9 tháng Tư 20 tháng Tư, 1975


Figure 3 Phóng Đồ Kế Hoạch Điều Quân Mặt Trận Xuân Lộc (Trần Đỗ Cẩm)



tải về 1.6 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích1.6 Mb.
#36029
1   2   3   4   5   6

Figure 3 Phóng Đồ Kế Hoạch Điều Quân Mặt Trận Xuân Lộc (Trần Đỗ Cẩm)
1/- Địch:

* Sư đoàn 6/CSBV do Đặng Ngọc Sĩ, Phó Tư lệnh Quân khu 7 chỉ huy. Từ những cánh rừng vùng Tánh Linh và Hoài Đức, vượt qua QL.1 (khu vực Rừng Lá), vượt qua LTL.2 (Xuân Lộc – Bà Rịa), nhanh chóng di chuyển xuyên qua đồn điền cao su Ông Quế, tiến về hướng Bắc, Sư đoàn này tung các đơn vị áp sát QL.1 tại vùng ngã ba Dầu Giây. Chỉ huy sở Sư đoàn đặt tại Suối Râm, cách ngã ba Dầu Giây 9 cây số về hướng Nam:



  • Trung đoàn 274 chiếm đèo Mẹ Bồng Con, một phần ấp Trần Hưng Đạo, tổ chức hệ thống kiềng chốt để ngăn chận quân bạn từ ngã ba Dầu Giây hay từ Xuân Lộc.

  • Trung đoàn 33 tiến chiếm ấp Phan Bội Châu, tổ chức hệ thống kiềng chốt đến xã Hưng Lộc.

  • Trung đoàn 812 làm lực lượng trừ bị.

  • Sư đoàn có 2 khẩu DKZ, 3 khẩu pháo 105ly và 2 khẩu cối 120ly, bố trí cách ngã ba Dầu Giây 5 cây số về hướng Nam, tại vùng Suối Bi, Suối Hòn.


* Sư đoàn 7/CSBV do Lê Nam Phong chỉ huy. Từ những cánh rừng cao su vùng đồn điền An Lộc, tiến sát thị xã Xuân Lộc ở hướng Đông – Nam:

  • Trung đoàn 165 áp sát vòng đai thị xã ở hướng Đông – Bắc, tiến đánh khu vực hậu cứ Sư đoàn 18BB và các đơn vị thống thuộc.

  • Trung đoàn 209 áp sát hướng Đông - Nam. Tiến chiếm sân bay thị xã và Tòa Hành chánh Tỉnh. Đơn vị này bị Tiểu đoàn 82/BĐQ chận lại, không tiến lên được.

  • Trung đoàn 141 làm lực lượng trừ bị. Nhưng bước qua ngày 10.4, tên Tham mưu trưởng Sư đoàn đã sử dụng đơn vị trừ bị này và Tiểu đoàn Phòng không vào chiến đấu. Trung đoàn 141 phối hợp cùng Trung đoàn 165 tiến đánh hậu cứ SĐ18BB, hậu cứ Thiết đoàn 5 Kỵ binh và hậu cứ Trung đoàn 52. Nhưng chúng đã bị các chiến binh 18 chận đứng từ bên ngoài.


* Sư đoàn 341/CSBV do Trần Văn Trấn chỉ huy. Từ những cánh rừng cao su đồn điền Bình Lộc, di chuyển áp sát thị xã ở hướng Bắc. Chỉ huy sở Sư đoàn đặt tại vùng Suối Đá Bàn trong đồn điền Bình Lộc, cách Xuân Lộc lối 6 cây số về hướng Bắc, nhưng Sư trưởng Trần Văn Trấn đi theo cánh quân Trung đoàn 266 tiến chiếm thị xã:

  • Trung đoàn 266 áp sát Cua Heo, tiến qua làng TPB, đánh khu bến xe Long Khánh, chợ Xuân Lộc, và tư dinh Tỉnh trưởng.

  • Trung đoàn 270 áp sát Núi Thị, tiến đánh TĐ2/43 đang bảo vệ căn cứ hỏa lực gồm 12 khẩu pháo binh Sư đoàn.

  • Trung đoàn 273 làm lực lượng trừ bị.


2/- Bạn:

* Chiến đoàn 43: Phòng thủ thị xã Xuân Lộc.

- Tiểu đoàn 3/43 do Thiếu tá Nguyễn Văn Dư chỉ huy, phối hợp với các đơn vị Chiến xa và Thiết kỵ của Thiết đoàn 5 Kỵ binh, phòng thủ từ Trại Huỳnh Văn Điền (Hậu cứ Trung đoàn 52), vòng ra phía Đông, vòng đai bên ngoài hậu cứ Sư đoàn và hậu cứ các đơn vị.

- Tiểu đoàn 2/43 do Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế chỉ huy, trấn giữ cao điểm Núi Thị, cách thị xã hơn 3 cây số về hướng Tây, nằm bên ngoài tuyến phòng thủ của Xuân Lộc, vào hệ thống truyền tin trực tiếp với Sư đoàn.

- Tiểu đoàn 1/43 do Đại úy Đổ Trung Chu chỉ huy, biệt phái Trung đoàn 48 (sau khi Xuân Lộc bị tấn công, Tiểu đoàn 2/48 từ Hàm Tân (tỉnh Bình Tuy được trả về), thì đơn vị này trở lại với Trung đoàn.

- Thiết đoàn 5 Kỵ binh (- Chi đoàn 2/5 Thiết kỵ và 1 Chi đội Chiến xa M-41).

- Tiểu đoàn 82/BĐQ do Thiếu tá Vương Mộng Long chỉ huy, bố trí quân tại sân bay thị xã.

- Đại đội 43 Trinh sát do Trung úy Dương Trọng Khoát chỉ huy, hoạt động vùng Tây – Nam Núi Ma, vào hệ thống truyền tin của Chiến đoàn 52.

* Chiến đoàn 48: Hoạt động bảo vệ an ninh QL.1 từ Xuân Lộc đến Gia Ray. Ngày 12.4.75, Trung đoàn 48 bàn giao nhiệm vụ cho Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, sau đó di chuyển về bố trí dọc theo LTL.2 từ ngã ba Tân Phong đến Long Giao, làm lực lượng trừ bị cho Sư đoàn.

- Tiểu đoàn 1/48 do Thiếu tá Trần Cẩm Tường chỉ huy.

- Tiểu đoàn 2/48 do Thiếu tá Đổ Duy Luật chỉ huy.

- Tiểu đoàn 3/48 do Thiếu tá Nguyễn Phúc Sông Hương chỉ huy.

- Đại đội 48 Trinh sát.

- Các đơn vị yểm trợ.



* Chiến đoàn 52: Hoạt động bảo vệ an ninh QL.20 từ ngã ba Dầu Giây đến Kiệm Tân.

- Tiểu đoàn 1/52 do Thiếu tá Cam Phú chỉ huy, bố trí quân tại ngã ba Dầu Giây.

- Tiểu đoàn 2/52 do Đại úy Huỳnh Văn Út chỉ huy. Đêm 11.4.75, Tiểu đoàn được lệnh di chuyển vào Xuân Lộc, vào hệ thống chỉ huy của Chiến đoàn 43.

- Tiểu đoàn 3/52 do Thiếu tá Phan Tấn Mỹ chỉ huy, trấn giữ đồi Móng Ngựa.

- Đại đội 52 Trinh sát

- Chi đoàn 2/5 Thiết Kỵ và 1 Chi đội CX/M-41 do Đại úy Vũ Đình Lưu chỉ huy.

- Tiểu đoàn 182 Pháo binh do Thiếu tá Nguyễn Thanh Trước chỉ huy.

- Trung đội Hỏa tiễn TOW.

- Một toán Công binh

- Đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân Long Khánh.



* Đại đội 18 Trinh sát: do Đại úy Phạm Hữu Đa chỉ huy, bố trí quân trên các cao ốc, khu vực trường học và nhà thờ. Một Trung đội lập tuyến phòng thủ tại cổng số 1, một Trung đội bảo vệ BTL/TP và TTHQ/SĐ đặt tại Dinh Tướng Tư lệnh.
D/- DIỄN TIẾN

1/- Từ ngày 9 đến 11.4.1975:

Tờ mờ sáng ngày 9 tháng Tư năm 1975, quân CSBV bắn vào thị xã Xuân Lộc hàng ngàn trái đạn pháo. Pháo rơi vào khu dân cư và bệnh viện, khu trường học, nhà thờ và chùa chiền, khu bến xe Long Khánh và chợ Xuân Lộc. Một số đạn pháo rơi vào các trại gia binh, hậu cứ các đơn vị Sư đoàn và Tiểu khu Long Khánh. Nhưng pháo giặc chỉ gây thiệt hại nhẹ cho quân trú phòng. Bởi vì tất cả các chiến binh Sư đoàn 18BB đang nằm trong các chiến hào trên tuyến phòng thủ bao quanh thị xã.

Tư dinh Tướng Tư lệnh trúng pháo. Pháo giặc rót vào như mưa, cùng khắp, kiểu như vãi trấu. Không một thước đất nào của thị xã Xuân Lộc là không bị đạn pháo giặc cày nát. Một số đạn xuyên qua mái nhà. Ngôi nhà hai tầng lầu, mái ngói. Vài trái đạn rớt xuống ngay phòng ngủ. Nhưng thật may mắn! Ông Tướng không có ở trong nhà. Ông đang ở BTL/SĐ tại Long Bình. Tưởng cũng nên biết, khi Sư đoàn 18BB nhảy vào An Lộc thay thế Sư đoàn 5BB của Tướng Lê Văn Hưng, đơn vị đã đặt BTL/Tiền Phương tại căn cứ Long Bình. Các đơn vị yểm trợ và tiếp liệu của Sư đoàn cũng dời về Long Bình để tiện việc ra vào An Lộc bằng cầu hàng không. Sau đó khi hết nhiệm vụ ở An Lộc, Sư đoàn 18BB trở thành lực lượng cơ động của Quân đoàn III, hành quân hoạt động cùng khắp lãnh thổ Vùng 3 Chiến thuật. Chuẩn tướng Lê Minh Đảo đã trình xin Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Tham Mưu Phó Tiếp Vận, được tiếp tục xử dụng một phần căn cứ Long Bình. Từ đó Hậu cứ Sư đoàn với các Phòng Ban, và cơ sở Tiếp vận đều di chuyển về đây. Hậu cứ BTL/SĐ tại Long Bình được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Huỳnh Thao Lược, Tham Mưu Trưởng Sư đoàn. Vào những ngày biến động, chuẩn bị trận chiến, Xuân Lộc chỉ là nơi đặt BTL/Tiền Phương Sư đoàn. Tướng Lê Minh Đảo thường xuyên đi về giữa Tiền phương (Xuân Lộc) và Hậu cứ (Long Bình).

Buổi chiều ngày hôm trước, nghe tin Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn III tử nạn, ông bay về Biên Hòa để xem hư thực về cái chết của Tướng Hiếu. Đồng thời ông cũng ghé lại Hậu cứ Sư đoàn gặp Đại tá Lược, để biết rõ hơn về thực trạng tiếp liệu của đơn vị. Ông đã nghỉ qua đêm tại đây. Vào lúc quân CSBV bắn pháo và mở cuộc tấn công vào Xuân Lộc, ông được Đại tá Hứa Yến Lến, Tham Mưu Trưởng Hành quân Sư đoàn báo cáo. Ngay tức thì, ông bay vào Xuân Lộc, có mặt tại Trung tâm Hành quân Sư đoàn vừa di chuyển đến ngã ba Tân Phong, gần quận đường Xuân Lộc.



Quân CSBV ấn định giờ “G” tấn công là 5 giờ 30. Nhưng tại Chỉ huy sở Sư đoàn 341, 10 phút trước khi khai hỏa pháo, các Tiền sát viên pháo cộng sản thấy sương mù chưa tan, vẫn còn dày đặc. Màn sương hạn chế tầm quan sát, nên xin trễ lại 10 phút. BTL/Quân đoàn 4 của Thiếu tướng Hoàng Cầm chấp thuận. Đúng 5 giờ 40 phút sáng, Quân đoàn phát lệnh. (Theo George J. Veith & Merle L. Pribbenow II – “Fighting Is An Art”).



tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương