ở nước ngoài và các chế độ khác cho thuyền viên khi tàu bị bắt giữ ở nước ngoài dẫn đến việc phân định trách nhiệm và quyền lợi giữa chủ tàu và thuyền viên rất khó giải quyết; thời gian nghỉ phép của thuyền viên theo quy định của pháp luật Việt Nam còn chưa phù hợp với quy định của Công ước; chưa có quy định riêng về các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên, về quy trình giải quyết khiếu nại trên tàu, về quyền hưởng các phương tiện phúc lợi trên bờ của thuyền viên… Vì vậy, cần bổ sung quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của thuyền viên tại Bộ luật.

1.6 Quy định về cảng biển

- Sửa đổi, bổ sung các khái niệm cảng biển, bến cảng; bổ sung khái nhiệm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở của tàu thuyền, khu neo đau, khu chuyển tải, khu tránh bão, cảng dầu khí ngoài khơi. Đây là những khái niệm được quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, mang tính ổn định nên nâng lên thành Luật.

- Theo quy định của Bộ luật năm 2005, việc phân loại cảng biển theo quy mô cảng biển vì ngành hàng hải cần phân loại mức độ quan trọng để quy hoạch và có kế hoạch đầu tư, xây dựng. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, phân loại cảng biển theo quy mô (loại I, II, III) là chưa đủ, gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi thừa hành nhiệm vụ, vì vậy cần bổ sung quy định phân loại cảng biển theo phạm vi hoạt động của tàu thuyền (cảng biển quốc tế và cảng biển nội địa) và bổ sung một số khái niệm mang tính ổn định, nâng lên thành quy định của Luật.

- Tách hai nội dung quy định về đầu tư, xây dựng cảng biển, luồng hàng hải và quy định về quản lý, khai thác cảng biển và luồng hàng hải và có những quy định chi tiết quản lý, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.



1.7 Quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

- Theo quy định tại Bộ luật 2005, một số quy định tại Mục 2 và Mục 3 của Chương V nhưng nội dung lại quy định dùng chung cho cả Chương và những phần có liên quan khác. Tuy vậy, tại Mục 1 hiện nay mới có 4 điều (70, 71, 72 và 73) trong khi nhiều điều lẽ ra được dùng chung lại để ở phần áp dụng cho một loại hợp đồng cụ thể (Mục 2 và Mục 3) nên có thể dẫn đến hiểu nhầm khi áp dụng trong quản lý, khai thác và xét xử. Vì vậy, cần bổ sung quy định để một số quy định có nội dung dùng chung sẽ áp dụng chung trong Chương V.

- Trong luật pháp hàng hải quốc tế cũng như luật hàng hải của các quốc gia không có quy định về người gửi hàng và người giao hàng như cách nêu trong Bộ luật 2005. Thực tế thì “người giao hàng” và “người gửi hàng” trong pháp luật hàng hải cũng chỉ là một (tiếng Anh là “Shipper”) theo nội dung nêu ở các Mục 1, 2 và 3 của chương V. Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB tự cho mình là “người giao hàng” để khởi kiện người vận chuyển đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa song lại không chứng minh được dựa trên cơ sở pháp lý nào để khẳng định mình có quyền khởi
kiện người vận chuyển. Các chuyên gia dịch thuật cũng lúng túng không tìm được thuật ngữ tương đương trong tiếng Anh khi dịch thuật ngữ “người giao hàng” và "người gửi hàng" tách biệt nhau như trong Bộ luật vì thực chất nó chỉ là "shipper" nên cuối cùng cũng phải dịch giống nhau là "shipper". Theo pháp luật về vận tải đa phương thức thì dùng “consigner”, còn pháp luật về hàng hải thì dùng “shipper”. Vì vậy, cần thay cụm từ “người gửi hàng” thành “người giao hàng” tại một số Điều tại Chương V cho phù hợp.

1.8 Quy định về lai dắt tàu biển

Theo quy định của Bộ luật 2005, quyền chỉ huy lai dắt hỗ trợ giao cho thuyền trưởng. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp tàu không có thuyền trưởng trên tàu. Vì vậy cần bổ sung trường hợp bố trí quyền chỉ huy trong trường hợp không có thuyền trưởng là cần thiết.



1.9 Quy định về trục vớt tài sản chìm đắm

- Bổ sung các khái niệm trục vớt tài sản chìm đắm và chủ tài sản chìm đắm là những khái niệm căn bản, đã được quy định tại Nghị định số 128/2013/NĐ-CP về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

- Quy định về chủ sở hữu tài sản chìm đắm và chủ tài sản chìm đắm gây nhầm lẫn trong quá trình xử lý, trục vớt tài sản chìm đắm. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về chủ tài sản chìm đắm; thẩm quyền xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm; thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm; quy định về mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm cho phù hợp với thực tế và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

1.10 Quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là một loại hợp đồng bảo hiểm nên cần rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định về đơn bảo hiểm định giá, số tiền bảo hiểm, nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất cho phù hợp với pháp luật về bảo hiểm và luật bảo hiểm quốc tế.



2. Về thực thi áp dụng

Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan cũng như sự chủ động, quyết liệt của các cơ quan, doanh nghiệp trong toàn Ngành nên việc áp dụng Bộ luật 2005 được triển khai nghiêm túc và đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế đã phát sinh một số hạn chế dưới đây:

- Việc chỉ đạo triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra thực hiện Bộ luật 2005 (cả pháp luật hàng hải nói chung) đôi khi còn thiếu quyết liệt; đối tượng cần thanh tra, kiểm tra còn bỏ sót; có lúc, có nơi chưa thật nghiêm minh trong xử lý các hành vi sai phạm.

- Năng lực thực thi pháp luật của một số cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách (cả doanh nghiệp hàng hải) chưa đáp ứng yêu cầu và thực tế đang đòi hỏi cần được tăng cường.

- Ý thức chấp hành Bộ luật 2005 của một số tổ chức, cá nhân chưa cao. Trong thực tế đã xảy ra không ít các sai phạm, nhất là trong khai báo thủ tục tàu thuyền vào, rời cảng biển; đào tạo, huấn luyện và quản lý, sử dụng thuyền viên (chất lượng đào tạo, huấn luyện; cho thuê chứng chỉ hoặc sử dụng chứng chỉ giả; bố trí thuyền viên không có chứng chỉ phù hợp hoặc không đủ định biên thuyền bộ; tuân thủ chức trách thuyền viên chưa nghiêm túc...); bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền; điều động, neo đậu, sử dụng hoa tiêu, tàu lai hỗ trợ; quản lý khai thác tàu, chế độ đối với thuyền viên ... (kể cả tàu hoạt động ở nước ngoài); bảo đảm điều kiện an toàn trong quản lý khai thác cầu, bến cảng và các sai phạm khác. Nguyên nhân của những sai phạm này chủ yếu là do một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật hàng hải; chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh trong xử lý các sai phạm (cả các trường hợp xảy ra ở nước ngoài) thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Phần thứ ba

CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC, ĐỊNH HƯỚNG

XÂY DỰNG DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ THẢO LUẬT

Việc tổ chức thực hiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 dựa trên các căn cứ sau:

1. Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của QH về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

2. Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 17/2/2012 về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, Pháp lệnh thuộc chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

3. Quyết định số 21/QĐ-BGTVT ngày 04/01/2013 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2013.

4. Quyết định số 43/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2013 về việc thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật HHVN.

5. Quyết định số 1486/QĐ-BGTVT ngày 03/6/2013 về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam tại Quyết định số 43/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG DỰ THẢO LUẬT

Việc xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 có tác động nhất định đối với tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và ngành Hàng hải nói riêng. Do đó, việc sửa đổi Bộ luật 2005 cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

1. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật 2005 dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Bộ luật 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Kế thừa nội dung điều chỉnh của Bộ luật 2005, chỉ sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh, quy định chưa rõ, còn thiếu thống nhất; bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập.

2. Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển, hội nhập của hệ thống cảng biển nước ta theo hướng quy mô lớn, hiện đại và bảo đảm tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước, với nước ngoài.

3. Bảo đảm phù hợp, thống nhất, tránh xung đột pháp lý với quy định của pháp luật về hàng hải và pháp luật khác có liên quan thuộc hệ thống pháp luật nhà nước.

4. Phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan. Vận dụng có chọn lọc quy định của các điều ước quốc tế liên quan phù hợp với nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và yêu cầu phát triển, hội nhập của hoạt động quản lý khai thác cảng biển ở nước ta.

5. Góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển.

III. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG DỰ THẢO LUẬT

Định hướng sửa đổi Bộ luật thuộc Dự án Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 cụ thể như sau:

1. Kế thừa tối đa các nội dung quy định tại các điều, khoản của Bộ luật 2005

2. Chỉ sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, chưa rõ ràng, không thống nhất tại Bộ luật;

3. Bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tế hoạt động trong lĩnh vực hàng hải;

4. Những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới Bộ luật, nếu ổn định có thể xem xét đưa vào Bộ luật.

5. Những quy định điều chỉnh các vấn đề còn đang trong giai đoạn kiểm nghiệm thực tế, chưa thực sự ổn định, có thể còn thay đổi theo từng thời kỳ và vẫn cần phải có văn bản hướng dẫn, sẽ không đưa vào Bộ luật.

KẾT LUẬN
Trong thời gian thực hiện Bộ luật 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành được triển khai nghiêm túc, quyết liệt và đạt được những kết quả rất cơ bản. Điều này không những góp phần phát huy hiệu lực áp dụng Bộ luật 2005 mà còn nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về hàng hải. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc áp dụng Bộ luật 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật đã phát sinh một số bất cập như đã phân tích tại phần trên, vì vậy việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam là cần thiết, nhằm hoàn thiện thêm một bước hệ thống pháp luật hàng hải, tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành, đồng thời thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, phát triển của ngành hàng hải nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.


Phụ lục I

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HÀNG HẢI

(Đến tháng 4/2014)




  1. VĂN BẢN DO QUỐC HỘI BAN HÀNH

Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005.

II. VĂN BẢN DO ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI BAN HÀNH

Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, số 05/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/8/2008.



  1. VĂN BẢN DO CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

1. Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 01/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam *1.

2. Nghị định số 18/2006/NĐ-CP ngày 10/2/2006 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển *2.

3. Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ về xử lý hàng hóa do ng­ười vận chuyển l­ưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

4. Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18/5/2006 của Chính phủ về Đăng ký và mua, bán tàu biển *3.

5. Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải *4.

6. Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải *5.

7. Nghị định số 115/2007/NĐ-CP ngày 05/7/2007 của Chính phủ về Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển *6.

8. Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

9. Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải *7.

10. Nghị định 50/2008/NĐ-CP ngày 21/4/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển.

11. Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

12. Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển *8.

13. Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.

14. Nghị định số 57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển.

15. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

16. Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16/9/2010 của Chính phủ quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam.

17. Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải *9.

18. Nghị định số 49/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải.

19. Nghị định số 77/2011/NĐ-CP ngày 01/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển *10.

20. Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2013 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

21. Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

22. Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

23. Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

24. Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

25. Nghị định số 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.


  1. VĂN BẢN DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

1. Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

2. Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Trung Trung Bộ (Nhóm 3) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. Quyết định số 1024/QĐ-TTg ngày 27/9/2005 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm cảng biển số 6) đến năm 2010.

4. Quyết định số 70/2006/QĐ-TTg ngày 29/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về Chế độ phụ cấp đặc thù đi biển đối với công chức, viên chức, công nhân, nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải *11.

5. Quyết định số 179/2006/QĐ-TTg ngày 07/8/2006 của Thủ tướng về Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải *12.

6. Quyết định 103/2007/QĐ-TTg ngày 12/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển *13.

7. Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 của Thủ tướng công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam *14.

8. Quyết định số 148/2008/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, công nhân, nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

9. Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải *15

10. Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải.

11. Quyết định số 26/2009/QĐ-TTg ngày 26/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam.

12. Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

13. Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

14. Quyết định số 141/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tiền lương và chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

15. Quyết định số 19/2013/QĐ-TTg ngày 02/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế cung cấp, quản lý, khai thác dữ liệu phao Cospas-Sarsat và tiếp nhận, xử lý, truyền phát thông tin báo động cấp cứu Cospas-Sarsat.

16. Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố phân loại Danh mục cảng biển Việt Nam.

17. Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp, TKCNHH trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển Việt Nam.



tải về 322.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương