1. thông tin chung



tải về 344.83 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích344.83 Kb.
#25086
1   2   3   4   5

2.3. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN


Tạo ra nhận thức và thói quen của người dân về công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động chăn nuôi ở nông thôn và phong trào xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường, tạo ra lượng khí gas phát sinh để đáp ứng nhu cầu đun nấu cho hộ gia đình, hơn hết là giải quyết vấn đề môi trường.

2.3.1. Ý nghĩa kinh tế

- Tạo ra khí sinh học phục vụ cho đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện,… thay thế cho năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt;

Theo kết quả nghiên cứu, khí sinh học Biogas là chất khí được sinh ra từ chất thải như: phân gia súc, gia cầm, phân người và các chất hữu cơ được lên men trong môi trường kỵ khí. Biogas là hỗn hợp khí bao gồm Metan (CH4) chiếm 60 đến 70%. Khí này có thể đốt cháy được và tạo ra năng lượng khoảng 4.500 - 6.000 Calo/1m3 khí, với lượng calo này tương đương năng lượng của 1lít cồn; 0,8lít xăng; 0,6lít dầu thô; 1,4 kg than hoa hay 2,2 kWh điện năng;

+ Nếu 01 ngày sử dụng tối thiểu 4 m3 khí, tương đương 5,6kg than hoa, đơn giá 10.000 đ/kg than hoa thì giá trị tương đương 56.000 đồng. Như vậy, nếu sử dụng hầm Biogas thì một ngày tiết kiệm chất đốt tương đương giá trị là 56.000 đồng và thời gian đun nấu nhanh hơn, vệ sinh hơn;

+ Nếu dùng khí sinh học Biogas để chạy máy phát điện thay thế xăng với công suất 3 kWh định mức tiêu thụ 1,3 lít xăng/h, chi phí tương đương 27.700 đồng. Như vậy, nếu chi phí bỏ ra ban đầu là 10 triệu đồng thì sử dụng sau 361 giờ sử dụng đã hoàn vốn đầu tư;

- Bã thải từ hầm Biogas là sản phẩm thứ 2 có giá trị có thể sử dụng vào các mục đích: Làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh, cải thiện, nâng cao độ phì nhiêu của đất, nuôi thủy sản, trồng nấm, nuôi giun;

- Xây dựng, lắp đặt hầm Biogas tạo môi trường chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, là điều kiện tốt để vật nuôi phát triển. Theo đánh giá sơ bộ, nếu lợn được nuôi trong chuồng trại có lắp đặt hầm Biogas tăng trọng hơn bình thường từ 0,5 - 1 kg/tháng. Từ những phân tích trên cho thấy lợi ích kinh tế đem lại từ vấn đề này là rất lớn.

2.3.2. Ý nghĩa về môi trường

Xây dựng, lắp đặt hầm Biogas góp phần bảo vệ môi trường một cách hữu ích:

- Xử lý chất thải chăn nuôi. Tạo nguồn phân hữu cơ, giảm sử dụng phân, hoá học.

- Sản sinh năng lượng cho khu vực nông thôn (chiếu sáng, nấu ăn…);

- Cải thiện vệ sinh thông qua giảm mầm bệnh, trứng giun và ruồi, giảm ô nhiễm nguồn nước;

- Giảm gánh nặng công việc chủ yếu cho phụ nữ và trẻ em;

- Bảo vệ nguồn tự nhiên, giảm chặt phá rừng…

2.3.3. Ý nghĩa về mặt xã hội

Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân;

Tạo sự ổn định xã hội thông qua việc giải quyết những bức xúc của người dân đặc biệt là người dân trong khu vực nông thôn về vấn đề ô nhiễm do chất thải trong chăn nuôi;

Giúp cho người dân địa phương nâng cao năng lực, nhận thức và có ý thức thật sự quan tâm đối với vấn đề chất thải nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung;

Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường và thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi ngay từ hộ gia đình;

Dự án được triển khai đã huy động được đông đảo người dân tham gia; góp phần thực hiện việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường;

Là mô hình thực tế, hiệu quả để tuyên truyền cho người dân đặc biệt là người dân nông thôn trong xử lý chất thải chăn nuôi nói riêng và bảo vệ môi trường nông thôn nói chung.

2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.4.1. Thuận lợi


- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành, thị.

- Công tác cấp kinh phí thực hiện hàng năm được tỉnh quan tâm cấp phát kịp thời, từ đó tạo điều kiện để Trung tâm giải ngân dự án được đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước.

- Do làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của dự án. Vì vậy, dự án được chính quyền các địa phương, người dân mong đợi, đón nhận và tích cực tham gia hưởng ứng nhiệt tình.

- Thủ tục giải ngân được giải quyết linh hoạt, nhanh, gọn, minh bạch từ đó kinh phí của cấp xã, thôn, người dân được chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, không qua chuyển khoản. Do đó đã tiết kiệm được thời gian và những thủ tục không cần thiết cho người dân.

- Các hoạt động của dự án được thực hiện có trọng tâm và hiệu quả hơn so với những năm trước. Công tác nghiệm thu, hỗ trợ thanh quyết toán được thực hiện tốt. Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và vận hành tại các địa phương, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường còn đẩy mạnh việc ứng dụng mô hình hầm mới. Như hầm Biogas composites, mô hình hầm này có nhiều ưu điểm như: Giá thành hợp lý; lắp đặt và di chuyển dễ dàng; độ bền cao; sinh khí tốt; tự thải bã, váng,…

2.4.2. Khó khăn - tồn tại

- Cán bộ được phân công phụ trách, theo dõi dự án phải kiêm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác, nên gặp nhiều khó khăn trong việc rà soát danh sách các hộ đăng ký;

- Dự án hỗ trợ xây dựng hầm Biogas trên địa bàn tỉnh được nhiều đơn vị triển khai vào cùng thời điểm như: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn, Trung tâm khuyến nông và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ Thực vật) và Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường). Tuy nhiên sự phối hợp, trao đổi thông tin triển khai dự án giữa các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong việc đối chiếu, rà soát các hộ đã được nhận hỗ trợ để tránh chồng chéo.

- Sự phối hợp để trao đổi thông tin giữa phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã, phường, thị trấn đôi khi chưa cao, dẫn đến khó khăn cho việc rà soát, đối chiếu danh sách giữa các dự án đã và đang triển khai thực hiện.

- Việc đôn đốc cán bộ cấp huyện gửi hồ sơ đăng ký hỗ trợ chưa thường xuyên, chặt chẽ nên không kịp thời giải quyết vướng mắc dẫn đến việc xác nhận và hoàn chỉnh hồ sơ chưa kịp thời.

- Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các công trình đang xây dựng của cán bộ gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm nên quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc.

- Khối lượng hầm các năm đăng ký lớn trong khi đó số lượng hầm được phân bổ còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong công tác phân bổ số lượng hầm tới các huyện, các xã và đến các hộ dân, gây bức xúc, kiến nghị đối với những hộ không được lựa chọn hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm biogas.

- Số lượng các hầm Biogas của các đơn vị đã hỗ trợ cho người dân trên địa bàn tỉnh qua các năm lớn, nên khi triển khai dự án các năm tiếp thì công tác kiểm tra, rà soát, đối chiếu danh sách đăng ký gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ đăng ký đã bị loại bỏ do không đảm bảo các tiêu chí của dự án (đã nhận hỗ trợ từ dự án khác, hầm biogas không hoạt động,…).

Nguyên nhân chính là do sự phối hợp giữa ba cấp (tỉnh, huyện, xã) vẫn chưa thực sự sát sao. Một số xã tiếp nhận danh sách đăng ký từ các thôn, xác nhận và chuyển thẳng lên phòng Tài nguyên và Môi trường mà không qua kiểm tra, đối chiếu với danh sách đã hỗ trợ từ các năm trước trong khi cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường được phân công phụ trách, theo dõi dự án phải kiêm nhiệm nhiều việc, nên gặp nhiều khó khăn trong việc rà soát danh sách đăng ký từ các xã gửi lên.

PhÇn 3. KiÕn nghÞ, ®Ò xuÊt kÕ ho¹ch c¸c n¨m tiÕp theo


3.1. KIẾN NGHỊ


Mặc dù dự án hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường nông thôn giai đoạn 2013-2015 đã kết thúc và đạt được những kết quả nhất định, qua đó đã góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra. Tuy nhiên, ở các khu vực nông thôn hiện nay thì phát triển kinh tế gia đình chủ yếu vẫn là từ chăn nuôi, nhằm cung cấp cho thị trường các loại thực phẩm từ gia súc, gia cầm có chất lượng. Nhà nước đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân có tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm,… bằng nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, con giống, vật nuôi cho năng xuất cao. Từ đó đã khuyến khích, thúc đẩy quá trình phát triển đầu tư cho nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng tăng nhanh, tổng số đàn gia súc, gia cầm từ các hộ chăn nuôi năm sau tăng hơn năm trước, vì vậy mang lại hiệu quả về kinh tế cao cho hộ gia đình. Do đó ngày càng có nhiều hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh tổ chức chăn nuôi để phát triển kinh tế.

Song song với quá trình đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình từ chăn nuôi, vấn đề quản lý chất thải trong hoạt động chăn nuôi phải được quan tâm đúng mức, tránh trường hợp các hộ chăn nuôi thải trực tiếp chất thải chăn nuôi ra các mương, rãnh nước thải của khu dân cư làm ô nhiễm môi trường, thì hiện nay việc ứng dụng mô hình hầm Biogas vẫn là một giải pháp tối ưu để xử lý chất thải chăn nuôi.

Hầm biogas sinh học được dùng để xử lý chất thải chăn nuôi và tạo ra khí gas phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đây là một mô hình vừa để xử lý ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi tạo ra vừa đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, đặc biệt cho những hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, tận dụng được nguồn chất thải gia súc và giảm mùi hôi hám khó chịu. Khi sử dụng hầm biogas thì lượng vi khuẩn gây hại trong chất thải được loại bỏ và chất thải chăn nuôi bị phân hủy thành khí gas và nước, năng suất khí gas đạt từ 0,5 - 0,6m3/m3 dịch phân hủy/ngày đêm. Nước thải của hệ thống đã được diệt hết 99% trứng giun sán, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới cây, mang lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển qua đó giúp giảm dịch hại từ 70-80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân.

Từ những ý nhĩa trên và để tiếp tục góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành, thị khảo sát nhu cầu đăng ký xây dựng hầm Biogas của nhưng năm tiếp theo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy có rất nhiều hộ đăng ký hỗ trợ.

Theo tổng hợp danh sách nhu cầu đăng ký của các huyện gửi Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 10/7/2015 nhu cầu hộ dân xin hỗ trợ xây dựng hầm Biogas của 03 năm tiếp theo là 14.925 hầm. Vì vậy, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đưa ra một số đề xuất kiến nghị sau:

- Kính đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cho tiếp tục triển khai dự án hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas cho nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

- Do giá cả và nhân công xây dựng, lắp đặt hầm Biogas ngày càng tăng, số lượng hầm lớn dẫn đến công tác quản lý phức tạp và để giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người dân. Vì vậy Trung tâm đề xuất tăng mức hỗ trợ cho nhân dân và cho công tác quản lý của các cấp.

- Đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã quan tâm chỉ đạo việc triển khai hỗ trợ Biogas tại các địa phương nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện và tránh chồng chéo trong quá trình triển khai.

- Tăng cường phối hợp với các đơn vị đang triển khai dự án Biogas của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm đối chiếu, rà soát, lựa chọn các hộ có đủ tiêu chí để hỗ trợ.

- Nhu cầu thực tế xây hầm biogas còn nhiều, vì vậy để đáp ứng tốt mục tiêu bảo vệ môi trường nông thôn và khuyến khích người dân tích cực tham gia đầu tư xây dựng, lắp đặt công trình hầm biogas. Kính đề nghị UBND tỉnh đáp ứng nhu cầu xin hỗ trợ của người dân có đầy đủ điều kiện và có nguyện vọng xây dựng hầm Biogas.


3.2. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC NĂM TIẾP THEO


Dự án hỗ trợ xây dựng hầm Biogas đã tạo nên hiệu ứng tích cực, đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hưởng ứng xây dựng hầm. Tuy mức hỗ trợ xây dựng còn nhỏ (bằng 1/5 so với giá trị thực tế để xây dựng hay lắp đặt hầm Biogas), nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao động viên tinh thần cho nhân dân. Dự án đã góp phần xử lý được ô nhiễm môi trường tại hầu hết các vùng nông thôn có chăn nuôi tại Vĩnh Phúc. Hiệu quả nhất là những vùng có mật độ dân cư đông, quỹ đất hẹp, chăn nuôi nhiều.

Chính vì hiệu quả to lớn về môi trường, cũng như động viên tinh thần nhân dân xây dựng hầm Biogas và căn cứ nhu cầu thực tế của các hộ dân Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiếp tục triển khai dự án giai đoạn tiếp theo 2016-2020.



Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tổng hợp nhu cầu đăng ký hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm biogas của các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các năm tiếp theo như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu xin hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas của các huyện, thị, thành phố các năm 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


TT

Huyện, thành, thị

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng số

1

Vĩnh Yên

192

115

127

434

2

Phúc Yên

155

126

139

420

3

Bình Xuyên

200

200

200

600

4

Yên Lạc

355

375

380

1.110

5

Vĩnh Tường

797

895

965

2.657

6

Tam Dương

690

595

595

1.880

7

Sông Lô

1.200

700

600

2.500

8

Lập Thạch

1.070

950

940

2.960

9

Tam Đảo

772

791

801

2.364

Tổng cộng

5.431

4.747

4.747

14.925



Từ bảng số liệu trên cho thấy nhu cầu xin hỗ trợ xây dựng hầm biogas của nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn rất cao, tổng 03 năm là 14.925 hầm Biogas.

Theo Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Phê duyệt quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có đề xuất đến vấn đề quy hoạch chuồng trại chăn nuôi có hầm Biogas đến năm 2020 dự kiến trên địa bàn tỉnh xây dựng thêm 35.506 hầm Biogas. Vì vậy, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đề xuất xin hỗ 7.500 hầm Biogas trong 5 năm triển khai (1.500 hầm/năm) bằng 20% so với chỉ tiêu mà tỉnh dự kiến.

Giai đoạn 2016-2020 sẽ tập trung vào các xã nông thôn mới, các khu vực có mật độ dân cư đông nhưng quỹ đất hạn chế. Các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và vừa (đối với những trường hợp chăn nuôi với quy mô lớn sẽ không hỗ trợ - khuyến khích chuyển ra khu chăn nuôi tập trung). Các hộ có thể chăn nuôi nhiều loại vật nuôi (khối lượng phân của từng vật nuôi sẽ được quy đổi cho phù hợp).

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đề xuất kinh phí hỗ trợ xây dựng cho 01 hầm Biogas giai đoạn 2016-2020 như sau:



Bảng 3.2. Tổng hợp dự trù kinh phí triển khai hỗ trợ cho 01 hầm Biogas


TT

Nội dung

Kinh phí (đồng/hầm)

Thực hiện

I

Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ xây hầm

2.500.000

Các cấp và người dân phối hợp thực hiện

II

Hỗ trợ chi cho công tác triển khai nhân rộng

659.700




1

Chi công hướng dẫn xây dựng, giám sát kỹ thuật và nghiệm thu




Các cấp phối hợp thực hiện

- Cấp tỉnh

135.000

- Cấp huyện

88.000

- Cấp xã

52.000

- Cấp thôn

66.000

2

Hội nghị triển khai, tổng kết cấp tỉnh

48.000

Trung tâm QTTN&MT

3

Hội nghị triển khai cơ sở

56.300

Phòng Tài nguyên và Môi trường

4

Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, lắp đặt và vận hành (tài liệu tập huấn, hỗ trợ học viên, báo cáo viên, nước, khánh tiết…)

153.900

Trung tâm QTTN&MTchủ trì phối hợp với các Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức

5

Tờ rơi tuyên truyền

25.000

Trung tâm QTTN&MT

6

Quản lý dự án cấp tỉnh

35.500

Trung tâm QTTN&MT

Tổng (I+II)

3.159.700 đồng (Bằng chữ: Ba triệu, một trăm năm chín nghìn, bảy trăm nghìn đồng).

Nhu cầu thực tế xin hỗ trợ xây dựng hầm Biogas trong dân còn nhiều, tuy nhiên để đảm bảo công tác triển khai và quản lý được tốt. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường dự hỗ trợ tổng giai đoạn 2016-2020 là 7.500 hầm Biogas. Trong đó:

Tổng kinh phí thực hiện là: 7.500 x 3.159.700 = 23.697.750.000,0 đồng (Hai mươi ba tỷ, sáu trăm chín bảy triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng).

- Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân: 7.500 x 2.500.000 = 18.750.000.000,0 đồng (Mười tám tỷ, bảy trăm năm mươi triệu đồng chẵn).

- Kinh phí hỗ trợ cho công tác triển khai nhân rộng: 7.500 x 659.700 = 4.947.750.000,0 đồng (Bốn tỷ, chín trăm bốn bảy triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng).



Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ triển khai nhân rộng hầm Biogas giai đoạn 2013 - 2015 trong đó Trung tâm có đề xuất triển khai dự án giai đoạn 2016-2020. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.


Каталог: uploads -> news -> 2015 09
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2015 09 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng văn hóa và thông tin độc lập Tự do Hạnh phúc
2015 09 -> Stt tên khách sạn, nhà nghỉ Địa chỉ

tải về 344.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương