Article in vnu journal of Foreign Studies · July 017 doi: 10. 25073/2525-2445/vnufs. 4166 citations reads 15,702 authors


Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) 10-23



tải về 368.45 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/25
Chuyển đổi dữ liệu18.03.2022
Kích368.45 Kb.
#51303
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
DE AN NGOAI NGU QUOC GIA 2020 CO THE HOC DUOC GI T
Chương III
Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 4 (2017) 10-23

11



Thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá, 

tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 

trong dạy và học ngoại ngữ; xây dựng hệ 

thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học 

ngoại  ngữ  của Việt  Nam  theo  hướng  hội 

nhập  với  chuẩn  quốc  tế,  dựa  vào  nguồn 

lực  chuyên  môn  trong  nước  và  phối  hợp 

với các chuyên gia, tổ chức tư vấn quốc tế; 

xây dựng trung tâm khảo thí ngoại ngữ độc 

lập cấp quốc gia để bảo đảm sự minh bạch, 

chính xác và thống nhất trong hoạt động 

khảo thí ngoại ngữ trên cả nước;

Tăng  cường  cơ  sở  vật  chất,  thiết  bị,  ứng 



dụng  công  nghệ  thông  tin  phục  vụ  việc 

dạy và học ngoại ngữ; tăng cường sử dụng 

các giải pháp công nghệ, các phương tiện 

phát thanh, truyền hình để hỗ trợ tất cả đối 

tượng người học có thể tiếp cận bình đẳng 

với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi mọi lúc 

và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ.

Xây  dựng  môi  trường  thuận  lợi  như  các 



phong trào sinh viên tình nguyện dạy ngoại 

ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, cộng đồng học 

tập ngoại ngữ... Tăng cường hợp tác quốc 

tế trong dạy và học ngoại ngữ như khuyến 

khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng 

hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các 

tổ  chức  ở  các  quốc  gia  bản  ngữ  hoặc  có 

ngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và 

học ngoại ngữ ở Việt Nam...

(Báo  Mới  ngày  7/5/2017,  http://www.

baomoi.com/de-an-ngoai-ngu-9-300-ti-

khong-ve-dich/c/22208968.epi)

Những mục tiêu nêu trên vẫn chung chung 

dựa trên ý chí chủ quan của những người có 

trách nhiệm và đã được đề ra ngay từ khi Đề 

án bắt đầu vào năm 2011. Với những mục tiêu 

như thế này thì khi Đề án kết thúc, thực trạng 

và chất lượng dạy và học ngoại ngữ chắc chắn 

vẫn không có những thay đổi có ý nghĩa. Bài 

viết này phân tích kinh nghiệm thực hiện đổi 

mới dạy, học, và đánh giá năng lực tiếng Anh 

của một số nước châu Á trong những năm gần 

đây với hy vọng giúp các nhà quản lý tránh 

được những sai lầm mà các nước khác đã mắc 

phải và học tập được những kinh nghiệm hay 

của họ.  Một thực tế đáng buồn là ngành giáo 

dục và đào tạo Việt Nam chưa bao giờ quan 

tâm đến việc sử dụng những kết quả nghiên 

cứu khoa học trong và ngoài nước làm cơ sở 

cho  việc  đề  ra  những  đổi  mới  giáo  dục.  Hệ 

quả là hầu hết nếu không muốn nói là tất cả 

những đề án đổi mới giáo dục ở mọi quy mô 

của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều thất bại và 

để lại những di chứng nặng nề cho người học, 

người dạy và xã hội nói chung. 


tải về 368.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương