10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Nên rèn luyện tay trái ra sao?



tải về 1.83 Mb.
trang41/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   64

Nên rèn luyện tay trái ra sao?


Thực tế, hai bán cầu não vừa có sự phân công, hợp tác, bổ sung, vừa hạn chế và bù đắp cho nhau. Thông thường, hai bán cầu não hợp tác với nhau cùng hoạt động. Nhờ vậy, bạn mới có các cử động chính xác. Bạn luyện tập tay trái, không có nghĩa là để biến mình thành người thuận tay trái, mà chỉ là để tăng cường hoạt động phía bên trái, kích thích sự phát triển đồng đều của não bộ.

Bước thứ nhất, bạn có thể co duỗi ngón tay trái, lần lượt từng ngón một. Làm đi làm lại cho đến khi thành thạo. Bước thứ hai, làm một số việc khéo léo bằng tay trái, như xâu kim, vẽ tranh… Bước thứ ba, hãy làm bằng tay trái những việc trước kia chỉ có tay phải mới làm được cho đến khi thành thạo. Hãy kiên trì, bạn sẽ dần thấy rằng không những bạn có đôi tay khéo léo, mà cơ thể cũng sẽ nhanh nhẹn hơn, nghĩ được nhanh hơn. Trí thông minh phát triển rõ rệt!

Sau cùng, thuận tay phải hay thuận tay trái đều do bẩm sinh. Có người coi thuận tay trái là một tật xấu, ra sức sửa chữa. Điều này là rất sai lầm. Các nhà khoa học đã làm cuộc phỏng vấn ở hai nhóm trẻ em: Nhóm thứ nhất gồm các em thuận tay trái được “sửa chữa” thành thuận tay phải, và nhóm thứ hai gồm các em thuận tay trái tự nhiên. Kết quả, nhiều em ở nhóm thứ nhất nói năng không lưu loát, trí lực phát triển chậm. Nhóm thứ hai thì ngược lại: Các em trả lời lưu loát như mọi đứa trẻ bình thường khác. Như vậy, việc cố công sửa chữa cho người thuận tay trái chỉ có hại mà thôi.

Tập luyện tay trái sẽ thông minh hơn?


Người thuận tay trái nhanh nhẹn hơn hẳn người thuận tay phải. Theo thống kê, 15 em trong đội đấu kiếm Pháp thì có 8 em thuận tay trái. Một thời gian, già nửa các thành viên trong đội tuyển bóng bàn Trung Quốc không thuận tay phải… Không những hoạt bát hơn, nếu chịu khó luyện tập tay trái, bạn sẽ thông minh hơn đấy!

Não bộ chia thành 2 bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Mỗi bên não bộ có chức năng thiên về các hoạt động ở phía bên kia của cơ thể. Bán cầu não trái chi phối phần lớn hoạt động của nửa phải cơ thể, có quan hệ đặc biệt với sự phát triển ngôn ngữ, gọi là “bán cầu ưu thế ngôn ngữ”. Ở đây, các xung cảm giác tập hợp ở mức cao nhất để hình thành tín hiệu ngôn ngữ và khái niệm trừu tượng. Do đó, chức năng cảu bán cầu não trái thiên về giai đoạn nhận thức lý tính, và hình thành tư duy trừu tượng của con người.

Bán cầu não phải chi phối nửa bên trái cơ thể. Thông qua sự chỉnh hợp, các xung cảm giác tạo ra hình ảnh cụ thể về vạn vật, con người, không gian và thời gian. Do đó, bán cầu não phải thiên về giai đoạn nhận thức cảm tính, gọi là “bán cầu ưu thế không lời”.

Bán cầu não trái điều khiển tay phải, bán cầu não phải điều khiển tay trái. Nếu ta vận động tay (nhất là các ngón tay), ta có thể kích thích tế bào não ở khu vực nhất định, làm cho não phát triển. Điều đó có nghĩa là, nếu người nào thường dùng tay phải, não trái sẽ phát triển hơn và ngược lại.

Quá trình từ thị giác tới phản ứng ở người thuận tay phải và tay trái có khác nhau. Ở người thuận tay phải, đường nối thần kinh có dạng: “bán cầu não phải – bán cầu não trái – tay phải”. Ở người thuận tay trái: “bán cầu não phải – tay trái”. Rõ ràng, thông tin từ thị giác đến động tác ở người thuận tay trái bớt được một khâu, do đó anh ta phản ứng nhanh hơn người thuận tay phải.

Người thuận tay phải, mỗi lần dùng tay trái đều cảm thấy ngượng ngịu, thậm chí còn không làm nổi một việc nhỏ như cầm đôi đũa chẳng hạn.



Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhưng, không phải tất cả mọi người đều biết nguyên nhân của hiện tượng ấy. “Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió”, còn các vật vô sinh thì không.

Chẳng hạn, nhiệt kế sẽ không hề tụt xuống khi để nó ra ngoài trời đang có lốc. Trước hết, sở dĩ ta cảm thấy rét buốt trong những ngày Đông có gió là vì nhiệt từ mặt ta (và nói chung là từ toàn thân ta) toả ra lúc ấy nhiều hơn hẳn lúc trời im gió. Khi đứng gió, lớp không khí bị thân thể ta làm nóng lên không được thay thế nhanh bởi lớp không khí mới, còn lạnh. Còn khi gió mạnh, thì trong một phút, càng có nhiều không khí đến tiếp xúc với da thịt ta và do đó thân thể ta càng bị lấy đi nhiều nhiệt. Chỉ một điều đó thôi cũng đủ gây ra cảm giác lạnh.

Nhưng, hãy còn một nguyên nhân khác nữa. Da chúng ta luôn luôn bốc hơi ẩm, ngay cả trong không khí lạnh cũng vậy. Để bốc hơi cần phải có nhiệt lượng, nhiệt ấy lấy từ cơ thể chúng ta và từ lớp không khí dính sát vào cơ thể của chúng ta. Nếu không khí không lưu thông thì sự bốc hơi tiến hành rất chậm, bởi vì lớp không khí tiếp xúc với da sẽ rất chóng no hơi nước (bão hoà). Nhưng nếu không khí lưu thông và lớp khí tiếp xúc với da luôn luôn đổi mới, thì sự bốc hơi lúc nào cũng tiến hành một cách mạnh mẽ, mà như vậy cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt.

Vậy tác dụng làm lạnh của gió lớn đến mức nào? Điều này phụ thuộc vào vận tốc của gió và nhiệt độ của không khí lúc đó. Nói chung, tác dụng ấy vượt xa mức mà mọi người vẫn tưởng. Bạn hãy xem một ví dụ sau để có thể hình dung được nó: Giả sử nhiệt độ của không khí là +4 độ C, nhưng không hề có gió. Trong điều kiện ấy, nhiệt độ của da chúng ta là 31 độ C. Nếu bây giờ có một luồng gió nhẹ thổi qua, vừa đủ lay động lá cờ nhưng chưa đủ làm rung chuyển lá cây (khoảng 2 m/giây), thì nhiệt độ da chúng ta giảm đi 7 độ C. Còn khi gió làm ngọn cờ phấp phới bay (vận tốc 6 m/giây) thì da chúng ta lạnh mất 22 độ , nhiệt độ của da chỉ xuống còn 9 độ C.

Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?

Đối với cơ thể, đứng từ trên nóc nhà cao tầng nhìn xuống chính là một loại kích thích bất thường với cường độ mạnh. Nó gây ra phản ứng theo nhiều đường khác nhau. Người ta cảm thấy chóng mặt là do những phản ứng đó.

1. Cảnh tượng từ trên cao khiến chúng ta căng thẳng: Sự căng thẳng này tạo ra hàng loạt phản xạ thần kinh, nhất là thần kinh giao cảm bỗng hưng phấn làm cho tim đập nhanh, chân lông dựng lên, lỗ đồng tử giãn ra, chân tay đổ mồ hôi, thở gấp, quan trọng hơn cả là nó làm co mạch máu, huyết áp tăng đột ngột. Hiện tượng này làm cho con người ta bị chóng mặt.

2. Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống: Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai. Điều này làm ta nhất thời mất đi cảm giác thăng bằng, gây chóng mặt, thậm chí còn có thể nôn mửa, giống như say tàu xe vậy.

3. Tiểu não cũng phụ trách động tác cân bằng: Các kích thích khi tác động mạnh vào lớp vỏ đại não, “bộ tư lệnh” thần kinh cao cấp nhất của cơ thể người, sẽ thông qua thị giác, thính giác để tác động vào tiểu não, gây ra hàng loạt hoạt động điện sinh học, làm nhiễu chức năng tiểu não trong thời gian ngắn, khiến ta chóng mặt.

Vậy tại sao lên tầng cao mới có hiện tượng này, còn lên núi cao lại không? Vấn đề rất đơn giản. Vì tầng cao là lên thẳng, tạo ra sự tương phản độ cao rõ rệt với cảnh vật xung quanh, do đó kích thích mạnh mẽ hơn. Lên núi, dù cho núi cao gấp nhiều lần toà nhà, nhưng do độ cao của nó thoai thoải, tăng dần, khác biệt với chung quanh không rõ rệt, đứng ở ngọn núi này vẫn thấy nhiều ngọn núi khác nhấp nhô, cho nên không tạo ra kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thần kinh con người.

Đối với những người ít khi lên tầng cao, trước khi đi lên cần chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng, tốt nhất nên ngắm nhìn phong cảnh ở xa trước, làm cho thị giác, thính giác và tinh thần quen dần, rồi mới thu gần lại và nhìn thẳng xuống. Như vậy, ta sẽ không bị chóng mặt.

Chúng ta có thể chịu được nóng đến mức nào?

Khả năng chịu nóng của con người khá hơn nhiều so với chúng ta vẫn tưởng. Tại miền trung Australia, nhiệt độ mùa hè ở chỗ râm thường là 46 độ C, cao điểm tới 56 độ C. Còn nếu tăng thật từ từ, cơ thể người thậm chí còn chịu được… nhiệt độ sôi của nước.

Khi tàu bè đi từ Hồng Hải đến vịnh Ba Tư, mặc dù trong các phòng của tàu luôn luôn có quạt thông gió, nhiệt độ ở đây vẫn tới 50 độ C hoặc hơn. Mức nóng nhất quan sát trong giới tự nhiên ở trên mặt đấ không quá 57 độ C. Nhiệt độ này được xác định tại “thung lũng chết” thuộc California (Bắc Mỹ).

Tuy nhiên, những nhiệt độ kể trên đều được đo trong bóng râm. Tại sao các nhà khí tượng lại phải chọn vị trí như vậy? Đó là vì, chỉ khi nhiệt kế đặt trong bóng râm mới đo được nhiệt độ của không khí. Nếu để nhiệt kế ngoài nắng, Mặt trời sẽ hun nó nhiều hơn hẳn so với không khí xung quanh, thành ra độ chỉ của nó không cho ta biết chút gì về trạng thái nhiệt của môi trường.

Đã có người tiến hành thí nghiệm để xác định nhiệt độ cao nhất mà cơ thể người có thể chịu đựng được. Họ nhận thấy trong không khí khô ráo, nếu tăng nhiệt độ thật từ từ thì cơ thể của chúng ta chẳng những có thể chịu đựng được nhiệt độ sôi của nước (100 độ C), mà đôi khi còn chịu được nhiệt độ cao hơn nữa, đến 160 độ C. Hai nhà vật lý người Anh là Blagơden và Tsentơri đã chứng minh điều này bằng cách đứng hàng giờ trong lò nướng bánh mì nóng bỏng.

Tại sao con người có năng lực chịu nóng cao đến vậy? Đó là vì trên thực tế, cơ thể người không tiếp nhận nhiệt lượng đó, mà vẫn giữ thân nhiệt gần với nhiệt độ tiêu chuẩn. Cơ thể chúng ta chống cự lại lượng nhiệt độ đó bằng cách đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bay hơi, nó sẽ hút rất nhiều nhiệt ở lớp không khí dính sát với da, và làm cho nhiệt độ của lớp không khí ấy giảm đi rất nhiều.

Điều kiện cần thiết duy nhất giúp cho cơ thể người có thể chịu đựng được nhiệt độ cao là cơ thể người không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và không khí phải khô ráo. Ở Trung Á, trời nóng 37 độ mà vẫn tương đối dễ chịu. Nhưng nếu ở Saint Peterburg nóng 24 độ thì chúng ta đã cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân ở đây là do độ ẩm không khí ở Saint Peterburg cao, còn độ ẩm ở Trung Á thì thấp hơn do ở đây rất ít mưa, khí hậu khô ráo hơn.

Chỉ số IQ không phải là thước đo trí thông minh

Nhiều thiên tài toán học có thể nhanh chóng tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây nhưng lại loay hoay cả giờ đồng hồ trước một cái vòi nước đã vặn chặt mà vẫn rỉ nước…

Anh ta cũng không thể cảm nhận được ý nghĩa thực thụ của một câu thơ thậm chí cũng không thể tìm ra được một lời nào để an ủi một người bạn trong cơn hoạn nạn. Nhưng anh ta vẫn là một thiên tài với trí thông minh khác thường.

Do đó, trí thông minh là một khái niệm vô cùng phức tạp, nó không thể chỉ được kiểm chứng thông qua một vài bộ câu hỏi phức tạp. Trên thực tế, những bài trắc nghiệm chỉ số IQ chỉ có tác dụng kiểm tra khả năng tư duy logic và óc phân tích của mỗi người chứ không thể cho phép đánh giá một cách đầy đủ mức độ thông minh của người đó được.

Mỗi một con người là một thực thể kết hợp nhiều dạng biểu hiện khác nhau của trí thông minh mà tuỳ từng cá nhân sẽ có khả năng về mặt này nổi trội hơn mặt khác. Nói cách khác, trí thông minh của con người không chỉ là khả năng tư duy logic mà còn có thể là khả năng thể hiện những cử chỉ, động tác điêu luyện của một vũ công, khả năng diễn đạt ngôn ngữ xuất thần của một nhà văn, nhà thơ hay khả năng hiểu thấu được tâm tư hoặc nỗi lòng của một người nào đó. Tương tự như vậy, một nhạc công điêu luyện cũng là một người rất thông minh trong việc cảm thụ âm nhạc hay một nhà hàng hải cũng được coi là một người có trí thông minh tuyệt với trong việc xác định phương hướng.

Cũng giống như cơ bắp, trí óc cũng cần được nuôi dưỡng và rèn luyện thường xuyên để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, rèn luyện và nâng cao trí thông minh không có nghĩa là cố gắng nhập tâm hàng mớ các dãy số hay ký tự phức tạp như các danh bạ điện thoại hay số biển đăng ký của các xe qua lại trên đường. Đó có thể đơn giản là việc đọc một cuốn sách, chơi một ván cờ hay thậm chí tham gia một số hoạt động chân tay có đòi hỏi óc quan sát. Nhưng tốt hơn hết là nên thử học cách chơi một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, chẳng hạn tập chơi một môn thể thao, học một ngoại ngữ, học vẽ hay tập chơi cờ. Những thử thách mới như vậy đối với bộ não sẽ giúp chất xám tạo ra những mối liên kết mới giữa các nơron và tránh được hiện tượng xơ cứng.



Giải mã hiện tượng ảo ảnh về thác nước

Đó là một ảo giác đã làm rối trí nhiều người từ khi Aristotle miên tả nó khoảng 2.000 năm trước đây. Nếu bạn nhìn vào thác nước trong một thời gian ngắn rồi nhìn sang một bên, hình ảnh bên bờ đó sẽ chảy ngược lên. Một thử nghiệm trên não khỉ đã giải thích “hiệu ứng thác nước” này.

Khi theo dõi một thác nước, các tế bào não nhằm vào sự chuyển động đi xuống sẽ trở nên mệt mỏi. Khi mắt chuyển hướng khác, tế bào hướng vào hành động đi lên sẽ hoạt động tích cực hơn, và do vậy làm vật thể tĩnh dường như chảy ngược lên.

Các nhà khoa học thần kinh đã sử dụng một mô hình tương tự để chứng minh điều này. Họ chiếu một loạt hình ảnh chuyển động cho khỉ xem, và thu lại hoạt động của hệ thần kinh não, trong trung tâm xử lý chuyển động.

Khi khỉ được xem hình ảnh các đường thẳng chạy dọc xuống, các tế bào não tập trung vào chuyển động đi xuống trở nên phản ứng chậm dần hơn, trong khi tế bào nhằm vào hoạt động đi lên lại không bị ảnh hưởng.

Sau đó, các nhà nghiên cứu cho khỉ xem thêm hai hình ảnh chuyển động nữa – một gồm các đường thẳng đi lên và một gồm các đường thẳng đi xuống. Hệ thần kinh phản ứng với sự đi lên hoạt động tích cực hơn, so với những tế bào hướng vào hoạt động đi xuống, do bây giờ đã bị mỏi mệt. Sự mất cân bằng phản ứng này tạo ra ảo giác về sự chuyển động ngược lên.

Hiện tượng ảo ảnh này đã minh chứng “hiệu ứng thác nước”. Nếu bạn nhìn vào một hình ảnh khác sau khi nhìn vào hình ảnh chuyển động đi xuống, những đường đi xuống biến mất và hình ảnh mới dường như trôi ngược lên.

Kết quả tìm kiếm này cũng khẳng định một giả thuyết đã được nhà tâm lý học người Đức Sigmund Exner đưa ra vào thế kỷ XIX. Ông cho rằng ảo ảnh thác nước là do hệ thần kinh não bị ảnh hưởng bởi các hướng đối lập của chuyển động.



Tại sao đàn ông luôn bị cuốn hút bởi cùng một mẫu phụ nữ?

Trên thực tế, điều này không phải là do ngẫu nhiên. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những mẫu người có tính tương đồng về di truyền với chính bạn. Trong sinh hoạt hằng ngày, trong giao tiếp, bộ não của bạn luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận rất nhiều thông tin phát ra từ nhiều người phụ nữ khác nhau để phân tích và “thẩm tra” về tính tình, cách sống, tình trạng sức khoẻ và cả về những đặc điểm di truyền của họ… Và trong số các phụ nữ đó, nếu may mắn có một người tương đồng với bạn thì bạn sẽ bị cuốn hút ngay.

Nói rõ hơn là não sẽ phân tích một chuỗi các dữ kiện, trong đó một số do các pheromone cung cấp. Pheromone là chất hoá học thường được tìm thấy trên bề mặt da khi chúng ta bài tiết mồ hôi. Chúng có chức năng phát ra các thông tin báo hiệu để truy tìm một đối tượng tương hợp. Nhưng để não của bạn có thể nhận được các tín hiệu tương hợp, bản thân người phụ nữ đó cũng phải tiếp nhận được các tín hiện từ pheromone trên cơ thể của bạn. Do đó, sự thu hút mang tính chất hai chiều. Nếu không, một trong hai người sẽ vẫn dửng dưng.

Ngoài ra, các pheromone cũng góp phần làm thay đổi thái độ của bạn. Chúng sẽ kích thích các vùng não bộ có chức năng điều khiển hành vi bản năng và khơi dậy các phản xạ có liên quan đến việc sinh sản và duy trì nòi giống. Và quan trọng hơn cả là chỉ ý nghĩ vô thức của bạn mới tiếp nhận được các tín hiệu này. Chúng sẽ báo cho bạn biết rằng: “Cô ấy hợp với bạn đấy!”, hoặc “Không có gì quan trọng cả!”. Nói tóm lại, bạn “biết” cô ấy, bởi vì bạn đã trải qua nhiều đặc điểm sinh lý và tâm lý của cô ấy, nhưng chỉ bằng vô thức mà thôi.



Thế nào là hiện tượng người tự bốc hoả?

Vị khách đến gõ cửa nhà bà Reeser, một phụ nữ luống tuổi đã về hưu sống tại bang Florida, Mỹ. Mãi không thấy ai ra, bà gọi thêm người phá cửa. Trong nhà, trên chiếc ghế bành, chủ nhân đã cháy thành than, chỉ còn lại một bàn chân đi giày vải, xung quanh, đồ đạc hầu như vẫn nguyên vẹn…

Sự việc này xảy ra vào năm 1951. Bà Reeser chỉ là một trong nhiều trường hợp được lịch sử ghi nhận là nạn nhân của cái chết rất kỳ lạ: tự bốc hoả thành than. Vào năm 1660, dư luận Paris từng rộn lên với vụ cháy “tự nhiên” của một phụ nữ nghiện rượu nặng, chỉ còn lại vài đốt ngón tay và chiếc sọ.

Điều lạ là trong mọi vụ cháy, các nạn nhân đều để lại các dấu hiệu giống nhau: thân thể hoá than nhưng bao giờ cũng sót lại một bộ phận không cháy trụi, thường đó là cẳng chân hay bàn chân và lại còn nguyên vẹn đến kỳ lạ.

Người ta không hiểu lửa từ đâu ra, vì xung quanh nạn nhân, thường được tìm thấy trong tư thế ngồi trên ghế, lửa hầu như không gây hư hại. Chính vì vậy, các nhà quan sát thời dó không chút nghi ngờ, một mực cho rằng lửa nhất thiết phải khởi phát từ phủ tạn của nạn nhân. Khởi phát từ một lý do… không rõ và bất ngờ. Vì thế, tên gọi là bấy lâu nay người ta vẫn gán cho hiện tượng bí ấn trên là “Vụ cháy người tự phát”.

Vì sao người có thể tự bốc hoả? Dapan

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đã đưa ra được một đáp án hợp lý hơn cả. Đó là hiện tượng “hiệu ứng đèn cầy”, không có chút gì là siêu nhiên. Theo giả thuyết này, ngọn lửa dược truyền lan sang thân thể của nạn nhân qua một nguồn bên ngoài, cứ thế thiêu cháy dần dần thân thể người đó như một ngọn sáp cháy vậy.

Đại thể, kịch bản bao giờ cũng như nhau: Bị một sự cố gì về tim hay ngã, một người tắt thở. Lửa, từ một vật trung gian là thuốc lá, tẩu hay một cây đèn cầy, cháy lan ra quần áo, rồi cháy đến da và lớp mỡ nằm ngay dưới da. Tiếp xúc với lửa, mỡ này tan ra nước, chảy ra bên ngoài thân thể, thấm vào các lần vải tiếp xúc với nạn nhân. Trong phần lớn các trường hợp thì đấy là quấn áo đang bận trên người, đồ phủ ghế tựa trên đó nạn nhân đang ngồi. Đồ vải thấm ướt mỡ sẽ cháy từ từ trong nhiều giờ. Sự cháy này tạo ra và duy trì một ngọn lửa cháy đượm có nhiệt độ xấp xỉ 600 độ C, nó không làm hư hại được toàn bộ căn phòng mà chỉ thiêu huỷ được xác chết trên đó nó được phát sinh ra.

Sự cháy chậm kéo dài có thể làm hư hại một số bộ phận của thân thể, nhưng vẫn không làm chúng cháy thành tro và để lại một số bộ phận hoàn toàn lành lặn. Mark Benecke, bác sĩ pháp y tại Đại học Cologne (Đức) giải thích: lửa chỉ thiêu huỷ các mô của cơ thể người chết nằm phía bên trên ngọn lửa. Hai bàn chân và cẳng chân thường còn nguyên vẹn là do chúng nằm bên dưới ngọn lửa.

Lửa thường cháy từ hai đùi của một người ngồi, hầu hết là những người giá hay đứng tuổi - lớp người dễ gặp tai biến về tim khiến họ phải ngồi lì một chỗ - hoặc những người đang cơn say rượu khi thảm cảnh xảy đến. Chính rượu tạo thuận lợi cho loại tai nạn đó. Trước hết, một ai đó khi say thì ít chú ý đến loại lửa mà họ đang cầm trong tay, sau nữa rượu góp phần làm hình thành mô béo, có nghĩa mỡ là chất đốt chính trong các vụ cháy chậm này.

Rõ ràng, hiện tượng người cháy “tự nhiên” hay “tự phát” lâu nay chỉ là huyền thoại hoặc huyễn hoặc, được nuôi dưỡng bởi trào lưu văn học kinh dị thế kỷ XIX và đặc biệt là ở trong các cuốn truyện tranh vui của nước Mỹ sau này.

Vì sao các nhà du hành hay mất ngủ?

Mất ngủ và ngủ không sâu là “chuyện thường ngày” của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài hạn trong điều kiện không trọn lượng. Việc thiếu đi các tín hiệu ngày đêm cũng làm cho đồng hồ sinh học trong người họ biến mất.

Hiện tượng này khiến các nhà du hành kém tỉnh táo và giảm hiệu quả hoạt động. Trong các ảnh hưởng tới đồng hồ sinh họ, các nhà nghiên cứu tin rằng chính ánh sáng đập vào võng mạc của mắt dã giúp cơ thể nhận biết được thời gian trong ngày. Mặt khác, tình trạng không trọng lượng trong vũ trụ cũng đồng nghĩa với việc các nhà du hành tiêu tốn ít năng lượng hơn so với ở trên Trái đất và vì thế, họ cũng thấy ít mệt mỏi hơn (mệt mỏi là cảm giác dễ khiến con người buồn ngủ).

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con người cần tìm cách kích hoạt đồng hồ sinh học trong cơ thể, duy trì chu kỳ hai tư giờ mỗi ngày, nếu chúng ta muốn thành công với các chuyến bay dài hạn”, Timothy Monk, Giáo sư Đại học Pittsburgh kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Họ từng theo dõi giấc ngủ của Jerry Linenger, một nhà du hành vũ trụ hiện đã nghỉ hưu, trong gần năm tháng ông ở trên trạm vũ trụ Mir của Nga vào năm 1997.

Trong ba kỳ (mỗi kỳ gồm hai tuần), lần lượt ở những ngày đầu tiên, ở giữa và cuối cuộc hành trình, các nhà nghiên cứu dưới mặt đất đã ghi chép lại lịch ngủ của Linenger như giờ ở trên giường, thời gian thức và thời gian ngủ. Trong khi đó ở trên trạm, Linenger cũng tự ghi lại nhiệt độ cơ thể, lịch ngủ của bản thân, đánh giá độ tỉnh táo năm lần mỗi ngày và thực hiện kiểm tra một lần vào giữa ngày.

Kết quả cho thấy, trong những ngày đầu tiên lên trạm, Linenger tuân thủ thời gian đi ngủ và dậy đều đặn, nhưng sau 4 tháng, với việc mỗi ngày đều có 15 lần Mặt trời mọc và 15 lần Mặt trời lặn, không đã “mất cảm giác về ngày và đêm”. Cứ 45 phút một lần trời lại tối, và vì thế, nhịp sinh học không còn nữa.

Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng những người bị mất chu kỳ sáng tối thông thường, trong đó có người mù, đều chịu ảnh hưởng của chứng mất ngủ, và thời gian ngủ ban ngày nhiều hơn hoặc việc thức giấc ban đêm diễn ra thường xuyên hơn.

Nhóm của Monk đã thử nghiệm một loạt phương pháp khác nhau để điều trị chứng mất ngủ trong vũ trụ, trong đó có việc dùng thuốc ngủ, dùng melatonin (một loại hoóc môn do tuyến yên tiết ra để điều khiển chu kỳ ngủ) và sử dụng ánh sáng nhân tạo để mô phỏng ánh sáng Mặt trời. Họ cũng đề nghị điều chỉnh việc sử dụng ánh sáng trong tàu không gian và sử dụng các bài tập để chống lại ảnh hưởng của tình trạng không trọng lượng.




tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương