99 Tạp chí Quản lý nhà nước Số 327 (4/2023) Thực tiễn Kinh nghiệm


Tạp chí Quản lý nhà nước - Số 327 (4/2023)



tải về 140.87 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2023
Kích140.87 Kb.
#54921
1   2   3   4
Ruot thang 4 (2)-99-102
Quản-trị-ngân-hàng-tmai, Khung-CTDT-TCNH-CLC
102
Tạp chí Quản lý nhà nước - Số 327 (4/2023)
Có chính sách quy hoạch cụ thể và tập
trung phát triển KTB dựa trên lợi thế sẵn có
và tài nguyên du lịch của tỉnh. Đồng thời,
đẩy mạnh truyền thông quảng bá vị thế,
tiềm năng của biển nước ta nói chung và của
tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Tập trung việc quảng
bá Hà Tĩnh cũng như những thương hiệu
sản phẩm có lợi thế của địa phương bằng
sức mạnh truyền thông báo chí (kể cả mạng
xã hội và hình thức mới) nhằm thu hút đầu
tư, phát triển thương mại tại tỉnh. Bên cạnh
đó, cần xây dựng chiến lược phát triển biển
đảo cùng các địa phương có biển đảo khác
gắn với chiến lược phát triển KTB đảo quốc
gia các giai đoạn.
Thứ hai,
đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ
các thành phần kinh tế. Chủ động thu hút
các nhà đầu tư lớn, có công nghệ tiên tiến từ
các nước phát triển. Thực hiện chuyển dịch
cơ cấu KTB một cách kịp thời, linh hoạt, cụ
thể, nhanh chóng có cơ chế đầu tư vào năng
lượng biển tái tạo, năng lượng gió ngoài
khơi, đầu tư cho những ngành nghề mới,
như: nuôi thủy sản xa bờ, phát triển nghề cá
giải trí. Thúc đẩy KTB xanh; có các biện
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng và các biểu hiện biến đổi đại
dương. Bên cạnh đó, khuyến khích phát
triển năng lượng tái tạo; phát triển bền vững
KTB dựa vào cơ sở khoa học, cộng đồng;
thích ứng linh hoạt, an toàn. Có cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
tuần hoàn đối với rác thải nhựa, từng bước
biến rác thải nhựa thành tài nguyên; tăng
cường chuyển giao và ứng dụng công nghệ
mới, ít phát thải.
Thứ ba,
chuyển từ nuôi trồng, khai thác
hải sản theo phương thức truyền thống sang
ứng dụng công nghệ cao góp phần cải thiện
đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, tăng
cường an ninh - quốc phòng, chủ quyền
vùng biển. Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển KTB đảo, các công
trình hạ tầng thiết yếu ở Hà Tĩnh, bao gồm:
cảng biển, sân bay, đường giao thông. Tập
trung xây dựng kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực phục vụ du lịch nhằm tạo nghề,
giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho
người lao động.
Thứ tư
, tập trung giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức của
người dân, cũng như du khách về ý thức giữ
gìn vệ sinh môi trường. Cần quy định rõ bằng
văn bản có tính quy phạm, chế tài xử lý các vi
phạm môi trường, kể cả vi phạm an ninh biển
đảo với các hình thức đủ sức răn đe cả về
phạt nặng tài chính, hành chính, hình sự...
r
Chú thích:
1, 4. 
Phát triển bền vững các ngành công
nghiệp và du lịch gắn với biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện
nay. https://vietnamnet.vn, ngày 09/12/2022.
2. 
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày
22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
3. 
Hà Tĩnh khai thác hiệu quả tiềm năng kinh
tế biển. https://baohatinh.vn, ngày 22/12/2022.
5. 
Du lịch Hà Tĩnh nhanh chóng phục hồi,
tạo đà phát triển. https://baohatinh.vn, ngày
04/7/2022.
6. 
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm
2020. https://hatinh.gov.vn, ngày 05/01/2021.
Tài liệu tham khảo:
1. 
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018
của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) về Chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. 
Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày
23/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về
việc phê duyệt “Đề án một số chính sách phát
triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2013 - 2020”.
3. 
Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày
26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển
gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển
mạnh thời kỳ đến năm 2030.
Thực tiễn - Kinh nghiệm

tải về 140.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương