9 tháng Tư 20 tháng Tư, 1975



tải về 1.6 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích1.6 Mb.
#36029
1   2   3   4   5   6

2/- PHÁO BINH CSBV:

Người mù đi đường cần có cây gậy chỉ đường. Bắn pháo cần có Sĩ quan Tiền sát để chỉ điểm và điều chỉnh đạn sao cho trúng mục tiêu, không rơi vãi ra ngoài vừa tốn đạn vừa gây thiệt hại hoa màu và nhà cửa của dân chúng. Sĩ quan QLVNCH dù không thuộc Binh chủng Pháo binh, đều được huấn luyện về cách gọi pháo và điều chỉnh pháo. Nếu không có các toán tiến sát viên đi theo, người sĩ quan QLVNCH cũng biết cách gọi pháo và điều chỉnh pháo. Mỗi Tiểu đoàn Bộ binh chỉ được cung cấp 1 Toán Tiền sát Pháo. Do đó các Sĩ quan cấp Trung đội hay Đại đội đều phải biết cách điều chỉnh pháo. Một phóng viên Tây phương khi đến thăm mặt trận Xuân Lộc ngày 13.4 đã không ngớt ca ngợi trình độ tác chiến tuyệt vời của Sĩ quan QLVNCH, nhất là cách gọi phi pháo yểm trợ. Quân CSBV thì không được như thế. Trình độ tác chiến thấp kém, vì chủ trương “hồng hơn chuyên”. Ngay cả tên Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Hoàng Cầm cũng chỉ mới biết đọc và biết viết! Trong những ngày vây hãm Sàigòn, pháo giặc bắn bừa bãi vào khu dân cư, trường học, bệnh viện, và phố xá. Trại David trong phi trường Tân Sơn Nhất, nơi cư ngụ của Phái đoàn CS, cũng bị “ăn” pháo của chúng, đã gây thiệt mạng cho 1 đại úy, 1 thượng sĩ, và 5, 6 “đồng chí” khác trong đó có 1 trung tá!


Sư đoàn 341/CSBV của Đại tá Trấn Văn Trấn khi được lệnh đánh Xuân Lộc đã gửi 2 toán tiền sát pháo tiếp cận mục tiêu cho hai mũi tấn công chính của hắn. Một cho hướng tấn công của Trung đoàn 270 vào căn cứ hỏa lực Núi Thị, và một cho hướng tấn công của Trung đoàn 266 vào thị xã Xuân Lộc. Mặc dù pháo binh đồi dào, nhưng hiệu quả kém, vì “tai mắt” của chúng đã bị tiêu diệt ngay từ khi trận chiến mới bắt đầu hoặc chưa bắt đầu.

Toán tiền sát pháo cho hướng tấn công vào Núi Thị đã bị Trung đội BK/TĐ2/43 tiêu diệt gọn tại Núi Ma (một cao điểm đối diện với Núi Thị) ngay trước giờ trận đánh mở màn. Do đó pháo địch đã không gây ảnh hưởng gì đến giàn pháo hùng hậu của quân bạn tại đây. Chỉ có vài loạt đạn pháo bắn vu vơ rơi vào BCH/TĐ, hai pháo đội đặt ở thế đất thấp bên dưới, và một pháo đội đặt ở chân núi. Hầu hết pháo giặc bắn qua đầu, rơi vào rừng cao su, và tuyến phòng thủ của Đại đội 3/2. Cũng chính vì vậy mà đơn vị này bị thiệt hại do pháo giặc nhiều nhất, đã gây tử thương cho 1 Đại úy ĐĐT, 1 Thiếu úy ĐĐP, và nhiều binh sĩ.

Toán tiền sát pháo cho hướng tấn công vào thị xã, đã xâm nhập vào được bên trong, đặt tại một căn gác nhà dân, cách Tư dinh Tướng Tư lệnh lối 500 mét. Những loạt đạn pháo đầu tiên được toán tiền sát này điểu chỉnh trúng ngay ngôi nhà đặt làm BTL/TP và TTHQ/SĐ. Nhưng toán Viễn thám Đại đội 18 Trinh sát của Đại úy Phạm Hữu Đa phát hiện được. Những người lính dũng cảm của Đa liền bò đến gần, chỉ hai trái M.72, đã tiêu diệt gọn toán tiền sát giặc, đếm được 10 tên. Từ đó, pháo giặc không rơi vào vào Dinh Tư lệnh nữa, mà rơi bừa bãi vào khu nhà dân, khu trường học, khu bến xe Long Khánh và chợ Xuân Lộc.
3/- QUỐC LỘ 1 CÓ THỂ ĐƯỢC KHAI THÔNG:

Quân đoàn 4/CSBV của Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ có 1 Trung đoàn xe tăng, gồm các loại PT-76 (tương đương với M.113) và T.54 (tương đương với M.41). Trong ngày đầu của trận chiến, Trung đoàn xe tăng này tăng cường cho mũi tấn công Sư đoàn 7 ở hướng Đông thị xã Xuân Lộc. Sau ba ngày giao tranh, một số lớn xe đã bị tiêu hủy.

Lữ đoàn 3 Xung Kích của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi rất mạnh. LĐ có khoảng 250 xe gồm M.113, M.41 và M.48 (quân CSBV chưa có loại xe tương đương).

Ngày 9 tháng Tư, khi quân CSBV tấn công Xuân Lộc, TĐ1/52 và CĐ52 vẫn giữ vững ngã ba Dầu Giây. Tiểu đoàn 2/43 vẫn kiểm soát một khu vực rộng lớn từ xã An Lộc (gần đèo Mẹ Bồng Con), sân bay đồn điền cao su, đến cánh rừng cao su chạy sát vòng đai phía Tây – Bắc thị xã.

Quân CSBV chỉ có 1 Tiểu đoàn của Trung đoàn 33/Sư 6 tiến đánh Hưng Lộc và Hưng Nghĩa. Lực lượng NQ và Nhân dân Tự vệ ở đây đã chống trả quyết liệt. Sau đó giặc chỉ chiếm được xã Hưng Lộc. Một Tiểu đoàn khác tiến đánh ấp Phan Bội Châu. Trung đoàn 274 tiến đánh một phần ấp Trần Hưng Đạo (chỉ có 1 Trung đội NQ bảo vệ), và Đèo Mẹ Bồng Con. Địa thế ở đây rất thuận lợi cho giặc tổ chức hệ thống kiềng chốt. Một con suối chảy qua, nối liền Núi Ma ở phía Bắc QL.1 và cánh rừng cao su đồn điền de Suzannah ở phía Nam.

Nhưng lực lượng mạnh của LĐ3XK (có 3 Tiểu đoàn BĐQ tùng thiết) của Tướng Khôi và Trung đoàn 8/Sư đoàn 5BB của Trung tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng, thiết nghĩ việc khai thông QL.1 là khả thi. Nhưng BTL/QĐIII đã không có một kế hoạch nào để giải tỏa. Và LĐ3XK của Tướng Khôi chỉ bố trí quân từ Trảng Bom ra đến Bầu cá.


4/- NGÃ BA DẦU GIÂY GIỮ ĐƯỢC, CĐ52 KHÔNG TAN, NẾU:

Khi CĐ52 của Đại tá Dũng bị quân CSBV tấn công ngày 15.4, LĐ3XK của Tướng Khôi được lệnh cứu viện. Tướng Khôi và Tướng Đảo nói chuyện với nhau phải qua trung gian của TĐT/TĐ2/43 ở tại điểm cao Núi Thị. Qua cuộc điện đàm của hai vị Tướng, TĐT/TĐ2/43 không thấy một tia hy vọng nào cho cuộc cứu viện. Quân của Tướng Khôi đã bị Trung đoàn 33/Sư 6/CSBV chận lại tại phía Bắc Hưng Nghĩa, cho đến khi CĐ52 tan hàng!

Nếu LĐ3XK quyết tâm cứu viện, quân bạn có thể chiếm lại ngã ba Dầu Giây và cứu được CĐ52. Chiếm lại ngã ba Dầu Giây, lập tuyến phòng ngự mạnh tại đây thì đã ngăn chận được quân CSBV tiến xuống từ Cao Nguyên theo QL.20.
5/- NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA QUÂN CSBV:

Bọn đầu sỏ của giặc mang tính chủ quan. Chúng “cứ nghĩ là sau một trận pháo kích kinh hoàng (mà kinh hoàng thật!), nghe tiếng xích xe tăng là tàn quân địch phải tháo chạy, nhưng không ngờ địch không chạy mà tử thủ, thành ra tấn công 2, 3 đợt không thành mà lại thiệt hại lớn.” Điều này cũng dễ hiểu vì chúng dễ dàng tiến công qua Vùng 1 và Vùng 2. Quân giặc đã đi qua những tỉnh thành đã bỏ ngõ, không tốn một viên đạn! Vì không có lực lượng chống trả, hay không được lệnh chống trả, mà chỉ triệt thoái lui binh. Tại Nhatrang tỉnh Khánh Hòa, quân ta đã rút đi trước khi giặc đến. Thành phố vô chính phủ hỗn loạn, thân hào nhân sĩ phải thành lập phái đoàn đi ra tận đèo Rù Rì mời giặc vào tiếp quản! Chính vì vậy mà Văn Tiến Dũng đã ba hoa: “Cán bộ tham mưu không vẽ kịp bản đồ cho bước tiến quân của bộ đội” (lời nói khoác lác của Văn Tiến Dũng khi bộ đội của hắn chưa vào đến Xuân Lộc). Nhưng có lẽ Tướng Võ Nguyên Giáp và BTTL của ông tại Hànội có cái nhìn hiểu biết hơn, đã điện vào yêu cầu dừng lại, chờ lực lượng bổ sung vào, nhưng không kịp. Sự nôn nóng của đám Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng và Trần Văn Trà muốn lập công sớm đã dẫn đến tổn thất nặng nề. Không chiếm được Xuân Lộc, chúng phải thay đổi kế hoạch tấn công Sàigòn như dự định.

Vì mang tính chủ quan, CSBV đã thất bại nặng nề khi đụng phải TUYẾN THÉP XUÂN LỘC (Đại tá Hứa Yến Lến, TMT/HQ/SĐ18BB, QLVNCH), hay CÁNH CỬA THÉP (cách gọi của Tướng Lê Nam Phong, cựu Sư trưởng Sư 7/QĐ4/CSBV) : “Chỉ trong 3 ngày đầu chiến đấu đã có 1.500 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 341 và Sư đoàn 7 thuộc Quân đoàn 4 bị thương vong. Ngoài ra còn 3 xe tăng bị bắn cháy, 3 xe bị bắn hỏng. Nghiêm trọng hơn là toàn bộ pháo 85 và 57ly đều hỏng”. (Thư viện Đồng Nai, VN).

6/- QUÂN CSBV ĐÔNG NHƯNG KHÔNG MẠNH:

Quân đoàn 4/CSBV do Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy dù đông, vũ khí hiện đại, đạn dược dồi dào, nhưng không mạnh. Hai Sư đoàn tấn công trực diện vào Sư đoàn 18BB (-), chỉ có Sư đoàn 7 là được, còn Sư đoàn 341 thì quá tệ. Đơn vị này mặc dù được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng kinh nghiệm chiến đấu không có. Đa số bộ đội đều ở độ tuổi vị thành niên, vừa mới bị bắt vào lính với cái tên gọi đẹp đẻ là “Trúng tuyển Nghĩa vụ Quân sự”, nên đã dễ dàng đại bại trước những chiến binh dũng cảm và giàu kinh nghiện chiến trường của Sư đoàn 18BB.

Quân CSBV thường áp dụng chiến thuật BIỂN NGƯỜI, một chiến thuật mà quan thầy Trung cộng vĩ đại của chúng đã áp dụng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tại trận đánh mở đầu Định Quán hồi tháng 3.1975, TĐ2 Trung đoàn 141/CSBV do chính tên Trung đoàn phó Bé Ích Quan trực tiếp chỉ huy, đã “nướng” hết đơn vị này khi hắn liên tục tổ chức những đợt tấn công biển người vào vị trí của TĐ2/43, SĐ18BB, bị những trái đạn chống biển người đốn ngả.

Do đó ta không phải sợ thế giặc đông. Nếu ta quyết chiến, có đầy đủ vũ khí đạn dược, nhất định ta sẽ thắng chúng.


7/- TRÌNH ĐỘ TÁC CHIẾN CÁC CẤP CHỈ HUY CSBV:

Các cấp chỉ huy quân CSBV có trình độ tác chiến dưới mức trung bình, nếu không muốn nói là quá tệ. Chúng chỉ biết “Trung với Đảng, hiếu với Dân”, học thuộc như con vẹt, nhưng không hiểu gì. Về tác chiến, trình độ của chúng thật thấp kém. Cấp chỉ huy từ cấp Đại đội trưởng trở lên, có thể chưa học hay học rồi mà không kịp tiêu hóa, đã không biết cách phối hợp “Nhị thức Bộ binh - Thiết giáp”, theo cách gọi của chúng là “Hợp đồng Binh chủng”. Chính vì thiếu phối hợp, quân CSBV không tận dụng được ưu điểm của thiết giáp. Điển hình tại mặt trận An Lộc hồi mùa hè đỏ lửa 1972 và tại Xuân Lộc tháng Tư năm 1975. Xe tăng CS tấn công khơi khơi, lẻ loi, không biết phối hợp cùng bộ binh để có sự yểm trợ hỗ tương, nên đã là những miếng mồi ngon cho đối phương.

Các mũi tiến công của Quân đoàn 4/CSBV hoàn toàn bị bẻ gãy. Chúng không chiếm được phần đất nào của thị xã Xuân Lộc. Các cấp chỉ huy của quân CSBV chỉ biết làm theo lệnh một cách mù quáng. Khi gặp tình huống khó khăn, đám cán bộ chỉ huy này không biết xoay xở, hay nói theo ngôn ngữ quân sự là “trường hợp xử trí”. Bọn chúng đã hoàn toàn lúng túng cho đến khi bị tiêu diệt.

Ngày đầu tiên của trận chiến, chỉ có vài đơn vị nhỏ bộ đội thuộc Trung đoàn 266/Sư 341 xâm nhập vào khu chợ Xuân Lộc và bến xe Long Khánh. Nhưng chúng chỉ cố thủ được một thời gian ngắn, sau đó bị Tiểu đoàn 1/43 phối hợp cùng lực lượng ĐPQ/LK đánh bật ra ngoài. Một số đi lạc vào khu phố và trường học thì bị Đại đội 18 Trinh sát của Đại úy Phạm Hữu Đa tiêu diệt hoặc bắt sống. Mũi tiến công Trung đoàn 209/Sư 7 từ hướng Nam thị xã, quặt lên sân bay, thì bị các chiến sĩ mũ nâu chận lại, đánh cho tan tành. Nhiều xe tăng giặc bị bắn cháy. Tại Núi Thị, Trung đoàn 270/Sư 341 đã không mò đến được chân núi. Chúng bị chận lại từ tuyến phòng thủ ngoài cùng. Bị đạn pháo bắn cho tan nát, sau đó phải rút lui. Tên thủ trưởng đơn vị này đã không biết cách điều động quân, không biết cách đánh, nên đã chuốc lấy thảm bại.



Núi Thị là một cao điểm quan trọng. Đáng lý Hoàng Cầm phải ưu tiên tiêu diệt căn cứ hỏa lực này trước khi dốc toàn lực đánh Xuân Lộc. Nhưng cả Hoàng Cầm và tên Sư trưởng Sư 341 Trần Văn Trấn ngu ngốc khi thấy Trung đoàn 270 bị thiệt hại không đánh được Núi Thị, đã cho lệnh rút ra tăng cường cho cánh quân 266 đánh vào thị xã. Chúng đã bỏ mất một cơ hội tốt.

8/. TÙ BINH CSBV ĐƯỢC QUÂN TA ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO:

Figure 6 Chiến binh Xuân Lộc chăm sóc Tù binh CBBV
Vào khoảng 50 tù binh CSBV bị bắt tại mặt trận Xuân Lộc. Phần lớn đám tù binh thuộc Sư đoàn 341, ở độ tuổi 16 hay 17. Bọn chúng là đám dân quê của các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh bị cưỡng bách đi bộ đội với một cái tên hoa mỹ: “Trúng tuyển nghĩa vụ quân sự!”. Đám lính mới này chưa được huấn luyện thì đã theo đoàn quân vào Nam. Trình độ tác chiến rất kém, nếu không muốn nói chúng chỉ là đoàn quân ô hợp. Tên Sư trưởng, Đại tá Trần Văn Trấn cũng không khá hơn. Hắn là tù binh được ngụy trang kỹ, khai chỉ là một y tá, được trao trả ngay trong đợt đầu tiên năm 1973. Sư đoàn tồi tệ của hắn bị thiệt hại nhiều nhất, lại lãnh thêm 2 trái bom BLU-82.

VNCH luôn luôn tôn trọng Quy ước Genève về Tù binh. Mỗi quân nhân QLVNCH đều được học tập về cách đối xử nhân đạo với tù binh, theo đúng những điều khoản ghi trong Quy ước. Năm 1957, nhà cầm quyền CSBV đã ký vào Quy ước Genève về Tù binh. Ký thì ký, nhưng chúng không bao giờ tôn trọng những gì chúng ký kết. Bọn họ chỉ là thổ phỉ, đã đối xử rất tàn bạo và dã man mỗi lần quân nhân ta sa cơ thất thế bị lọt vào tay chúng. Chúng bỏ đói, bắt lao động khổ sai, hành hạ đủ điều, khiến nhiều người đã bỏ mình trong các trại lao tù cộng sản.

Ngoài Quy ước Genève, điều 5 trong Sáu Điều Tâm Niệm của Người Lính VNCH ghi:

“Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù”.

Những tù binh CSBV bị bắt tại mặt trận Xuân Lộc, trước khi được chuyển về Biên Hòa, đã được Sư đoàn nuôi ăn chu đáo. Tướng Lê Minh Đảo đã chỉ thị Sĩ quan Tiếp liệu xuất kho khẩu phần lương khô của đơn vị để nuôi ăn tù binh. Những tù binh bị thương nặng, không tự tay dùng cơm, thì được binh sĩ ta chăm sóc như một “vú em!”



9/. LỮ ĐOÀN 1 DÙ TĂNG VIỆN CHO XUÂN LỘC LÀ ĐỂ PHẢN CÔNG ĐỊCH:

Quân đoàn 4/CSBV của Thiếu tướng Hoàng Cầm đã tung 2 Sư đoàn 6 và 341 tấn công thị xã Xuân Lộc chỉ có 1 Sư đoàn 18BB (-), nhưng sau 3 ngày giao chiến, quân của Cầm vẫn bị cầm chân bên ngoài thị xã, không chiếm được một tấc đất nào, còn bị thiệt hại nặng. Các chiến binh SĐ18BB, TĐ82BĐQ, ĐPQ và NQ/LK đã chiến đấu rất anh dũng, luôn luôn giữ vững tay súng.

Lúc địch quân bắn 3.000 quả đạn đại bác vào Xuân Lộc thì Tướng Đảo không có mặt tại đó. Nhưng ông đã nhanh chóng đến nơi lúc binh sĩ của ông đang giao tranh tại đường phố để kiểm soát thị xã. Hỏa lực của hai bên đều rất dữ dội…Trận đánh kéo dài từ ngày này qua ngày nọ và cứ thế…Tướng Đảo và binh sĩ của ông đã đánh một trận quyết liệt…CS tung vào Xuân Lộc một sư đoàn nữa. SĐ18BB vẫn tiếp tục chống cự. Ngày 10.4.75, Cộng quân đánh vào giữa thị xã và lại bị đẩy lui. Ngày 12.4.75, quân CSBV vẫn không tiến thêm được chút nào. Hai Trung đoàn của Quân đội Nam Việt Nam (Trung đoàn 43 và Trung đoàn 48) không những đã giữ vững được vị trí mà còn phản công giữ dội hơn. Thêm 3.000 quả đạn đại bác nữa rót vào Xuân Lộc xé nát mọi vật. SĐ18BB vẫn đứng vững…”

(A. Dawson, Trưởng phòng Thông tin của UPI tại Sàigòn)



Ngày 12 tháng Tư, Xuân Lộc được tăng viện. LĐ1Dù gồm các Tiểu đoàn 1, 8, 9, TĐ3PBDù, ĐĐ1TSDù, ĐĐ3CB, ĐĐ1QYDù được trực thăng vận vào mặt trận, đặt dưới quyền chỉ huy của Tướng TL/SĐ18BB.

Nhiện vụ của quân Dù là hoạt động bảo vệ an ninh trên QL.1, thay thế Chiến đoàn 48. Ngay từ lúc mới chạm đất, quân Dù đã tổ chức hành quân bắt tay Lực lượng Nghĩa Quân và Nhân dân Tự vệ tại 2 ấp Bảo Định và Bảo Bình, cách Chi khu Xuân Lộc từ 3 đến 4 cây số về hướng Đông, Đông – Nam. Trong những ngày đầu trận chiến, dù chiến đấu lẽ loi, hai ấp này vẫn đứng vững. Lá Quốc kỳ VNCH vẫn phất phới tung bay trong lửa đạn. Một cánh quân khác hành quân đánh tập hậu Trung đoàn 141 ở hướng Đông thị xã.



Hoạt động của quân Dù tại Xuân Lộc hoàn toàn trong thế công. Đơn vị này suýt bắt sống toàn bộ 1 Tiểu đoàn của Trung đoàn 141. Sau những trận phản công quyết liệt, các Tiểu đoàn 1, 2 và Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 141 đã bị quân Dù xóa sổ.


Figure 7 Chiến binh Xuân Lộc giữ vững tay súng
10/- LỪA DỐI:

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu nói:



“Đừng nghe những gì Cộng sản nói,

Hãy nhìn những gì Cộng sản làm”.

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyn nói:



“ Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại những lời nó đã nói láo với người khác.”

Từ sau năm 1945, trong dân gian vẫn truyền tụng câu: “Nói dối như VẸM”. Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối. Gian dối để sống còn. Ở mức độ cao, nói dối cấp nhà nước thì càng tệ hại hơn.

Trận chiến cuối cùng Xuân Lộc, Quân đoàn 4/CSBV dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Hoàng Cầm đã thảm bại nặng nề. Nhưng nhà cầm quyền CSBV vẫn tuyên truyền rằng chúng chiến thắng. Lịch sử được viết lại. Chúng tha hồ vẽ rắn thêm chân. Những tên nhà văn vô liêm sĩ, điển hình là Bảo Ninh, chỉ tưởng tượng mà viết lếu láo. Đúng là bọn văn nô. Chúng chỉ dám “viết theo lề phải”, kiểu “Con ngựa già của Chúa Trịnh” của nhà văn Phùng Cung trong Nhân Văn Giai Phẩm.

Tại Xuân Lộc tháng Tư năm 1975, QLVNCH đã thắng lớn quân CSBV, đã hạ sát tại trận 6.000 bộ đội “cụ Hồ”, bắt sống 50 tên “Sinh Bắc Tử Nam”, bắn cháy 37 xe tăng do Nga Sô chế tạo, tịch thu và phá hủy nhiều vũ khí đạn dược. Thất bại của quân CSBV là hiển nhiên. Nhưng các tên chỉ huy giặc tại mặt trận này vẫn được thăng cấp, tiến chức. Việc làm này của CSBV là để đánh lừa dư luận quốc tế và quốc nội. Nói dối riết trở thành thói quen. Chúng đã có ảo tưởng là thắng trận.

Một người dân Xuân Lộc sinh ra sau ngày 30.4.1975, lớn lên dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, đi học Tiểu học, Trung học tại Xuân Lộc, và Đại học tại Sàigòn. Hiện giờ là Giám đốc một Công ty lớn ở Việt Nam, có dịp đi ra ngoại quốc, có dịp tiếp xúc với người Việt tỵ nạn, cho người viết biết:

- Trong một bài đọc thêm của cuốn “Lịch sử lớp 10” (bây giờ là lớp 12), do nhà xuất bản Giải Phóng, xuất bản năm 1975, tác giả bài viết nêu đích danh tên người chỉ huy Núi Thị là một kẻ chống phá “Cách Mạng” điên cuồng, có nhiều nợ máu với nhân dân, ngoan cố không chịu đầu hàng. (Có thể tác giả bài viết là tên cán binh vào tầng số Tiểu đoàn tuyên truyền kêu gọi TĐ2/43 đầu hàng đêm 20.4 rạng ngày 21.4 tại Núi Thị).

- Một cuốn phim tài liệu (CS gọi là tư liệu) của Xưởng Phim Giải Phóng chiếu cảnh bộ đội Đặc công cùng đơn vị thuộc Sư đoàn 341 tấn công Núi Thị, đã hạ sát hàng trăm tên “ngụy”, bắt sống nhiều binh lính và sĩ quan, trong đó có tên chỉ huy, phá hủy nhiều khẩu pháo 105ly, 155ly và nhiều đạn dược. Cảnh trong phim diễn tả phù hợp với lời viết dối trá của Thượng tướng Trần Văn Trà trong cuốn Hồi ký ‘Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm’:

Tiếp theo hôm sau đã chiếm Núi Thị…”

Sự thật khi Toán Đặc công hướng dẫn đơn vị thuộc Sư đoàn 341 tấn công Núi Thị lần thứ hai, sau khi TĐ1/52 bị thất thủ ở ngã ba Dầu Giây, tên ĐĐT mang quân hàm Thiếu úy, và nhiều bộ đội đặc công bị hạ sát khi mới mon men đến gần vị trí của ĐĐ1/2 tại tuyến phòng thủ dưới chân núi. Trung đoàn 270 mở nhiều đợt tấn công biển người, nhưng vẫn không chọc thủng được tuyến phòng thủ, đành phải rút lui khi trời sáng.

- Hàng năm Chính quyền CSVN vẫn làm lễ Chiến thắng Xuân Lộc (nếu bọn cầm quyền CSVN còn chút lương tâm, nên đổi lại là Lễ Tưởng niệm Chiến bại). Báo chí viết lếu láo đã đành, vì mục đích tuyên truyền, viết theo lề phải! Nhưng chúng còn viết sử láo khoét đầu độc thế hệ trẻ. “Người dân Xuân Lộc” kể chuyện đã phải học bài sử láo khoét do chúng dựng chuyện. Đó là bài Lịch sử Địa phương dạy ở các trường tại Xuân Lộc:



“Chiến dịch Long Khánh mở màn lúc 5 giờ sáng ngày 6-4-1975 (sai: 5 giờ 40 ngày 9.4.1975). Sau loạt đạn pháo của ta bắn vào nội ô Thị xã, Chi khu Tân Phong, khống chế pháo địch tại Núi Thị (sai: Pháo Núi Thị vẫn hoạt động bình thường), đến đúng 10 giờ 30 phút cùng ngày, các đồng chí…thuộc mũi Xung kích sư đoàn 341 do đồng chí Đại tá Trần Văn Trấn chỉ huy đã cắm cờ trên Toà hành chánh, trung tâm đầu não tỉnh Long Khánh (sai: chúng chỉ cắm cờ tư dinh Tỉnh trưởng do vài Nghĩa Quân canh gác)…

Sau khi Tòa hành chánh bị thất thủ lúc 11 giờ ngày 9-1-1975 (sai: giả dụ có thất thủ thì phải là ngày 9.4.1975), Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 do tên Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy không chờ lệnh cấp trên bỏ chạy ra Chi khu tân Phong….(không phải bỏ chạy mà di chuyển đến một vị trí dự phòng khác).

+ Kết quả ta thu được trong chiến dịch:

  • Diệt được 2056 tên địch (Trung đoàn 43 và Trung đoàn 48 cộng lại lối 3.000, vậy là chúng đã loại được 2 trung đoàn!).

  • Bắt sống 2783 tên (trong đó có tên Đại tá Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh) (sai: chỉ có Đại tá Phúc và vài cận vệ bị bắt trên đường lui binh).

  • Tiêu diệt gọn 6 Tiểu đoàn (nếu vậy thì 6 Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 và 48 đều bị tiêu diệt).

  • Thu 48 xe vận tải các loại; 1499 súng các loại trong đó có 10 khẩu pháo 105ly, 4 khẩu 155ly và 1000 viên đạn pháo (sai: chỉ có 2 khẩu pháo 105ly tại Núi Thị do chính TĐT/TĐ2/43 ra lệnh phá hủy trước khi lui binh).

  • Phá hủy 16 xe GMC, 42 xe tăng thiết giáp, 3 máy bay và nhiều đạn dược (trừ 1 Chi đoàn M.113 của Đại úy Vũ Đình Lưu + 1 Chi đội chiến xa M.41, nếu 42 xe bị phá hủy thì Thiết đoàn 5(-) của Trung tá Trần Văn Nô đã sạch túi! Tại mặt trận Xuân Lộc không có máy bay nào bị thiệt hại.)


VIII- DƯ LUẬN VỀ TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG XUÂN LỘC
1/- ĐỊCH

Tại Sở chỉ huy của Miền, các tên đầu sỏ trong Bộ Chỉ huy của Đạo quân CSBV xâm lăng, gồm có Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ chính trị Cộng đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng, một thứ Thái Thượng Hoàng của Triều đình Đỏ Bắc Việt; Phạm Hùng, Chính ủy; Văn Tiến Dũng, Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng cái gọi là “Quân đội Nhân dân VN’, Tổng chỉ huy quân xâm lược, rất lo lắng khi thấy quân CSBV bị chựng lại, hoặc bị đẩy lui. Trận đánh quá ác liệt, các đơn vị bị thương vong nặng. Báo cáo từ mặt trận cho biết vào cuối ngày 10 trở đi tình hình trở nên căng thẳng (lúc này Xuân Lộc chỉ được phòng thủ do 2 Trung đoàn (-): TĐ2/48 đang tăng phái cho Tiểu khu Bình Tuy chưa kịp kéo về. CĐ52 cũng chưa xuất phái TĐ2/52 cho Xuân Lộc. Quân Dù thì mãi đến ngày 12 tháng Tư mới nhảy vào mặt trận). Mới đánh nhau 2 ngày, Quân đoàn 4 của Hoàng Cầm đã kêu thiếu đạn. Bộ đội của chúng chưa vào bên trong thị xã, chỉ mới nằm ngoài hàng rào kẽm gai, sao lại kêu thiếu đạn? Chưa đánh nhau thật sự, chỉ mới nằm ngoài rìa, sao nổ súng nhiều vậy cho hết đạn? Vậy là bộ đội của chúng chỉ bắn chỉ thiên! Sư đoàn 1 (341), 6 và 7 thì kêu thiếu quân số. Tại sao? Vì bị thương vong nhiều do đạn pháo và bom, mà không được bổ sung. Từng vị trí chiếm được phải bỏ lần lượt, xác chết không kịp kéo theo. Tình hình rất gay go.

Lê Đức Thọ: “Kết cục là anh em cũng không đánh được Xuân Lộc, bị thương vong nặng, phải rút ra”.

Văn Tiến Dũng: “Kế hoạch tấn công Xuân Lộc chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch…Trận chiến ác liệt và đẩm máu từ những ngày đầu tiên. Các sư 6, 7, 341 của ta phải tiến công trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 43 địch quân. Các đơn vị pháo của ta đã xử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ…” (Đại Thắng Mùa Xuân).

Trần Văn Trà: “…vào cuối ngày 10 trở đi, tình hình trở nên căng thẳng. Địch phản công điên cuồng… (Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm)

Hoàng Cầm ân hận vì cả Sư đoàn 341 gần như bị xóa sổ vì bom BLU-82, trách Bộ Tư lệnh Miền B-2 quá hối hả ra lệnh tấn công Xuân Lộc, trong lúc hắn xin chờ, nhưng Hànội bảo phải đánh ngay: “Trận đánh muộn kéo theo những khuyết điểm không đáng có. Việc chuẩn bị trận đánh quá gấp, xác định hướng chủ yếu từ đông –bắc đánh vào là không chính xác. Đúng đây là phía sau căn cứ sư đoàn 18, nhưng lại là khu vực phòng thủ rắn của địch, địa hình không thuận lợi, ta phải từ dưới cánh đồng thấp, ngược sườn đồi đánh lên, phải mở tám, chín hàng rào kẽm gai, vượt qua hệ thống đường ủi và các vị trị phòng thủ vòng ngoài mới có thể tiến vào trung tâm, tiến công chiến đoàn 52 và trung đoàn 5 thiết giáp phòng giữ. Khi phát hiện phía tây-nam, qua cổng chính tiến vào căn cứ địch có nhiều sơ hở, nhưng không còn lực lượng đảm nhiệm, vì Sư đoàn 7 làm nhiệm vụ ở hướng chủ yếu, không thật sung sức lắm…Khi phát hiện hướng chủ yếu gặp khó khăn, địch tăng cường lực lượng phản kích quyết liệt đẩy ta ra khỏi thị xã, thế trận căng thẳng giằng co, lại không kịp thời chuyển hướng, thay đổi cách đánh. Việc phối hợp các hướng tiến công không thật thích hợp và ăn khớp…” (Hoàng Cầm, TL/QĐ4 – Chặng Đường Mười Nghìn Ngày).

Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc Phòng, trong một lần tại cuộc Hội thảo “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”: ‘Chiến dịch Miền Đông là tiền đề của chiến dịch Hồ Chí Minh, và trong chiến dịch này, quân ta bị tổn thất, thương vong khá lớn”. Ít khi bọn CS thú nhận họ thất bại. Nhưng ở đây, với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng của chế độ, tại cuộc Hội thảo, hắn đã thú nhận, như vậy sự tổn thất không phải là nhỏ. Phạm Văn Trà nói tiếp: “Không nói đến chiến dịch miền Đông, sẽ không thấy hết cái giá phải trả cho ngày chiến thắng 30/4/1975 lớn đến thế nào. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để chọc thủng phòng tuyến Xuân Lộc…”

Các đài phát thanh và truyền hình Cộng sản Việt Nam, cứ sắp đến ngày 30 tháng Tư là ra rả suốt ngày nói về “Đại Thắng Mùa Xuân”, nhưng những năm gần đây, bất đắc dĩ thú nhận rằng chúng đã bị thiệt hại nặng khi tiến qua Xuân Lộc. Lời thú nhận muộn màng của CSBV đã xác nhận chiến thắng Xuân Lộc tháng Tư năm 1975 của QLVNCH.

Ngay những người lương thiện, có mấy ai tự thú nhận một điều mình không muốn nói, huống hồ là cộng sản. Vì cộng sản là dối trá, là phường nói láo. Nói láo đã trở thành cố tật, là chính sách của cộng sản. Nhưng trận chiến Xuân Lộc, trận chiến cuối cùng có tính cách qui mô giữa quân và dân Xuân Lộc với bộ đội CSBV, đã nghiên hẳn về phía QLVNCH. Sự thiệt hại của quân xâm lăng CSBV là rất to lớn, chúng không thể che dấu được, đành miễn cưỡng phải nói ra. Nhưng chỉ nói ra một phần sự thật trong chiều hướng “cứu cánh biện minh phương tiện”.

Thật ra phòng tuyến Xuân Lộc không hề bị chọc thủng. Suốt 12 ngày đêm của trận chiến, quân CSBV chỉ mon men bên ngoài vòng đai của thị xã, chỉ có vài toán đặc công xâm nhập được bên trong, nhưng đã nhanh chóng bị đẩy lui hoặc bị tiêu diệt. Con số 4.000 do Trà đưa ra là con số chính thức được CSBV công bố. Con số thực chắc chắn là cao hơn nhiều. Vậy 6 ngàn, 10 ngàn hay nhiều hơn thế nữa cũng là điều khả tín. Không chọc thủng được phòng tuyến Xuân Lộc để đi qua, quân CSBV phải đi vòng. Quân CSBV không chọc thủng được phòng tuyến Xuân Lộc vì đã đụng phải “Tuyến Thép Xuân Lộc” do những chiến binh dũng cảm của Sư đoàn thiện chiến chống trả.

Trần Đức Thạch, Phân đội trưởng Trinh sát Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 266/Sư 341 tường thuật: “Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15 (M.16). sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người…Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi….Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận.” (Hồi ký ‘Hố Chôn Người Ám Ảnh’)

Trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng, các chiến binh Sư đoàn 18 BB đã chứng tỏ là những người lính kiêu hùng của một Quân lực Anh hùng. Họ đang chiến đấu trong giờ thứ 25 của cuộc chiến, nhưng tình thần vẫn vững vàng, không hề bị giao động bởi thời cuộc. Vùng 1 và Vùng 2 Chiến thuật đã mất trắng vào tay bọn xâm lăng CSBV, người dân lánh cư tỵ nạn từ miền Trung chạy vào tràn ngập Xuân Lộc, nhưng các chiến binh Sư đoàn 18BB vẫn kiên trì giữ vững phòng tuyến. Bởi vì họ tin tưởng vào đơn vị, vào cấp chỉ huy của họ. Tất cả đều một lòng sát cánh bên nhau, không ai vì tình riêng rời bỏ đơn vị trong giờ phút nghiêm trọng. Và nhất là họ hoàn toàn đặt niềm tin vào vào tài điều binh khiển tướng của vị Tư lệnh, người nhạc trưởng tài ba của một dàn nhạc nổi tiếng vừa vượt trội trong những năm gần đây!


2/- BẠN

Đại tướng Cao Văn Viên, TTMT/BTTM/QLVNCH: “Cuộc tấn công vào Xuân Lộc của Quân đoàn 4/CSBV là một sự thất bại lớn nhất – và duy nhất – trong chiến dịch tấn công miền Nam vào những ngày cuối của cuộc chiến.”

Thiếu tướng Lê Minh Đảo, TL/SĐ18BB kiêm TL/Mặt trận Xuân Lộc: “Chiến thắng Xuân Lộc chứng tỏ cho thế giới thấy rằng QLVNCH không phải là không chịu đánh, mà rất chịu đánh…Họ đã chứng tỏ hùng hồn cho thế giới thấy là họ đã đánh một trận ‘tuyệt vời’ như thế nào tại Xuân Lộc”.

Cựu Đại sứ Bùi Diễm: “…Tại Xuân Lộc, chu vi phòng thủ xa Sàigòn, SĐ18BB của Miền Nam VN đã đẩy lui tất cả các cuộc tấn công của địch quân…”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết trong “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”, Đại sứ Martin tâm sự; “Quân đội VNCH đã chiến đấu hết sức dũng cảm ở Xuân Lộc…”

VIETNAM A Complete Photographic History viết: “The first North Vietnamese attack came on 9 April, and 5,000 men of ARVN 18th Division held their ground, repulsing 40,000 of Dung’s troops. They were led by a one-star general, Le Minh Dao, ‘a rarity who had worked his way from lieutenant by ability, not politics’.”

Tướng Homer Smith, Tùy viên Quốc phòng Hoa kỳ tại Sàigòn, gửi công điện báo cáo lên Tướng George S. Brown, Tham mưu trưởng Liên quân: “Chúng ta có một chiến thắng thành hình. Tại mặt trận Long Khánh, quân đội VNCH đã chứng tỏ rõ ràng sự cương quyết, ý chí và lòng can đảm để chiến đấu mặc dù cán cân lực lượng đã thiên hẳn về phía địch…”

Đại tá LeGro viết cho Quân sử Hoa Kỳ: “Thông điệp rõ ràng là những binh sĩ Việt Nam tại Long Khánh đã chiến đấu tới chết cho xứ sở của họ. Đây là một sự nối kết cố gắng giữa Bộ binh và Không quân giúp cho Sư đoàn 18, Lữ đoàn Dù, và Biệt Động Quân để cố thủ”.

Trưởng phòng thông tin của UPI tại Saigon, A. Dawson viết: “Lúc địch quân bắn 3,000 quả đạn đại bác vào Xuân Lộc thì Tướng Đảo không có mặt tại đó. Nhưng ông đã nhanh chóng đến nơi lúc binh sĩ của ông đang giao tranh tại đường phố để kiểm soát thị xã. Hỏa lực của hai bên đều rất dữ dội…Trận đánh kéo dài từ ngày này qua ngày nọ và cứ thế…Tướng Đảo và binh sĩ của ông đã đánh một trận quyết liệt mà ít người dám nghĩ rằng họ có thể làm được. CSBV tung vào Xuân Lộc một sư đoàn nữa. Sư đoàn 18BB vẫn tiếp tục chống cự. Ngày 10.4.75, Cộng quân lại đánh vào thị xã, và lại bị đẩy lui. Ngày 12.4.75 (Ngày này Lữ đoàn 1 Nhảy Dù của Trung tá Nguyễn Văn Đĩnh bắt đầu được trực thăng vận vào Xuân Lộc), quân CSBV vẫn không tiến chiếm được chút nào. Hai Trung đoàn của Quân đội Nam Việt Nam (Trung đoàn 43 và Trung đoàn 48) không những đã giữ vững được vị trí mà còn phả công dữ dội hơn. Thêm 3,000 quả đạn đại bác nữa rót vào Xuân Lộc, xé nát mọi vật. Sư đoàn 18BB vẫn đứng vững. Tướng Đảo ở lại bên cạnh các binh sĩ của ông và tiếp tục chiến đấu.”

Ký giả úc, D. Warner viết: “Với 3 Sư đoàn 6, 7, 341, Văn Tiến Dũng tin tưởng sẽ chiếm được Xuân Lộc một cách dễ dàng, nhưng ông đã lầm. Sư đoàn 18BB chưa bao giờ được xem là một sư đoàn thiện chiến của Miền Nam VN, trái lại có lần sư đoàn nấy còn được xem là một sư đoàn tệ nhất. Thế mà trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, Sư đoàn này đã chiến đấu một cách dũng cảm; không những họ đã giữ vững được trận địa mà lại còn phản công mỗi ngày. Tuy nhiên không chỉ có SĐ18BB đã chiến đấu anh dũng đến giờ phút cuối cùng, mà còn nhiều đơn vị khác của QLVNCH…”

Ký giả người Pháp, Pierre Darcourt viết: “Cộng quân có một đơn vị phòng không hùng mạnh trên xe kéo; các phi công Nam Việt Nam phải đối diện với nguy hiểm khi yểm trợ cho quân bạn dưới đất. tại Xuân Lộc quân bạn dưới đất đã sáp chiến với địch. PB/CSBV đã tác xạ hơn 6,000 trái đạn đại bác liên tiếp trong hai ngày vào các vị trí của SĐ18BB; liên lạc với BCH của Tướng Đảo lúc đầu bị gián đoạn rồi sau đó được tái lập. Quân của ông bám sát trận địa, chiến đấu cực kỳ dũng mãnh và nhất định không lui mặc cho những trận mưa lửa cứ trút lên đầu họ”.

Sử gia người Mỹ, George J. Veith viết: “Yet, despite the public image of corruption and incompetence, the ARVN, as shown in the battle for Xuan Loc, was not an army of bumblers and cowards as it is so often portrayed….There is no need to call Le Minh Dao a hero. Some truths are self-evident.”

Tướng Phillip B. Davidson của Quân lực Hoa Kỳ đã có nhận xét chính xác về Trận chiến Xuân Lộc, về QLVNCH, và Người Chỉ huy Mặt trận đó: “The battle for Xuan Loc produced one of the epic battles of any of the Indochina wars, certainly the most heroic stand in Indochina War III…In this final epic stand ARVN demonstrated for the last time that, when properly led, it had the ‘right stuff.’”
IX- TỪ ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN XUÂN LỘC
1/. ĐIỆN BIÊN PHỦ

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tại lòng chảo Điện Biên Phủ, Quân đội Liên Hiệp Pháp với 13 ngàn quân do Tướng de Castries chỉ huy, đã thảm bại trước 50 ngàn bộ đội Việt Minh do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy, sau 56 ngày đêm chiến đấu cam go. Tỉ lệ là 1/5.

Sự thất thủ của ĐBP đưa đến việc chấm dứt cuộc chiến tranh Việt – Pháp kéo dài 9 năm. Đất nước Việt Nam sau hơn 300 năm phân tranh giữa hai giòng họ Trịnh – Nguyễn, được thống nhất từ năm 1802 khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng Đế, lại bị chia đôi. Từ Bắc vĩ tuyến 17 trở lên là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, sau này là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, từ Nam vĩ tuyến 17 trở xuống là Quốc Gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi nước theo một thể chế chính trị riêng biệt. Miền Bắc chịu sự chi phối của Cộng sản Đệ tam Quốc tế, hoàn toàn lệ thuộc Liên Xô và Trung Cộng. Miền Nam đứng trong chiến tuyến Thế giới Tự do, đứng đầu là Hoa kỳ. Hơn 1 triệu đồng bào Miền Bắc không thích chế độ cộng sản đã di cư vào Nam tìm Tự Do. ĐBP là trận chiến cuối cùng, đã chấm dứt sự can thiệp của nước Pháp vào đất nước Việt Nam, kéo dài gần 100 năm (1858-1954).
2/- XUÂN LỘC

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, tại Xuân Lộc, một thị trấn nhỏ với khoảng 30 ngàn dân, cách Thủ đô Sàigòn hơn 60 cây số, sau 12 ngày đêm giao tranh ác liệt, trận chiến đã kết thúc. Đó là cuộc đối đầu qui mô, và là trận chiến cuối cùng của QLVNCH chống lại quân xâm lăng CSBV. Tỉ lệ quân tham chiến của hai bên là 1 (QLVNCH) và 5 (Quân CSBV). Cũng là tỉ lệ 1/5. Nhưng QLVNCH đã thắng quân CSBV. Trận chiến bi hùng kết thúc với hơn 6 ngàn bộ đội CSBV bị giết, 37 xe tăng T-54 và PT-76 bị tiêu hủy, nhiều tù binh bị bắt sống. Trong lúc đó sự thiệt hại của quân trú phòng, gồm Sư đoàn 18BB, Lực lượng ĐPQ và NQ Long Khánh, Tiểu đoàn 82/BĐQ, Lữ đoàn 1 Dù, Sư đoàn 3KQ/Biên Hòa không yểm chiến thuật, được ghi nhận là 30%. Không có con số chính xác, vì chỉ 9 ngày sau, SĐ18BB không còn, QLVNCH không còn, Chính phủ VNCH do Tổng thống 48 giờ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trước quân xâm lăng CSBV.


Quân đoàn 4/CSBV do Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, gồm các sư đoàn 6, 7, và 341, về sau được tăng cường thêm Trung đoàn 95B, Sư đoàn 325, nhưng đã thảm bại trước quân của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo (được Tổng thống Trần Văn Hương thăng cấp Thiếu tướng ngày 25/4/75). Tướng Đảo và quân sĩ của ông đã đại thắng tại mặt trận Xuân Lộc. Nhưng con én không làm nên mùa Xuân. Cuối cùng phải chịu thua trong cái thua chung của cả nước. Những người lính Sư đoàn 18BB không có cơ hội di tản, vì họ đã chiến đấu đến giờ thứ 25. Hầu hết phải phải chịu cảnh tù đày, chịu sự trả thù của phe thắng trận, bị đày đến các vùng đất cằn cỗi, đất cày lên sỏi đá, được gọi là “Kinh Tế Mới”. Vị chủ soái của họ, Thiếu tướng Lê Minh Đảo là 1 trong 4 vị tướng QLVNCH được thả cuối cùng, sau 17 năm bị đọa đày trong các trại lao tù Cộng sản.

Trong 50 ngày đêm mở cuộc tổng tấn công VNCH, quân CSBV xâm lăng đã tiến quân như thế chẻ tre tại Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật. Văn Tiến Dũng, tên Đại tướng CS chỉ huy đoàn quân xâm lược, viết trong Hồi ký “Đại Thắng Mùa Xuân” của hắn, đã khoác lác: “Cán bộ tham mưu đã không vẽ kịp bản đồ cho bước tiến quân của bộ đội”.

Nhưng khi bộ đội của hắn tiến đến Xuân Lộc, ngưỡng cửa phía Đông của Thủ đô Sàigòn, đã đụng phải bức tường thép “Tuyến Thép Xuân Lộc” (theo cách gọi của Đại tá Hứa Yến Lến, TMT/HQ/SĐ18BB). “Cánh Cửa Thép” theo cách gọi của Lê Nam Phong, cựu Sư trưởng Sư 7. Cũng đúng thôi. Khi không còn tuyến thép, khi cánh cửa thép mở, Sàigòn mất, VNCH mất. Tướng Weyand đã nhận định rất đúng: “Xuân Lộc phải giữ, mất Xuân Lộc là mất Sàigòn”.

Mất Xuân Lộc, Sàigòn bị uy hiếp.


Trận chiến qui mô, cuộc đối đầu cuối cùng giữa quân xâm lăng CSBV và QLVNCH đã gây tổn thất năng nề cho 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4/CSBV do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy. Sư đoàn 18BB, ĐPQ & NQ Long Khánh, Tiểu đoàn 82/BĐQ, Lữ đoàn 1 Nhảy dù, Sư đoàn 3 Không quân, đã trở thành những đơn vị của QLVNCH cuối cùng và duy nhất có ý chí quyết chiến quyết thắng.

Chỉ vài ngày sau khi quân CSBV mở cuộc tấn công vào Xuân Lộc, Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18BB kiêm Tư lệnh mặt trận Xuân Lộc, tuyên bố với phái đoàn báo chí phương Tây đến thăm chiến trường:

Tôi sẽ giữ vững Long Khánh. Tôi không cần biết phía bên kia sẽ đưa đến bao nhiêu Sư đoàn để đánh chúng tôi, rồi chúng tôi sẽ tiêu diệt họ”.

Đây không phải là lời nói suông hay khoác lác. Lời tuyên bố của ông Tướng có cơ sở. Ông đã nhìn thấy tinh thần chiến đấu cao độ của quân sĩ dưới quyền. Họ là những chiến binh can trường, giàu kinh nghiệm. Trong những giờ phút đầu tiên của trận chiến, dù quân CSBV đạt được yếu tố bất ngờ, nhưng quân của chúng đã không chiếm được phần đất nào của thị xã. Phòng tuyến đã được giữ vững. Bây giờ ông lại được tăng cường thêm LĐ1Dù, là đơn vị ưu tú của QLVNCH. Cùng với sức mạnh tiềm tàng của lực lượng cơ hữu, nay được thêm sức là LĐ1Dù nhảy vào mặt trận ngày 12/4, Tướng Lê Minh Đảo đã có niềm tin vững chắc. QLVNCH tại Xuân Lộc đã làm đúng những gì Tướng Đảo nói.

Xuân Lộc đã làm chậm bước tiến quân của bộ đội CSBV, đã làm thay đổi kế hoạch tấn công Sàigòn của chúng.
Ngày 7 tháng Tư, tại sào huyệt Lộc Ninh, một cuộc họp quan trong được tổ chức, có Lê Đức Thọ, Đại diện của Bộ Chính Trị Cộng Đảng Bắc Việt, tham dự với các tên đầu não trong BTL/Tiền Phương, Trung Ương Cục Miền Nam, Quân Ủy và Bộ Tư lệnh B2. Bọn chúng duyệt xét tình hình và quyết định lần chót kế hoạch tấn công Sàigòn. Trước hết phải tấn công các vị trí chiến lược trên QL.4 và QL.1, bằng cách đánh chia cắt, bao vây và cô lập địch. Nếu tình hình thuận lợi và quân địch bắt đầu tan rã; nếu lực lượng ta thành công trong việc cắt đứt QL.4 và tiêu diệt được Sư đoàn 18, ta sẽ tấn công Sàigòn ngay.

Nhưng bọn này đã nằm mơ giữa ban ngày!

Tại QL.4, chúng điều động Sư đoàn 5/CSBV đang hoạt động vùng biên giới Việt – Miên, băng đồng vượt sông xuống đánh quận Thủ Thừa và thị xã Long An, nhưng chúng đã gặp Lực lượng ĐPQ, Sư đoàn 7 và 22/QLVNCH đánh cho tan tành. Tại QL.1, chúng đưa cả Quân đoàn 4 của Thiếu tướng Hoàng Cầm đánh Xuân Lộc, chúng đã gặp phải Sư đoàn 18/QLVNCH đánh cho không còn manh giáp. Sự thảm bại của chúng tại Xuân Lộc đã làm đảo lộn kế hoạch tấn công Sàigòn. Do đó chiều ngày 11 tháng Tư, cũng tại sào huyệt Lộc Ninh, chúng lại tổ chức khẩn cấp cuộc họp để đối phó với tình thế đang bất lợi cho chúng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết trong ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’: “Trong một mật điện gửi về Toà Bạch Ốc ngày 16 tháng 4, Đại sứ Martin viết là tình báo Hoa Kỳ cho biết: sẽ có tổng tấn công vào ngày 18 hay 19 tháng 4. Nhưng ông cũng cho rằng không nên lo ngại vì trận Xuân Lộc và Long An đã làm thay đổi kế hoạch này rồi.”

Sau khi Tổng thống 48 giờ không do dân bầu Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân CSBV, tổng số tổn thất tính từ ngày 1.11.1955 đến ngày 15.5.1975 của Miền Nam ước tính là 2,594,000 sinh mạng. QLVNCH thiệt hại khoảng 250,000 chết, lối 1,170,000 bị thương. Hoa Kỳ là 58,292. Đại Hàn là 4,900. Úc Đại Lợi là 520. Tân Tây Lan là 37. Con số bị thương cao hơn nhiều. Thông thường cứ 1 chết, có 5 bị thương.
Ngày 30.4.1975, trận chiến bằng vũ khí giữa Miền Nam Tự do và Miền Bắc Độc tài Cộng sản chấm dứt, nhưng liền sau đó, một cuộc chiến khác đang hình thành. Đó là cuộc chiến giữa Tự do Dân chủ và Độc tài Đảng trị, giữa Hạnh phúc Ấm no và Nghèo đói Lạc hậu, giữa Luân lý và Ngụy biện,…Vì thế dù đất nước đã hết chiến tranh, nhưng hàng triệu người đã bỏ nước ra đi. Nói như Quái kiệt Trần Văn Trạch: “Nếu cột đèn biết đi, thì cũng đã bỏ nước ra đi vượt biên tìm Tự do!”
Vượt biên tìm Tự Do, tìm cách chối bỏ chế độ CS cũng là cách chiến đấu chống CS. Cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến ngày chế độ CSVN bị tiêu diệt.
X- SỰ TRẢ THÙ MAN RỢ
Bộ đội của cái gọi là “Quân Đội Nhân Dân” phải học thuộc nằm lòng câu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân…”. “Trung với Đảng” thì đúng. Chúng chỉ chiến đấu cho Đảng Cộng sản và Bác Hồ của chúng. Nhưng “hiếu với dân” thì không. Chính bọn chúng thú nhận “Quân đội và Lực lượng Công an là công cụ bạo lực của chế độ”. Cho nên nói “hiếu với dân” chỉ là một cách nói. Chúng thẳng tay đàn áp người dân vô tội. Nhất là khi dân đó là người dân Miền Nam, mà chúng coi là “ngụy dân”, cũng là kẻ thù của CSBV.

Sự thảm bại của quân CSBV tại Xuân Lộc là quá lớn, lớn đến nổi chúng không thể dấu diếm được. Các tên chỉ huy trận đánh Xuân Lộc từ Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng đến Trần Văn Trà và Hoàng Cầm đều phải thú nhận. Mặc dầu ở trong phe thắng cuộc chiến, chúng có thể xóa bỏ những dấu vết bất lợi. Nhưng các tên chỉ huy cấp thấp như Tướng Lê Nam Phong, Sư trưởng Sư 7 vẫn khoác lác:

Bộ đội của ta ngưng tấn công vào thị xã, chuyển ra tấn công trên QL.1 để cô lập Xuân Lộc, chỉ để lại một đơn vị nhỏ bám sát địch. Nhưng quân địch lầm tưởng rằng chúng đã đẩy lùi bộ đội của ta!”

Thua trận, quân CSBV đã trút nỗi hận thù lên đầu người dân lành vô tội. Hành động man rợ và tàn bạo này do một đơn vị bộ đội cấp D tức Tiểu đoàn! Do Sư đoàn này bị thiệt hại quá nặng khi tiến công vào thị xã, và nhất là Chỉ huy sở của chúng bị hủy diệt do hai trái BLU-82 vào lúc quá nửa đêm ngày 16.4.75. Đó là Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 thuộc Quân đoàn 4 của Hoàng Cầm. Sau đây là lời tự thú của Trần Đức Thạch, Cựu phân đội trưởng trinh sát Tiểu đoàn 8, qua bài viết ‘Hố Chôn Người Ám Ảnh’:

“…Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập…Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa…Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri…


  • Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!...

  • Địch đâu mà các ông bắn giữ thế?...

  • Anh ơi! đây là lệnh…

  • Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu đau đớn…Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau

Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm trộn máu…”

Vụ thảm sát Tân Lập ngày 21 tháng Tư năm 1975 còn dã man tàn ác hơn vụ thảm sát Mỹ Lai ngày 16 tháng 3 năm 1968.

Do những hoạt động quấy phá của Tiểu đoàn 48 Việt Cộng lối 250 tên. Ngày 25.2.1968, Đại đội C của Đại úy Ernest L. Medina vướng phải mìn làm cho 6 chết và 12 bị thương. Ngày 14.3, đơn vị lại chịu nhiều tổn thất khác. Ngày hôm sau, Trung tá Frank A. Baker, Tiểu đoàn trưởng TĐ1/20 của Sư đoàn Amerial 23 Bộ binh, chỉ thị Đại úy Medina mở cuộc hành quân diệt địch. Khi tiến quân vào ấp Mỹ Lai-4, Trung úy Calley đã cho lệnh bắn giết bừa bãi một cách dã man. Con số nạn nhân lên đến 175 dân làng.

Tại Mỹ Lai, vụ thảm sát xảy ra là do một quân nhân ngoại quốc, một người lính viễn chinh tàn sát người dân của một đất nước xa lạ. Trái lại tại Tân Lập, vụ thảm sát xảy ra là do một cấp chỉ huy người Việt, của cái gọi là “Quân đội Nhân dân”, ra lệnh tàn sát người dân cùng chủng tộc với mình, là đồng bào của mình, để trả thù cho đơn vị của hắn bị thiệt hại nặng. Con số nạn nhân được ghi nhận ít nhất là 183 đến 300. Ngày hôm nay, vẫn còn một mồ chôn tập thể tại Tân Lập, mặc dù Cộng sản đã tìm cách xóa bỏ dấu vết.

Vụ thảm sát Tân Lập lại còn thua xa vụ thảm sát tại Huế hồi tết Mậu Thân. Sau 25 ngày chiếm đóng, quân CSBV do những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân chỉ điểm, đã hạ sát hơn 6 ngàn người dân Huế vô tội.


XI- SÀIGÒN THẤT THỦ
1/- NGÀY NHỤC NHÃ

QLVNCH thắng trận Xuân Lộc, nhưng VNCH thua cuộc chiến.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, chiếc xe tăng T-54 do Nga Xô chế tạo húc vào cánh cửa chính của Dinh Độc Lập (Thật ra theo lệnh của Dương Văn Minh, cánh cửa đã được mở sẵn để chờ “người anh em phía bên kia” đến bàn giao. Nhưng khi chiếc T-54 đến cổng, xe ngừng lại, vài tên bộ đội nhảy xuống, khép vội hai cánh cửa đã mở sẵn. Tên phóng viên bộ đội mang máy chụp hình chuẩn bị. Chiếc xe T-54 rồ máy, húc mạnh vào cánh cửa. Tên phóng viên bộ đội bấm máy. Tấm hình chụp cảnh chiếc xe tăng quân CSBV húc cánh cửa Dinh Độc Lập đã trở thành tấm hình lịch sử! Lúc đó là 11 giờ 10 phút sáng.

“Khoảng 11 giờ 30 sáng, chiếc tăng đầu tiên loại T-54…xuất hiện từ đầu kia đại lộ Thống Nhất, phía Thảo cầm viên. Tổng thống Minh và các thành viên chính phủ cùng một số dân biểu nghị sĩ, ra đứng tại tiền đình của Dinh Độc Lập để chuẩn bị cuộc đón tiếp…

Sau này các tài liệu viết rằng chiếc tăng đi đầu đã ủi sập cửa sắt ở cánh cổng còn đóng của Dinh Độc Lập. Vậy là lính gác ở dinh không chấp hành lệnh chăng? Vì tôi nhớ rất rõ ông Minh đã ra lệnh cho lính gác ở dinh mở sẵn cổng chính trước rồi.”

(Hồi ký Lý Quý Chung, Tổng trưởng Bộ Thông Tin)



2/- BẦY QUẠ ĐEN RỈA XÁC CHẾT

Quân đoàn 4/CSBV tiến vào Sàigòn từ hướng Đông, được phân công cắm cờ Dinh Độc Lập, nhưng thực tế, Quân đoàn 2 đã vào cắm cờ trước.

Tôi ở bộ phận đi đầu nên đã vào Dinh Độc Lập, lúc đó DVM nói rằng chúng tôi đã sẵn sàng để bàn giao chính quyền. Nhưng tôi và anh Bùi Tín (Báo QĐND) nói ngay: Chính quyền của ông còn gì nữa mà bàn giao, phải đầu hàng. DVM chấp nhận”.

(Phạm Xuân Thệ thuật lại năm 2005)

Lúc 11 giờ 30 phút sáng ngày 30.4.1975, lá cờ giặc nửa xanh nửa đỏ với ngôi sao vàng của cái gọi là “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” do tên bộ đội CSBV kéo lên trên sân thượng.

“Một người bộ đội…nói với Tổng thống Minh: ‘Anh chỉ cho tôi đường đi lên để hạ cờ…’ Ông Minh quay sang tôi đang đứng bên cạnh: ‘Chung, toa hướng dẫn cho người này lên sân thượng’”.

(Hồi ký Lý Quý Chung)

Theo Trần Văn Trà, tổ Đặc công do tên Phạm Duy Đô chỉ huy (thuộc Trung đoàn 116 Đặc công), theo chiếc tăng T-54 để chỉ đường. Khi xe vào sân, chúng liền nhảy xuống tiến vào phòng họp bên cánh phải của Dinh, nơi toàn bộ Nội Các của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ngồi quanh chiếc bàn bầu dục. Tên Đô chỉa súng AK hô:

“Các ông đã bị bao vây. Ai có súng bỏ xuống. Đầu hàng.”

Tổng thống Dương Văn Minh ngồi ở đầu bàn phía trong, vội đứng dậy, nói:



“Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao”

Tên Tùng, Chính ủy ra lệnh:



“Các ông không còn gì để mà bàn giao. Chỉ có đầu hàng vô điều kiện. Mời các ông ra tuyên bố ở Đài Phát Thanh: ‘Xin đầu hàng vô điều kiện’”.

Theo Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Hữu An, lúc đó là Thiều tướng Tư lệnh Quân đoàn 2: “Cùng lúc đó Đại đội trưởng Bùi Quang Thận cán bộ xe 843 cùng Tiểu đội phó Trần Đức Tình trèo lên tòa nhà lớn treo lá cờ mặt trận giải phóng. Lá cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh tung bay trên nóc dinh độc lập lúc 11 giờ 30 phút…



Tôi…cùng với anh Công Trạng lên trên gác. Một cán bộ bảo vệ dẫn chúng tôi tới nơi tập trung nội các ngụy…không thấy Dương Văn Minh, tôi hỏi anh cán bộ bảo vệ, anh cho biết: Phạm Xuân Thệ…và Bùi Văn Tùng…đã dẫn Minh đến đài phát thanh…Công Trạng sợ sổng mất Dương Văn Minh, anh nổi nóng hỏi: ‘Ai giao cho các cậu làm việc đó?’”

Nhưng theo Búi Tín: “Tối mịt tướng An tư lệnh quân đoàn mới vào…Tướng đầu tiên vào là tướng Nam Long, phái viên của Bộ Tổng tham mưu đến lúc chừng 4 giờ chiều…” (Bùi Tín trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 29.4.2005)

Bùi Tín được hai Trung tá Hân và Tùng hai lần nói ông ra nhận sự đầu hàng, vì ông mang hàm Đại tá, thuộc hàng cán bộ cao cấp có mặt tại Dinh lúc đó. Tổng thống Dương Văn Minh đứng chấp tay phía trước, và tiến lên một bước, bên cạnh là Phó TT Nguyễn Văn Huyền, nói:

Chúng tôi đợi quý ông từ sáng, đặng chuyển giao chính quyền”.

Bùi Tín cướp lời:

Các ông còn gì nữa mà bàn giao. Người ta không thể chuyển cái gì không có trong tay”.

Thật ra Bùi Tín đã nói sai. Chính quyền VNCH lúc đó còn có cả vùng đồng bằng sông Cữu Long trù phú, với vựa lúa nuôi sống người dân cả nước. Quân đoàn IV Quân khu 4 dưới quyền Tư lệnh của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, một danh tướng của QLVNCH vẫn còn nguyên vẹn. Các Sư đoàn 7, 9, 21, các Tiểu đoàn BĐQ, Lực lượng ĐPQ và NQ Vùng 4, Sư đoàn 4 Không quân và Quân chủng Hải quân vẫn chưa sức mẻ.

Sau khi có lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, vì tuân lệnh, những người lính Quân đoàn IV Quân khu 4 phải buông súng. Nhưng một số đơn vị vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến ngày 2 tháng 5 thì tự động tan hàng do bị xao động bởi lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

Nếu Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn IV Nguyễn Khoa Nam bất tuân lệnh của Dương Văn Minh, vẫn tiếp tục chiến đấu thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Ngay trong giờ phút nghiêm trọng đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo tìm cách gặp riêng Bùi Tín, mật báo việc anh ta giữ lại 16 tấn vàng, không để cho ông Thiệu mang đi. Nhưng CSVN tuyên truyền rằng: “Thiệu bỏ chạy, mang theo 16 tấn vàng”. Do tuyên truyền đầu độc của CSVN, người Việt Quốc gia vẫn có lắm kẻ tin. Hai ngày sau, chuyến máy bay IL. 18 từ Hànội vào nhận. Bộ chính trị Cộng đảng gồm 13 tên, đứng đầu là Lê Duẩn đã chia chát nhau 16 tấn vàng này!


Tâm tư người dân Sàigòn tháng Tư năm 1975 cũng giống như tâm tư người dân Hànội tháng 7 năm 1954. Ai ai cũng hoang mang, sợ hãi, sống trong phập phồng lo âu. Vợ chồng tố cáo nhau. Con cái tố cáo cha mẹ, học trò tố thầy giáo. Tình nhân loại, nghĩa đồng bào không còn tồn tại trong chế độ Cộng sản. Cuộc sống không có tương lai. Tương lai thật mịt mờ. Nhà nhà phá bỏ bàn thờ, thay vào đó là bức hình tên đại gian đại ác Hồ Chí Minh. Lá cờ của Mặt trận côn đồ nửa xanh nửa đỏ với ngôi sao vàng được treo cùng khắp. Nhưng không lâu sau đó, đã bị thay thế bằng lá cờ máu. Sàigòn thất thủ, khắp nơi tràn ngập cờ máu:
“Tôi bước đi

không thấy phố

không thấy nhà,

chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ”.

(Trần Dần - Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm)
3/- HẬU QUẢ CỦA SỰ PHẢN BỘI

Hoa Kỳ tham chiến để giúp người dân Miền Nam tự vệ chống lại cuộc xâm lăng của CSBV. Ý đồ xâm lăng của CSBV đã bắt đầu tiến hành từ Tháng 5 năm 1959, khi Cộng đảng BV cho Tướng Trần Độ thành lập đoàn công tác, là Đoàn 559 (5 là tháng 5 và 59 là năm 1959). Đoàn công tác của Trần Độ rời Hànội từ tháng 5, men theo con đường mòn Trường sơn đã có sẵn từ thời kháng chiến chống Pháp. Đoàn khảo sát địa thế, mở rộng con đường mòn, đặt tên Hồ Chí Minh, để đưa người và vận chuyển chiến cụ vào Nam (cùng với chiến cụ được chúng cất dấu trước khi tập kết ra Bắc tháng 7 năm 1954) chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Ngay sau khi vừa ký Hiệp định Đình chiến Genève, chúng đã có kế hoạch thôn tính Miền Nam. Tháng 12 năm 1960, Cộng đảng BV cho dựng lên một công cụ xâm lăng tại Miền Nam là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam VN”, để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng dựng lên nhân vật Nguyễn Hữu Thọ, một Luật sư, một trí thức Miền Nam, nhưng rất ngu muội! hay thông minh nhưng có nhiều tham vọng! Rất nhiều người không hiểu rõ căn nguyên của cuộc chiến. Thậm chí một nhà sư được sự ưu đãi của Chính phủ VNCH, trong một Hội nghị Quốc tế tại Tokyo năm 1960, khi được hỏi đã trả lời muốn có hòa bình ở VN, Quân đội VNCH phải giải giới, Chính phủ VNCH phải giải thể! Nhà sư này đã không phân biệt được đâu là nguyên nhân của cuộc chiến. Người dân Hoa Kỳ thì bị các vị dân cử của họ trong Quốc Hội phản bội. Chính thành phần đa số của Quốc hội đã phản bội một Quốc gia đồng minh nhỏ bé là VNCH, đã phản bội sự hy sinh cao cả của gần 60 ngàn quân nhân Quân lực Hoa Kỳ để bảo vệ lý tưởng Tự Do – Dân Chủ của người dân Miền Nam Việt Nam. Con người dù có trình độ dân trí cao, sống trong chế độ Tự do – Dân chủ như Hoa Kỳ, cũng dễ trở thành “bầy cừu của Panurge”, khi bị khích động bởi giới truyền thông vô lương tâm đầu độc dư luận, và bọn phản chiến hèn nhác như John Kerry khuấy động. Phong trào đòi Hòa bình của “bầy cừu Panurge” đã áp lực Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết đạo luật cấm Tổng Thống chi tiền viện trợ Quân sự cho Chính phủ VNCH. Trong lúc đó cả khối CS Đệ tam Quốc tế, đứng đầu là Liên bang Xô viết và Trung cộng đã dồn tất cả mọi nổ lực giúp CSBV trong âm mưu thôn tính Miền Nam Việt Nam. Với lời lẽ dối trá, sau khi vừa chiếm được Miền Nam VN, Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Cộng đảng VN tuyên bố: “Chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Nhưng thực tế, CSVN đã biến nhà trường thành nhà tù! Chúng lùa hàng trăm ngàn Quân – Dân – Cán – Chính VNCH vào các Nhà tù với những từ ngữ mị dân là “Tập trung Học tập Cải tạo”. Cộng đảng VN đã cai trị người dân bằng bạo lực và khủng bố. Sự sợ hãi tràn lan. Người dân trở nên dối trá, không còn ai tin ai, kể cả vợ với chồng, con cái với cha mẹ, thầy giáo với học trò.



Hậu quả của sự phản bội là người dân Miền Nam đã sống những ngày nhục nhã nhất sau khi Sàigòn thất thủ. Người dân Miền Nam muốn sống một cuộc sống xứng đáng là cuộc sống của một con người thì phải bỏ nước ra đi, phải vượt biên, vượt biển. Theo Giáo sư R. J. Rummel, đã có 400 ngàn người chết ngoài biển hay trong rừng sâu núi thẳm trên đường tìm Tự do. Giáo sư Lewis Sorley thì cho rằng có chừng 250 ngàn quân nhân và viên chức VNCH đã chết trong các “Trại Cải tạo”, khoảng 1 triệu rưởi người dân Miền Nam bị đầy đi các vùng “Kinh Tế Mới”, và đã có lối 48 ngàn đã chết tại nơi rừng thiêng nước độc. (Theo tài liệu thuyết trình của Robert F. Turner tại cuộc Hội Luận Kỷ niệm 35 năm Lưu vong tại Westminster, Cali. ngày 28.4.2010).
XII- KẾT
Con én không làm nên mùa Xuân

Sau Xuân Lộc, Sàigòn mất tên, VNCH không còn tìm thấy trên bản đồ thế giới. Một mùa Đông lạnh giá bao phủ khắp trời Nam. Đã ba mươi lăm năm qua, mùa Xuân vẫn chưa trở lại./.
Michigan, Mùa Bảo Tuyết 2010

Bảo Định Nguyễn Hữu Chế

Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/43, SĐ18BB




tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương