ĐỒ Án môn học thông tin quang đỀ TÀI : Khảo sát ảnh hưởng của sợi quang trong hệ thống wdm gvhd: ts. Đỗ Đình Thuấn svth : Trịnh Hồng Hưng 10117035


Các phương pháp chính để giảm sự ảnh hưởng của tán sắc



tải về 1.62 Mb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu14.09.2022
Kích1.62 Mb.
#53173
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20
Si Quang

3.7 Các phương pháp chính để giảm sự ảnh hưởng của tán sắc


Để giảm ảnh hưởng của tán sắc gồm có các phương pháp làm hẹp độ rộng phổ nguốn tín hiệu và phương pháp bù tán sắc như:
+ Sử dụng sợi quang G653 (sợi có mức tán sắc không tại cửa sổ 1550 nm)
+ Bù tán sắc bằng phương pháp điều chế dịch pha SPM
+ Bù tán sắc bằng thành phần tán sắc thụ động (Kết hợp quay pha bước sóng và sợi tán sắc âm)
+ Bù tán sắc bằng các thiết bị dịch tần trước(pre-chirp)
+ Bù tán sắc bằng kỹ thuật DST (Dispersion Suported Trans-mission)
+ Bù tán sắc bằng sợi DCF
+ Bù tán sắc bằng các mode DCM sử dụng các tử Bragg
Ta cũng có thể coi kỹ thuật WDM cũng có thể coi là một phương pháp giảm ảnh hưởng của tán sắc. Do sử dụng kỹ thuật WDM cho phép tăng dung lượng của hệ thống mà không tăng tốc độ truyền dẫn của kênh tín hiệu.
Do đó, nếu không xãy ra các hiệu ứng phi tuyến làm tăng ảnh hưởng của tán sắc, điển hình là hiệu ứng XPM, thì giới hạn khoảng cách truyền dẫn do tán sắc gay ra đối với hệ thống WDM có thể coi giống với hệ thống TDM đơn kênh có tốc độ bằng tốc độ của một kênh bước sóng trong hệ thống WDM.
Tóm lại, vấn đề tán sắc ánh sáng ảnh hưởng nghiêm trọng trong hệ thống thông tin quang cự ly xa. Ảnh hưởng của tán sắc càng nghiêm trọng hơn khi tín hiệu quang được khuếch đại nhiều lần lặp sử dụng các bộ khuếch đại đường truyền LA. Trong hệ thống nhiều kênh WDM ảnh hưởng của tán sắc không đều giữa bước sóng (độ tán sắc). Khắc phục tán sắc là vấn đề cơ bản cần giải quyết trong thiết kế hệ thống thông tin quang WDM cự ly lớn.

CHƯƠNG 4 : CÁC HIỆU ỨNG PHI TUYẾN

4.1 Tổng Quan


Các hệ thống thông tin quan hiện nay đang khai thác trên mạng lưới viễn thông đều sử dụng các sợi quang trong môi trường tuyến tính mà ở đó các tham số sợi không phụ thuộc vào công suất quang.
Hiệu ứng phi tuyến sợi xuất hiện khi tốc độ dữ liệu, chiều dài truyền dẫn, số bước song và công suất quang tang lên. Các hiệu ứng phi tuyến này đã có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng truyền dẫn của hệ thống và thậm chí trở nên quan trọng hơn vì sự phát triển của bộ khuếch đại quang sợi EDFA cùng với sự phát triển của các hệ thống ghép kênh theo bước song WDM. Với việc tang hiệu quả truyền thông tin mà có thể được làm bằng việc tăng tốc độ bit, giảm khoảng cách giữa các kênh hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên, các ảnh hưởng của phi tuyến sợi trở nên đóng vai trò quyết định hơn.
Hiệu ứng quang được cọi là hiệu ứng phi tuyến nếu các tham số của nó phụ thuộc vào cường độ ánh sáng (công suất). Các hiện tượng phi tuyến có thể bỏ qua đối với các hệ thống thông tin quang hoạt động ở mức công suất vừa phải (vài mW) với tốc độ bit lên đến 2.5 Gbps. Tuy nhiên, ở tốc độ bit cao hơn như 10 Gbps hay ở mức công suất truyền dẫn lớn, việc xét các hiệu ứng phi tuyến rất quan trọng. Trong các hệ thống WDM, các hiệu ứng phi tuyến có thể trở nên quan trọng thậm chí ở công suất và tốc độ bit vừa phải.
Các hiệu ứng phi tuyến có thể chia ra làm hai loại. Loai thứ nhất phát sinh do tác động qua lại giữa các sóng ánh sang với các phonon (rung động phân tử) trong môi trường silica-một trong nhiều loại hiệu ứng tán xạ (như hiệu ứng tán xạ Rayleigh). Hiệu ứng chính trong loại này là tán xạ do kích thích Brillouin (SBS) và tán xạ do kích thích Ranman (SRS).
Loại thứ hai sinh ra do sự phụ thuộc của chiết suất vào cường độ điện trường hoạt động, tỉ lệ với bình phương biên độ điện trường. Các hiệu ứng phi tuyến quan trong trong loại này là hiệu ứng tự điều pha (SPM – Self-Phase Modulation), hiệu ứng điều chế xuyên pha (CPM – Cross-Phase Modulation) và hiệu ứng trộn bốn bước song (FWWM – Four-Wave Mixing). Loại hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng Kerr.

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương