ĐỒ Án môn học thông tin quang đỀ TÀI : Khảo sát ảnh hưởng của sợi quang trong hệ thống wdm gvhd: ts. Đỗ Đình Thuấn svth : Trịnh Hồng Hưng 10117035



tải về 1.62 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu14.09.2022
Kích1.62 Mb.
#53173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Si Quang

1.1.3. Lượng tử
• Mỗi nguyên tử chỉ có thể chiếm một sốmức năng lượng rời rạt. Điều này được diễn tả bằng sơ đồ mức năng lượng như trên hình 2.6

Hình 1.6 Sơ đồ mức năng lượng
Nguyên tử có khuynh hướng tồn tại ở mức năng lượng thấp nhất.
Ðể kích thích nguyên tử nhảy lên mức năng lượng cao hơn, chúng phải được cung cấp một năng lượng bên ngoài. Quá trình này gọi là “bơm”.
Khi nguyên tử nhảy lên mức năng lượng cao hơn, nó hấp thụ một lượng năng lượng từ bên ngoài. Lượng này đúng bằng độ chênh lệch về năng lượng giữa hai mức cao và thấp xảy ra việc nhảy này.
Khi nguyên tử rơi từ mức năng lượng cao xuống một mức năng lượng thấp hơn, nó
bức xạ ra một lượng tử năng lượng điện từ gọi là photon ( Điều này chỉ đúng đối với chuyển tiếp có bức xạ).
Photon là hạt cơ bản di chuyển với vận tốc ánh sáng c, và mang một lượng tử năng lượng:
Ep=hf hay Ep=

trong đó h là hằng số Planck (6.6261x10-34 J.s) và f là tần số của photon.


Ánh sáng là dòng photon. Màu sắc của nó được xác định bởi tần số photon, f , đó cũng là bước sóng, λ, bởi vì λf = c, trong đó c là vận tốc của ánh sáng trong chân không.
Năng lượng của photon, EP, bằng khe (độ chênh lệch) năng lượng giữa mức bức xạ cao và mức năng năng lượng thấp, tần số photon (bước sóng) được xác định qua mức năng lượng của vật chất được sử dụng.
Các mức năng lượng đã tồn tại tự nhiên; vì vậy chúng ta có thể đạt các màu ánh sáng khác nhau bằng cách sửdụng các mức năng lượng cùng vật liệu hoặc dùng các vật liệu khác nhau.
Photon được hấp thụ bởi vật liệu mà các khe năng lượng của chúng đúng bằng năng lượng photon. Ðể làm cho môi trường trong suốt, chúng ta phải lựa chọn hoặc các photon khác, tức là ánh sáng màu sắc khác, hoặc môâi trường khác.

1.2. Mô tả quang hình trong quá trình truyền ánh sáng trong sợi quang


1.2.1. Cấu tạo cơ bản sợi quang
Ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần, sợi quang được chế tạo cơ bản gồm có hai lớp:

  • Lớp trong cùng có dạng hình trụ tròn, có đường kính d = 2a, làm bằng thủy tinh có chiết suất n1, được gọi là lõi (core) sợi.

  • Lớp thứ hai cũng có dạng hình trụ bao quanh lõi nên được gọi là lớp bọc (cladding), có đường kính D = 2b, làm bằng thủy tinh hoặc plastic, có chiết suất n2< n1.

Cấu trúc tổng quát này được minh họa ở hình 2.7.


Hình 2.7 Cấu trúc sợi quang

Ánh sáng truyền từ đầu này đến đầu kia sợi quang bằng cách phản xạ toàn phần tại mặt ngăn cách giữa lõi-lớp bọc, và được định hướng trong lõi.



Hình 2.8 Ánh sáng truyền trong sợi quang

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương