Đề cương ôn thi môn Lịch sử 12 phần I: LỊch sử thế giới từ 1945 2000



tải về 0.52 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.52 Mb.
#13366
1   2   3   4   5   6   7

=> kế hoạch DDowlatdowtasxinhi đẩy cuộc chiến tranh Đông Dương lên một qui mô lớn, cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn và phức tạp.


Câu 11. Cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954?

Kế hoạch Na Va

* Hoàn cảnh:

+ Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lước Đông Dương, Pháp ngày càng bị sa lầy, đi vào thế phòng ngự bị động.

+ Mĩ sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Triều tiên ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương , ép Pháp kéo dài mở rộng chiến tranh, đồng thời tích cưc chuẩn bị để thay thế Pháp.

+ Lực lượng k/c của ta ngày càng lớn mạnh, liên tiếp giành thắng lợi to lớn trên các mặt tr ận.

- Tháng 5/ 1953, đ ược sự thoả thuận của Mĩ, Pháp cử t ướng NaVa làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Với hi vọng sau 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng” Kết thúc chiến tranh trong danh dự”

=> Kế hoạch Na va ra đời



Nội dung kế hoạch : gồm 2 bước

+ Bước 1 : Thu – đông 1953 và Xuân 1954 : phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời ra sức mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực, xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

+ Bước 2 : Thu – đông 1954 chuyển lực lượng ra chiến trường Miền Bắc, tiến công chiến lược  cố gắng giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán có lợi cho chúng

* Biện pháp : tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động, ti ến hanh nhiều cuộc càn quét bình định vùng chiếm đóng , mở các cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hoá… để phá kế hoạch tiến công của ta....

* Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 :

- Chủ trương của ta: tấn công địch vào những hướng quan trọng nhưng địch tương đối yếu nhằm tiêu hao sinh lực địch, giải phóng đất, buộc địch phân tán lực lượng để đối phó với ta.

- Phương châm: Tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc

- Các cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 :

+ 12/1953 ta mở chiến dịch Tây bắc : diệt 24 đại đội, giải phóng Lai Châu , Pháp điều quân từ dồng bằng Bắc Bộ tăng cường xuống Điện Biên Phủ , biến nơi đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp( 2 )

+ 12/1953 ta phối hợp với Lào mở chiến dịch Trung Lào : giải phóng Thà Khẹt uy hiếp Xê Nô , buộc địch phải tăng quân cho Xê-nô, biến nơi đây thành nơi tập trung quân thứ ba của Pháp ( 3 )

+ 1/1954 ta phối hợp với Lào mở chiến dịch Thượng Lào : giải phóng Phong Xa Lì uy hiếp

Luông Pha Băng ,buộc Pháp tăng quân cho Luông Phabang và Mường Sài trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp( 4 )

+ Tháng 2/1954 ta mở chiến dịch Tây Nguyên : giải phóng Kon Tum uy hiếp Plây Cu, địch phải tăng cường lực lượng cho Play-cu. Nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. ( 5 )

Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính, phong trào chiến tranh du kích đã phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch, làm cho địch phải phân tán thêm lực lượng để chống đỡ.

=> Tóm lại, cuộc tiến công của quân và dân ta trong Đông- Xuân 1953- 1954 đã buộc địch phải bị động phân tán lực lượng.Kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản.




Câu 12. Âm mưu của Pháp và Mĩ - Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954?

* Âm mưu của Pháp và Mĩ : Sau bước đầu k/h NaVa bị phá sản:

- Na Va xây dựng ĐBP thành 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Điện Biên Phủ nằm ở Tây Bắc Việt Nam, gần với biên giới nước Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và ở cả Đông Nam Á

- Lực lượng của Pháp ở đây là 16200 tên bố trí thành hệ thống phòng ngự mạnh gồm 49 cứ điểm chia thành 3 phân khu : ĐBP la trọng tâm của kế hoạch Na Va. Là điểm quyết chiến lược giữa ta và địch.Ph áp - Mĩ coi Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm, cái máy nghiền thịt khổng lồ đối với bộ đội chủ lực Việt Nam.

* Chủ trương của ta :

- 12/1953 Bộ chính trị và trung Ương Đảng quyết định mở chiến dịch ĐBP

- Ta huy động mọi phương tiện và lực lượng lớn vận chuyển hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, 27000 tấn gạo….. ra mặt trận với tinh thần “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng “

- Đầu 3/1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất



* Diễn biến : chiến dịch diễn ra từ 13/3 – 7/5 1954

+ Đợt 1 : từ 13/3 – 17/3/1954 ta tấn công cứ điểm Him Lam và toàn phân khu Bắc , diệt gần 2000 tên.

+ Đợt 2 : từ 30/3 – 26/4/1954 ta đồng loạt tấn công các cứ điểm ở phía Đông phân khu trung tâm, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên các ngọn đồi A 1, C 1,… bao vây chia cắt địch.

+ Đợt 3 : từ 1/5 – 7/5/1954 ta đồng loạt tiến công vào trung tâm va phân khu Nam tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7/5 ta tân công vào sở chỉ huy địch đến 17 giờ 30 phút bắt sống Đờ Cát và toàn bộ Bộ Tham mưu

- Các chiến trường trên toàn quốc phối hợp chặt chẽ làm phân tán, tiêu hao lực lượng địch tạo điều kiện cho ĐBP giành được thắng lợi.

* Kết quả :

- Trong Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch ĐBP ta đã diệt 128.200 tên, thu 19.000 súng các loại, 162máy bay, 81 đại bác giải phóng nhiều vùng rộng lớn

- Riêng ĐBP ta diệt va bắt sống 16200 tên , 62 máy bay thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.

* Ý nghĩa :

- Đây là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Đập tan kế hoạch Na Va, giáng 1 đòn quyết định váo ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

- Góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao của ta



Câu 13. Nội dung và ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ?

Hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị :

- Đông – Xuân 1953 – 1954 ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao.

- Tháng 1/1954 Ngoại trưởng trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã quyết định triệu tập Hộinghị Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

.Diễn biến Hội nghị :

- Ngày 8/5/1954, Hội nghị bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

- Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra rất gay go, phức tạp vì lập trường của các bên khác nhau.

Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết.



Nội dung hiệp định :

+ Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương là độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.

+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.

+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời...

+ Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

+ Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.

+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

Ý nghĩa :

+ Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.

+ Đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta,song chưa hoàn toàn trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

+ Buộc Pháp chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Câu 14. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp?
*.Nguyên nhân thắng lợi.

-Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị ngoại giao đúng đắn, đó là: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ và tự lực cánh sinh.

-Nhân dân ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.-Nhờ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng quyết tâm chiến đấu vì ĐLTD cho Tổ Quốc.- Xây dựng được hậu phương vững chắc đã huy động cao nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.-Nhờ tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

*.Ý nghĩa lịch sử:

a.Đối với dân tộc:

-Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

của ViệtNam. Chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế kỷ: Buộc Pháp phải rút quân về nước.

-Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.

-Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thành quả cách mạng tháng tám được bảo vệ, tạo điều kiện để miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội.

b. Đối với thế giới.

-Giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.

-Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

-Đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương để ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam Á.

- Chứng minh một chân lý của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo

VẤN ĐỀ IV: VIỆT NAM 1954- 1975



Miền Bắc( 1954- 1975)
Câu 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương?

1. Tình hình

Với Hiệp định Giơ ne vơ, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông dương có Mỹ giúp đã chấm dứt.



a. Miền Bắc: Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.

Ngày 1/1/1955, TƯ Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.

Ngày 16/ 5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

b. Miền Nam: Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ..

Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt VN, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.

=> Nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

2. Nhiệm vụ:

Miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH,

Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Câu 2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954- 1960)?

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất:

Do thực tế ở miền bắc, yêu cầu của nông dân, Đảng quyết định :“Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất “

Trong hơn 2 năm (1954 – 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất (kể cả đợt 1 tiến hành trong kháng chiến ), 6 đợt giảm tô trong 22 tỉnh đồng bằng và trung du.

b. Kết quả:

- Miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng “đã trở thành hiện thực.

Hạn chế: ta phạm một số sai lầm như đấu tố tràn lan cả những địa chủ kháng chiến có công với cách mạng.. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ. Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957 nên hậu quả sai lầm được hạn chế song về cơ bản ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, khối công nông liên minh được củng cố .
Câu 3. Hoàn cảh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”(1959-1960)?
a. Nguyên nhân

1957-1959: Ngô Đình Diệm ban hành chính sách “tố cộng, diệt cộng “, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng.

- Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định: cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu,kết hợp với đấu tranh vũ trang.

b. Diễn biến

- Từ những cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ ở Bắc Ai ( 2/1959 ), Trà Bồng ( 8/1959 ) cách mạng phát triển thành cao trào.

- 17/1/1960, cuộc Đồng Khởi diễn ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre) sau đó lan rộng ra toàn tỉnh Bến Tre, nhân dân Bến Tre nổi dậy phá đồn bót, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch lập chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân chia ruộng đất cho nhân dân.

- Từ Bến Tre phong trào lan rộng ra các tỉnh Nam Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên



* Kết quả :

- Phá sập mảng lớn chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền cách mạng.

- Từ khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

*. Ý nghĩa

- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ. Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) tại Hà Nội?



*. Hoàn cảnh lịch sử:

Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng,miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi .

Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.

* . Nội dung:

+ Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miềnvà từng miền , chỉ rõ vị trí, vai trò cách mạng từng miền, mối quan hệ cách mạng giữa hai miền.



+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất .

+ Miền Nam: Cách mạng DTDCND có vai trò quyết định trực tiếp.

+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

+ Thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng,

+ Đối với miền Bắc: thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc.

+ Bầu BCH Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.

* Ý nghĩa: là kim chỉ nam cho toàn Đảng và toàn dân t a xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Câu 5. Nêu những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH trong việc . Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)?

* Nhiệm vụ:

- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp .

- Tiếp tục cải tạo XHCN, Củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động .

- Củng cố quôc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội .



* Công nghiệp:

Được ưu tiên xây dựng, vốn đầu tư chiếm 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm 80%

Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với 1960.

* Nông nghiệp:

Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.

Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học – kỹ thuật .

Hệ thống thủy nông phát triển .

Nhiều hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc / ha.

* Thương nghiệp:

Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần phát triển kinh tế.

Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

* Giao thông:

Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được củng cố

Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi .

* Giáo dục – y tế:

Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.

Xây dựng 6.000 cơ sở y tế, xóa bỏ nhiều dịch bệnh .

* Nghĩa vụ hậu phương:

Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men .

Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội đưa vào nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

* Kế hoạch năm năm đang thực hiện có kết quả ngày 7/02/1965, Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.




Câu 6. Âm mưu thủ đoạn của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt (1961-1965) “? Quân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ như thế nào?

1/ Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam.

* Hoàn cảnh ra đời :

-Sau thất bai phong trào “đồng khởi” Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”.



* Khái niệm :

- Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ dựa vào vũ khí và trang bị kĩ thuật hiện đại. Nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.



* Am mưu cơ bản : dùng người Việt đánh người Việt

* Biện pháp thực hiện : bằng kế hoạch Stalay Taylo bình định MN trong vòng 18 tháng :

(Thủ đoạn):

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm : đưa cố vấn Mĩ và vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào MN

+ Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn.

+ Dồn dân lập ấp chiến lược . Thực hiện chiến thuật mới là trực thăng vận và thiết xa vận.

+ Mở các cuộc hành quân càng quét tiêu diệt lực lượng cách mạng và tiến hành chống phá MB,

+ Phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho miền Nam.

2/ Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

+ 20/12/1960 MT dân tộc giải phóng MN được thành lập

+ 1/1961 Trung Ương cục Miền Nam được thành lập

+ 2/ 1961 các lực lượng vũ trang thống nhất thành quân giải phóng Miền Nam

* Chủ trương của Đảng : đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn kết hợp dấu tranh vũ trang, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược, phối hợp 3 mũi giáp công.

+ Trên mặt trận đấu tranh chống và phá ấp chiến lược : diễn ra quyết liệt giữa lập ấp và phá ấp chiến lược từng mảng lớn ấp chiến lược bị ta phá vỡ. Đến cuối 1962 tên nửa tổng số ấp với 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

+ Trên mặt trận chính trị : diễn ra ở các đô thị lớn Huế – Đà Nẳng – Sài Gòn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nổi bật là cuộc đấu tranh của đội quân tó daì chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm, làm lung lay ngụy quyền Trung ương buộc Mĩ phải đảo chính lật đổ Diệm Nhu. ( 1/11/1963 )

+ Trên mặt trận quân sự :

- 2/1/1963 thắng lợi Ap Bắc – Mĩ Tho . chứng tỏ nhân dân Miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt. Mở ra phong trào thi đua ấp Bắc giết giặt lập công trên toàn Miền Nam.

- Đông Xuân 1964 – 1965 ta giánh thắng lợi lớn Bình Giã đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận chiến tranh đặc biệt cơ bản bị phá sản.

- Tiếp đó quân ta giành thắng lợi ở An Lão – Bình Định, Ba Gia – Quãng Ngãi, Đồng Xoài – Bình Phước …chiến tranh đặc biệt hoàn toàn bị phá sản.



* Ý nghĩa :

+ Cách mạng Miền Nam giữ vững thế chủ động tấn công giặc

+ Mĩ thất bại trong chiến l ược chiến tranh đặc biệt buộc phải chuyến sang hình thức chiến tranh mới.

+ Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam




Câu 7. Âm mưu thủ đoạn của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ (1965-1968) “? Quân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ như thế nào ?

1/ Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam.

+ Hoàn cảnh : Sau thất bại của chiến tranh đặc biệt từ giữa 1965 Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ.

+ Hình thức : Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng lưc lượng quân Mĩ, đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn với vũ khí, kĩ thuật phương tiện chiến tranh hiện đại.

+ Âm mưu : Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta vào thế phòng ngự, tiến tới kết thúc chiến tranh.

+ Biện pháp thực hiện :

- Ồ ạt đưa quân Mĩ và đồng minh vào miền Nam

- Mở ngay các cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ quân ta ở Vạn Tường – Quảng Ngãi.

- Mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 để “tìm diệt” và “bình định” vào căn cứ kháng chiến của ta.



2/ Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

* Chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi.

- 8/1965 ta đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch vào căn cứ Vạn Tường diệt 900 tên cùng nhiều phương tiện chiến tranh.

+ Chiến thắng Vạn Tường được coi là Ấp Bắc mở ra khả năng ta có thể thắng Mĩ trong chiến tranh cục bộ.

+ Mở đầu cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam..

* Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.

- Cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 :

+ Mĩ mở 450 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có 5 cuộc hành quân để “ tìm diệt “ vào hướng chính là Đông Nam Bộ và liên khu V

+ Ta với thế trận chiến tranh nhân dân đánh địch ở mọi lúc mọi nơi diệt 42 000 tên và nhiều phương tiện chiến tranh



* Cuộc phản công mùa khô 1966 – 1967 :

+ Mĩ mở 895 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có 3 cuộc hành quân “ tìm diệt “ và “ Bình định “ vào căn cứ Dương Minh Châu – Bắc Tây Ninh. Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.

+ Ta mở hàng loạt cuộc mở hàng loạt cuộc phản công vào Đông Nam Bộ bẻ gãy 3 cuộc hành quân lớn diệt 68 000 tên và nhiều phương tiện chiến tranh

* Những thắng lợi trên mặt trãn chính trị :

- Nông thôn : nhân dân trừng trị ác ôn, phá ấp chiến lược.

- Thành thị : đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ ở Huế, Đà Nẳng, Sài Gòn.

 Vùng giải phóng mở rộng uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng MN Việt Nam được nâng cao.

- Cuộc tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968: Xuân 1968, quân ta đồng loạt tấn công địch ở hầu khắp các đô thị trên toàn miền Nam. Mặc dù còn hạn chế, xong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đã đánh đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của cuộc chiến tranh cục bộ), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc,chịu đàm phán với ta ở hội nghị Pari, mở ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.


Каталог: sitefolders
sitefolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
sitefolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
sitefolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sitefolders -> Ban hành kèm theo Thông
sitefolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
sitefolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
sitefolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
sitefolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
sitefolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
sitefolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương