Are You suprised ?


Điểm thứ ba: Không có sự thứa nhận chủ quyền của các quốc gia liên hệ



tải về 1.19 Mb.
trang136/161
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.19 Mb.
#12966
1   ...   132   133   134   135   136   137   138   139   ...   161
Điểm thứ ba: Không có sự thứa nhận chủ quyền của các quốc gia liên hệ.
Trong mọi trường hợp, theo học thuyết và án lệ, sự chiếm cứ hòa bình phải có tính liên tục và trường kỳ (continuous occupation for a considerable time).
Cho đến thập niên 1950, Trung Quốc không bao giờ lên tiếng đòi chủ quyền các hải đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong khi đó, ít nhất từ năm 1816 dưới đời Vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ thực sự, công khai, hòa bình và liên tục các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi :
République Francaise (Cộng Hòa Pháp)

Empire D’Annam (Vương Quốc Việt Nam)

Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)

1816 -Ile de Pattle- l938 (Đảo Hoàng Sa)

Chiếm cứ năm 1816 và dựng bia năm 1938)

Các căn cứ quân sự của người Pháp được thiết lập từ đầu thập niên l930. Đài Khí Tượng Hoàng Sa mang số 48860 thuộc Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới bắt đầu hoạt động từ 1938. Trước đó, trong thập niên 1920, Công Ty Phosphate Bắc Kỳ đã khởi sự khai thác phân chim. Ngoài ra còn có hải đăng, Miễu Bà, Nhà Thờ Thiên Chúa, cầu tàu và các nhà cửa công sự xây cất với sự đồn trú của Đội Phòng Vệ Đông Dương và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sự chiếm cứ này có tính thực sự, công khai, hòa bình, trường kỳ và liên tục cho đến 1956 và 1974 khi Hải Quân Trung Quốc xâm lăng.


Hơn nữa sự chiếm cứ phải được sự thừa nhận của các quốc gia liên hệ (acquiescence).
Tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951, 51 quốc gia đồng minh ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản trong đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Ngoại Trưởng Liên Sô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Quốc. Nhưng Hội Nghị đã bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng. Sau đó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa và không gặp sự phản kháng nào.
Đặc biệt là Hội Nghị Geneva 1954 đã minh thị thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Sô và Trung Quốc, cùng Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, một lần nữa, đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thật vậy, chiếu Điều 4 Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 “giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam (Vĩ Tuyến 17) kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Lực lượng Liên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam, Pháp và đồng minh) phải rút khỏi tất cả các hải đảo tại phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17). “Quân đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt) phải rút khỏi tất cả các hải đảo phía Nam giới tuyến” (Vĩ Tuyến 17) nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 7, từ Quảng Trị xuống Nam Cà Mau).
Do đó chiếu Hiệp Định Geneva 1954, quân đội Bắc Việt phải triệt thoái ra khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tọa lạc về phía nam Vĩ Tuyến 17 (Quảng Trị-Nam Cà Mâu). Và, lẽ tất nhiên, tất cả các quân đội ngoại quốc khác (kể cả Trung Quốc và nhất là Trung Quốc) phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa và không được chiếm cứ hay đồn trú tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa kể cả vùng hải phận tại Biển Đông Hải. (Từ 1955 Quốc Gia Việt Nam thay đổi chính thể và lấy quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hòa).
Ngoài ra Điều 12 Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng của Hội Nghị Geneva ngày 21-7-1954 cũng khẳng định: “Các quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva (trong đó có Trung Quốc) cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. (Trung Quốc là một trong 9 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva 1954 với Anh Quốc và Liên Sô là đồng chủ tịch).
Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (1998) cũng khuyến cáo các quốc gia hội viên tránh mọi vi phạm tập thể, thô bạo và có hệ thống bắt nguốn từ sự chiếm đóng, gây hấn hay đe dọa chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ bằng cách phủ nhận quyền của các dân tộc được hành sử chủ quyền đối với các tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước”.
Hơn nữa sự thừa nhận chủ quyền hải đảo chỉ có ý nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hải đối diện hay tiếp cận. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay, trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á không một nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Каталог: groups -> 116227
116227 -> Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   132   133   134   135   136   137   138   139   ...   161




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương