Are You suprised ?


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế



tải về 1.19 Mb.
trang150/161
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.19 Mb.
#12966
1   ...   146   147   148   149   150   151   152   153   ...   161
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 16.06.2010

Web: http://vietTUDAN.net


VietTUDAN --------------------------------------------------------------- TOT DAO DEP DOI
NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN CHÚA CỦA KẺ CHẾT,

MÀ LÀ THIÊN CHÚA CỦA NGƯỜI SỐNG,

VÌ ĐỐI VỚI NGƯỜI, TẤT CẢ ĐỀU ĐANG SỐNG
SUY NIỆM PHÚC ÂM ( III C 53); ( 07.11.2010); (Lc 20, 27-38)

CHÚA NHẬT XXXII PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN HỌC TẬP

Đoạn Phúc Âm hôm nay được đặt vào bối cảnh sắp kết thúc cuộc hành trình của Chúa Giêsu lên Giêrusalem, cho thấy các cuộc tranh luận của Chúa Giêsu với các đối thủ của Người càng lúc càng trở nên nóng bỏng hơn.

Trước cũng như sau những cuôc đối thoại, Chúa Giêsu càng ngày càng nằm dưới những lằn tên lửa nóng bóng của những kẻ không chấp nhận Người và tiên báo cho những việc gì phải đến sẽ đến.

Bối cảnh vừa kể cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của cuộc tranh luận hôm nay của nhóm người Sadducei với Chúa Giêsu:

- " Có mấy người thuộc nhóm Sadducei đến gặp Chúa Giêsu ". ( Lc 20, 27).

Chúng ta có thể chia đoạn Phúc Âm đang suy niệm thành hai phần: chất vấn và giải đáp.

Trong phần đầu, " chất vấn " đặt một vấn nạn về vấn đề kẻ chết sống lại, với ngụ ý rõ ràng để chế nhạo tín lý sống lại được Chúa Giêsu rao giảng.

Trong phần hai, Chúa Giêsu " giải đáp " từng tư tưởng một cho thấy họ sai lầm, theo tư tưởng thông thường cũng như dựa trên ý nghĩa Thánh Kinh.

Một cách chi tiếc hơn, chúng ta có thể diễn tả văn mạch của đoạn Phúc Âm như sau:

- sau phần mở đầu chúng ta biết được thái độ không có gì thiện cảm và thách thức của các đối phương Chúa Giêsu, các người Sadducei,

* bằng cách cho biết tư tưởng đối nghịch của họ:

* " Nhóm người nầy chủ trương không có sự sống lại " ( Lc 20, 27b),

* và bằng cách trưng Thánh Kinh của họ:

* " Thưa Thầy, ông Moisen có viết cho chúng ta điều luật nầy: " Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình " ( Lc 20, 28)

* đặt nền tảng dựa trên những gì vừa trích dẫn:

* " Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy bảy anh em đều chết đi, mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng người đàn bà ấy cũng chết." ( Lc 20, 29-32).

* câu hỏi cuối cùng có thể được hiểu là câu nói thách thức đối với ý nghĩa vô lý của luận cứ mà họ muốn chống đối:

* " Vậy, trong ngày sống lại, người đàn bà ấy là vợ của ai ? " ( Lc 20, 33).


Chúa Giêsu trả lời bằng cách cho thấy hai lỗi lầm thô sơ mà nhóm người Sadducei vấp phải:

- người Sadducei hiểu biết sai lầm về sự sống lại:

* " Chúa Giêsu đáp: " Con cái đời nầy cưới vợ lấy chồng, chớ những ai được xét là đáng hưởng phước đời sau và sống lại từ cỏi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ à con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại " ( Lc 20, 34-36);

- và cũng vì không có khả năng hiểu một cách đúng đắn những gì Thánh Kinh muốn nói cho, nói về Chúa là Thiên Chúa của sự sống , chớ không phải của cái chết:

" ...chính ông Moisen cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac và Thiên Chúa của tổ phụ Giacob. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống " ( Lc 20, 37-38).
Phần kết thúc, không được Phụng Vụ trích dẫn, chứa đựng sự tán đồng của một vài kinh sư đối với câu trả lời của Chúa Giêsu và bầu không khi yên tỉnh được trở lại:

- " Bấy giờ có mấy người kinh sư lên tiếng nói: " Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm ". Thế là họ không dám chất vấn Người điều gì nữa " ( Lc 20, 39-40).


1 - Đoạn Phúc Âm được khởi đầu bằng sự xuất hiện một vài người trong nhóm Sadducei, bênh vực cho lý thuyết của nhóm là chối bỏ sự sống lại.

Để hiểu rõ được tư tưởng của nhóm, thiết tưởng chúng ta nên có một ít ý niệm về họ.

Tên của nhóm Sadducei thoát xuất từ tên của một vị tư tế thời vua Salomon, tư tế Sadoq.

Tính theo số đông, thì họ ít hơn những người Pharisêu, nhưng họ có ảnh hưởng lớn lao trong cộng đồng xã hội, bởi vì họ thuộc dòng tộc các tư tế và là hạng có tiền của.

Chúng ta không biết rõ thời điểm khởi thủy của nhóm, nhưng có lẽ khoản 150 trước Thiên Chúa Giáng Sinh, các giới thuộc dòng tộc tư tế tựu hợp nhau và tổ thành chức để bảo vệ quyền lợi của nhóm.

Và chính vì để bảo vệ quyền lợi của thành phần mình là nhóm Sadducei có khuynh hướng thoả thuận với quân ngoại xâm, với quân Hy Lạp trước, rổi kế đến là quân Roma. Như vậy, theo khuynh hướng chính trị, nhóm Sadducei là nhóm người " hoà hợp hoà giải " với ngoại xâm, miễn sao có lợi là được.

Vế phương diện thần học, nhóm chỉ tiếp nhận tối thiểu những gì được Thánh Kinh dạy bảo cho, họ chỉ chấp nhận năm quyển sách đầu tiên của Thánh Kinh ( Pentateuco ) và cho rằng cuộc sống thành công và sung mãn vật chất là dấu chứng thấy rõ cuộc sống được Thiên Chúa chúc lành. Và bởi đó họ khó đón nhận những gì mới lạ, nhứt là không có thiện cảm với lời giảng dạy của Chúa Giêsu.
Nhóm Sadducei khác hẵn với nhóm Pharisêu, là những người thích thú đón nhận tư tưởng về sự sống lại.

Người Sadducei không chấp nhận sự sống lại, bởi lẽ tư tưởng đó sẽ tạo nên những suy xét phán đoán về cách ăn thói ở " vật chất, trần thế " của họ, không có gì là sáng chói, đáng ngưỡng mộ.

Tốt nhứt là nên đạt niềm tin vào những dấu chứng bên ngoài, cuộc sống sung túc vật chất trong xã hội, như đó là dấu chỉ được Chúa chúc phúc. Bởi đó văn theo văn chương của các kinh sư, theo tư tưởng của người Sadducei, thì " như đám mây tan ra và biến đi, con người một khi xuống mồ thì không trở lại nữa ".

Như vậy, sự sống lại đối với họ, là điều vô lý, không cần phải bàn cải.


Ảnh hhưởng của họ trên dân chúng được giới hạn trong lãnh vực tế tự và phụng vụ, sống với các động tác trong Đền Thờ. Và bởi đó khi Đền Thờ bị quân Roma phá đổ năm 70 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, nhóm người Sadducei bị coi như là tan rả.

Nhưng trong lúc còn hiện hữu và đương quyền, họ là người được dân chúng kính nể, bởi vì là nhóm có của cải và quyền lực. Nhưng họ không được dân chúng mến chuộng, bởi lẽ họ sống như hạng người riêng rẽ, dững dưng trước những vấn đề xã hội, mặc cho dân chúng có bị áp bức, lầm than.

Tuy vậy, mặc dầu nhóm Sadducei có quan niệm và lối sống khác với người Pharisêu, và nhiều khi chống báng nhau, nhưng trong các Phúc Âm ( nhứt là của Thánh Matthêu ), họ thường đi song đôi nhau, đoàn kết nhau để chống lại Chúa Giêsu.
2 - Để hiểu được câu vấn nạn của họ, có lẽ chúng ta nên hiểu thêm một tư tưởng khác về Luật Levir, mà có lẽ không mấy người trong chúng ta được biết.

Theo từ ngữ La Tinh, Levir có nghĩa là người anh hay em rễ, xác định một hệ thống luật cá biệt của Do Thái và các dân tộc Cận Đông thân cận ( cfr. Dt 25, 5-10).

Đạo luật Levir tiên liệu là trong trường hợp một người phụ nữ có chồng trở nên goá bụa và không con, người anh hay em của người quá cố phải lấy nàng, tức là chị hay em dâu mình. Đứa con được sinh ra trong hôn nhân của cuộc tái hôn được coi là đứa con của người quá cố, được đặt tên của người đã mất và hưởng gia tài được để lại.

Chúng ta hiểu được ý nghĩa của đạo luật trong bối cảnh xã hội cổ truyền và theo hệ thống phụ hệ, trong đó con cái tiếp tục nối tiếp dòng tộc gia đình và việc sinh con đẻ cháu là phương thức một con người thành đạt chính mình và công tác cho cộng đồng dân Chúa được phát triển và mong đợi Đấng Cứu Thế.

Đạo luật cũng tiên liệu trong trường hợp người anh hay em của người quá cố bất tuân chỉ thị vừa kể phải chịu những án phạt. Điều đó cho thấy đó đây cũng có một vài trường hợp lỗi luật chớ không phải không.
Hiểu như vậy, chúng ta biết được nhóm Sadducei xác tín về tư tưởng và truyền thống của mình, nên họ không ngần ngại đưa ra vấn nạn của họ đối với lời giảng dạy của Chúa Giêsu trong Phúc Âm.

Khởi đầu từ Thánh kinh về lề luật Levir, nhóm Sadducei cho thấy vấn nạn của họ không phải là câu hỏi không có lý chứng vững chắc. Nếu Moisen lo lắng để bảo đảm cho người chồng quá cố có được một dòng họ để tên họ mình và sự tưởng nhớ đến mình không bị quên lãng, điều đó cho phép họ kết luận rằng Thánh Kinh không nghĩ đến sự kẻ chết chống lại. Bởi vì đối với người Do Thái, Moisen là vị Thầy, vị Sư Phụ " Moshé morenu ".

Nhân danh uy tín của Moisen, họ kể lại trường hợp thật bất thường, người thiếu phụ lấy bảy người anh em vẫn không có con, và cuối cùng nàng cũng chết. Vậy thì câu bỏi cuối cùng :

- " Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ? " ( Lc 20, 33).

Dĩ nhiên câu hỏi hàm chứa ý nghĩa giáo lý về sự sống lại của Chúa Giêsu là điều đáng nực cười, bởi lẽ không hề được Lề Luật Moisen nói đến, mà trên thực tế cũng không thể chấp nhận được.
3 - Chúa Giêsu chấp nhận lời thách thức châm biếm. Người phản ứng lại bằng cách đưa ra cho họ một bài giáo lý qúy báu và sâu xa

về giá trị của hôn nhân, hôn nhân vẫn có giá trị cả ở đời sống bên kia thế giới.

Ví dụ mà các người Sadducei đưa ra không chứng minh được tính cách vô nghĩa của việc kẻ chết sống lại, mà nói lên sự hiểu biết nông cạn của họ. Họ có tầm hiểu biết nông cạn về những gì Chúa muốn nói cho về vấn đề liên hệ, và rồi họ chỉ rút ra một phần của hiểu biết nông cạn đó, để lập luận có lợi về phía mình.

Chúa Giêsu xác nhận sự sống lại của con người từ cỏi chết, nhưng không nói rõ trên thực tế sẽ xảy ra như thế nào, mà chỉ nhắc nhớ chúng ta là đối với con người không phải chỉ có những thực tại mà kinh nghiệm con người có thể kiểm chứng được.

Người chỉ đưa ra lý chứng, để bác bỏ tư tưỏng hạn hẹp của nhóm Sadducei, là cuộc sống tương lai không phải chỉ là cuộc sống trần thế kéo dài thêm trong thế giới của đời sống bất diệt, bằng cách xác nhận rằng người sống lại không cưới vợ lấy chồng và cũng không bao giờ chết nữa:

- " Chúa Giêsu đáp: " Con cái đời nầy cưới vợ, lấy chồng, chớ những ai được xét là đáng được hưởng phúc đời sau và sống lại từ cỏi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần " ( Lc 20, 34-36).

Và vì họ là con cái của sự sống lại, nên họ cũng là con Thiên Chúa:

- " Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại " ( Lc 20, 36b).

Để giải thích cho điều mình nói, trong câu nói trên Chúa Giêsu dùng hình ảnh Sách Khải Huyền Do Thái, nhắc nhỡ rằng những kẻ sống lại:

- " ở trên các tầng trời của thế giới và họ trở thành như các vì sao và các thiên thần " ( Baruc sir. 15, 10).

Và vì như các thiên thần là những vị bất tử, nên người sống lại không cần phải sinh con đẻ cháu để " nối dõi tông đường ", để dòng tộc được lưu truyền và không bị quên lãng.

Lời giảng dạy vừa kể của Chúa Giêsu sửa chữa hai sai lỗi của nhóm Sadducei, bởi lẽ họ không tin vào sự kẻ chết sống lại mà cũng chẳng tin vào sự hiện hữu của các thiên thần:

- " Thật vậy, người Sadducei chủ trương rằng chẳng có sự sống lại, chẳng có thiên sứ hay qủy thẩn; còn người Pharisêu thì tin là có " ( Act 23, 8).

Chúng ta cũng nhớ lại lời dạy bảo của Thánh Phaolồ đối với các tín hữu Galati về việc con người đã vượt lên trên phái tính nơi Chúa Giêsu là Thiên Chúa:

- " Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Ki Tô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Chúa Ki Tô, đều mặc lấy Chúa Ki Tô. Không còn chuyện phân biết Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, người nam hay người nữ; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Chúa Ki Tô " ( Gal 3, 26-28).

Và rồi là " con cái Thiên Chúa ", con người sống lại ở trong trạng thái hoàn toàn mới lạ, mà lý trí con người khó có thể tưởng tượng được, bởi vì Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống và hạnh phúc mà con người không thể nào tưởng tượng và tiên đoán được.


Đời sống trong tương lai là đời sống mới, mà chúng ta chưa bao giờ biết được, được Chúa chuẩn bị cho con cái Người.

Và đây là quyền năng của Thiên Chúa, được thực hiện trước tiên nơi Chúa Giêsu:

- " Thiên Chúa đã làm cho Chúa Ki Tô sống lại, chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại " ( 1 Cor 6, 14).
4 - Chỉnh huấn những hiểu biết sai trái phiến diện về sự sống lại của nhóm Sadducei, đương nhiên Chúa Giêsu xác nhận sự hiện hữu của việc người chết sống lại.
Như nhóm Sadducei dựa vào Thánh Kinh để phản biện sự hiện hữu của việc sống lại, giờ đây Chúa Giêsu cũng khởi đầu từ lời Chúa, hiểu một cách chính đáng, để làm nền tảng biện luận của Người.

Có những văn bản trong Cựu Ước xác nhận lời xác quyết việc người chết sống lại của Chúa Giêsu:

- " Các vong nhân của Ngài sẽ sống lại, xác họ sẽ đứng lên. Nầy những kẻ nằm trong bụi đất, hãy trỗi dậy, hãy reo mừng ! Vì lạy Chúa, sương Ngài ban là sương ánh sáng, và đất sẽ cho các âm hồn được hồi sinh " ( Is 26, 19).

- " Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy; người thì hưởng phúc trường sinh, kẻ thì chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời " ( Dan 12, 2).

- " Khi sắp tắt thở, anh nói như sau: " Thà chết vì tay người đời, đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa, mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại" ( 2 Mac 7, 14).

Và Chúa Giêsu cũng dựa vào chính sách Torah ( 5 quyển sách đầu tiên của Thánh Kinh, Pentateuco ), để phản bác lại các đối thủ Sadducei. Chúa Giêsu trích dẫn sách Xuất Hành:

- " Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacob " ( Ex 3, 6).
Các nhân vật được liệt kê trong sách Xuất Hành vừa kể là những nhân vật đã chết từ lâu đời, nhưng vẫn được xem là sống động trong lịch sử Do Thái. Bởi lẽ nền tảng đời sống của các vị chính là Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa chăm lo cho người sống chớ không phải cho kẻ đã chết. Các lời giao ước của Người có giá trị đối với người sống chớ không phải đối với kẻ chết:

- " Còn vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Moisen cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, và Thiên Chúa của tổ phụ Giacob " ( Lc 20, 37).


Như vậy nền tảng của tư tưởng về sự sống lại là ý thức về việc Thiên Chúa trung thành giữ lời hứa của mình với con người, lòng trung thành đó không bị kết thúc với cái chết thể xác của con người, bởi vì Thiên Chúa trổi thượng hơn sự chết.

Bởi vì Người là tác giả của sự sống, hay nói đúng hơn Thiên Chúa là sự sống, nguồn mạch sự sống, ban sự sống cho những ai liên kết với Người.


Chúa Giêsu nói về sự sống lại bằng cách quy hướng tư tưởng con người về Thiên Chúa. Đó là con đường duy nhứt để có thể chấp nhận được việc người chết sống lại.

Các nhà thần học trong Cựu Ước cũng nói đến sự sống lại bằng cách đề cập đến mối thông hiệp với Thiên Chúa:

- " Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cỏi âm ty, không để kẻ hiếu trung nầy hư mất trong phần mộ. Chúa sẽ dạy con biết đường về cỏi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề; ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi " ( Ps 16, 10-11).

- " Như đoàn vật nhốt trong âm phủ, chính tử thần canh giữ chăn nuôi, chúng nhào thẳng xuống nơi huyệt mả, sẽ tiêu tan cả đến hình hài, chốn âm phủ thành nơi cư ngụ. Nhưng Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi, gỡ tôi ra khỏi quyền lực âm phủ " ( Ps 49, 15-16).

- Thật con ở với Chúa luôn, tay con Người nắm chẳng buông chẳng rời, dắt dìu khuyên nhủ bao lời, một mai đưa tới rạng ngời vinh quang " ( Ps 73, 23-24).
Để kết thúc những gì được đề cập, chúng ta có thể mượn lời của Thánh Giáo Phụ Ireneo về đời sống con người tương quan với Thiên Chúa:

- " Niềm vinh quang của Thiên Chúa ban sự sống; như vậy, ai được thấy Thiên Chúa là người nhận được sự sống. Bởi đó Đấng mà con người không thể thấu hiểu được, không hể biết được và không thể thấy được, đã trở thành thấy được, hiểu biết được và thấu hiểu được, để ban sự sống cho những ai hiểu được Người và thấy được Người. Không ai có thể sống được, nếu không nhận được sự sống, nhưng sự sống không thể có được, nếu không bằng cách tham dự vào bản thể Thiên Chúa. Sự tham dự đó hệ tại ở việc thấy được Chúa và hưởng được lòng tốt lành của Người. Như vậy con người sẽ được thấy Thiên Chúa để sống và được biến thành bất tử và thần thánh nhờ vào mãnh lực thấy đưọc Thiên Chúa...Con người sống động là điều vinh quang của Chúa và sự sống của con người là thấy được Chúa ".



Каталог: groups -> 116227
116227 -> Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   146   147   148   149   150   151   152   153   ...   161




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương