119 Mục tiêu Nội dung



tải về 0.82 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/32
Chuyển đổi dữ liệu17.03.2022
Kích0.82 Mb.
#51292
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32
09-MAN308-Bai 7-v1.0

130 

v1.0


 

hay theo dự án. Kết quả của hai cách phân công đó là một mạng lưới phức tạp các 

quan hệ báo cáo theo các dự án và chức năng như trong hình 7.6.  

 

 



 

 

 



 

 

 



 

 

Hình 7.6: 



Mô hình cấu trúc ma trận 

Các thành viên trong cấu trúc ma trận có hai nhà quản lý: Một nhà quản lý chức 

năng, người đứng đầu của một chức năng, và một nhà quản lý dự án người chịu 

trách nhiệm quản trị các dự án riêng. Các nhân viên làm việc trong nhóm dự án với 

các chuyên gia từ các chức năng khác nhau. Các nhân viên này phải báo cáo với 

nhà quản lý dự án về các vấn đề dự án và với nhà quản lý chức năng về các vấn đề 

chức năng.  

Đầu tiên, cơ cấu ma trận phát triển và được áp dụng bởi các doanh nghiệp thuộc 

những ngành công nghệ cao như ngành hàng không, ngành điện tử ví dụ TRW và 

Hughes Aircraft. Với các doanh nghiệp đó, điều cốt yếu để thành công là phải phát 

triển các sản phẩm hoàn toàn mới với tốc độ cao trong môi trường cạnh tranh và 

không chắc chắn. Họ cần một cơ cấu với những đặc tính có thể đáp ứng yêu cầu này, 

nhưng cơ cấu chức năng thì quá sức kém linh hoạt để có thể thực hiện vai trò phức 

tạp cũng như sự tương tác giữa công việc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm 

mới. Hơn nữa, các nhân viên trong các doanh nghiệp này thường có trình độ cao, 

chuyên nghiệp và thực hành tốt trong điều kiện làm việc linh hoạt, tự chủ.  

o

 

Lợi ích của cơ cấu ma trận: 



Cơ cấu này có mức độ đòi hỏi không cao đối với sự kiểm soát trực tuyến từ 

những người giám sát. Các thành viên nhóm tự kiểm soát hành vi của mình, và 

sự tham gia trong nhóm dự án cho phép họ giám sát các thành viên khác trong 

nhóm và học tập lẫn nhau. Hơn nữa, khi dự án trải qua các giai đoạn khác nhau 

cần các chuyên gia khác nhau từ các chức năng khác. Ví dụ, trong giai đoạn 

đầu dự án cần đến các chuyên gia trong R&D; sau đó sang giai đoạn sau lại cần 

các chuyên gia từ chức năng thiết kế chế tạo và marketing để tính toán chi phí 

và các dự án marketing. Khi nhu cầu về các loại chuyên gia thay đổi, các thành 

viên nhóm có thể chuyển đến các dự án khác cần đến dịch vụ của họ. Do đó, cơ 

cấu ma trận có khả năng sử dụng các kỹ năng của nhân viên nhiều nhất, không 

những khi dự án hiện hành kết thúc mà cả khi dự án mới xuất hiện.  

Sản xuất 

Maketing 

TC-KT 


Nhân sự 

Dự án A 


Sản xuất 1

Maketing 1 

TC-KT1 

Nhân sự 1 

Dự án B 

Sản xuất 2

Maketing 1 

TC-KT2 


Nhân sự 1 

Dự án C 


Sản xuất 3

Maketing 1 

TC-KT3 

Nhân sự 1 

Dự án D 

Sản xuất 4

Maketing 1 

TC-KT4 


Nhân sự 1 

GIÁM ĐỐC 




 

Bài 7: Tổ chức thực thi và đánh giá chiến lược

 

v1.0 


131

 

Cuối cùng, mức độ tự do nhất định cơ cấu ma 



trận không chỉ tạo ra sự tự chủ để động viên 

nhân viên, mà còn để cho các quản trị cấp cao 

tự do tập trung vào các vấn đề chiến lược, bởi 

họ không bị  vướng bận vào các vấn  đề  điều 

hành. Trên các phương diện đó, cơ cấu ma trận 

là một công cụ tốt để tạo ra tính linh hoạt giúp 

phản ứng nhanh với các điều kiện cạnh tranh.  

o

 



Bất lợi của cơ cấu ma trận

 

  Thứ nhất, chi phí quản lý điều hành của cơ cấu này rất cao so với cơ cấu chức 



năng. Bởi cơ cấu này có khuynh hướng sử dụng các nhân viên trình độ cao do 

đó cả tiền lương lẫn các chi phí liên quan rất cao.  

  Thứ hai, dịch chuyển nhân viên liên tục trong cơ cấu ma trận, nghĩa là cũng 

cần phải có thời gian và chi phí để thiết lập các mối liên hệ trong nhóm mới 

và loại bỏ các dự án cũ.  

  Thứ ba, khó quản lý các nhân viên có hai quản lý, rất dễ nảy sinh vấn đề khi họ 

phải cân đối quan tâm theo dự án hay theo chức năng, và phải cẩn thận để tránh 

các xung đột giữa các chức năng và dự án về nguồn lực. Theo thời gian, các nhà 

quản trị dự án sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong việc hoạch định và thiết lập mục tiêu, 

khi đó cơ cấu ma trận sẽ gần giống như cấu trúc bộ phận theo sản phẩm. Nếu các 

mối liên hệ chức năng và dự án không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tình 

trạng đấu tranh quyền lực giữa các nhà quản trị, gây ra sự đình trệ và suy giảm 

chứ không tăng tính linh hoạt. Cuối cùng, tổ chức càng lớn càng khó thực hiện 

cơ  cấu ma trận bởi vì các mối liên hệ nhiệm vụ và vai trò trở nên phức tạp. 

Trong tình huống, chỉ có một lựa chọn đó là cấu trúc bộ phận. 


tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương