5. 1 khái niệm về quản lý chất lưỢng sản phẩm dịch vụ 1 Khái niệm chung



tải về 353.49 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu22.07.2016
Kích353.49 Kb.
#2122
1   2   3   4

D. Đo lường phân tích cải tiến

D.1 Khái quát

Tổ chức phải hoạch định và triển khai các quá trình theo dõi, đo lường phân tích và cải tiến cần thiết để:


  1. Chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu sản phẩm.

  2. Đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng.

  3. Cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

Điều này phải bao gồm việc xác định các phương pháp có thể áp dụng kể cả các kỹ thuật thống kê và mức độ sử dụng chúng.

D.2 Theo dõi và đo lường

D.2.1 Sự thỏa mãn của khách hàng

Tổ chức phải theo dõi các thông tin liên quan đến sự chấp nhận của khách hàng về việc tổ chức có đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện của hệ thống quản lý chất lượng. Phải xác định các phương pháp thu thập và sử dụng các thông tin này.

Theo dõi cảm nhận của khách hàng có thể bao gồm việc thu thập đầu vào từ các nguồn như khảo sát về sự thỏa mãn cảu khách hàng, dữ liệu khách hàng về chất lượng sản phẩm giao nhận, khảo sát ý kiến người sử dụng phân tích thua lỗ kinh doanh, những khen ngợi các yêu cầu bảo hành và báo cáo của đại lý.

D.2.2 Đánh giá nội bộ.

Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ trong kế hoạch để xác định thêm hệ thống quản lý chất lượng:


    1. Có phù hợp các các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của hệ thống chất lượng được tổ chức thiết lập.

    2. Có được thực hiện và duy trì một cách hiệu lực.

Tổ chức phải hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi tần suất và phương thức đánh giá phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan và công bằng của quá trình đánh giá. Các chuyên gia đánh giá không được đánh giá công việc của mình.

Phải thiết lập một thủ tục dạng văn bản để xác định trách nhiệm và yêu cầu đối với việc hoạch định và tiến hành đánh giá lập hồ sơ và báo cáo kết quả.

Phải duy trì hồ sơ đánh giá và kết quả đánh giá lãnh đạo chịu trách nhiệm về khu vực được đánh giá phải đảm bảo tiến hành không chậm trể các hành động để loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện trong khi đánh giá và nguyên nhân của chúng. Các hoạt động tiếp theo phải bao gồm việc kiểm tra, xác nhận các hoạt động tiến hành và báo cáo kết quả kiểm tra xác nhận.

D.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình

Tổ chức phải áp dụng các chính sách thích hợp cho việc theo dõi và khi có thể đo lường các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng các phương pháp này phải chứng tỏ khả năng của các quá trình để đạt được các kết quả hoạch định. Khi không đạt được các kết quả hoạch định, phải tiến hành khắc phục và hành động khắc phục thích hợp.

Để xác định các phương pháp thích hợp, tổ chức nên xem xét loại và phạm vi theo dõi hoặc đo lường thích hợp với mỗi quá trình, trong mối tương quan với ảnh hưởng của những quá trình này với sự phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, cũng như hiệu lực của các hệ thống quản lý chất lượng

D.2.4 theo dõi và đo lường sản phẩm

Tổ chức phải theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm, để kiểm tra, xác nhận rằng các yêu cầu của sản phẩm được đáp ứng. Việc này phải được tiến hành ở các giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sản phẩm theo các sắp xếp hoạch định (xem C.1)

Phải duy trì bằng chứng về sự phù hợp với tiêu chí chấp nhận.

Hồ sơ phải chỉ ra những người có quyền thông qua sản phẩm để giao cho khách hàng

Việc thông qua sản phẩm và chuyển giao dịch vụ cho khách hàng chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thành thỏa đáng các hoạt động theo hoạch định, nếu không thì phải được phê duyệt bởi người có thẩm quyền và nếu có thể, của khách hàng.

D.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm không phù hợp với yêu cầu được nhận biết và kiểm soát, để phòng ngừa việc sử dụng và chuyển giao ngoài dự kiến. Phải thiết lập một thủ tục dạng văn bản xác định việc kiểm soát và trách nhiệm, quyền hạn có liên quan với việc xử lý sản phẩm không phù hợp.

Khi thích hợp, tổ chức phải xử lý sản phẩm không phù hợp bằng một hoặc một số cách sau:



  1. Tiến hành loại bỏ sự không phù hợp

  2. Cho phép sử dụng, thông qua hoặc chấp nhận có nhân nhượng bởi người có thẩm quyền và khi có thể, bởi khách hàng.

  3. Tiến hành loại bỏ việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu.

  4. Tiến hành hành động thích hợp với những tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự không phù hợp, nếu sản phẩm không phù hợp bị phát hiện sau khi chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử dụng.

Khi sản phẩm không phù hợp được khắc phục, chúng phải được kiểm tra lại để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu.

Phải duy trì hồ sơ về bản chất các sự không phù hợp và bất kỳ hành động tiếp theo nào được tiến hành, kể cả các nhân nhượng có được.

D.4 Phân tích dữ liệu.

Tổ chức phải xác nhận, thu thập và phân tích các dữ liệu tương ứng để chứng tỏ sự thích hợp và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá xem sự cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống chất lượng có thể tiến hành tới đâu. Điều này bao gồm cả các dữ liệu tạo ra do kết quả của việc theo dõi, đo lường và từ các nguồn thích hợp khác.

Việc cung cấp dữ liệu, phân tích thông tin về :


  1. Sự thỏa mãn của khách hàng (D.2.1)

  2. Sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm(xem D.2.4)

  3. Đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các cơ hội cho hành động phòng ngừa, …

  4. Những nhà cung ứng (xem C.4)

D.5 Cải tiến

D.5.1 Cải tiến liên tục

Tổ chức phải tiến hành cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá, phân tích dữ liệu, hành động khắc phục , phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo.

D.5.2 Hành động khắc phục

Tổ chức phải thực hiện hành động nhằm loại bỏ những nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn.

Hành động khắc phục phải tương ứng với tác động của sự không phù hợp gặp phải.

Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với :


  1. Việc xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng).

  2. Việc xác định nguyên nhân của sự không phù hợp.

  3. Việc đánh giá nhu cầu cần thực hiện các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp.

  4. Việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết.

  5. Việc lưu hồ sơ và các kết quả của hành động được thực hiện

  6. Việc xem xét hiệu lực của các hành động khắc phục đã hành động.

D.5.3 Hành động phòng ngừa

Tổ chức phải xác định các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn sự phát triển của chúng. Các hành động phòng ngừa được tiến hành phải tương ứng với tác động của vấn đề tiềm ẩn.

Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định yêu cầu đối với:


  1. Việc xác định không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng.

  2. Việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa sự xuất hiện sự không phù hợp.

  3. Việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết.

  4. Hồ sơ và các kết quả của hành động được thực hiện.

  5. Việc xem xét hiệu lực của các hành động phòng ngừa đã được thực hiện.



HOẠCH ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN TQM

Để thực hiện TQM ở một tổ chức phải xây dựng kế hoạch theo trình tự:



1. Xây dựng chính sách chất lượng: lãnh đạo cấp cao xác định bằng văn bản và công bố cho mọi thành viên. Chính sách chất lượng là một bộ phận của chính sách chung trong một tổ chức, phản ảnh phương hướng, mục đích và các nhiệm vụ cơ bản về chất lượng. Qua đó khách hàng thấy sự cam kết và mức độ quan tâm của tổ chức đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ. Theo ISO 9000: 2005: “chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chúng của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức” . Chính sách chất lượng thể hiện mong muốn và cách thức thỏa mãn nhu cầu khách hàng của tổ chức. Nó thường được ghi trong phần đầu của sổ tay chất lượng và được lãnh đạo tổ chức phê chuẩn. Chính sách chất lượng phải đảm bảo mọi thành viên thong hiểu, thực hiện được và không ngừng hoàn thiện. Đây là tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chất lượng.

2. Xác định mục tiêu của TQM: dựa vào chính sách chất lượng, hoạch định chi tiết các mục tiêu của TQM. Các mục tiêu chất lượng cần được đưa thành các chỉ tiêu cụ thể cho các bộ phận, các hoạt động và các cá nhân phù hớp với trách nhiệm và quyền hạn của họ trong tổ chức.

3. Phân công trách nhiệm và quyền hạn của Ban giám đốc, các phòng ban và các đơn vị sản xuất kinh doanh liên quan đến chất lượng.

4. Xây dựng QMS: xác lập các quá trình, thủ tục của QMS và khích lệ mọi người tham gia thực hiện. Thủ tục quy trình hoạt động liên quan đến mọi yếu tố của hệ thống chất lượng trong một tổ chức là tài liệu cơ bản để thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng. Theo ISO 9000: 2005, các thủ tục là “cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình”. Các thủ tục quy trình mô tả những gì cần phải thực hiện để đảm bảo chất lượng. Mọi người phải hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn và cá mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân trong tổ chức với nhau.

5. Kiểm soát chất lượng sử dụng công cụ SPC: thường kỳ dựa vào thủ tục quy trình kiểm tra, kiểm soát và xác nhận về chất lượng để đánh giá và phát hiện các trục trặc, sự không phù hớp ở từng bộ phận, từng công đoạn.

6. Phân tích nguyên nhân: dựa vào hồ sơ chất lượng (tài liệu công bố kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về kết quả đạt được) áp dụng sơ đồ nhân quả tìm nguyên nhân gây sai sót, đề xuất cách khắc phục và phòng ngừa nguyên nhân.

7. Chương trình cải tiến sau: lựa chọn vấn đề cải tiến, hiệu chỉnh lưu đồ, thủ tục…đẩy mạnh sự tham gia của các nhóm và mọi thành viên.

8. Thực hiện chương trình cải tiến: đào tạo để mọi người cải tiến, hiến kế thực hiện, tự đánh giá và đo lường kết quả của từng quá trình.

9. Kiểm soát chương trình cải tiến: phát hiện những trục trặc, thử nghiệm lại các lưu đồ, thủ tục, phối hợp đồng bộ mọi hoạt động của QMS

10. Đánh giá hiệu quả của QMS: so sánh kết quả của QMS với mục tiêu, chính sách chất lượng. Tuyên dương công trạng, đẩy mạnh hoạt động nhóm.

tải về 353.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương