1. Câu hỏi về adn, gen và cơ chế nhân đôi adn câu 1


Câu 11. Ở sinh vật nhân thực, nếu mARN khi dịch mã được giữ ở dạng vòng tròn do t



tải về 1.27 Mb.
trang12/52
Chuyển đổi dữ liệu24.10.2023
Kích1.27 Mb.
#55412
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52
SINH HỌC PHÂN TỬ CƠ BẢN
2 CƠ CHẾ PHIÊN MÃ
Câu 11.
Ở sinh vật nhân thực, nếu mARN khi dịch mã được giữ ở dạng vòng tròn do tương tác giữa đuôi poliA ở đầu 3’ với mũ đầu 5’ qua protein thì có ảnh hưởng đến hiệu quả dịch mã không?
Trả lời
Khi ribosome kết thúc dịch mã và hai tiểu phần của nó tách ly khỏi nhau thì chúng sẽ gần phần mũ đầu 5 của mRNA. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái kết hợp của các tiểu phần ribosome và thúc đẩy sử khởi đầu dịch mã một chuỗi polypeptide mới; nhờ vậy, hiệu quả dịch mã chung tăng lên.
Câu 12. Nêu vai trò của các enzim tham gia trong dịch mã.
Trả lời
(1) Enzim aminoacyl-tARN synthetase
- Xúc tác cho sự kết cặp chính xác giữa tARN và axit amin tương ứng. Trung tâm xúc tác của mỗi loại enzim chỉ phù hợp cho một sự kết cặp đặc thù giữa một loại axit amin với tARN. Có 20 loại synthetase khác nhau, mỗi loại dành cho một axit amin, mỗi enzim synthetase có thể liên kết với nhiều tARN khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
- Synthetase xúc tác sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa axit amin với tARN qua một phản ứng được thúc đẩy bởi sự thủy phân ATP. Phân tử aminoacyl-tARN thu được (còn được gọi là "tARN đã nạp axit amin") lúc này rời khỏi enzim và sẵn sàng cho việc vận chuyển axit amin của nó tới vị trí chuỗi polypeptit đang kéo dài trên ribôxôm.
(2) Enzim peptidyl transferase
- Là một phần của tiểu phần lớn ribôxôm, có vai trò xúc tác cho sự tạo thành các liên kết peptit giữa các axit min trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit.
- Enzim xúc tác cho phản ứng hình thành chuỗi polipeptit được dịch mã trên mARN. Chuỗi polipeptit và axit amin mới liên kết với nhau bằng liên kết peptit do enzim peptidyl transferase xúc tác.
Câu 13. So sánh quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.
Trả lời
* Giống nhau:
- Đều là quá trình truyền đạt TTDT từ gen đến protein
- Diễn ra ở TBC, gồm 3 giai đoạn: Khởi đầu, Kéo dài, kết thúc.
- Đều sử dụng chung một bảng mã di truyền trừ một số ít ngoại lệ
* Khác nhau

Đặc điểm

DM ở SV nhân sơ

Dịch mã ở SV nhân thực

Thành phần

Ri 70S

Ri 80S

Khởi đầu DM

- Tiểu phần nhỏ ribosome nhận ra và liên kết vào mARN nhờ trình tự Shine-Daigano vùng 5’-UTR
- Axit amin mở đầu là foocmin metionin

- Tiểu phần nhỏ ribosome nhận ra và liên kết vào mARN nhờ mũ đầu 5’G.
- Axit amin mở đầu là metionin

Mối liên quan giữa phiên mã và dịch mã

- Diễn ra đồng thời

- Diễn ra không đồng thời

Điều hòa sau dịch mã

- Không

- Có

Câu 14.
EF-Tu là một yếu tố kéo dài với GTP tham gia giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit ở tế bào nhân sơ. EF-Tu gắn với tất cả các phức hợp aminoaxyl-tARN(aa-tARN) với ái lực gần như nhau để đưa chúng đến ribôxôm với tần xuất giống nhau. Sau đây là kết quả thí nghiệm xác định sự liên kết của EF-Tu và phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp chính xác và không chính xác.


tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương