ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘng củA ĐẠi dịch covid- 19 ĐẾn thị trưỜng xuất khẩu hạT ĐIỀu việt nam



tải về 0.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích0.8 Mb.
#51946
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15
39 Đỗ Thùy Trang 20051180
THỰC-TRẠNG-LOGISTICS-VIỆT-NAM-TRƯỚC-VÀ-TRONG-ĐẠI-DỊCH-COVID-19
1.4. Điểm mới nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường xuất khẩu hạt 
điều Việt Nam” chính là đề tài lấp đầy lỗ hổng nghiên cứu hiện có. Thông qua sự tìm 
hiểu và đánh giá, phân tích cụ thể trong bài nghiên cứu, ta sẽ nhìn có cái nhìn khách 
quan về tác động cụ thể của đại dịch Covid-19 đến mặt hàng hạt điều VN xuất khẩu, 
đánh giá mức độ tác động nặng hay nhẹ, những mặt trái còn tồn tại trong thị trường này 
là gì. Từ cơ sở thực tiễn đó, kiến nghị và đề xuất những chính sách phù hợp, có tác động 
một cách trực tiếp và hiệu quả nhất để tháo gỡ khó khăn cho ngành trong đại dịch Covid-
19. 
Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn về xuất khẩu hạt điều Việt Nam 
2.1. Tổng quan về xuất khẩu 
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu 
Xuất khẩu được hiểu theo một cách đơn giản chính là hoạt động bán hàng hóa, dịch 
vụ của quốc gia này cho một quốc gia khác và dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương 
thức thanh toán. Trong chủ nghĩa trọng thương trước kia, phương thức thanh toán không 
chỉ đơn giản là tiền tệ, mà còn là vàng bạc, đá quý… Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, 
tiền tệ là phương thức chủ yếu, và có thể sử dụng đồng tiền của một trong hai quốc gia 
hoặc đồng tiền của một quốc gia thứ ba khác. 
Tại điều 28, khoản 1 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có chỉ rõ “Xuất khẩu 
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực 
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định 
của pháp luật”. Như vậy, hiểu theo luật của Việt Nam thì cơ bản xuất khẩu chính là 
việc bán hàng cho nước ngoài, cho các quốc gia khác Việt Nam. 
2.1.2. Hình thức xuất khẩu 
Tại Việt Nam, xuất khẩu được thể hiện qua bốn hình thức chính 
Xuất khẩu trực tiếp. Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay, hình thức mua 
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua dựa trên giao dịch trực tiếp, 


10 
thỏa thuận, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên theo đúng pháp luật của từng nước 
tham gia giao dịch và tiến hành ký kết hợp đồng sau cùng. Đây cũng là hình thức thể 
hiện sự tự chủ của doanh nghiệp trong việc buôn bán hàng hóa, tìm kiếm đối tác thị 
trường trên cơ sở nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng tại quốc gia hướng 
đến. Tuy nhiên, DN sẽ là đơn vị trực tiếp đứng ra tiến hành nghiệp vụ, thủ tục giao dịch, 
chi phí phát sinh, tiền lãi thu được và tiền lỗ khi kinh doanh đều được DN tự chịu trách 
nhiệm.
Xuất khẩu ủy thác. Hình thức xuất khẩu này tồn tại với hai chủ thể chính là DN sản 
xuất kinh doanh nội địa và thị trường- quốc gia hướng đến xuất khẩu cùng với một DN 
trung gian hoạt động tại nước ngoài. Hình thức này được áp dụng khi DN nội địa gặp 
rào cản về khả năng tài chính, đối tác, ngôn ngữ… họ sẽ tiến hành đàm phán và ủy thác 
cho DN trung gian để thực hiện xuất khẩu hàng hóa. DN trung gian sau khi nhận ủy 
thác sẽ đảm nhận mọi thủ tục xuất khẩu của DN nội địa, chi phí phát sinh, tiền hòa hồng 
và quyền được nhận sau ủy thác được ghi rõ trong hợp đồng giữa hai bên.
Xuất khẩu tại chỗ, là hình thức hàng hóa của một doanh nghiệp sản xuất nội địa, tiến 
hành bán cho thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại giao tất cả số hàng hóa 
nhận được cho một doanh nghiệp được chỉ định khác trong nước. Cụ thể theo Thông tư 
số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại 
chỗ”, điều số 86 thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ gồm 3 loại chính: 
- Sản phẩm gia công; máy móc thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư 
thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3- 
Điều 32- Nghị định 187/2013/ NĐ- CP. 
- Hàng hóa được mua bán giữa DN nội địa với DN chế xuất, DN trong khu phi 
thuế quan 
- Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cá nhân, tổ chức 
nước ngoài không có sự hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân chỉ định 
giao, nhận hàng hóa với DN khác tại Việt Nam. 
Tạm nhập tái xuất. Là hình thức thương nhân Việt Nam tạm nhập khẩu hàng hóa, dịch 
vụ của một DN sản xuất, kinh doanh nội địa. Sau đó lại sử dụng chính hàng hóa đó xuất 
khẩu sang quốc gia khác ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hình thức này cho thấy nó diễn ra 
cả quá trình nhập và xuất khẩu, nên lượng ngoại tệ doanh thu thu lại sẽ lớn hơn so với 
số vốn ban đầu được bỏ ra. 
2.1.3. Vai trò của xuất khẩu 
Xuất khẩu- động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế 
Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thuộc phạm vi quốc tế, diễn ra đối với tất 
cả các chủ thể trên thị trường và có sự điều hành của Nhà nước. Mục đích của việc xuất 
khẩu nhằm đem hàng hóa, dịch vụ của mình đến các quốc gia khác trên thế giới. Từ 
việc kinh doanh đó sẽ giúp cho các chủ thể thu về được nhiều ngoại tệ hơn. Đối với một 
nước chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, chiến lược mở 
của nền kinh tế thông qua xuất khẩu có vai trò thực sự to lớn và quan trọng. Vì khi xuất 


11 
khẩu, lượng ngoại tệ thu về nhiều, tiếp cận đến sự đổi mới khoa học- công nghệ, chuyển 
giao KHCN.. Bên cạnh đó, việc mở cửa nền kinh tế cũng giúp cho đất nước thu về 
những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, sau đó kết hợp với các chính sách 
của Chính phủ để cải thiện nền kinh tế, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hẹp 
khoảng cách với các quốc gia phát triển. 
Xuất khẩu- cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt 
Vấn đề xuất khẩu không phải chỉ đơn giản là có thể xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang 
một quốc gia nào khác ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, hàng hóa được thông qua 
của Hải quan và tiêu dùng trong quốc gia khác đều phải trải qua sự kiểm tra gắt gao, 
đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đầu vào tại quốc gia hướng đến xuất khẩu. Chính vấn đề 
này đã đặt ra cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần có 
sự đầu tư chỉn chu và nghiêm túc, áp dụng những cách thức sản xuất kinh doanh mới, 
đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. 
Điều này vừa giúp cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có con đường thuận tiện hơn khi 
gia nhập vào thị phần kinh tế nước bạn, đồng thời cũng khẳng định vị thế quan trọng 
của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam chất lượng cao. 
Xuất khẩu- động lực giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
Một trong những vai trò xuất khẩu chính là tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam chuyển 
dịch theo một hướng thích hợp hơn. Thật vậy, đặt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, 
Đảng và Nhà nước ta chú trọng rất nhiều vào xuất khẩu, trong đó có nhiều ngành xuất 
khẩu chủ lực như gạo, hạt điều, dệt may, thủy hải sản… Song song với đó, nó còn kéo 
theo sự phát triển của một chuỗi cung ứng từ sản xuất nguyên liệu thô đến khâu chế 
biển,.. Điều này giúp các chủ thể kinh tế tiếp cận nhiều hơn đến phương thức sản xuất 
tự động hóa và mô hình sản xuất theo chuỗi cụ thể. Đó chính là lý do giúp cơ cấu nước 
ta chuyển dịch nhanh chóng hơn. 
Xuất khẩu- yếu tố giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân 
Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi hàng hóa, sản phẩm phải được làm ra với số lượng 
lớn, đặt ra vấn đề nguồn cung lao động cho các DN và Nhà nước ta. Đặt trong bối cảnh 
nước ta đang là một nước dân số trẻ, xuất khẩu chính là cơ hội giúp người lao động tìm 
được công ăn việc làm phù hợp với từng trình độ tay nghề. Người lao động sẽ kiếm 
được nguồn thu nhập cao hơn, mức sống cũng từ đó cao hơn.
Xuất khẩu- tiền đề mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại 
Có thể nói, xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ hai chiều với nhau. 
Trên thực tế, việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang một quốc gia sẽ giúp cho Việt Nam 
có thêm nhiều mối quan hệ thương mại, giao thương trên thị trường quốc tế, đồng thời 
nâng cao vai trò và tầm vóc của đất nước ta. Ở chiều ngược lại, quan hệ kinh tế đối 
ngoại với các nước chính là tiền đề giúp cho Việt Nam hiểu rõ thị trường, thị hiếu tại 
quốc gia đó và cân nhắc xuất khẩu; các quốc gia khác cũng sẽ có cái nhìn trực quan hơn 
về hàng hóa Việt Nam để rồi có đồng ý nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam hay không. 


12 
Vì vậy, có thể nói xuất khẩu chính là động lực thúc đẩy quan hệ đối ngoại của Việt Nam 
với bạn bè năm châu. 
Nhìn chung, xuất khẩu đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sự 
việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự tham gia vào trong những vấn đề chính 
trị- xã hội. Xuất khẩu cũng chính là quá trình giúp đất nước ta phát huy tầm vóc hàng 
hóa Việt cũng như rút ngắn khoảng cách, độ chênh lệch kinh tế với các nước khác. 

tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương