22 suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 tn a lời Chúa: Is 8,23b – 9,3; 1Cr 1,10-13. 17; Mt 4,12-23 MỤc lụC



tải về 326.69 Kb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2018
Kích326.69 Kb.
#37113
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

18. Khởi điểm


Chúng ta hết thảy đểu đã nghe những nhà bình luận thể thao la lên: Đây là một khởi điểm! Dù là một cuộc đua ngựa, trượt tuyết, chạy đường dài, người ta đều la lên: Đây là một khởi điểm! Chúng ta đã trông thấy những lực sĩ giương bắp thịt lên và mặt mày căng thẳng chờ dấu hiệu khởi hành, vì việc khởi hành là quan trọng. Khởi hành tốt tạo điều kiện cho phần còn lại của cuộc chạy đua.

Hôm nay, Tin Mừng kể lại cho chúng ta khởi điểm của Chúa Giêsu, bắt đầu sứ vụ của Ngài. Khởi điểm quan trọng vì nó cho hoạt động của Chúa Giêsu ý nghĩa của nó.

Ba nét nêu lên đặc điểm của bản văn này: chuyển động, những cuộc cắt đứt, một sứ điệp.

Việc Gioan Tẩy Giả bị bắt giam giống như một dấu hiệu khởi điểm đối với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chuyển động: Ngài rút lui về Galilê rồi từ giã Nagiarét để đến Capharnaum, rồi Ngài đi dọc theo bờ hồ và kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Ngài kêu gọi họ bước theo Ngài.

Những cuộc di chuyển này của Chúa Giêsu gây ra những sự cắt đứt. Bước đi, bao giờ cũng để lại sau lưng mình những phong cảnh, những sự vật và những con người. Chúa Giêsu cắt đứt với ngôi làng thời thơ ấu của Ngài: Nagiarét, để đi đến một môi trường mới mẻ: thành phố Capharnaum quốc tế. Các môn đệ cũng cắt đứt với môi trường của họ để theo đuổi một cuộc mạo hiểm mới với Chúa Giêsu. Họ để lại đằng sau họ ngôi làng, nghề nghiệp, gia đình. Tất cả những chuyển động này không chỉ là di chuyển đơn thuần mà thôi. Chúng được hướng về một sứ điệp phải loan truyền. Một sứ điệp của Thiên Chúa: “Hãy sám hối vì nước trời đã đến gần”.

Nói cách khác, Thiên Chúa đến, Ngài đến gần anh em, Ngài mang đến cho anh em sự sống và hạnh phúc. Thiên Chúa mang ánh sáng đến cho những người xứ Galilê, Do thái và ngoại giáo, đến cho những người ngồi trong bóng tối. Thiên Chúa mang sự sống và hạnh phúc đến cho tất cả những ai ngồi trong bóng sự chết. Hết thảy mọi người đều được mời gọi hoán cải, đứng dậy, đón nhận hồng ân của Thiên Chúa. Đứng dậy, thay đổi cuộc sống vì Thiên Chúa làm những điều mới mẻ nơi Chúa Giêsu Kitô.

Những cuộc di chuyển này của Chúa Giêsu, những sự cắt đứt này, sứ điệp một Thiên Chúa gần gũi này có liên quan đến chúng ta hôm nay không? Dĩ nhiên rồi. Vì nếu Chúa Giêsu đã bước đi trên những nẻo đường xứ Galilê, là vì chúng ta. Nếu Ngài đã cắt đứt với ngôi làng của Ngài là vì chúng ta. Sứ điệp của Ngài liên quan đến chúng ta và không chỉ nhắm những người ở xứ Galilê mà thôi.

Bởi sự nối kết những thế hệ tín hữu, sứ điệp của Chúa Giêsu đã đến với chúng ta và chúng ta đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Trở thành môn đệ không phải là chỉ đón nhận Chúa Giêsu Kitô, mà còn trở nên trách nhiệm về sứ điệp của Ngài, tức là di chuyển để loan truyền nó. Sứ điệp này không phải là một quả bóng chúng ta giữ trong tay chúng ta, ta phải ném nó lại cho những người khác.

Làm sao di chuyển hôm nay vì Thiên Chúa và sứ điệp của Ngài? Bằng cách thực hành những giá trị của Tin mừng. Đây là ba giá trị khiến chúng ta phải di chuyển và dẫn đưa chúng ta đến những sự cắt đứt với các giá trị của thế gian này.

Thực thi tính nhưng không. Đây là một giá trị quan trọng của Tin mừng: Nếu anh em làm ơn cho những kẻ làm ơn cho anh em, nếu anh em chỉ cho những kẻ trả lại cho anh em… thì anh em bắt chước những kẻ tội lỗi. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cắt đứt với những thái độ tìm lợi nhuận, hoán cải theo tinh thần nhưng không.

Tha thứ. Chúa Giêsu đã tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Ngài nói với chúng ta: “Hãy thương yêu kẻ thù, hãy cầu nguyện cho những kẻ bách hại các con”. Có lẽ chúng ta không có kẻ thù, cũng không có những kẻ bách hại, nhưng một số người làm tổn thương chúng ta, tấn công chúng ta bởi lời nói, cử chỉ, thái độ của họ. Chúng ta phải cắt đứt với ước muốn trả thù của chúng ta, hoặc đơn giản hơn với sự khinh bỉ của chúng ta đối với kẻ khác.

Hủy bỏ những khoảng cách. Trong Tin mừng, Chúa Giêsu lo lắng hủy bỏ những khoảng cách: “Ngài ngồi ăn với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, Ngài để cho những người phong cùi đến gần Ngài”, tóm lại Ngài lui tới với những kẻ bên lề xã hội, đủ loại, vì sứ điệp của Ngài nhắm tới hết thảy mọi người như các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải vượt các rào cản ngăn cách chúng ta với tha nhân, những người nhập cư, da đen, mắc bệnh Sida, người nghèo.

Những việc thực hành Tin Mừng này làm cho chúng ta trở thành những người di chuyển. Đi đến với những kẻ mà chúng ta không trông mong họ đền đáp gì cả, đi đến với những người làm ta đau khổ, đi đến với những kẻ khác với chúng ta.

Hôm nay, ta đừng sợ xét xem chúng ta có phải là những môn đệ di chuyển vì Thiên Chúa không. Vì Thiên Chúa không có đôi chân nào khác ngoài chân của chúng ta.


19. Họ đã bỏ mọi sự mà theo Chúa


Vào ngày nắng hạ kia, có cậu bé ra đường tình cờ nhìn thấy một đồng xu nhấp nhoáng dưới chân mình. Cậu bé nhặt đồng xu lên nắm chặt trong tay và khuôn mặt cậu bé tỏ lộ rất là vui mừng. Đồng xu kia thuộc về chú bé mà không phải làm gì hết! Kể từ ngày đó cứ hễ ra đường là đầu chú bé cúi xuống với đôi mắt mở to liếc nhìn khắp chỗ để may ra vớ được thêm đồng tiền nào chăng. Suốt cuộc đời chú bé kiếm được 302 đồng một xu, 24 đồng năm xu, 41 đồng 10 xu, 8 đồng 25 xu, 3 đồng 50 xu, và tờ một đô-la bị rách, tổng cộng tất cả là 12 đồng 80 xu. Tất cả số tiền thuộc về chú bé mà không phải mất gì hết. Song chú bé ấy đã mất đi 35.127 lần nhìn xem hoàng hôn, 327 lần ngắm nhìn cầu vồng, những cảnh huy hoàng rực rỡ của lá phong đổi mầu vào mùa thu, những áng mây trắng trôi lang thang trên bầu trời xanh ngắt, chim bay thú chạy, ánh mặt trời cùng những nụ cười chào hỏi của những đi qua lại. Còn biết bao điều khác nữa mà chú bé đã bỏ quên. Ý câu chuyện muốn nói là trên thế giới này cũng có biết bao người như chú bé đã đi qua cuộc sống trong tâm thức bị tù đầy, bỏ qua không biết bao nhiêu chuyện lý thú có thể khám phá qua cuộc sống dương gian này.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Matthêu thuật lại rằng: Chúa Giêsu đang đi bộ dọc theo bờ biển Galilê, chợt Ngài nhìn thấy hai anh em là Simon cũng gọi là Phêrô, và em là Anrê. Cả hai anh em đều là dân thuyền chài. Chúa Giêsu gọi họ, "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ lưới cá người" (Mt 4,19). Ngài kêu mời họ vào cuộc thám hiểm kỳ bí lý thú trong chính đời sống mới, vào sự cảm nghiệm đời sống tình yêu của chính Ngài. Và ngay lập tức họ đã bỏ mọi sự, tầu bè, cha mẹ, để theo Chúa như Thánh Matthêu đã kể.

Simon Phêrô, và các tông đồ khác theo Chúa để học nơi Chúa. Chẳng bao lâu, họ nhận ra rằng Đức Giêsu, Thầy Dạy của các bậc thầy, không những chỉ dạy Lời Chúa nhưng chính Ngài là Lời Chúa. Ngài không những chỉ dạy cho cách sống mới mà chính Chúa Giêsu là Sự Sống. Ngài không những chỉ cho biết ý nghĩa của “Đường sự Sống", mà chính Ngài là Đường sự Sống, là Ánh Sáng.

Ông Thomas Carlyle không những là sử gia mà còn là một nhà văn nổi tiếng của Scottish, có lần ông nhận được lá thư của một sinh viên trẻ muốn trở thành thầy giáo viết cho ông như vầy: "Thưa ông Carlyle, tôi muốn trở thành một giáo viên. Ông có thể chỉ cho tôi biết cách làm sao để nên một thầy giáo thành công không?" Ông Carlyle trả lời: "Hãy nên như là một học trò, như anh muốn người khác trở nên". Còn mọi cách khác chỉ là trò đùa vô lý!" Và đó chính là cách thức Kitô hữu dạy dỗ. Điều gì Chúa Giêsu dạy chúng ta làm thì chính Ngài đã làm trước. Chỉ có một cách chắc chắn chúng ta có thể "liên kết với Ngài" là hãy sống như Ngài đã sống theo như Thánh Gioan Tông đồ đã viết (1Ga 1,5-6). Hơn nữa, chúng ta phải hối cải nếu như chúng ta muốn sống giống Chúa Giêsu vì đó là cách duy nhất.

"Để trở nên môn đệ Ta, thực hành điều Ta dạy, đón nhận Ta là gương mẫu sống, ôm ấp Đời Sống Mới mà Ta ban cho, biến đổi không chỉ đạo giáo của con nhưng là toàn bộ cuộc sống từ thói quen đến tương lai, con phải biến đổi-- đặc biệt mọi cách thức của con nếu như con muốn theo Ta".

Chúng ta đã biết Thánh Kinh, những lời giáo huấn của Chúa, và những cách thức Ngài đã làm gương...

Bạn có chúc lành cho những người chúc dữ mình không? (Lc 6,28).

Bạn có bố thí cho những ai xin bạn không? (Lc 6,30).

Bạn có làm điều tốt cho kẻ ghét bạn không? (Lc 6,27).

Bạn có thương kẻ thù bạn không? (Lc 6,27).

Bạn có từ bi với mọi người không? (Lc 6,36).

Khi thấy tha nhân cần giúp đỡ, bạn có nhìn nhận Chúa Giêsu trong họ không? (Mt 25,31-64).

Hãy để những vấn đề kể trên thành hành động và lối sống của bạn.

Chúa Giêsu đã sống giữa dân tộc Ngài, và rao truyền Tin Mừng về một Thiên Chúa Yêu Thương sẽ đem họ đến sự toàn hảo. Hình ảnh một Thiên Chúa Tình Yêu được biểu lộ qua Chúa Giêsu và những việc Ngài làm. Ngài tỏ lộ chính mình Ngài như một Gương Mẫu Tuyệt Hảo cho dân chúng noi theo để đáp trả Thiên Chúa đáng kính yêu của họ. Nhưng dân tộc Ngài lại ra án lệnh Ngài phải chết. Họ không chấp nhận giáo thuyết có một Thiên Chúa Yêu Thương ở giữa họ. Chúa Giêsu đã tuyên bố rõ ràng là nếu họ muốn theo Ngài thì phải thay đổi tất cả từ tâm linh đến cách sống của họ. Họ phải thay đổi cách đối xử với tha nhân cũng như người ngoại bang; và họ đã không thể chấp nhận những giáo huấn ấy.

Họ không muốn thay đổi những gì họ đang nắm giữ, vì thay đổi là đụng chạm đến an ninh, lòng tự ái, giáo điều và tinh thần nghiêm khắc của họ. Chúa Giêsu đến rao giảng một Thiên Chúa Yêu Thương đã ban tặng cho họ một cách thức tốt hơn. Đời sống sẽ được phong phú hơn bởi một tinh thần và một hệ thống giá trị mới hoàn toàn. Tất cả những điều ấy sẽ ban tặng cho ai thống hối và đi theo Ngài. Nhưng họ không thể chấp nhận lời kêu gọi để tiến tới sự cao siêu hơn; bởi đó họ đóng đinh Ngài và Ngài đã chết trong chính sự u mê của họ.




tải về 326.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương