215 CÂu hỏI ĐÁp pháp luật về BẢo vệ quyền sở HỮu công nghiệp phần I


Câu hỏi 142. Trường hợp nào được tiêu huỷ hàng hoá có yếu tố vi phạm về sở hữu công nghiệp?



tải về 0.63 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.63 Mb.
#15378
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Câu hỏi 142. Trường hợp nào được tiêu huỷ hàng hoá có yếu tố vi phạm về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Biện pháp buộc tiêu huỷ hàng hoá áp dụng trong trường hợp hàng hoá không có giá trị sử dụng, không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng gây hại cho sức khoẻ, không thể loại bỏ yếu tố vi phạm. Trường hợp khác có thể tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm như tiêu huỷ giấy tờ giao dịch, catalogue, sách hướng dẫn, tờ rơi, biểu tượng, mẫu vật quảng cáo, mẫu nhãn hiệu, mẫu nhãn hàng, đề can, bao bì sản phẩm và dụng cụ, tang vật vi phạm (Công ty H.P bị buộc tiêu huỷ 13 bộ khung in lưới dùng để in nhãn hiệu “HONDA” lên phụ tùng xe máy. Công ty Bia T bị tiêu huỷ 7 kg nhãn hiệu có chứa yếu tố vi phạm. Công ty sứ T.T. bị buộc tiêu huỷ 52 bộ khuôn tạo ra kiểu dáng công nghiệp vi phạm). (Điều 30 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)



Câu hỏi 143. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm soát sở hữu công nghiệp gặp hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không rõ nguồn gốc có được kê biên, niêm phong, tạm giữ hàng hoá đó không?

Trả lời: Khi tiến hành thanh tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp phát hiện hàng hoá nghi ngờ có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không rõ nguồn gốc thì chỉ ra quyết định tạm giữ, kê biên trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp liên quan có yêu cầu tạm giữ, kê biên và cung cấp đầy đủ chứng cứ, lập luận hợp lý về hàng bị nghi ngờ không phải do chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc người được phép đưa ra thị trường. Đồng thời có văn bản cam kết bồi thường thiệt hại nếu sau đó hàng hoá này không phải là hàng hoá xâm phạm quyền.

Trường hợp tạm giữ hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền không rõ nguồn gốc mà không có yêu cầu của người yêu cầu xử lý cùng các điều kiện nêu trên, nếu có thiệt hại do sau đó kết luận không phải hàng xâm phạm, hoặc không đủ chứng cứ kết luận là hàng xâm phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm.

Thời gian tạm giữ, kê biên theo quy định của Pháp lệnh XLVpHC. Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh, Trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp.

Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có quyền niêm phong, kê biên tang vật, phương tiện vi phạm và giao cho chủ tang vật, phương tiện vi phạm bảo quản chờ quyết định xử lý (việc niêm phong, kê biên phải có biên bản và ghi trong biên bản vi phạm hành chính). (Điều 27 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 144. Trong những trường hợp nào thì được áp dụng biện pháp niêm phong, tịch thu hàng hoá là tang vật vi phạm?

Trả lời: Việc niêm phong, tịch thu tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp áp dụng trong các trường hợp:

Việc niêm phong là cần thiết để có được chứng cứ, đảm bảo chứng cứ không bị phá huỷ, thủ tiêu hoặc thay đổi.

Nếu không niêm phong hàng hoá, giấy tờ, tài liệu thì có thể dẫn đến vi phạm tiếp.

Hàng hoá trên thị trường, hành hoá nhập khẩu có yếu tố vi phạm không xác định được nguồn gốc, chủ hàng, người sản xuất, người đưa ra thị trường, nhưng có đủ căn cứ xác định hàng hoá đó không phải do chủ sở hữu công nghiệp sản xuất hoặc đưa ra thị trường.

Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp chỉ được áp dụng khi đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau: Có quy định cho phép áp dụng hình thức tịch thu quy định tại điều, khoản, điểm đối với hành vi quy định trong Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp. Và các sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ không thể loại bỏ yếu tố xâm phạm. Tổ chức, cá nhân vi phạm không đủ khả năng điều kiện để loại bỏ yếu tố xâm phạm, hoãc không thực hiện các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền trong việc loại bỏ yếu tố xâm phạm.

Ví dụ, các tang vật vi phạm nhãn hiệu Luis Vuton đều chứa đựng nhãn hiệu của Công ty này. Nhãn hiệu được trang trí trên tất cả các vị trí của các hàng hoá. Trong trường hợp này, phải áp dụng hình thức tịch thu vì không thể loại bỏ tất cả các nhãn hiệu này.

Việc bán đấu giá hàng hoá bị tịch thu để sung công quỹ Nhà nước phải đảm bảo hàng hoá mang dấu hiệu vi phạm đó không quay trở lại thị trường. Người mua hàng đấu giá trong trường hợp này phải cam kết loại bỏ yếu tố vi phạm trước khi đưa các hàng hoá mua được vào thị trường. (Điều 29 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)



Câu hỏi 145. Chi phí liên quan đến việc xử lý hàng hoá vi phạm bị tịch thu được thanh toán như thế nào?

Trả lời: Cơ quan Thanh tra đã ra quyết định tịch thu hàng hoá xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thanh toán các khoản chi phí hợp lệ trong việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung công quỹ nhà nước, gồm:

1. Chi phí thẩm tra, xác minh, tạm giữ hàng hoá, vận chuyển, bảo quản, giám định, kiểm nghiệm, định giá giá trị hàng hoá bị tạm giữ, chi bồi thường tổn thất hàng hoá do khách quan.

2. Chi phí giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá vi phạm.

3. Chi bồi dưỡng làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm trong việc quản lý, xử lý hàng hoá bị tịch thu.

4. Chi cho công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý và xử lý tài sản bị tịch thu (Thông tư 72/2004/TT-BCT của Bộ Tài chính)



Câu hỏi 146. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp không?

Trả lời: Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp. Thẩm quyền cụ thể như được quy định như sau:

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xẩy ra tại địa phương do cấp mình quản lý bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa của khung tiền phạt (gấp 5 lần giá trị hàng hoá xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghịêp phát hiện được), tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm về sở hữu công nghiệp; buộc tổ chức, cá nhân vi phạm về sở hữu công nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng (Điều 30, Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận, huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xẩy ra tại địa phương do cấp mình quản lý bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm về sở hữu trí tuệ; buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng (Điều 30 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.4 Nghị định 106/NĐ-CP).

Nghị định 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp không quy định Chủ tịch Uỷ ban ND phường, xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp. (Điều 18 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 147. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ?

Trả lời: Thẩm quyền xử phạt về sở hữu công nghiệp của Thanh tra Khoa học và Công nghệ như sau:

Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đang thi hành công vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 38.1 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.1 Nghị định106/2006/ NĐ-CP).

Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ được quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm; buộc áp dụng các biện pháp khác phục hậu quả (Điều 38.2 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.2 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ được quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp bằng các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa bằng 5 lần giá trị hàng hoá xâm phạm quyền phát hiện được; tuớc quyền sử dụng giấy phép hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra xâm phạm về sở hữu công nghiệp; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 38.3 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 18.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 148. Căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp là biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản (Điều 56 Pháp lệnh XPVPHC)

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì người có thẩm quyền xử phạt (Thanh tra viên tham gia Đoàn thanh tra, Thanh tra viên đang độc lập thi hành công vụ thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ, Kiểm soát viên Quản lý thị trường và những người có thẩm quyền khác) lập biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Nếu hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản vi phạm thì những người này ra quyết định xử phạt. Trường hợp mức phạt không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp các đoàn thanh tra liên ngành, trong thành phần đoàn không có các chức danh có thẩm quyền xử phạt thì trưởng đoàn lập biên bản vi phạm hành chính. (Điều 49 Luật Thanh tra)

Công chức đang làm việc tại các cơ quan mà Thủ trưởng của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì cũng có quyền lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền xử phạt. Người thử trưởng này phải ký vào biên bản vi phạm hành chính đó. Trường hợp cần thiết thì người này tiến hành xác minh lại trước khi ký để sử dụng biên bản vi phạm hành chính này làm căn cứ cho việc ra quyết định xử phạt.

Theo quy định trên thì ở cơ quan thanh tra của Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ, những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp:

Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ;

Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ;

Công chức đang làm việc tại Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (chưa được chuyển sang ngạch Thanh tra viên) đang thi hành công vụ (trường hợp này biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phải có chữ ký xác nhận của Chánh Thanh tra Bộ và Sở (Điều 20.3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP) .

Câu hỏi 149. Các yêu cầu đối với Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cũng tuân theo các quy định về biên bản vi phạm hành chính nói chung. Theo đó, phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên và chức vụ người lập biên bản; tên tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ người vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xẩy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, niêm phong; lời trình bày của cá nhân, tổ chức vi phạm; người chứng kiến, người bị thiệt hại.

Biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp phải có các chữ ký của người lập biên bản, đại diện tổ chức, người vi phạm và phải lập thành hai bản. Trường hợp có mặt người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những người này cũng phải ký vào biên bản. Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, đại diện tổ chức hoặc người bị thiệt hại từ chối, không ký thì người lập biên bản ghi lý do vào biên bản.

Biên bản gồm nhiều tờ rời thì những người kể trên phải ký vào từng tờ rời. Người lập biên bản và cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm mỗi bên giữ một bản. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp áp dụng theo quy định của Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định 04/BKHCN-2005).

Trường hợp biên bản, quyết định xử phạt do Thanh tra viên lập thì sử dụng dấu treo của cơ quan thanh tra quản lý trực tiếp thanh tra viên đó. Dấu được đóng ở góc bên trái, phía trên cùng của văn bản, nơi ghi tên cơ quan thanh tra xử phạt và số, ký hiệu của biên bản, quyết định xử phạt (Điều 28.3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì căn cứ hồ sơ gồm: biên bản vi phạm hành chính và các chi tiết ở biên bản thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, các kết quả trưng cầu giám định, kiểm tra kỹ thuật (nếu có) và các tài liệu liên quan khác, căn cứ tính chất, mức độ, nhân thân cá nhân, tổ chức vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đối chiếu với Chương II Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp mà áp dụng đúng vào điều, khoản, điểm cụ thể để định mức phạt, các hình thức phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác. Sau đó ban hành văn bản quyết định xử phạt.



Câu hỏi 150. Trường hợp có nhiều hành vi vi phạm, trong đó có hành vi vượt quá thẩm quyền của người thụ lý thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này như sau:

1. Nếu cá nhân, tổ chức đồng thời có nhiều hành vi vi phạm trong một vụ việc, cùng thời gian, địa điểm thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều ngành khác nhau, như cùng lúc vi phạm trong hoạt động sở hữu sông nghiệp và khoa học và công nghệ (ngành Khoa học và Công nghệ), vi phạm về bảo vệ môi trường (ngành Tài nguyên và Môi trường), vi phạm về an toàn và kiểm soát bức xạ (ngành Khoa học và Công nghệ), bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)… thì thẩm quyền xử phạt thuộc Uỷ ban Nhân dân. Người đã lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính chuyển giao hồ sơ cho Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt.

2. Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp (cùng thời điểm, đồng thời vi phạm về nhãn hiệu, kiếu dáng công nghiệp, sáng chế) và hình thức, mức phạt thuộc thẩm quyền xử phạt của một người thì thẩm quyền ra quyết định xử phạt thuộc về người đó.

3. Thẩm quyền phạt tiển của các chức danh phải căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp cá nhân, tổ chức đồng thời có nhiều hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, trong đó có một trong các hành vi phải áp dụng hình thức, mức phạt vượt quá thẩm quyền của người đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt tất cả các hành vi. Không được giữ lại hành vi có mức phạt thuộc thẩm quyền của mình và chỉ chuyển hành vi có mức phạt vượt quá thẩm quyền lên cấp cao hơn (Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC).

4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức phạt đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của một người, thì người đó chỉ ra một quyết định xử phạt. Trong quyết định ghi rõ hình thức, mức phạt, hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác cho từng hành vi. Nếu có hình thức phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

Câu hỏi 151. Đề nghị cho biết thủ tục xử phạt đơn giản về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo thủ tục đơn giản là trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính mà ra quyết định xử phạt tại chổ trong những trong những trường hợp sau:

Hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi đều là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 dồng.

Tuy nhiên, quyết định xử phạt vẫn phải thể hiện bằng hình thức văn bản theo mẫu quy định (Điều 10 Nghị định 134/203/NĐ-CP).

Câu hỏi 152. Nguyên tắc áp dụng mức phạt cụ thể trong khung mức phạt quy định trong nghị định xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp và biện pháp đảm bảo tổ chức, cá nhân phải nộp tiền phạt?

Trả lời:

1. Mức phạt tiền cụ thể áp dụng đối với từng hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt quy định cho hành vi đó ghi trong nghị định.

Nếu hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ thì cộng mức tiền phạt tối thiểu với mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi đó và chia đôi. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt áp dụng cho hành vi đó có thể giảm xuống từ mức trung bình, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt áp dụng cho hành vi đó có thể tăng lên từ mức trung bình, nhưng không tăng quá mức tối đa của khung tiền phạt (Điều 3.3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

2. Để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền có thể tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, hoặc giấy tờ khác cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. và trả lại khi cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp tiền phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức không có các loại giấy tờ nói trên thì có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (Điều 57 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 215 Luật SHTT).

Câu hỏi 153. Việc đình chỉ hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Yêu cầu trước hết khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Do vậy khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Quyết định này có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

Trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp nên ra quyết định bằng văn bản riêng, hoặc ghi rõ yêu cầu này trong Biên bản thanh tra, Biên bản vi phạm hành chính với nội dung yêu cầu đình chỉ ngay và chấm dứt hành vi vi phạm, chờ quyết định giải quyết của người có thẩm quyền (Điều 18 Nghị định 134/2003/NĐ-CP)

Câu hỏi 154. Đề nghị cho biết về việc uỷ quyền xử phạt?

Trả lời: Việc uỷ quyền xử phạt chỉ được thực hiện hiện đối với cấp phó trực tiếp (Ví dụ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ uỷ quyền cho Phó Chánh Thanh tra Sở. Chủ tịch Uỷ ban ND tỉnh không được uỷ quyền cho Chánh thanh tra sở ). Cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của cấp trưởng đã uỷ quyền cho mình và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt hành chính do mình quyết định. Người cấp phó đã được uỷ quyền xử phạt hành chính không được uỷ quyền tiếp cho bất kỳ người nào khác. (Điều 41 Pháp lệnh XLVPHC)



Câu hỏi 155. Thời hạn ban hành quyết định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp?

Trả lời:


1. Theo quy định, thời hạn để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong xử phạt về sở hữu công nghiệp là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn này là 30 ngày làm việc trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cần giám định. Trong trường hợp cần tiếp tục xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn 30 ngày làm việc, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo bằng văn bản với thủ trưởng trực tiếp của mình. Thủ trưởng trực tiếp sẽ ra quyết định gia hạn bằng văn bản thêm 30 ngày. Cụ thể là, nếu Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ sẽ ký quyết định xử phạt thì báo cáo Giám đốc Sở. Nếu Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ký quyết định xử phạt thì báo cáo Bộ trưởng. Trường hợp, Thanh tra viên thì báo cáo Chánh Thanh tra. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính khác (Điều 56 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 21 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).

2. Những trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp nhưng không được ra quyết định xử phạt:

Nếu quá thời hạn trên 10 ngày trong trường hợp vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh.

Đã hết thời hạn 30 ngày mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép.

Đã hết thời hạn cấp có thẩm quyền cho phép (quá 60 ngày kể từ ngày lập biên bảnvi phạm hành chính).

Người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp trong các trường hợp quá thời hạn nêu trên. Tuy nhiên, có thể ra quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp không thể loại bỏ yếu tố vi phạm, gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khoẻ và áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Trường hợp có sự tranh chấp về chủ thể quyền, về khả năng bảo hộ, về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thi cũng tạm dừng, chưa quyết định xử phạt, yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ. (Điều 22 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Trường hợp chủ thể quyền yêu cầu xử lý, nhưng sau đó rút đơn cũng không xử lý, trừ trường hợp hàng hoá là giả mạo về sở hữu công nghiệp (Điều 27.5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, Điều 22 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)



Câu hỏi 156. Những điều kiện để quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung và sở hữu công nghịep nói riêng?

Trả lời:

Điều kiện cần hội đủ khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nói chung) cũng như về sở hữu công nghiệp là:

- Có hành vi đã diễn ra, được thực hiện do cố ý hoặc vô ý.

- Hành vi đó vi phạm các quy định quản lý Nhà nước đã được ghi trong văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm.

- Pháp luật quy định hành vi đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính (hành vi vi phạm được ghi trong các nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp- Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Điều kiện đủ là hành vi vi phạm đó còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. (Điều 1.2 Pháp lệnh XLVPHC)



Câu hỏi 157. Các nguyên tắc áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Khi xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh XLVPHC. Một số nguyên tắc cơ bản là:

Một vi phạm chỉ bị xử phạt một lần.

Một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính thì xử phạt từng hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt tương ứng với mức đọ vi phạm của mỗi người.

Nội dung vi phạm hành chính thuộc phạm vi xử lý của nhiều tổ chức khác nhau có thẩm quyền xử phạt, thì tổ chức nào thụ lý trước (phát hiện ra trước) sẽ ra quyết định. (Điều 3 Pháp lệnh XLVPHC)

Câu hỏi 158. Trong trường hợp nào thì có thể được miễn áp dụng các biện pháp xử phạt về sở hữu công nghiệp?

Trả lời:


Theo quy định trong, trong trường hợp sau miễn áp dụng biện pháp xử phạt xâm phạm quyền gồm:

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền và chủ sở hữu quyền thoả thuận và chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp rút đơn yêu cầu xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền, thông bao đã đạt được thoả thuận giải quyết vụ việc bằng biện pháp khác thì cơ quan có thẩm quyền không ra qưyết định xử phạt. Trừ trường hợp dối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội. (Điều 21.5 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)



Câu hỏi 159. Đề nghị cho biết các giai đoạn của qúa trình ra quyết định xử phạt hành chính về sở hữu trí tuệ?

Trả lời: Để đảm bảo việc ra quyết định xử phạt đúng quy định và đúng hành vi, mức độ theo quy định của pháp luật, khi ra quyết định xử phạt cần tuân theo trình tự sau:

1. Phân tích các tình tiết của việc vi phạm:

Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết, hành vi xẩy ra.

Xác định các đặc trưng pháp lý.

Tuân thủ các quy định mang tính thủ tục.

2. Lựa chọn văn bản sẽ áp dụng:

Lựa chọn văn bản

Xác định văn bản đã chọn còn hiệu lực. Trường hợp có sự mâu thuẩn giữa các văn bản thì cần lựa chọn văn bản thích hợp làm căn cứ cho việc ra các quyết định,

Xác định sự chân thực của văn bản.

Nhận thức đúng về tư tưởng của văn bản.

3. Ban hành quyết định xử phạt:

Thể hiện tính sáng tạo trong quá trình ra văn bản.

Không xuất phát từ động cơ cá nhân.

Ra văn bản phải đúng thẩm quyền, nội dung chính xác, cụ thể và chỉ thực hiện một lần,

4. Tổ chức thực hiện quyết định xử phạt.



Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương