As of 04 April 2013 As of 24/02/ 2013


Phụ lục 5: Điều khoản tham chiếu của chuyên gia tư vấn



tải về 1.97 Mb.
trang23/24
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích1.97 Mb.
#1690
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Phụ lục 5: Điều khoản tham chiếu của chuyên gia tư vấn


  1. Dự án Phát triển Giáo dục THPT Giai đoạn 2 cần sự tham gia của tổng số 129 tháng/người đối với chuyên gia tư vấn quốc tế và 394 tháng/người đối với chuyên gia tư vấn trong nước. Việc lựa chọn và hợp đồng dịch vụ tư vấn trong Dự án sẽ được thực hiện theo Hướng dẫn Sử dụng Tư vấn của ADB (04/2010). Các chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi động, thực hiện và lập báo cáo hoàn thành dự án sẽ được lựa chọn và tuyển dụng trên cơ sở tư vấn độc lập. Việc lựa chọn và tuyển dụng tư vấn cho các dịch vụ còn lại sẽ được thực hiện qua các công ty quốc tế sử dụng phương pháp lựa chọn căn cứ trên chất lượng và giá cả theo tỷ lệ chất lượng-chi phí mặc định 80:20. Các dịch vụ tư vấn được thiết kế để hỗ trợ Dự án cũng như là tăng cường năng lực dài hạn cho các vụ, phòng ban và các viện chịu trách nhiệm thực hiện dự án. Chi tiết về dịch vụ tư vấn được mô tả chi tiết dưới đây:

I. Chuyên gia tư vấn tuyển dụng thông qua Công ty tư vấn

1. Đầu ra 1: Tăng cường chất lượng giáo dục THPT tiếp cận chuẩn chất lượng giáo dục của các nước tiên tiến

1.1. Tư vấn trưởng/Cải thiện và quản lý chất lượng giáo dục THPT/Đánh giá giữa kỳ (Quốc tế: 24 tháng/người; Trong nước: 41 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về cải thiện chất lượng giáo dục THPT/Đánh giá giữa kỳ, sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như sau:

Với vai trò là Tư vấn trưởng:

  1. Phát triển kế hoạch thực hiện dự án tổng thể theo các đầu ra/thành phần và kế hoạch làm việc của các chuyên gia tư vấn được Ban QLDA TƯ và ADB chấp thuận;

  2. Phát triển hệ thống báo cáo một cách hiệu quả đối với Ban QLDA TƯ và ADB;

  3. Hỗ trợ các chuyên gia tư vấn khác trong việc thực hiện các nhiệm vụ của họ và quản lý chất lượng chung của các sản phẩm do chuyên gia tư vấn viết và phát triển mối quan hệ làm việc với các bên đối tác;

  4. Chuẩn bị các báo cáo theo quý, giữa kỳ và báo cáo tổng kết của các chuyên gia được Ban QLDA TƯ và ADB chấp thuận;

  5. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong các hoạt động:

  • Trao đổi thông tin với ADB kịp thời và trôi chảy;

  • Thích nghi với quá trình thực hiện dự án và quản lý dự án sao cho phù hợp với các chính sách vận hành và hướng dẫn của ADB;

  • Chuẩn bị các báo cáo của dự án trong đó có báo cáo tiến độ theo quý, báo cáo giữa kỳ và các báo cáo tiến độ khác;

  • Hoàn thiện các yêu cầu và chuẩn bị cho các phái đoàn đánh giá của ADB; và

  • Thiết kế và đấu thầu các chương trình đào tạo ngắn hạn quốc tế cho các tiểu thành phần khác nhau, và trao đổi thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo quốc tế.

Với vai trò là Chuyên gia về cải thiện chất lượng giáo dục THPT:

  1. Rà soát đánh giá các mặt về chất lượng giáo dục THPT (bao gồm chất lượng phương pháp giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng; kết quả học tập của học sinh THPT; chương trình và sách giáo khoa; chất lượng dạy học ngoại ngữ, toán và các môn học được lựa chọn) và phát triển kế hoạch chiến lược để chỉ ra các vấn đề được xác định; và

  2. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển và hoàn thiện Khung Giám sát và Đánh giá Dự án, và thu thập thông tin để đánh giá ảnh hưởng của Dự án căn cứ trên Khung Giám sát và Đánh giá này.

Với vai trò là chuyên gia chuẩn bị báo cáo Đánh giá Giữa kỳ:

  1. Biên soạn và phân tích tất cả các thông tin sơ cấp và thứ cấp về tiến độ thực hiện dự án.

  2. Tìm ra những thay đổi do hoạt động đánh giá, thẩm định đối với các chỉ số, và đánh giá lại ảnh hưởng đối với quá trình thực hiện và tính bền vững.

  3. Xem xét và thiết lập một sự tuân thủ đối với các điều kiện vốn vay, phát hiện ra các vấn đề và khó khăn, đề xuất biện pháp tạo điều kiện thực hiện dự án và nâng cao kết quả hoạt động.

  4. Xem xét lại các bài học cũng như kinh nghiệm trong phát triển giáo dục THPT tập trung vào chương trình và sách giáo khoa mới và các phương pháp giảng dạy và học tập; và

  5. Đề xuất các biện pháp và phát triển một kế hoạch hành động chi tiết để đạt được những tác động phát triển và các mục tiêu của dự án.

1.2. Chuyên gia tư vấn về Đánh giá hiệu quả hoạt động và kiểm định chất lượng giáo dục THPT (Quốc tế: 4 tháng/người; Trong nước: 12 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về đánh giá hiệu quả hoạt động và kiểm định chất lượng giáo dục THPT, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Nghiên cứu và phân tích các chính sách, quy định và khung hiện hành về đánh giá học tập của học sinh THPT bao gồm nghiên cứu mang tính so sánh về các hệ thống đánh giá học tập của các nước phát triển;

  2. Tìm ra điểm yếu của hệ thống và thực tiễn hiện hành về đánh giá học tập và đánh giá chất lượng dạy học trong giáo dục THPT, và đề xuất các hướng tiếp cận để cải thiện chúng trong chương trình và sách giáo khoa mới.

  3. Phát triển các chiến lược, cơ chế và quy trình đánh giá học sinh tương ứng với nội dung môn học trong giáo dục THPT và TTGDTX;

  4. Tham vấn các giảng viên ĐHSP- những người được bổ nhiệm để phát triển chương trình và sách giáo khoa mới về đánh giá học tập và đánh giá chất lượng giảng dạy;

  5. Phát triển một khung đảm bảo chất lượng và đánh giá và các hệ thống giám sát để cải thiện chất lượng giảng dạy giáo dục THPT;

  6. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển nội dung và tổ chức cho các chương trình đào tạo và bồi dưỡng giảng viên cốt cán gắn với các chiến lược đánh giá hiệu quả học tập và đánh giá chất lượng giảng dạy; và

  7. Đánh giá hiệu quả chung của hoạt động dạy và học ở các trường THPT tại các huyện khó khăn và các trường THPT dân tộc nội trú.

1.3. Chuyên gia tư vấn về Phát triển chương trình và Tài liệu hướng dẫn (Quốc tế: 13 tháng/người; Trong nước: 79 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về Phát triển chương trình và Tài liệu hướng dẫn35, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Tiến hành đánh giá chi tiết về chương trình và sách giáo khoa hiện hành và chỉ ra các lĩnh vực quan tâm cũng như vai trò của các tài liệu hướng dẫn trong việc hỗ trợ dạy và học, và phát triển một kế hoạch chỉ ra các vấn đề được xác định;

  2. Đề xuất các phương pháp luận và các hướng tiếp cận để phát triển chương trình THPT mới và sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn mới (kể cả băng video và thiết bị hỗ trợ giảng dạy) của các tài liệu hỗ trợ giảng dạy nhằm cung cấp hướng dẫn về chương trình và sách giáo khoa mới đối với các giáo viên và học sinh THPT.

  3. Cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho các chuyên gia cốt cán, những người sẽ phát triển chương trình và sách giáo khoa mới để tiếp cận chuẩn chất lượng của các nước tiên tiên;

  4. Cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn Ban QLDA TƯ trong việc lập kế hoạch và triển khai đại trà trên cả nước về sách giáo khoa mới và các tài liệu hướng dẫn;

  5. Tiến hành các đánh giá nhu cầu hỗ trợ dạy học và công cụ hỗ trợ cho các trường học được lựa chọn ở các vùng dân tộc thiểu số và các TTGDTX phối hợp với Chuyên gia tư vấn quốc tế về Giới và Dân tộc thiểu số;

  6. Tiến hành đánh giá nhu cầu về các thiết bị phòng thí nghiệm và công cụ hỗ trợ ở các trường chuyên được lựa chọn để giảng dạy môn Vật lý, Hóa học và Sinh học- phối hợp với Chuyên gia tư vấn về dạy học môn Toán và các môn Khoa học;

  7. Tiến hành các đánh giá về các tài liệu hướng dẫn và chỉ dẫn tự học đối với các học sinh có kết quả học tập chưa tốt, và đề xuất các phương pháp phù hợp để phát triển các tài liệu hướng dẫn và chỉ dẫn phương pháp tự học;

  8. Hỗ trợ Ban QLDA TƯ trong việc phát triển nội dung và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn giảng viên cốt cán trên cơ sở sách giáo khoa và chương trình mới; và

  9. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thiết kế và đấu thầu các khóa tập huấn ngắn hạn nước ngoài về các kỹ năng soạn thảo sách giáo khoa và chương trình và các phương pháp giảng dạy.

1.4. Chuyên gia về Phương pháp và Thực hành dạy học (Quốc tế: 16 tháng/người; Trong nước: 93 tháng/ người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia trong nước về Phương pháp và Thực hành dạy học, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Tiến hành nghiên cứu và đánh giá chi tiết về các phương pháp và thực hành dạy học ở các Trường ĐHSP, các trường THPT và TTGDTX để tìm ra các yếu điểm và đề xuất các hướng tiếp cận để chỉ ra các vấn đề được xác định;

  2. Đánh giá nhu cầu đối với các công cụ hỗ trợ giảng dạy- giúp củng cố các phương pháp và thực hành dạy học ở các trường THPT;

  3. Đánh giá nhu cầu cải thiện kỹ năng giảng dạy ở các trường chuyên, và đề xuất các hướng tiếp cận và nội dung bồi dưỡng trong nước cho các giáo viên về các chương trình đào tạo tiên tiến;

  4. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thiết kế và đấu thầu các khóa bồi dưỡng ngắn hạn nước ngoài cho cán bộ nòng cốt;

  5. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển nội dung và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giảng viên cốt cán ở THPT và TTGDTX kết hợp với các phương pháp dạy học mới trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa mới;

  6. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thiết kế và đấu thầu các khóa đào tạo ngắn hạn nước ngoài cho các cán bộ nòng cốt tham gia biên soạn chương trình và sách giáo khoa về các kỹ năng soạn thảo chương trình và sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, và đào tạo ngắn hạn nước ngoài cho các giảng viên ĐHSP về các TT phát triển kỹ năng sư phạm;

  7. Phát triển dự thảo thiết kế xây dựng/nâng cấp Phòng học Giả định cho sinh viên và giảng viên trường ĐHSP;

  8. Tiến hành đánh giá nhu cầu và xác định ra vấn đề để thông báo việc thiết kế và xúc tiến thành lập trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm và bồi dưỡng trong nước cho giáo viên về các kỹ năng sư phạm;

  9. Tiến hành đánh giá nhu cầu về thực hành dạy học đối với học sinh THPT có kết quả học tập kém;

  10. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thiết kế các khóa bồi dưỡng trong nước cho giáo viên về hướng dẫn học sinh phương pháp tự học;

  11. Đề xuất và thiết kế các khóa bồi dưỡng trong nước về các phương pháp dạy học tích cực và kỷ luật tích cực, và đối với các kỹ năng sống, các vấn đề về môi trường và xã hội nhằm thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững;

1.5. Chuyên gia tư vấn về dạy học môn Toán và các môn Khoa học (Quốc tế: 5 tháng/người; Trong nước: 14 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về dạy học môn Toán và các môn Khoa học36, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Tiến hành nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về nội dung và các phương pháp dạy học hiện tại đối với môn Toán và một số bộ môn được lựa chọn: Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số môn xã hội để tìm ra các điểm yếu, điểm mạnh, và từ đó đề xuất các phương pháp và hướng tiếp cận để chỉ ra những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học;

  2. Tiến hành một phân tích mang tính so sánh các kinh nghiệm quốc tế và các vấn đề tạm thời về bộ môn Toán và các môn Khoa học, mối tương quan với tình hình ở Việt Nam;

  3. Phát triển một bản thiết kế, chương trình và các tài liệu cho chương trình bồi dưỡng trong nước về phương pháp giảng dạy đối với các giáo viên nòng cốt của các môn học được lựa chọn;

  4. Phát triển các chỉ dẫn và hướng dẫn về trao đổi các sáng kiến và kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy cho các môn học được lựa chọn, và hỗ trợ xuất bản các bài viết trên các báo và tạp chí được lựa chọn;

  5. Đánh giá nhu cầu đối với các thiết bị phòng thư viện và công cụ hỗ trợ dạy học ở các trường chuyên đối với bộ môn Vật lý, Hóa học và Sinh học;

  6. Ban QLDA TƯ phát triển các chi tiết kỹ thuật đối với đấu thầu các thiết bị liên quan đến bất kỳ môn Khoa học nào;

  7. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển các thiết kế và đấu thầu chương trình đào tạo ngắn hạn nước ngoài cho cán bộ nòng cốt; và

  8. Hỗ trợ tăng cường giảng dạy môn Toán ở 2 trường học được lựa chọn ở Hà Nội.

1.6. Chuyên gia tư vấn về dạy học ngoại ngữ (Quốc tế: 5 tháng/người; Trong nước: 12 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về dạy học Ngoại ngữ, sẽ hỗ trợ và đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

    1. Đánh giá chất lượng dạy học ngoại ngữ và các kỹ năng tiếng Anh của học sinh ở cấp THPT, và phát triển một kế hoạch hành động để cải thiện chất lương và tăng số lượng giáo viên dạy tiếng Anh có năng lực;

    2. Phân tích một số sách tiếng Anh hiện có và chỉ ra một số loại sách có thể giúp học sinh THPT ở Việt Nam cải thiện được các kĩ năng tiếng anh của mình;

    3. Tiến hành đánh giá chi tiết về mức độ ảnh hưởng của các công cụ hỗ trợ dạy học ngoại ngữ và các thiết bị trong việc tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và cải thiện kỹ năng nói của học sinh nói riêng;

    4. Phát triển một thiết kế cho bộ thiết bị sẽ lắp cho phòng học ngoại ngữ; và

    5. Tổ chức khóa bồi dưỡng trong nước cho các giáo viên tiếng Anh nòng cốt để nâng cao kỹ năng nghe, nói.

2. Đầu ra 2: Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi

2.1. Chuyên gia tư vấn về Tái định cư (Quốc tế: 2 tháng/người; Trong nước: 6 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về tái định cư, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:



  1. Đánh giá nhu cầu tái định cư và cập nhật khung tái định cư sao cho phù hợp với chính sách của ADB về tái định cư bắt buộc khi cần thiết;

  2. Nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc gia về tái định cư, hướng dẫn các quy trình, thủ tục để phát triển một khung tái định cư và phát triển các kế hoạch tái định cư cho các tỉnh mục tiêu;

  3. Giám sát hoạt động bồi thường đất- hoạt động sẽ do các Ban QLDA ĐP triển khai để đảm bảo nhất quán với các kế hoạch tái định cư và các quy trình của nhà nước;

  4. Hướng dẫn và hỗ trợ các Ban QLDA ĐP ở các huyện mục tiêu nhằm giảm thiểu các tác động xã hội của việc thu hồi đất và các tài sản khác và giám sát việc thực hiện kế hoạch tái định cư tổng thể của dự án;

  5. Hướng dẫn để đảm bảo tất cả người bị ảnh hưởng sẽ nhận thức được về các chính sách đền bù và thụ hưởng (như đã được trình bày trong khung và các kế hoạch tái định cư);

  6. Triển khai các chương trình tập huấn về tái định cư cho Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP và các trường học thụ hưởng;

  7. Hỗ trợ Ban QLDA TƯ trong việc phát triển khung giám sát để tránh tình trạng tái định cư bắt buộc xảy ra trong quá trình thực hiện dự án; và

  8. Phát triển sổ tay vận hành về việc ngăn ngừa hiện tượng tái định cư bắt buộc.

2.2. Chuyên gia tư vấn về Giới và Dân tộc thiểu số/ Chuyên gia về giáo dục hòa nhập (Quốc tế: 4 tháng/người, Trong nước: 6 tháng người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, hỗ trợ chuyên gia tư vấn trong nước về Giới và Dân tộc thiểu số/Giáo dục hòa nhập, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

Với vai trò là chuyên gia tư vấn về Giới và Dân tộc thiểu số:

  1. Tiến hành một nghiên cứu chi tiết các chính sách của Chính phủ về giáo dục THPT cho học sinh nữ và các nhóm dân tộc thiểu số, cũng như là các chương trình và dự án trước đây cũng như đang diễn ra do Trung ương, địa phương hoặc các đối tác phát triển cấp kinh phí hỗ trợ giáo dục THPT cho các nhóm khó khăn;

  2. Phát triển và hoàn thiện kế hoạch về giới và dân tộc thiểu số phù hợp với các chính sách của ADB về hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nữ nhằm khuyến khích những học sinh này tham gia bậc học THPT ở các địa phương;

  3. Hỗ trợ Ban QLDA TƯ đánh giá các hoạt động của Dự án sao cho phù hợp với kế hoạch về giới và dân tộc thiểu số;

  4. Hỗ trợ Ban QLDA TƯ và các chuyên gia tư vấn quốc tế khác trong việc thu thập số liệu và các thống kê về học sinh nữ và giáo dục dân tộc thiểu số nhằm đánh giá các ảnh hưởng về kinh tế, xã hội của Dự án đặc biệt là đối với dân tộc thiểu số và nữ giới;

  5. Triển khai đánh giá chi tiết về tình hình hiện tại của giáo dục THPT đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nữ, tiếp cận giáo dục THPT của học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nữ, chất lượng giảng dạy, học tập ở các vùng dân tộc thiểu số, sự tiếp tục của các học sinh nữ và học sinh dân tộc thiểu số đối với các cấp học cao hơn trung học, và các vấn đề liên quan đến các trường THPT dân tộc nội trú, và đề xuất các phương án để đưa ra các vấn đề được xác định;

  6. Hỗ trợ Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP xây dựng các tiêu chí kỹ thuật cho các thiết bị cung cấp cho các trường THPT dân tộc nội trú tỉnh;

  7. Phối hợp làm việc với Chuyên gia tư vấn quốc tế về phát triển chương trình và tài liệu hướng dẫn và chuyên gia tư vấn quốc tế về Phương pháp và Thực hành giảng dạy nhằm đảm bảo có xem xét đến các khía cạnh về giới và dân tộc thiểu số;

  8. Tư vấn Ban QLDA TƯ thiết kế chương trình bồi dưỡng giáo viên trong nước nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững;

  9. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc giám sát ảnh hưởng của các Thành phần của dự án đối với các học sinh THPT dân tộc thiểu số ở những vùng khó khăn;

Với vai trò là Chuyên gia tư vấn về giáo dục hòa nhập:

  1. Xem xét chiến lược của Chính phủ về giáo dục hòa nhập và tư vấn cho Ban QLDA TƯ về các vấn đề liên quan nhằm phát triển hỗ trợ thí điểm một cách hiệu quả về môi trường dạy và học cho học sinh khuyết tật;

  2. Đánh giá tình hình giáo dục THPT đối với các học sinh khuyết tật và nhu cầu của các Trung tâm giáo dục hòa nhập;

  3. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc biên soạn bộ công cụ ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh khiếm thính; phát triển và cung cấp tài liệu hướng dẫn cho các Trung tâm giáo dục hòa nhập; và

  4. Tư vấn Ban QLDA TƯ để phát triển các tài liệu tập huấn giáo dục hòa nhập và tổ chức chương trình bồi dưỡng trong nước cho các giáo viên giáo dục đặc biệt và các cán bộ quản lý giáo dục cho học sinh khiếm thính.

2.3. Chuyên gia tư vấn về Hợp tác Công - Tư (Quốc tế: 3 tháng/người; Trong nước: 6 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về Hợp tác Công – Tư, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Nghiên cứu về tình hình của mô hình Hợp tác Công – Tư đối với ngành giáo dục ở Việt Nam và ở một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến để xác định các vấn đề chính và các mô hình hợp tác công-tư phù hợp để có thể áp dụng vào Việt Nam;

  2. Xem xét các chính sách và quy định liên quan về giáo dục THPT ở Việt Nam nhằm xác định những khác biệt và vấn đề mà quốc gia quan tâm đối với các mô hình hợp tác công- tư;

  3. Phối hợp làm việc với các đối tác tư nhân để phát triển và tăng cường mối quan hệ giữa các bên công và tư có liên quan;

  4. Tư vấn cho Ban QLDA TƯ phát triển và triển khai thí điểm chương trình tăng cường năng lực cho giáo viên của các trường THPT tư thục;

  5. Đánh giá kinh nghiệm của hoạt động thí điểm tăng cường năng lực cho giáo viên của các trường THPT tư thục và xem xét các hoạt động phối hợp với các đối tác tư nhân nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu và các lĩnh vực quan tâm đối với mô hình hợp tác công tư ở Việt Nam; và

  6. Đề xuất cơ chế và các sáng kiến phù hợp và khả thi để áp dụng mô hình hợp tác Công- Tư vào giáo dục Việt Nam.

3. Đầu ra 3: Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục trường THPT

3.1. Chuyên gia về Tăng cường năng lực quản lý và lập kế hoạch ngành giáo dục THPT (Quốc tế: 7 tháng/người; Trong nước: 12 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về Tăng cường năng lực quản lý và lập kế hoạch, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Đánh giá năng lực quản lý và lập lế hoạch chung của các nhà quản lý thuộc Bộ GD&ĐT/các Sở GD&ĐT và đội ngũ cán bộ của các trường THPT để xác định và phân tích những khó khăn và yếu điểm họ đang có;

  2. Tiến hành nghiên cứu mang tính so sánh về tăng cường năng lực quản lý của các nhà quản lý giáo dục ở các quốc gia khác nhau, và đề xuất các sáng kiến và khung hoạt động cho mục tiêu tăng cường năng lực quản lý giáo dục THPT ở Việt Nam;

  3. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển và thực hiện các chương trình bồi dưỡng trong nước tăng cường năng lực cho hiệu trưởng các trường THPT;

  4. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển và thực hiện các chương trình bồi dưỡng trong nước cho giám đốc các TTGDTX và hiệu trưởng các trường bổ túc văn hóa;

  5. Chuẩn bị khung giám sát và thiết kế dự án và các chỉ số đánh giá tăng cường năng lực cho các nhóm mục tiêu;

  6. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thiết kế và triển khai các khóa tập huấn ngắn hạn nước ngoài cho các nhà quản lý giáo dục THPT nòng cốt;

  7. Đánh giá lại các lựa chọn đối với Phần mềm bản đồ trường học và đề xuất các lựa chọn phù hợp để sử dụng ở các tỉnh khó khăn ở Việt Nam;

  8. Phát triển khung hướng dẫn về cung cấp gói tài trợ cho đại phương và tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thực hiện chương trình gói tài trợ tới các địa phương;

  9. Tư vấn các địa phương về việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động có vốn từ gói tài trợ;

  10. Hỗ trợ Ban QLDA TƯ giám sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động sử dụng vốn từ gói tài trợ của các Sở; và

  11. Đưa ra các kế hoạch hành động cho tương lai trong việc tăng cường năng lực cho Sở GD&ĐT và các trường THPT nhằm cải thiện chất lượng giáo dục THPT ở Việt Nam.

3.2. Chuyên gia tư vấn về hỗ trợ chương trình nghiên cứu học thuật (Trong nước: 6 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn trong nước về hỗ trợ chương trình nghiên cứu học thuật sẽ đảm nhận, nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Tập huấn Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP và các viện nghiên cứu về các khái niệm, phương pháp, và các kỹ năng về nghiên cứu ứng dụng và cách thức áp dụng chúng vào 5 đề tài nghiên cứu trong Dự án;

  2. Làm việc với các chuyên gia tư vấn quốc tế khác về các lĩnh vực, tư vấn Ban QLDA TƯ về việc phát triển khung nghiên cứu cho từng mảng nghiên cứu ứng dụng;

  3. Tư vấn Ban QLDA TƯ và Viện Nghiên cứu để tổ chức và triển khai các chương trình nghiên cứu ứng dụng trong trường THPT;

  4. Tập huấn cho các đối tác - những người tham gia vào các hoạt động nghiên cứu ứng dụng;

  5. Giám sát quá trình thực hiện các chương trình nghiên cứu ứng dụng để xác định và chỉ ra các khó khăn về kỹ thuật và cung cấp các báo cáo phân tích giúp nâng cao chất lượng của các chương trình nghiên cứu ứng dụng;

  6. Tư vấn cho Ban QLDA TƯ và Viện Nghiên cứu để chuẩn bị các báo cáo nghiên cứu ứng dụng cho 5 lĩnh vực nghiên cứu liên quan;

  7. Chuẩn bị một báo cáo đánh giá để xem xét về kinh nghiệm của các chương trình nghiên cứu ứng dụng, xác định các mặt mạnh và các thách thức, đồng thời đề xuất các kế hoạch hành động trong tương lai để nâng cao năng lực của Bộ/các Sở trong việc khuyến khích sáng kiến phát triển giáo dục; và

  8. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thiết kế và tổ chức các chương trình bồi dưỡng trong nước cho giảng viên của Học viên Quản lý giáo dục và trường Cán bộ quản lý giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh (IEMH).

4. Đầu ra 4: Hỗ trợ thực hiện dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng

4.1. Chuyên gia tư vấn về mua sắm đấu thầu (Quốc tế: 14 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về mua sắm đấu thầu, thiết bị và xây dựng cơ bản, sẽ hỗ trợ Ban QLDA TƯ trong việc đảm nhận, nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

    1. Xác định số gói đấu thầu mua sắm, phương pháp và kế hoạch thực hiện mang tính khả thi và tương ứng với các hoạt động của dự án phù hợp với Hướng dẫn mua sắm đấu thầu của ADB;

    2. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển và cập nhật thường xuyên kế hoạch và các gói mua sắm đấu thầu sao cho khả thi (theo định dạng yêu cầu) thể hiện được hoạt động cung cấp thiết bị, đồ gỗ, sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn;

    3. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc đảm nhận các hoạt động xây dựng cơ bản chung – và các vận hành liên quan đến thiết bị khi cần thiết (bao gồm: phát triển kế hoạch xây dựng cơ bản, thiết kế và xây dựng lớp học, dự toán và điều chỉnh kinh phí, kiểm soát chất lượng trong giải phóng mặt bằng, chọn lựa nhà thầu, giám sát mua sắm đấu thầu thiết bị/xây lắp…);

    4. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc thực hiện các tiểu thành phần có mua sắm đấu thầu và tổ chức đấu thầu một cách hiệu quả và minh bạch;

    5. Giám sát việc thực hiện mua sắm đấu thầu các loại hàng hóa và dịch vụ nhằm đảm bảo rằng kế hoạch mua sắm đấu thầu của dự án là đúng đắn; việc chuẩn bị hồ sơ thầu (bao gồm cả các thông số kỹ thuật và tiêu chí, thư mời thầu, thông báo thầu, chuẩn bị danh sách ngắn, mở thầu, đánh giá thầu, các điều kiện hợp đồng và điều khoản thanh toán…) là phù hợp với các quy định của ADB;

    6. Cung cấp các khóa đào tạo về mua sắm đấu thầu và quản lý hợp đồng cho nhiều Vụ của Bộ GD&ĐT, cán bộ thuộc Ban QLDA TƯ và Ban QLDA ĐP nhằm nâng cao năng lực của đơn vị thực hiện dự án và giúp họ làm quen với các thủ tục yêu cầu; và

    7. Phát triển các sổ tay hướng dẫn bảo trì đối với các cơ sở và thiết bị chính được mua trong Dự án; và

    8. Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động và chất lượng xây dựng và công tác mua sắm đấu thầu đối với các hàng hóa và dịch vụ.

4.2. Chuyên gia tư vấn về thiết bị (Trong nước, 18 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn trong nước sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn quốc tế về mua sắm đấu thầu sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Xác định số lượng và thông số của các gói mua sắm đấu thầu thiết bị cho từng tiểu thành phần;

  2. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc đảm nhận các vận hành liên quan đến thiết bị khi cần;

  3. Tư vấn Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP trong việc chuẩn bị các hồ sơ mua sắm đấu thầu và sắp xếp thầu một cách hiệu quả và minh bạch.

  4. Phát triển các sổ tay hướng dẫn bảo trì đối với một số cơ sở vật chất và thiết bị chính được mua sắm trong dự án; và

  5. Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động và chất lượng của đấu thầu mua sắm thiết bị.

4.3. Chuyên gia tư vấn xây dựng cơ bản (Trong nước: 12 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn trong nước sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn quốc tế về xây dựng cơ bản sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Xác định và sắp xếp tất cả các hoạt động xây dựng cơ bản của Dự án, và chuẩn bị các kế hoạch xây dựng cơ bản theo quý và năm cho Dự án;

  2. Nghiên cứu kế hoạch tái định cư và thiết kế các cơ sở vật chất sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc gia;

  3. Chuẩn bị Điều khoản tham chiếu và hỗ trợ trong việc xác định nhà thầu;

  4. Tư vấn Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP trong việc chuẩn bị các hồ sơ thầu và trong đánh giá thầu;

  5. Cung cấp tham vấn về kĩ thuật về mẫu hàng hóa (đồ gỗ) sẽ mua sắm;

  6. Hỗ trợ BQLDA TƯ và BQLDA ĐP về gám sát chung các hoạt động xây dựng cơ bản được triển khai trong dự án, giám sát hiệu quả hoạt động của nhà thầu tại công trình và giải quyết các vướng mắc, tranh chấp hay xung đột;

  7. Chuẩn bị báo cáo tiến độ khi có yêu cầu;

  8. Cung cấp hỗ trợ cho các hoạt động giám sát và đánh giá liên quan đến xây dựng cơ bản; và

  9. Tư vấn Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP, chuyên gia tư vấn về mua sắm đấu thầu/Thiết bị và các đơn vị thụ hưởng trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo rằng họ đang thực hiện đúng với hoạt động xây lắp đã được thiết kế.

4.4. Chuyên gia tư vấn về Kinh tế giáo dục, Quản lý Tài chính và Giải ngân (Quốc tế: 8 tháng/người; Trong nước: 12 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về kinh tế giáo dục, quản lý tài chính và giải ngân, sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính và giải ngân của Ban QLDA TƯ/ĐP, thiết lập hệ thống quản lý tài chính và tổ chức các chương trình tập huấn bổ sung cho cán bộ ban QLDA TƯ/ĐP;

  2. Tập huấn về các quy trình của ADB về quản lý tài chính và giải ngân và thực hiện các quy trình này;

  3. Tư vấn Ban QLDA TƯ phát triển các kế hoạch tài chính và chuẩn bị các báo cáo tài chính đáp ứng được các yêu cầu của ADB; và

  4. Tư vấn Ban QLDA TƯ chuẩn bị các hồ sơ rút vốn và xử lý kịp thời các tài liệu tài chính khác tuân thủ theo quy định của ADB;

4.5. Chuyên gia tư vấn về Giám sát và Đánh giá tác động của dự án (Quốc tế: 3 tháng/người; Trong nước: 8 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về giám sát và đánh giá tác động của dự án sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Tư vấn cho Ban QLDA về việc xây dựng các chỉ số và phương pháp đánh giá tác động của dự án đến sự phát triển của giáo dục THPT;

  2. Hỗ trợ Ban QLDA trong việc giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án căn cứ trên các chỉ số đã xây dựng;

  3. Hỗ trợ tăng cường năng lực cho cán bộ Bộ GD&ĐT và Ban QLDA và các kỹ năng về giám sát và đánh giá tác động của dự án .

II. Chuyên gia tư vấn độc lập

1. Chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi động thực hiện Dự án (Quốc tế: 6 tháng/người; Trong nước: 12 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về hỗ trợ khởi động thực hiện dự án, sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc mua sắm đấu thầu các thiết bị và đồ gỗ cho văn phòng làm việc của Ban QLDA TƯ và các Ban QLDA ĐP;

  2. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị và cập nhật Dự thảo lần 1 Kế hoạch mua sắm đấu thầu và kế hoạch thực hiện;

  3. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị và lập các tài liệu, quá trình quản lý tài chính;

  4. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc triển khai khảo sát cơ bản và xây dựng các chỉ số giám sát, đánh giá trình ADB xem xét và phê duyệt ;

  5. Tổ chức các hội thảo về quản lý và thực hiện dự án cho Ban QLDA TƯ và các Ban QLDA ĐP;

  6. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển các dự thảo hồ sơ thầu trong đó có bản Điều khoản tham vấn chi tiết khi tuyển dụng công ty tư vấn để tư vấn dự án vốn vay;

  7. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triển các kế hoạch xây dựng cơ bản cho năm đầu tiên của Dự án;

  8. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị và tổ chức hội thảo khởi động;

  9. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc phát triên các định dạng và mẫu biểu cho các báo cáo của Dự án và các tài liệu khác của dự án;

  10. Tư vấn Ban QLDA TƯ trong việc chuẩn bị báo cáo tiến độ cho quý đầu của dự án; và

  11. Chuẩn bị và trình báo cáo đánh giá về sự sẵn sàng của Ban QLDA TƯ đối với quá trình thực hiện dự án và tình hình của các hoạt động khởi động dự án lên ADB;

2. Chuyên gia Tư vấn về Lập báo cáo hoàn thành Dự án (Quốc tế: 2 tháng/người; Trong nước: 6 tháng/người)

  1. Chuyên gia tư vấn quốc tế, với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn trong nước về lập báo cáo hoàn thành dự án, sẽ đảm nhận nhưng không chỉ giới hạn ở những nhiệm vụ dưới đây:

  1. Tư vấn Ban QLDA TƯ về đề cương chi tiết của Báo cáo hoàn thành dự án;

  2. Chuẩn bị đề cương chi tiết của Báo cáo hoàn thành dự án dựa trên các hướng dẫn của ADB và kinh nghiệm của cá nhân.

  3. Trao đổi với Ban QLDA TƯ và các cán bộ dự án liên quan để hoàn thành đề cương chi tiết của báo cáo.

  4. Trình đề cương chi tiết báo cáo lên Ban QLDA TƯ xem xét và chuyển sang ADB phê duyệt.

  5. Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương chi tiết báo cáo.

  6. Nghiên cứu các tài liệu của dự án về tổ chức và quản lý.

  7. Nghiên cứu các Báo cáo của dự án, bao gồm các báo cáo tiến độ tháng, báo cáo quý, các báo cáo của phái đoàn đánh giá ADB và các báo cáo khác.

  8. Làm việc với các đơn vị và cá nhân liên quan (nếu cần) để thu thập thông tin về quản lý và các thành tựu đạt được của Dự án.

  9. Làm việc với cán bộ Ban QLDA TƯ và Dự án để hoàn thiện các thông tin và dữ liệu về đánh giá Hoàn thành dự án.

  10. Phối hợp với Ban quản lý dự án TƯ và các cơ quan liên quan về báo cáo tài chính.

  11. Chuẩn bị Dự thảo báo cáo hoàn thành dự án (Dự thảo lần 1).

  12. Tổ chức các hội thảo, hội thảo chuyên đề để hoàn thiện tốt hơn bản dự thảo Báo cáo hoàn thành Dự án.

  13. Chỉnh sửa và chuẩn bị bản dự thảo Báo cáo hoàn thành dự án (Dự thảo lần 2) và trình Ban QLDA TƯ và ADB xem xét.

  14. Hoàn thiện bản Báo cáo Hoàn thành Dự án cuối cùng theo đúng thời gian đã thỏa thuận.

PHỤ LỤC 6 : ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MUA SẮM ĐẤU THẦU

Tên dự án: Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn 2

Kinh phí dự án: 90 triệu USD

Cơ quan chủ quản: Bộ GD&ĐT

Nguồn kinh phí: Quỹ phát triển Châu Á

Đánh giá:

Nhóm Dự án HTKT/Lãnh đạo phái đoàn ADB



Thời gian; 12/06/2012

Mua sắm kỳ vọng

Một số hình thức mua sắm

Việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ do ADB tài trợ sẽ tuân theo Hướng dẫn về Mua sắm đấu thầu của ADB (Bản cập nhật nhất, hiện tại là bản tháng 4/2010) và Luật Đấu thầu của Việt Nam. Dự án sẽ tiến hành các hình thức đấu thầu chính sau: (i) đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) và đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) đối với hoạt động mua sắm thiết bị; (ii) đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) đối với xây dựng cơ bản cơ sở vật chất trường học; và; (iii) Chào hàng cạnh tranh cho các gói mua sắm có giá trị nhỏ. Tuyển dụng và lựa chọn các dịch vụ tư vấn sẽ được thực hiện tuân thủ theo các hướng dẫn của ADB về lựa chọn và tuyển dụng tư vấn (Bản cập nhật nhất 2010) và sẽ bao gồm các phương thức dưới đây: (i) lựa chọn dựa trên chi phí cố định (FBS) đối với đào tạo ở nước ngoài; (ii) lựa chọn theo giá chào thấp nhất (LCS) cho hoạt động kiểm toán hàng năm; (iii) Lựa chọn dựa trên bằng cấp của chuyên gia tư vấn phát triển mô hình hợp tác công tư; (iv) lựa chọn tư vấn độc lập (ICS) cho cho các chuyên gia tư vấn độc lập. Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện ký kết hợp đồng trước và cấp vốn hồi tố. Dự án sẽ tiến hành việc giải ngân theo Sổ tay hướng dẫn giải ngân dự án vốn vay của ADB (Bản cập nhật nhất, hiện tại là bản năm 2007). Dự án sẽ thuê công ty tư vấn quốc tế cung cấp đội ngũ chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước theo hình thức lựa chọn theo chất lượng và giá cả (QCBS) với tỷ lệ chất lượng/giá cả là 80:20. Ban QLDA trung ương phối hợp với Ban QLDA địa phương chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động mua sắm đấu thầu.



4.1.1. Các hình thức đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị

Các hợp đồng cung cấp hàng hóa có giá trị tương đương trên 1.000.000 USD sẽ được đấu thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB). Các hợp đồng cung cấp hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 1.000.000 USD nhưng cao hơn 100.000 USD sẽ được áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB). Các hợp đồng có giá trị dưới 100.000 USD có thể được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh. Chi tiết về các gói thầu và yêu cầu quy cách kỹ thuật phải được trình ADB trước khi tiến hành các thủ tục mua sắm.



4.1.2. Các bước thực hiện mua sắm hàng hóa thiết bị bằng hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB)

(1) Chuẩn bị danh sách thiết bị cần mua và quy cách kỹ thuật của thiết bị.

(2) Chuẩn bị dự thảo hồ sơ mời thầu gồm các bước đấu thầu và tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu, các bảng dữ liệu, các điều kiện đặc biệt của hợp đồng, kế hoạch triển khai hợp đồng, quy cách kỹ thuật, mẫu biểu dự thầu, các tài liệu hỗ trợ liên quan, dự thảo hợp đồng, và các văn bản trình ADB.

(3) Điều chỉnh hồ sơ mời thầu theo ý kiến của ADB.

(4) Trình lại hồ sơ đã chỉnh sửa lên ADB để được phê duyệt.

(5) Chuẩn bị thư mời thầu và trình ADB phê duyệt.

(6) Quảng cáo mời thầu và bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu quan tâm.

(7) Trình ADB quảng cáo mời thầu.

(8) Thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

(9) Mở thầu, chuẩn bị biên bản mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, biên bản và đánh giá hồ sơ dự thầu, trình báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu lên ADB phê duyệt.

(10) Chuẩn bị Báo cáo xét thầu.

(11) Trình Báo cáo xét thầu lên ADB phê duyệt.

(12) Trình dự thảo hợp đồng lên ADB phê duyệt.

(13) Chuẩn bị các văn bản liên quan đến trao và ký kết hợp đồng, thư thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu không trúng thầu, hoàn trả bão lãnh dự thầu, tạm ứng và giải ngân.

(14) Kiểm tra và nhận hàng đảm bảo đủ số lượng, đúng quy cách kỹ thuật, thông quan, phân phát hàng.

(15) Chuẩn bị các biện pháp giải quyết tranh chấp, tổn thất hoặc thiệt hại (nếu có) và giải tỏa bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi hoàn thành.


4.1.3. Xây dựng cơ bản

Hoạt động xây dựng cơ bản (XDCB) trong khuôn khổ dự án gồm xây mới các phòng học, phòng học bộ môn và xây các trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm. Ngân sách địa phương sẽ chi cho các hoạt động khảo sát thiết kế và giám sát xây dựng, việc lựa chọn và thực hiện các dịch vụ này sẽ tuân thủ quy định của Chính phủ. Dự án sẽ tiến hành xây dựng cơ bản cho các trường ở 33 tỉnh vùng khó và hợp đồng xây dựng cơ bản sẽ áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB). Ban QLDA địa phương sẽ đảm bảo thực hiện hoạt động xây dựng cơ bản một cách phù hợp.



Các bước thực hiện hợp đồng xây dựng cơ bản qua hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước

(1) BQLDA địa phương chuẩn bị hồ sơ mời thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước;

(2) BQLDA trung ương kiểm tra lại hồ sơ mời thầu và chỉnh sửa theo chuẩn quy định;

(3) Trình hồ sơ mời thầu lên ADB xem xét;

(4) Chỉnh sửa hồ sơ mời thầu theo góp ý của ADB;

(5) Trình lại hồ sơ mời thầu đã chỉnh sửa lên ADB;

(6) Quảng cáo mời thầu;

(7) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu (30 ngày);

(8) Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;

(9) Chuẩn bị báo cáo xét thầu;

(10) ADB phê duyệt báo cáo xét thầu;

(11) ADB phê duyệt hợp đồng đã ký kết;

(12) Gửi thông báo triển khai hợp đồng cho nhà thầu;

(13) Bắt đầu xây dựng;

(14) Hoàn thành xây dựng.


4.1.4. Dịch vụ tư vấn

Dự án sẽ huy động chuyên gia quốc tế với 116 tháng/người và chuyên gia tư vấn trong nước với 355 tháng/người. Việc thực hiện dự án đòi hỏi tuyển dụng chuyên gia quốc tế và trong nước để hỗ trợ Ban Quản lý dự án trung ương trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động của dự án, thiết lập hệ thống quản lý tài chính, quản lý việc mua sắm đấu thầu, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả dự án... Các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước của dự án sẽ được tuyển dụng thông qua một công ty tư vấn, sử dụng hình thức lựa chọn dựa trên chất lượng và giá cả (tỷ lệ 80:20), phù hợp với quy định của ADB (bản cập nhật nhất, hiện tại là bản tháng 4/2010) và các quy định hiện hành của Chính phủ và các quy định khác của ADB về tuyển dụng tư vấn độc lập quốc tế và trong nước. Tất cả các gói tuyển tư vấn phải được quảng cáo trên website của ADB, phần tuyển dụng tư vấn, www.adb.org (http://csrn.adb.org). Thời gian quảng cáo tối thiểu là 30 ngày. Nên chọn Thư bày tỏ quan tâm được nộp qua mạng để kiểm tra số liệu về tình hình hoạt động của các công ty thông qua Hệ thống Quản lý tư vấn CMS của ADB. Việc tuyển dụng chuyên gia tư vấn tuân thủ theo quy định và hướng dẫn của ADB. Các điều khoản tham chiếu của các chuyên gia tư vấn được nêu tại Phụ lục 5.



Các bước thực hiện tuyển dụng công ty tư vấn thông qua hình thức lựa chọn dựa trên chất lượng và giá cả (QCBS) với Đề xuất kỹ thuật đầy đủ

Số

Nhiệm vụ

Thời gian (ngày)

0

Thời gian Cơ quan điều hành dự án tyển dụng tư vấn thông qua hình thức QCBS, đề xuất kỹ thuật đầy đủ

262 (tối thiểu)

1

Ban tuyển chọn tư vấn của Cơ quan điều hành lập danh sách ngắn *

10

2

Ban điều hành trình lần 1 lên ADB

7

3

ADB phê duyệt lần 1

7

4

Cơ quan điều hành nhận hồ sơ phê duyệt của ADB

7

5

Ban điều hành ban hành Yêu cầu đề xuất (RFP)

3

6

Ban điều hành tiếp nhận hồ sơ đề xuất của công tư tư vấn

45

7

Ban tuyển chọn tư vấn của Cơ quan điều hành đánh giá các Hồ sơ đề xuất kỹ thuật

31

8

Cơ quan điều hành trình lần 2 lên ADB

7

9

ADB phê duyệt lần 2

12

10

Cơ quan điều hành nhận hồ sơ phê duyệt của ADB

7

11

Mở Đề xuất tài chính

14

12

Cơ quan điều hành xếp hạng các đề xuất

21

13

Cơ quan điều hành trình lần 3 lên ADB

7

14

ADB phê duyệt

7

15

Cơ quan điều hành nhận phê duyệt của ADB

7

16

Cơ quan điều hành gửi thư đám phán hợp đồng đến công ty tư vấn

17

17

Đàm phán hợp đồng

10

18

Trình hồ sơ lần 4 lên ADB

7

19

ADB phê duyệt

5

20

Cơ quan điều hành nhận hồ sơ phê duyệt của ADB

7

21

Ký kết hợp đồng

10

22

Trình hồ sơ lần 5 lên ADB

7

23

Huy động tư vấn

14

* Cần thêm thời gian cho việc quảng cáo thư mời bày tỏ quan tâm, chuẩn bị danh sách dài và danh sách ngắn.
      1. Quản lý và kế hoạch đấu thầu


Ban Quản lý dự án sẽ xây dựng và cập nhật kế hoạch đấu thầu gồm các gói thầu sẽ trao trong khuôn khổ dự án để trình Bộ GD&ĐT và gửi ADB xem xét và phê duyệt. Trong vòng một năm sau khi dự án có hiệu lực, Bộ GD&ĐT (Ban QLDA) sẽ trình ADB phê duyệt kế hoạch mua sắm đấu thầu đã chỉnh sửa cho các hạng mục mua sắm đang được triển khai và dự kiến sẽ triển khai trong 18 tháng tới. Bản kế hoạch mua sắm sẽ được cập nhật hàng năm.

Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động mua sắm nào, ADB và Chính phủ sẽ xem xét luật và quy định về mua sắm đấu thầu hiện hành để đảm bảo thống nhất với Hướng dẫn về Mua sắm đấu thầu của ADB. Trong trường hợp quy định của ADB và quy định của Chính phủ chưa được thống nhất thì thực hiện theo quy định của ADB.

Một bản kế hoạch mua sắm trong 18 tháng và có mô tả các ngưỡng giá trị và xem xét hình thức mua sắm các gói hàng hóa, công trình XDCB, và dịch vụ tư vấn và các hướng dẫn đấu thầu cạnh tranh trong nước được mô tả ở Phụ lục 5.

      1. Quản lý hợp đồng


Các hợp đồng của dự án cần được quản lý, theo dõi và giám sát chặt chẽ để đảm bảo tiến độ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và sớm phát huy tác dụng.

Ban QLDA sẽ cùng chuyên gia tư vấn đấu thầu trao đổi đề xuất các mẫu hợp đồng, áp dụng thống nhất trong phạm vi dự án. Sẽ có các mẫu hợp đồng chính sau đây: Hợp đồng mua sắm hàng hóa và thiết bị, hợp đồng xây dựng cơ bản, hợp đồng dịch vụ tư vấn và hợp đồng dịch vụ khác. Các mẫu hợp đồng: mua sắm hàng hóa, thiết bị đấu thầu theo hình thức ICB, xây dựng cơ bản theo hình thức NCB và dịch vụ tư vấn sẽ được báo cáo ADB phê duyệt để áp dụng, bao gồm cả bản tiếng Anh và tiếng Việt.

Các hợp đồng do BQLDA địa phương ký sẽ được BQLDA trung ương hỗ trợ và giám sát quá trình thực hiện. BQLDA địa phương chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về hợp đồng do mình kí kết.

Các hợp đồng do BQLDA trung ương ký sẽ được chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giám sát việc thực hiện. BQLDA trung ương chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT và ADB về toàn bộ các hợp đồng được ký kết trong khuôn khổ dự án.

Giám đốc BQLDA chịu trách nhiệm quản lý các hợp đồng. Để quản lý được tốt, Giám đốc cần có các trợ lý giúp việc. BQLDA trung ương cần có các trợ lý: Mua sắm đấu thầu, xây dựng cơ bản và tài chính. BQLDA địa phương cần có các cán bộ giúp việc: xây dựng cơ bản và tài chính.

Các quy định cần phải tuân thủ khi thực hiện các hoạt động mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ được mô tả trong Luật đấu thầu (Luật số. 61/2005/QH11) ban hành bởi Nhà nước CHXH CN VN vào ngày 29/11/2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều đối với Luật đấu thầu gắn với Đầu tư cơ bản (Luật số.38/2009/QH12) ban hành bởi Nhà nước CHXHCN VN vào ngày 19/06/2009, và Nghị định số 85/2009/ND-CP về Hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu ngày 15/10/2009, cùng với những giải thích và điều chỉnh được mô tả trong Kế hoạch...... của Hiệp định vốn vay.



Đánh giá về Môi trường quốc gia

Khung pháp lý này cung cấp các chính sách và quy trình áp dụng cho các hoạt động mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn sử dụng ngân sách nhà nước. Nghị định cũng hỗ trợ cho hoạt động phân cấp trách nhiệp trong việc thẩm định và phê duyệt các hoạt động mua sắm, bao gồm mua sắm đấu thầu trong các dự án vốn ODA.

Phần 1 của Điều 9 – Luật Đấu thầu đòi hỏi mỗi cá nhân của Chủ đầu tư và Nhóm chuyên gia đấu thầu phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:

(i) Có kiến thức về các quy định, điều luật đấu thầu;

(ii) Có kiến thức về quản lý dự án;

(iii) Có kinh nghiệm phù hợp với các yêu cầu về gói đấu thầu như công nghệ, tài chính, thương mại, hành chính và luật; và

(iv) Thành thạo các kĩ năng ngoại ngữ để đáp ứng được các yêu cầu của các gói liên quan đến việc chọn lọc nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế và các gói sử dụng vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA).

Luật Đấu thầu cũng nêu lên đặc điểm và sự phức tạp của một gói mua sắm sẽ quyết định đến cơ cấu thành lập của nhóm cán bộ mua sắm đấu thầu. Các thành viên của nhóm cán bộ mua sắm đấu thầu nên đáp ứng các điều kiện dưới đây:

(i) Có chứng chỉ tham gia một khóa tập huấn về mua sắm đấu thầu;

(ii) Có kinh nghiệm chuyên môn về gói thầu;

(iii) Có kiến thức vững về các nội dung cụ thể của gói thầu; và

(iv) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong cùng lĩnh vực liên quan đến các vấn đề về kĩ thuật và kinh tế tương ứng với gói thầu.

Hoạt động mua sắm đấu thầu sử dụng vốn ADB cần được hỗ trợ bởi một bản ước tính ngân sách năm. Việc điều chỉnh và làm rõ ràng miêu tả trong Phụ lục về Đấu thầu cạnh tranh trong nước và Thỏa thuận cấp vốn đều cần thiết cho việc tuân thủ các quy định trong Hướng dẫn mua sắm. Những điều chỉnh này bao gồm:


  • Các công ty đăng ký đấu thầu trước sẽ không bị hạn chế, và việc đăng ký trước như vậy cũng sẽ không phải là điều kiện để được tham gia vào quy trình đấu thầu.

  • Các nhà thầu hợp lệ (cả trong nước và quốc tế) đều được phép tham gia.

  • Một nhà thầu khi đưa ra giá được đánh giá là thấp nhất sẽ không cần phải thành lập liên danh hoặc hợp đồng với một nhà thầu phụ trong cung cấp hàng hóa để là điều kiện được trao thầu.

  • Đấu thầu theo hình thức cạnh tranh quốc thế cho các gói ước tính ở mức $500.000 hoặc hơn đối với hàng hóa và các dịch vụ khác cần phải được quảng cáo cùng với việc thông báo về hoạt động đấu thầu trên website của ADB.

  • Nếu cần, bảo đảm dự thầu cũng cần được lập theo định dạng của một bảo đảm ngân hàng và do một ngân hàng có danh tiếng lập.

  • Các hồ sơ thầu cần được mở công khai, và mở ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ.

  • Hợp đồng cần được trao cho hồ sơ thầu hợp lệ, tương ứng về kỹ thuật mà chào mức giá được xét là thấp nhất.

  • Không được từ chối các hồ sơ thầu và nhận bù thêm các hồ sơ thầu nếu không có sự đồng thuận trước từ phía ADB.

  • Khi số lượng hồ sơ thầu phản hồi ít hơn 3 hồ sơ, việc tiến hành đấu thầu lại cũng sẽ không được thực hiện nếu không có phê duyệt trước của ADB.

  • Các nhà thầu phải là thành viên của các quốc gia thành viên ADB, và chào giá đối với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và cung cấp từ các nước thành viên ADB.

  • Các công ty tham gia đấu thầu một hợp đồng phải đăng kí là thành viên trong các quốc gia thành viên ADB.

Đánh giá nguồn lực của Cơ quan chủ quản

Bộ GD&ĐT có kinh nghiệm trong hoạt động mua sắm đấu thầu đặc biệt là đối với các hoạt động xây dựng cơ bản, trang thiết bị/ đồ gỗ/ phương tiện đi lại, phát triển đội ngũ (trong nước và quốc tế), sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn, và dịch vụ tư vấn. Trong giai đoạn thực hiện các dự án về giáo dục do ADB cấp vốn từ năm 1999 đến năm 2012, Bộ GD&ĐT cũng đã đạt được rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ theo các ngưỡng áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nước hay đấu thầu cạnh tranh quốc tế.

Vụ Kế hoạch tài chính (KHTC), Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em (CSVC&TB) là các vụ cục thuộc Bộ GD&ĐT trực tiếp tham gia vào hoạt động mua sắm đấu thầu của Dự án này. Vụ Kế hoạch Tài chính (KHTC) hỗ trợ Ban QLDA TƯ trong việc lập kế hoạch ngân sách hàng năm và tổng thể cho Dự án; Hỗ trợ Bộ trưởng phân bổ vốn đối ứng cho Dự án, giám sát quá trình thực hiện dự án trong việc sử dụng vốn từ Chính phủ và nhà tài trợ, đánh giá quá trình thực hiện dự án theo các quy định về kế toán và quản lý tài chính của Chính phủ và ADB. Cục CSVC&TB, đơn vị hỗ trợ Ban QLDA TƯ trong các hoạt động lập kế hoạch và tổng hợp ngân sách liên quan đến xây dựng cơ bản và thiết bị, chịu trách nhiệm thẩm định các gói xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị do Ban QLDA TƯ/Ban QLDA ĐP thực hiện, và giám sát việc thực hiện các hoạt động mua sắm thiết bị và đấu thầu xây dựng cơ bản của Ban QLDA TƯ.

Vụ KHTC có 28 cán bộ làm việc toàn thời gian, trong đó có 5 lãnh đạo vụ và 23 nhân viên. Vụ có 4 phòng ban (ODA, Tài Chính, Kế hoạch đầu tư và Thống kê) và mỗi phòng ban đều có 2 lãnh đạo phòng (trưởng và phó phòng). Tất cả các cán bộ trong vụ đều có bằng đại học, 18 người trong số này đã có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Tất cả các cán bộ đặc biệt là cán bộ trong phòng ODA đểu có trình độ tiếng Anh từ khá đến tốt. Các dự án do ADB và WB tài trợ cũng đã tổ chức một số khóa học về mua sắm đấu thầu và quản lý tài chính và phía Vụ cũng đã xác nhận rằng tất cả đội ngũ nhân viên ít nhất đã từng tham gia một trong số các khóa tập huấn này, một số thậm chí đã từng tham gia với vai trò là tập huấn viên

Cục CSVC&TB có 25 cán bộ làm việc toàn thời gian, trong đó có 4 lãnh đạo cục và 21 nhân viên. Cục có 3 phòng ban (Hành chính, Thiết bị, và Cơ sở vật chất) và mỗi phòng ban đều có 2 lãnh đạo phòng (trưởng và phó phòng). Tất cả cán bộ của Cục đều đã có bằng đại học, trong đó 10 cán bộ đang là tiến sĩ và thạc sĩ. Nhân viên của Cục đều có trình độ ngoại ngữ từ khá đến tốt. Đội ngũ tham gia vào các dự án của ADB và WB cũng như một số dự án của các nhà tài trợ khác gồm xây dựng cơ bản và thiết bị, bởi vậy có nhiều kinh nghiệm về mua sắm đấu thầu và các hoạt động quản lý tài chính có liên quan.

Một bản đánh giá về các hoạt động mua sắm đấu thầu do Bộ GD&ĐT thực hiện đối với việc mua sắm hàng hóa ở nhiều dự án giáo dục khác nhau (trong đó có Dự án PT GDTHPT GĐ 1, dự án vốn vay 1979) và một bản đánh giá về các tài liệu mua sắm đấu thầu cho thấy Ban QLDA TƯ đã làm quen, có kinh nghiệm và hiểu rõ về các hình thức mua sắm tuân thủ theo Hướng dẫn mua sắm của ADB trong đó có cách sử dụng các tài liệu đấu thầu theo tiêu chuẩn của ADB. Hoạt động mua sắm trong dự án vốn vay L 1979 được phân cấp, Bộ GD&ĐT ủy quyền hầu hết trách nhiệm xuống cho các Ban quản lý Dự án ở địa phương đặc biệt là quy trình đấu thầu hàng hóa và các công trình xây dựng cơ bản. Trách nhiệm của Ban QLDA TƯ sẽ tăng cao hơn đối với các hướng dẫn chỉ đạo và trợ giúp các vấn đề liên quan đến đấu thầu cho các Ban QLDA ĐP. Các Ban QLDA ĐP của Dự án PT GDTHPT GĐ 2 nhìn chung đã quen với Luật đấu thầu và các hướng dẫn thực hiện dự án. Dự án PT GD THPT GĐ 2 cũng đã được thiết kế để cung cấp hỗ trợ và bồi dưỡng tương ứng cho các Ban QLDA ĐP về các lĩnh vực như hội thảo đánh giá, đánh giá thành phần và hỗ trợ thực hiện Dự án.

Hầu hết các hợp đồng xây dựng cơ bản triển khai trong Dự án sẽ được trao thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước. Việc đấu thầu các hợp đồng xây dựng cơ bản ở cấp trường sử dụng vốn đối ứng trung ương sẽ được các Ban QLDA ĐP thực hiện qua các Ủy ban Xét thầu cấp trường. Đối với hoạt đồng này, các hợp đồng xây dựng cơ bản cụ thể cần được xác định rõ ràng trước khi chuẩn bị các kế hoạch xây dựng cơ bản, khối lượng dự toán hoặc kế hoạch của các hoạt động đối với các hồ sơ thầu và dự toán của chủ đầu tư.

Việc mua sắm các thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại phục vụ giáo dục THPT sẽ là một thành phần cốt cán của Dự án. Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều hợp đồng mua sắm thiết bị sẽ vượt quá ngưỡng của phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nước, do vậy Ban QLDA TƯ cũng cần được tập huấn và hỗ trợ đầy đủ về các quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế, trong đó có hoạt động chuẩn bị các gói thầu, dự thảo chi tiết hồ sơ và thực hiện hợp đồng. Nhóm chuyên gia tư vấn trong nước/quốc tế cũng cần có những hỗ trợ trong việc chuẩn bị các danh mục và thông số chi tiết của thiết bị để đảm bảo rằng thiết bị được mua sắm đáp ứng được các yêu cầu của chương trình mới (2015).



Các quy trình mua sắm đối với Hàng hóa và Xây dựng cơ bản của Cơ quan chủ quản

Bộ GD&ĐT đã mua sắm các hàng hóa và công trình xây dựng cho các dự án giáo dục từ năm 1999 đến năm 2012. Các thiết bị hiện đại, và hầu hết đều chỉ có được từ các nhà cung cấp quốc tế, sẽ được mua sắm cho Dự án. Cần có một chuyên gia nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị danh mục và thông số kỹ thuật phù hợp. Đội ngũ cán bộ mua sắm đấu thầu của Ban QLDA TƯ cũng đã quen với quy trình đấu thầu.

Hồ sơ thầu được mở công khai ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ, tại thời điểm và địa điểm miêu tả trên các hồ sơ thầu với sự chứng kiến của tất cả những người tham gia bất chấp các nhà thầu được mời tham gia có mặt hay vắng mặt. Các thành phần của phòng mua sắm đấu thầu của Ban QLDA TƯ đã quen với các quy định như là tới thời điểm nào thì các hồ sơ thầu mới bị từ chối khi mở thầu.

Các báo cáo xét thầu và đề xuất trao thầu đều phải được ADB và Bộ GD&ĐT xem xét cuối cùng và phê duyệt.



Các quy trình mua sắm đối với Dịch vụ tư vấn của Cơ quan chủ quản

Bộ GD&ĐT sẽ thông qua Ban QLDA TƯ để tuyển dụng các chuyên gia tư vấn.



Quy trình Kiểm soát và Giám sát tổng thể

Ban QLDA TƯ, như là một thủ tục nội bộ, cần phải trình tới tất cả các báo cáo xét thầu tới Bộ GD&ĐT và ADB để xem xét trước khi đưa hoàn tất quá trình.



Lưu trữ Hồ sơ và Kiểm toán

Đối với Dự án PT GD THPT GĐ 2, thư mời thầu và bản sao gốc của các hồ sơ thầu, hồ sơ của các quá trình đấu thầu, các báo cáo xét thầu, trao đổi liên quan đến quy trình đấu thầu, hợp đồng gốc, đề xuất thắng thầu, và các hồ sơ thực hiện hợp đồng sẽ được gom, đánh mã số và lưu ở một tủ thép bảo đảm và có chìa khóa, và được đặt bên trong một phòng an toàn của Phòng Hành chính Ban QLDA TƯ. Khi cần có thể dễ dàng tìm thấy các tài liệu trên.

Bộ GD&ĐT quen với các yêu cầu về kiểm toán của ADB và vì thế một kiểm toán viên sau này sẽ tiến hành kiểm toán các tài khoản liên quan của Dự án sao cho phù hợp với các Tiêu chuẩn quốc tế về Kiểm toán và được ADB chấp nhận. Báo cáo về các tài khoản được kiểm toán sẽ được trình lên ADB bằng ngôn ngữ tiếng Anh trong vòng 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của Bộ GD&ĐT. Báo cáo kiểm toán hàng năm cần đưa quan điểm của kiểm toán viên độc lập về việc sử dụng tài khoản tạm ứng và các sao kê chi tiêu. Chính phủ và Bộ GD&ĐT cũng đã nhận thức được về chính sách của ADB đối với vấn đề đệ trình chậm, và các yêu cầu về chất lượng chấp nhận, hài lòng của các tài khoản được kiểm toán. ADB có quyền xác thực các tài khoản tài chính của dự án để xác nhận tỷ lệ góp vốn của ADB được sử dụng phù hợp với các chính sách và quy trình của ADB.

Đánh giá Tổng kết và Đề xuất

Bộ GD&ĐT có kinh nghiệm trong việc mua sắm hàng hóa, công trình xây dựng cơ bản và các dịch vụ. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra là chuẩn bị và hoàn thành đúng tiến độ danh mục chi tiết và thông số kỹ thuật phù hợp cho nhiều loại thiết bị mua sắm, trong đó có bao gồm công tác chuẩn bị các kế hoạch xây dựng cơ bản các cơ sở vật chất mới để lắp đặt thiết bị mới có thể sẽ phải đương đầu với một thách thức lớn trong quá trình mua sắm đó là liệu cơ quan chủ quản có chuyên gia có đủ kinh nghiệm để thực hiện những nhiệm vụ nói trên hay không. Các chuyên gia tư vấn cũng như là chuyên gia về mua sắm đấu thầu cần có những hỗ trợ để bổ sung/tăng cường năng lực cho hoạt động mua sắm và việc tuyển dụng tư vấn. Ban QLDA TƯ cũng cần bổ sung cán bộ hỗ trợ thêm để tham gia vào hoạt động mua sắm.



Đề xuất cụ thể, Thực hiện Dự án

Khó khăn về Năng lực

  • Thiếu chuyên môn về kỹ thuật để chuẩn bị danh mục chi tiết và thông số kỹ thuật của các thiết bị hiện đại/công nghệ cao.

  • Các phương thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế đối với hàng hóa và phương thức đấu thầu cạnh tranh trong nước đối với xây dựng cơ bản.

Hành động đề xuất

  • Tóm tắt cho cán bộ của Cơ quan chủ quản và Ban QLDA TƯ về các hướng dẫn mua sắm đấu thầu và sử dụng dịch vụ tư vấn của ADB hiện thời trong thời gian có phái đoàn tìm hiểu thực tế dự án vốn vay.

  • Sắp xếp các chuyên gia hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng, dự thảo các hồ sơ mua sắm đấu thầu và lập kế hoạch đấu thầu hỗ trợ cơ quan chủ quản.

  • Các Ban QLDA ĐP cần được bồi dưỡng về các phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế ICB và đấu thầu cạnh tranh trong nước NCB.

Trách nhiệm và Ý kiến đóng góp

  • Ban QLDA TƯ, ADB

  • Cần tuân thủ quy định để tránh mua sắm không đúng.



  • Ban QLDA TƯ




Đề xuất chung, Năng lực của cơ quan chủ quản

Khó khăn về Năng lực

  • Việc bổ nhiệm các nhân viên mua sắm đấu thầu trong nội bộ của Bộ GD&ĐT trên nền tảng dự án-đến-dự án sẽ không thúc đẩy con đường phát triển nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp và mua sắm đấu thầu một cách ổn định.

  • Thiếu cán bộ đảm nhiệm/hỗ trợ mua sắm đấu thầu.

Hành động đề xuất

  • Phát triển và hỗ trợ con đường phát triển nghề nghiệp cho các chuyên gia mua sắm công.

Trách nhiệm và Ý kiến đóng góp

  • Bộ GD&ĐT



Каталог: storage
storage -> THÔng tư Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy
storage -> BẢng báo giá dpc.,Ltd chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến những hàng hóa và dịch vụ Công ty của chúng tôi. Chúng tôi hân hạnh xin gửi tới Quý Khách hàng Bảng Báo Giá về thiết bị như sau: stt
storage -> BẢng báo giá dpc.,Ltd chân thành cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến những hàng hóa và dịch vụ Công ty của chúng tôi. Chúng tôi hân hạnh xin gửi tới Quý Khách hàng Bảng Báo Giá về thiết bị như sau: stt
storage -> Tài liệu của chùa Phật Quang Phần1 : Những đặc điểm chính của Kitô giáo
storage -> Do you prefer to date someone your own age, someone older, or younger? Explain your opinion
storage -> Erp – Các bước triển khai dự án erp

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương