99 Tạp chí Quản lý nhà nước Số 327 (4/2023) Thực tiễn Kinh nghiệm


phát triểN kiNh tế biểN ở hà tĩNh



tải về 140.87 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2023
Kích140.87 Kb.
#54921
1   2   3   4
Ruot thang 4 (2)-99-102
Quản-trị-ngân-hàng-tmai, Khung-CTDT-TCNH-CLC
phát triểN kiNh tế biểN ở hà tĩNh
Đậu vĩnh phúc
*
ThS, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng


100
Tạp chí Quản lý nhà nước - Số 327 (4/2023)
Thực tiễn - Kinh nghiệm
cũng là những lý do để Hà Tĩnh luôn là một
địa chỉ tin cậy của du khách. 
Thứ ba, tiềm năng đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên
cứu Hải sản, biển Hà Tĩnh có trữ lượng các
loài cá 8 - 9 vạn tấn, trong đó cá nổi 44.000
tấn, cá đáy 41.000 tấn. Từ đầu năm đến nay,
thời tiết thuận lợi, ngư dân Hà Tĩnh đã đánh
bắt được trên 28.000 tấn thủy sản, trị giá 874
tỷ đồng. Hiện nay, ngư dân các địa phương
đã hình thành các mô hình sản xuất, ứng
dụng khoa học - công nghệ thành lập 2
nghiệp đoàn nghề cá, 16 mô hình khác và
xây dựng 54 tổ ngư dân đoàn kết trên biển
với hàng ngàn người tham gia
3
. Bên cạnh đó,
Hà Tĩnh đã và đang xây dựng phương án bảo
vệ phục hồi một số loài thủy sản quý có giá
trị kinh tế, như: vùng tôm hùm ở Kỳ Xuân,
vùng ốc hương ở Xuân Liên… Các bãi sinh
sản, các cồn rạn, các hệ sinh thái biển, đặc
biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
2. Thực trạng phát triển kinh tế biển của
tỉnh Hà Tĩnh
Thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung
chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các chủ
trương lớn của Đảng, Chính phủ để khai
thác hiệu quả, tiềm năng lợi thế biển, ven
biển trong phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể: 
Một là

đối với phát triển công nghiệp
biển, các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp ven biển. 
Các nhóm ngành công nghiệp ven biển
đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh
tế, trong đó sản xuất thép với hạt nhân là
Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương
Formosa Hà Tĩnh đang trở thành đầu tàu
kéo theo sự phát triển các ngành công
nghiệp sau thép, công nghiệp hỗ trợ trên
địa bàn. Sản xuất điện với các nhà máy:
nhiệt điện Vũng Áng I; nhiệt điện Vũng Áng
II; nhà máy điện năng lượng mặt trời Cẩm
Hòa; nhà máy sản xuất Cell Pin của Tập
đoàn Vingroup... Trên địa bàn tỉnh hiện có
23 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong
đó 4 cụm công nghiệp ven biển, gồm: Thạch
Kim, Thạch Bằng, Cẩm Nhượng và Kỳ Ninh,
với tổng diện tích quy hoạch là 24,73 ha,
thuộc các ngành, nghề chủ yếu, bao gồm:
chế biến thủy, hải sản và hậu cần nghề cá.
Đến nay, có 56 cơ sở đã đầu tư vào các cụm
công nghiệp này, với tổng mức đầu tư
khoảng trên 300 tỷ đồng
4
. Các cụm công
nghiệp ven biển đi vào hoạt động đã thu hút
các cơ sở, làng nghề truyền thống trong khu
dân cư vào sản xuất tập trung, góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại địa
phương, đặc biệt là đối với ngành, nghề chế
biến thủy, hải sản ở những nơi tập trung
đông dân cư.
Tỉnh Hà Tĩnh có một số dự án công
nghiệp ven biển, như: dự án khai thác mỏ
sắt Thạch Khê (hiện đang tạm dừng), các dự
án khai thác mỏ Ilmenite dọc ven biển; có 2
dự án điện mặt trời và một số dự án điện gió
đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm
hiểu. Mặc dù đã đạt một số kết quả khá
nhưng tốc độ tăng trưởng công nghiệp khu
vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh chưa tương xứng
với tiềm năng, mới dừng lại ở các sản phẩm
hữu hình. Trong khi đó, các nguồn lợi lớn
như vị trí địa lý chiến lược, lợi thế của cảng
biển nước sâu để giao thương với khu vực và
quốc tế chưa được khai thác triệt để.
Hai là, đối với du lịch biển. 
Năm 2018, Hà Tĩnh đón hơn 1,2 triệu du
khách, trong đó khách du lịch quốc tế đạt
18.000 người, khách du lịch nội địa đạt
1.254.000 người. Năm 2019, số lượt du khách
tăng lên hơn 1,3 triệu du khách, trong đó
khách quốc tế đạt 21.870 người, khách nội
địa đạt 1.360.130 người. Năm 2020 và 2021,
mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch



tải về 140.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương