99 Tạp chí Quản lý nhà nước Số 327 (4/2023) Thực tiễn Kinh nghiệm


Tạp chí Quản lý nhà nước - Số 327 (4/2023)



tải về 140.87 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2023
Kích140.87 Kb.
#54921
1   2   3   4
Ruot thang 4 (2)-99-102
Quản-trị-ngân-hàng-tmai, Khung-CTDT-TCNH-CLC
101
Tạp chí Quản lý nhà nước - Số 327 (4/2023)
Thực tiễn - Kinh nghiệm
Covid-19, số du khách vẫn đạt 619.000 người
(năm 2020) và 487.000 người (năm 2021).
Năm 2022, theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Hà Tĩnh đã
đón 1.008.360 lượt du khách đến tham quan,
nghỉ dưỡng. Trong đó, khách lưu trú đạt
142.169 lượt (khách nội địa 138.011 lượt,
khách quốc tế 4.158 lượt). So với cùng kỳ
năm 2019 (thời điểm chưa bùng phát dịch
Covid-19), lượt khách tham quan, nghỉ
dưỡng trên toàn tỉnh năm 2022 đạt 96%
5
.
Có thể thấy, Hà Tĩnh là một trong những
địa phương ngày càng thu hút lượng lớn
khách du lịch cả trong và ngoài nước. Hoạt
động du lịch đã có nhiều chuyển biến, nhiều
điểm du lịch thu hút lượt khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng với số lượng lớn, như: Lộc
Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh, Can Lộc...
đem lại giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế
- xã hội nói chung, KTB nói riêng. Tuy vậy, du
lịch Hà Tĩnh vẫn là điểm đến chưa gây được
dấu ấn sâu sắc trong lòng khách du lịch.
Ba là, đối với khai thác và nuôi trồng
thủy sản.
Tính đến năm 2020, toàn tỉnh Hà Tĩnh có
4.158 phương tiện khai thác thủy sản, tăng
790 phương tiện so với năm 2015. Trong đó,
phương tiện khai thác có công suất dưới
90CV là 3.804 phương tiện, chiếm 91,49%
tổng phương tiện khai thác toàn tỉnh. Riêng
phương tiện có công suất dưới 20 CV có
2.360 chiếc, chiếm 56,76%. Sản lượng khai
thác thủy sản tính đến năm 2020, toàn tỉnh
Hà Tĩnh đạt 39,5 nghìn tấn, tăng bình quân
giai đoạn 2011 - 2020 là 4,23%/năm, chiếm
71,17% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh.
Trong đó, sản lượng cá biển đạt 23,2 nghìn
tấn, tăng 6 nghìn tấn so với năm 2010, tăng
bình quân 3,04%/năm. Giai đoạn 2015 -
2020, sản lượng thủy sản bình quân của Hà
Tĩnh đạt 8,34%
6
.
Tuy đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, thực trạng phát triển KTB của tỉnh Hà
Tĩnh cũng đặt ra một số khó khăn, thách
thức. Cụ thể: 
(1) Quy mô KTB của tỉnh còn khá nhỏ,
chưa đầu tư nhiều về trang thiết bị cũng như
cơ sở hạ tầng. 
(2) Hệ thống cảng biển được xây dựng
mở rộng khá nhanh, nhưng mô hình quản lý
cảng còn phát triển chậm, chưa đồng bộ,
chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng
được yêu cầu. 
(3) Kết cấu hạ tầng biển chưa đồng bộ, thiếu
cơ sở hạ tầng so với yêu cầu phát triển nhất là
hạ tầng cảng biển và hoạt động logictics. 
(4) Việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi
trường biển còn gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt là tình trạng ô nhiễm do hoạt động sản
xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản,
nuôi trồng thủy sản.
(5) Nhận thức về phát triển KTB đi cùng
bảo tồn tài nguyên, môi trường, kết hợp với
bảo vệ chủ quyền biển chưa được cũng chưa
được thường xuyên nhấn mạnh và có biện
pháp chi tiết kèm theo... 
Chính vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhằm
phát triển KTB ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời
gian tới là việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
3. Một số giải pháp phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
Thứ nhất
, cần tiếp tục triển khai Chiến
lược phát triển KTB theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, hiện thực hóa
Nghị quyết của Đảng về phát triển KTB.
Nắm rõ các chủ trương, đường lối của Đảng
về phát triển KTB 10 năm tới; đánh giá đúng
tình hình triển khai, thực hiện. Nghị quyết
số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban
Chấp hành Trung ương 8 (khóa XII) về Chiến
lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 



tải về 140.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương