ĐỀ thi thử HỌc sinh giỏi lớP 12 LẦN 4 NĂm họC 2011 – 2012



tải về 0.92 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2018
Kích0.92 Mb.
#38547
1   2   3   4   5   6   7   8


BÀI THI THỨ HAI: TỰ LUẬN

Câu 1: (1,5 điểm)

a. Có thể tạo ra dòng thuần bằng những cách nào? Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn?

b. Vì sao việc chọn lọc dòng thuần không manh lại hiệu quả.

Câu 2: (1,5 điểm)

a. Vì sao nói tần số tương đối của các alen về một gen xác định là dấu diệu đặc trưng phân biệt quần thể khác nhau trong một loài ngẫu phối? Làm thế nào tính được tần số đó?

b. Một người trồng cam phun thuốc diệt rệp hại cam nhận thấy ở lần phun thứ nhất có tới 99% số rệp đã bị chết. 5 tuần sau rệp lại nhiều, cũng phun loại thuốc đó với liều lượng như trước thì chỉ diệt được khoảng 50% số rệp. Giải thích vì sao lần phun thứ 2 lại không thu được kết quả như lần phun đầu? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc diệt côn trùng?

Câu 3: (2,0 điểm)

a. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể giao phối bị biến đổi do những nhân tố nào? Giải thích rõ mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó.

b. Tác dụng của CLTN đối với alen lặn trên NST X so với 1 alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên NST thường có gì khác nhau.

Câu 4 (2,0 điểm).

a. Nêu những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

b. Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen không? Tại sao

Câu 5 (2.0 điểm).

Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo học thuyết chọn lọc tự nhiên của Đacuyn.



Câu 6 (1 điểm).

a. Loài là gì? Vì sao nói ở những sinh vật giao phối, loài là đơn vị tổ chức có tính tự nhiên hơn ở những sinh vật sinh sản vô tính hoặc vô giao.

b. Nêu khái niệm về quá trình hình thành loài và hình thành đặc thích nghi theo thuyết hiện đại.

                                         



------- HẾT -------


TRƯỜNG THPT A

NGHĨA HƯNG

ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LỚP 12 LẦN 4

NĂM HỌC 2011 – 2012

HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: Môn: Sinh học



BÀI THI THỨ NHẤT: PHẦN TRẮC NGHIỆM 10 điểm (mỗi câu đúng 0,4 đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

B

D

D

B

A

B

C

D

D

B

C

C

A

C

C

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25
















A

C

A

B

C

D

A

B

D

A


















BÀI THI THỨ HAI: PHẦN TỰ LUẬN: 10 điểm

PHẦN TỰ LUẬN: 10 điểm

Câu

Nội dung

1: 1,5 điểm

a. + Các cách tạo ra dòng thuần:

- Cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. 0,25 đ

- Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô TB (nuôi cấy hạt phấn: từ TB hạt phấn (n), người ta lưỡng bội hóa tạo các TB 2n cho tái sinh cây. 0,25 đ

+ Việc duy trì dòng thuần thường khó khăn vì:

- Dòng thuần thường có sức sông kém do nhiều gen lặn có hại đã được đưa vào thể đồng hợp 0,25 đ

- Khó khăn trong việc ngăn ngừa sự giao phấn 0,25 đ

b. Việc chọn lọc dòng thuần thường không mang lại hiệu quả vì:

- Các gen quan tâm đều ở trạng thái đồng hợp 0,25 đ

- Sự sai khác về KH có lúc chỉ là thường biến. 0,25 đ


2: 1,5 điểm

a. + Tần số tương đối của các alen về một gen xác định là dấu diệu đặc trưng phân biệt quần thể khác nhau trong một loài ngẫu phối vì:

- Tần số tương đối của các alen có khuynh hướng duy trì không đổi qua các thế hệ (theo H-W) 0,25 đ

-Các QT trong loài về KH có thể giống nhau, nhưng khác nhau về TLKH do sai khác về TLKG chi phối bởi tần số alen. 0,25 đ

+ Muốn tính được tần số đó thì:

- Từ tỷ lệ KH suy ra TL phân bố KG tần số alen. 0,25 đ



b. + Lần phun thứ 2 lại không thu được kết quả như lần phun đầu vì:

- Dưới tác động của thuốc, các cá thể kháng thuốc kém bị tiêu diệt nhiều hơn 0,25 đ

- Số có khả năng kháng thuốc truyền lại gen kháng thuốc cho thế hệ con cháu dưới tác động của CLTN làm cho khả năng kháng thuốc của quần thể tăng dần và hoàn thiện. 0,25 đ

+ Cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc diệt côn trùng?

- Không nên sử dụng cùng một loại thuốc diệt côn trùng nên sử dụng nhiều loại khác nhau để tránh sâu bệnh có khả năng kháng thuốc 0,25 đ



3 2đ

a. Nhân tố làm biến đổi tần số alen của quần thể là: 1,25 đ

- Quá trình đột biến: Gây áp lực nhỏ vì tần số đột biến thường thấp và có quá trình đột biến thuận (Aa) và đột biến nghịch (aA). 0,25 đ

- Quá trình giao phối: Giao phối tự do không làm thay đổi tần số tương đối của các alen, giao phối gần, giao phối có chọn lọc, tự phối có làm thay đổi tần số các kiểu gen. 0,25 đ

- Chọn lọc tự nhiên: là nhân tố chính quy định chiều hướng và nhịp độ thay đổi tần số alen. Cường độ CLTN càng lớn thì sự thay đổi tần số tương đối các alen càng nhanh. 0,25 đ

-Biến động di truyền làm thay đổi tần số tương đối của các alen một cách đột ngột. 0,25 đ

-Cách ly thúc đẩy sự phân hóa vốn gen của quần thể gốc. 0,25 đ



(Kể được tên 5 loại nhân tố tác động cho 0,5đ)

b. Tác dụng của CLTN đối với alen lặn trên NST X so với 1 alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên NST thường khác nhau ở: 1,25 đ

- Gen trên X không có alen tương ứng trên Y. Một số loài Y không mang gen nên alen lặn trên X có nhiều cơ hội được biểu hiện KH hơn len lặn trên NST thường (chỉ biểu hiện ở đồng hợp tử lặn). 0,25 đ

- CLTN tác động trên KH của cá thể, thông qua đó ảnh hưởng tới tần số alen. Alen lặn trên NST X dễ được biểu hiện hơn nên chịu tác động của CLTN nhiều hơn. 0,25 đ

- Alen lặn trên NST thường trong quần thể lâu hơn dưới dạng tiềm ẩn trong các thể dị hợp 0,25 đ



4) 2 đ

a. Những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. 1,5 đ

Tiêu chí

Thường biến

Đột biến

Khái niệm

Những biến đổi KH của cùng một KG trong đời cá thể

Những biến đổi về ADN hoặc NST 0,25 đ

Nguyên nhân

Do môi trường thay đổi

- Tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, rối loạn trong cơ thể 0,25 đ

Ví dụ

Cây rau mác. 3 môi trường cho 3 dạng lá khác nhau 0,25 đ

- lúa bị bạch tạng, lợn xẻ thùy, tăng số lượng bông trên khóm lúa

Tính chất

- Đồng loạt, hướng xác định, thích ứng môi trường

-thường có lợi

- không di truyền được 0,25 đ


- Cá biệt, ngẫu nhiên, vô hướng

- thường có hại, một số trung tính, hoặc có lợi

- di truyền được0,25 đ


Ý nghĩa

- gián tiếp cho tiến hóa và chọn giống

- Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống

- ĐBG là nguyên liệu chủ yếu 0,25 đ



b. + Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen không

- Không 0,25 đ



+ Tại vì:

- tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của các gen chứ không phải bản thân các gen. 0,25 đ



5. 2đ

Phân biệt CLTN và CLNT

Đặc điểm

CLTN

CLNT

Yếu tố tiến hành

Môi trường.

Con người.

Khái niệm

1 quá trình: 2 mặt song song: Đào thải BD có lợi -tích lũy các BD bất lợi cho SV 0,25 đ

1 quá trình: 2 mặt song song: Đào thải BD có lợi -tích lũy các BD bất lợi cho con người

Đối tượng

Cá thể (Tất cả các loài sinh vật)

Cá thể (Vật nuôi, cây trồng) 0,25đ

Nguyên liệu

Biến dị cá thể và di truyền. 0,25 đ

Biến dị và di truyền.

Động lực

Điều kiện môi trường khác nhau

→ Chọn lọc theo các hướng khác nhau.



Đấu tranh sinh tồn 0,25 đ

Nhu cầu thị hiếu, thẩm mỹ khác nhau của con người.

Qui mô

Xảy ra trên qui mô hẹp, hướng chọn lọc thường xuyên thay đổi.

Xảy ra trên qui mô rộng lớn, toàn diện sâu sắc.

Thời gian

Dài.

Ngắn.

Thực chất

Phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể 0,25 đ

là sự hình thành những nòi vật nuôi, những thứ cây trồng mới thoả mãn những nhu cầu phức tạp và đa dạng của con người

Kết quả

-Sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú do các loài tích lũy các đặc điểm thích nghi với MT khác nhau.

-Sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống (tồn tại dạng thích nghi nhất).

- Tạo ra loài mới 0,25 đ


-Vật nuôi, cây trồng ngày càng đa dạng.

-Vật nuôi, cây trồng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người từ 1 loài hoang dai (thích nghi).

- Tạo thứ, nòi mới 0,25 đ


Vai trò

- Nhân tố chính QĐ chiều hướng, tốc độ biến đổi SV trong QT hình thành đặc điểm thích nghi trên SV

- CMR Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của QT tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung 0,25 đ



- Nhân tố chính QĐ chiều hướng, tốc độ biến đổi vật nuôi và cây trồng




6) 1đ

a. + Định nghĩa về loài: Loài là một hoặc một nhóm quàn thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. 0,25 đ

+ Loài là đơn vị tổ chức có tính tự nhiên hơn ở những sinh vật sinh sản vô tính hoặc vô giao vì:

- loài có khả năng cách li sinh sản, cách li di truyền với loài khác. 0,25 đ

b. + Khái niệm về quá trình hình thành loài và hình thành đặc thích nghi theo thuyết hiện đại.

- Quá trình hình thành loài: là sự cải biến thành phần kiểu gen của quàn thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. 0,25 đ

- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi: Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên 0,25 đ









Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương