215 CÂu hỏI ĐÁp pháp luật về BẢo vệ quyền sở HỮu công nghiệp phần I


Câu hỏi 183. Đề nghị cho biết nội dung giám định về sở hữu ccông nghiệp?



tải về 0.63 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.63 Mb.
#15378
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Câu hỏi 183. Đề nghị cho biết nội dung giám định về sở hữu ccông nghiệp?

Trả lời: Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp gồm

1. Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghịêp, phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ;

2. Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;

3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, đối tượng xâm phạm;

4. Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm;

5. Các tình tiết khác của vụ tranh chấp, xâm phạm cần làm rõ (Điều 39 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 184. Ai có quyền trưng cầu, yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, người giám định sở hữu công nghiệp thực hiện giám định (Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 185. Người trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp, người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời:


1. Người trưng cầu, yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có các quyền sau đây:

Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu.

Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định.

Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Thoả thuận mức phí giám định trong trường hợp yêu cầu giám định.

2. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có các nghĩa vụ sau đây:

Cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ, thông tin liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên.

Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần trưng cầu, yêu cầu giám định.

Thanh toán phí giám định theo thoả thuận; tạm ứng phí giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, người giám định.

Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên (Điều 41 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).



Câu hỏi 186. Tổ chức nào được phép tiến hành hoạt động giám định sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Những tổ chức đáp ứng các điều kiện dưới đây được phép hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ gồm:

1.Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và tổ chức giám định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2. Tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tổ chức giám định sở hữu công nghiệp:

Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Có ít nhất hai thành viên chính thức được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc thành lập tổ chức giám định, thủ tục công nhận, cấp, sửa đổi, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định, công bố Danh sách tổ chức giám định về sở hữu công nghiệp (Điều 42 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 187. Đề nghị cho biết điều kiện để trở thành giám định viên sở hữu công nghiệp?

Trả lời:


1. Giám định viên sở hữu công nghiệp là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Giám định viên sở hữu công nghiệp có thể hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong một tổ chức giám định sở hữu công nghiệp.

2. Người đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận và được cấp Thẻ giám định viên sở hữu sở hữu ccông nghiệp:

Có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Có phẩm chất đạo đức tốt.

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Người giám định sở hữu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; thực hiện giám định theo đúng nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, thời hạn giám định; trong trường hợp cần phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết.

Từ chối giám định trong trường hợp đối tượng giám định, tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; người giám định có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định hoặc vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định nhưng đồng thời là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên liên quan trong vụ việc cần giám định.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các tài liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến đối tượng giám định.

Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định; sử dụng kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định.

Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu.

Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; giữ bí mật về kết quả giám định, các thông tin, tài liệu giám định.

Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan.

Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật (Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 188. Đề nghị cho biết các thủ tục trưng cầu giám định?

Trả lời: Việc trưng cầu giám định sở hữu công nghịêp phải tuân theo các thủ tục sau:

1.Việc trưng cầu giám định phải lập thành văn bản.

2. Văn bản trưng cầu giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ cơ quan trưng cầu giám định; tên, chức vụ người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;

Đối tượng, nội dung cần giám định;

Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;

Thời hạn trả kết luận giám định (Diều 45 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 189. Đề nghị cho biết các thủ tục yêu cầu giám định?

Trả lời: Việc yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp phải theo các thủ tục sau:

1. Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.

2. Hợp đồng dịch vụ giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;

Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;

Nội dung cần giám định;

Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;

Thời hạn trả kết luận giám định;

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (Điều 46 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 190: Đề nghị cho biết thủ tục giao, nhân, trả lại đối tượng giám định sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Trong trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận, trả lại đối tượng giám định phải lập thành biên bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Thời gian, địa điểm giao, nhận, trả lại đối tượng giám định;

2. Tên, địa chỉ của bên giao và bên nhận đối tượng giám định hoặc của người đại diện;

3. Tên đối tượng giám định; tài liệu hoặc đồ vật có liên quan;

4. Tình trạng và cách thức bảo quản đối tượng giám định khi giao, nhận, trả lại;

5. Chữ ký của bên giao và bên nhận đối tượng giám định (Điều 47 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 191. Việc giám định sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?

Trả lời:


1. Việc giám định sở hữu công nghiệp có thể do cá nhân hoặc tập thể giám định viên sở hữu công nghiệp thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một người thực hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.

2. Trong trường hợp giám định cá nhân thì giám định viên được trưng cầu, yêu cầu thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn thì những giám định viên được trưng cầu, yêu cầu cùng thực hiện việc giám định, ký tên vào văn bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi giám định viên ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào văn bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc của mình và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình (Điều 49 Nghị định 105/2005/NĐ-CP).



Câu hỏi 192. Thế nào là giám định bổ sung, giám định lại?

Trả lời:


1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải tuân theo các quy định đối với giám định lần đầu.

2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người trưng cầu, yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.

3. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một vấn đề cần giám định thì có thể tiếp tục trưng cầu, yêu cầu tổ chức, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại (Điều 50 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 193. Văn bản kết luận giám định bao gồm các nội dung gì?

Trả lời:


1. Văn bản kết luận giám định được coi là một nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc.

2. Văn bản kết luận giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên.

Tên, địa chỉ của cơ quan trưng cầu giám định hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.

Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định.

Phương pháp thực hiện giám định.

Kết luận giám định.

Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.

3. Văn bản kết luận giám định phải có chữ ký của giám định viên thực hiện giám định. Trong trường hợp tổ chức giám định thì đồng thời phải có chữ ký của giám định viên thực hiện giám định và người đứng đầu tổ chức giám định và đóng dấu của tổ chức đó (Điều 51Nghị định 105/NĐ-CP).

Câu hỏi 194. Khi trưng cầu, yêu cầu giám định có phải trả phí giám định không?

Trả lời: Khi trưng cầu, yêu cầu giám định cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả phí giám định sở hữu công nghiệp.

Phí giám định đối với trưng cầu giám định về sở hữu công nghiệp theo mức phí do Bộ tài chính quy định. Phí giám định đối với yêu cầu giám định do các bên thoả thuận trong hợp đồng (Điều 53 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 195. Đề nghị cho biết các bước trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng hình sự trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Việc khởi tố vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không phụ thuộc ý chí của chủ sở hữu công nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định). Khi xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan tố tụng có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Các cơ quan đó là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát. Trong một số trường hợp theo quy định là cơ quan Hải quan.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại các Điều 156, 157, 158 và 171 khi hành vi đó: Gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc người thực hiện hành vi đó đã bị xử phạt về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nay còn vi phạm, hoặc người thực hiện hành vi đó đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Câu hỏi 196. Thế nào là xử lý hình sự tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người chịu trách nhiệm trước pháp luật (thủ trưởng) của tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân có hành vi nguy hiểm, có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự về sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ luật Hình sự, hoặc hành vi chưa nguy hiểm nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp nay cố tình tái phạm đối với các hành vi theo quy định tại Điều 126 xâm phạm quyền tự do sáng tạo, Điều 156, Điều 157, Điều 158 và Điều 167 về tội làm và buôn bán hàng giả, Điều 171 tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm về sở hữu công nghiệp thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự và xét xử tại Toà Hình sự.

Câu hỏi 197. Trong trường hợp nào thì việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Tòa Dân sự?

Trả lời: Xử lý hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự tại Toà dân sự khi chủ sở hữu công nghiệp khởi kiện hành vi xâm phạm quyền.

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập và bảo hộ căn cứ trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự và Luật SHTT. Vì vậy, khi bị xâm phạm, chủ sở hữu công nghiệp có thể căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT để quyết định khởi kiện tại Toà dân sự, yêu cầu Toà xét xử, ra bản án yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, bồi thường thiệt hại do hành vi đó gây ra và áp dụng các biện pháp dân dự khác.

Bộ Luật tố tụng dân sự quy định thời hiệu khởi kiện là 2 năm. Vì vậy, chủ sở hữu công nghiệp cần xem xét thời điểm khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra.



PHẦN V: TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi 198. Thế nào là tranh chấp về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Tranh chấp, như một số từ điển đã định nghĩa “ Là giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; Đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi của giữa hai bên “(Từ điển Tiếng Việt trang 898, Trung tâm từ điển học, 1994)”; “Tranh chấp dân sự là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự” (“Tạp chí Dân chủ và Pháp luật”); “Tranh chấp là những mâu thuẩn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. (“Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, trang 382, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996”).

Tranh chấp về sở hữu công nghiệp chủ yếu là các tranh chấp trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền ưu tiên, sử dụng trước một số đối tượng sở hữu công nghiệp, tranh chấp quyền tác giả, các nghĩa vụ giữa chủ sở hữu và tác giả một số đối tượng sở hữu công nghiệp và một số tranh chấp khác.

Câu hỏi 199. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp?

Trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp thuộc lĩnh vực dân sự. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp cũng theo những nguyên tắc của gỉải quyết tranh chấp dân sự, gồm:

Thương lượng, tự dàn xếp giữa các bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.

Hoà giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhà nước, của các bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội về sở hữu công nghiệp, tuân theo quy định về sở hữu công nghiệp và pháp luật dân sự.

Đảm bảo công khai, khách quan, kịp thời, đúng pháp luật, có thể có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Trường hợp không tự thương lượng, hoà giải được và một bên có đơn yêu cầu giải quyết, hoặc một bên từ chối thương lượng, hoà giải thì việc giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp được tiến hành tại Toà án.



Câu hỏi 200. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Trong quá trình giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp, các bên tranh chấp có quyền và nghĩa vụ:

Trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, hoặc người đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp.

Cung cấp chứng cứ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, yêu cầu cá nhân, tổ chức, cơ quan lưu giữ chứng cứ cung cấp mình để giao nộp tòa án. Đề nghị tòa án xác minh, thu thập chứng cứ mà mình không tự thu thập, được ghi chép, sao chụp tư liệu chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc toàn án thu thập. Đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạo thời, tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, tham gia hoà giải do tòa án thi hành và nhiều quyền hạn khác. (Điều 58.2 Bộ luật tố tụng dân sự).



Câu hỏi 201. Nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể tham gia tranh chấp thể hiện như thế nào?

Trả lời: Để thực hiện nghĩa vụ chứng minh, các chủ thể tham gia tranh chấp về sở hữu công nghiệp cần phải gửi cho cơ quan có trách nhiệm giải quyết tranh chấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Các tài liệu, chứng cứ này phải đảm bảo chính xác, sự thật và bên cung cấp phải chịu trách nhiệm về các tài liệu này.

Câu hỏi 202. Khiếu nại trong quá trình xác lập quyền, bổ sung, sửa đổi, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ, kết luận thẩm định, giám định và các nội dung khác là gì?

Trả lời: Khiếu nại hành chính về sở hữu công nghiệp là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, cơ quan khác có thẩm quyền của nhà nước xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp trong quá trình xác lập quyền, bổ sung, sửa đổi, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ, kết luận thẩm định và các nội dung khác, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó trái pháp luật về sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định về sở hữu công nghiệp, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được thông báo, quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến quá trình xác lập, bổ sung, sủa đổi, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ và các nội dung khác họ có quyền khiếu nại lần đầu tiên vơi Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Điều 14.1.2 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 203. Trong quá trình nộp đơn, bị từ chối chấp nhận đơn có quyền khiếu nại không?

Trả lời: Trong quá trình tiếp nhận, xét nghiệm đơn và xác lập quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ đối chiếu với các quy định và có thể có quyền từ chối chấp nhận đơn. Trong những trường hợp này, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với những lý do mà Cục Sở hữu trí tuệ đã căn cứ để không chấp nhận đơn.

Người nộp đơn cũng có quyền khiếu nại liên quan đến việc từ chối yêu cầu bảo hộ, phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, gia hạn văn bằng bảo hộ, giấy phép đại diện (Điều 14 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 204. Những người khác có quyền khiếu nại, yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ liên quan đến sở hũu công nghiệp không?

Trả lời: Trong suốt thời gian có hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, bất kỳ người nào cũng có thể gửi đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị xem xét huỷ bỏ văn bằng nếu có chứng cứ cho rằng văn bằng đó không đảm bảo các điều kiện theo quy định với điều kiện phải nộp lệ phí (Điều 96 Luật SHTT).

Cá nhân, tổ chức bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ vì lý do trùng, hoậc tương tự với đốí tượng sở hữu công nghịêp đang được bảo hộ thường khiếu nại, đề nghị huỷ bỏ văn bằng đã cấp. Việc đề nghị huỷ bỏ sẽ tạo điều kiện cho họ đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình.

Câu hỏi 205. Tổ chức, cá nhân bị thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp có quyền khiếu nại quyết định, kết luận và quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời: Tổ chức, cá nhân là đối tượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp có quyền khiếu nại quyết định thanh tra, kiểm tra kết luận của Đoàn thanh tra, kiểm tra, thanh tra viên, kiểm soát viên, cảnh sát khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở mình nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, kết luận thanh tra, kiểm tra không đúng quy định.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp có quyền khiếu nại với người ra quyết định xử phạt về căn cứ xử phạt, áp dụng hành vi, mức phạt và các biện pháp khác đã áp dụng đối với mình (Điều 53 Luật Thanh tra).

Câu hỏi 206. Đề nghị cho biết thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Việc giải quyết khiếu nại hành chính theo nguyên tắc: Người đã ra quyết định hành chính giải quyết lần thứ nhất (lần đầu). Thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc Toà Hành chính giải quyết lần tiếp theo.

Thủ tục, thẩm quyền giải quyết lần thứ nhất: Tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc cấp, huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ, két luận giám định đều có quyền nộp đơn khiếu nại lần đầu đến Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ để khiếu nại việc cấp hoặc từ chối cấp, đình chỉ, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ về sở hữu công nghiệp. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sơ hữu công nghiệp.

Thời hạn khiếu nại lần đầu là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính của Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ hoặc người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm giải quyết và trả lời cho tổ chức, cá nhân có đơn khiếu nại.

Thủ tục, thẩm quyền giải quyết lần thú hai: Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về sở hữu công nghiệp không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu của người đã ra quyết định thì có quyền khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện ra Toà án.

Trường hợp tiếp tục khiếu nại quyết định của Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ thì gửi đơn cho Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Trường hợp khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thì tuỳ thuộc người đã ra quyết định xử phạt mà gửi cho đơn cho Chánh Thanh tra Bộ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ (đối với quyết định của Thanh tra viên), gửi đơn cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp Chánh Thanh tra Bộ, Sở quyết định xử phạt). Nguyên tắc này cũng áp dụng khi các lực lượng khác xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp khởi kiện với Toà Hành chính theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính như sau:

Toà án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện đối với các quyết định hành chính của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án, vừa gửi đơn khiếu nại lên cấp trên của người đã ra quyết định giải quyết lần đầu thì việc giải quyết thuộc về trách nhiệm của Toà án. Cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu chuyển hồ sơ cho Toà án.

Trường hợp nhiều người có cùng hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp và những người này đã bị xử phạt hành chính. Do không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của người ra quyết định xử phạt nên có người khiếu nại lên cấp trên của người ra quyết định xử phạt, có người lại khởi kiện vụ án hành chính ra Toà án. Trường hợp này thẩm quyền giải quyết thuộc về cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt (Điều 14 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, Điều 32 Nghị định 106/2006/Nđ-CP).

Thời hạn gửi đơn khởi kiện đến Toà án là 30 ngày tính từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp có trở ngại khách quan thì có thể chậm hơn.


Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương