ĐỀ CƯƠng các chuyêN ĐỀ BỒi dưỠng hsg 10, 11 Chuyên đề1: Văn học hiện thực 1930 – 1945


Chuyên đề 7 PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH



tải về 202.64 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích202.64 Kb.
#30084
1   2   3

Chuyên đề 7

PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH.
* Nói tới phong cách là nói tới phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm, nói đến những sáng tạo độc đáo của nhà văn theo quy luật của cái đẹp…. Đối với người nghệ sĩ chân chính, mỗi tác phẩm mỗi chặng đường nghệ thuật lại là một bước phát triển mới của phong cách. Những nhà văn lớn không bao giờ coi phong cách là một kết quả biết trước mà luôn là cái đang phải tìm tòi

* Ở Hồ Chí Minh, nhân tố tác động trực tiếp đến phong cách là quan điểm sáng tác, chủ yếu là mục đích và đối tượng.

Nếu nhìn tổng thể toàn bộ sáng tác văn thơ của Bác thì có 3 đặc điểm cơ bản của phong cách:


  • Ngắn gọn, trong sáng, giản dị.

  • Linh hoạt, sáng tạo trong: Thể loại, ngôn ngữ, bút pháp…

  • Từ tư tưởng đến hình tượng luôn vận động hướng tới tương lai.

* Riêng ở thơ trữ tình - Loại thơ thể hiện sâu sắc và toàn diện nhất tâm hồn Bác, con người Bác - > rất phong phú. Có thể lưu ý mấy nét:



  • Khiêm tốn, bình dị, hồn nhiên, tự nhiên.

  • Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.

  • Chất thép biểu hiện trong bút pháp trữ tình, bản chất chiến sĩ lồng trong hình tượng thi sĩ.

  • Hình ảnh nụ cười thoải mái, trẻ trung.

* Bình về phong cách văn chương Hồ Chí Minh

“Người xưa từng nói, văn chương của những bậc lấy việc hành đạo, cứu đời làm mục đích, tất cũng rộng lớn phong phú như cuộc đời. Đó không phải là thứ nghệ thuật của bồn hoa, chậu cảnh, mà là vẻ đẹp của đồng xanh nghìn mẫu, nước bạc muôn trùng. Phong cách văn thơ Hồ Chí Minh là như thế.

Tố Hữu nói: “ Bác sống như trời đất của ta”. Dường như màu sắc của trời đất, của thiên nhiên phong phú như thế nào thì phong cách của con người Hồ Chí Minh, của văn thơ Người cũng giàu có như vậy. Có gì hồn nhiên, bình dị, chất phác như thiên nhiên, nhưng cũng có gì tài hoa, diễm lệ bằng thiên nhiên? Thiên nhiên mãnh liệt vô cùn, như bão táp trên ngàn, song cồn dưới biển, thiên nhiên cũng dịu dàng uyển chuyển, tinh vi như trăng thanh gió mát, như hương hoa lan thoang thoảng. Không có gì trang nghiêm, cổ kính như trái đất này nhưng cũng không có gì luôn tươi mới, trẻ trung như trái đất. Thiên nhiên lãng mạn nhất, thiên nhiên cũng hiện thực nhất. Thiên nhiên tình cảm nhất, nồng thắm nhất. thiên nhiên cũng trí tuệ nhất, nó chứa đựng biết bao chân lí thâm trầm mà loài người chưa biết đến bao giờ mới khám phá hết được…. tìm hiểu và diễn tả cho đầy đủ rõ nét phong phú, độc đáo ấy của thơ văn Bác quả là không đơn giản.



( Nguyễn Đăng Mạnh)
* Tư tưởng mĩ học của Hồ Chí Minh: Cái đẹp là cuộc sống thực tại trên trái đất này…. Dù trong bất kì tình huống nào Người cũng hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Người nhìn cảnh đông tàn như chuẩn bị cho mùa xuân tươi tốt; nhìn nỗi khổ như chuẩn bị cho niềm vui; nhìn đêm tối như hướng đến bình minh rực rỡ.

* Cuộc đời hoạt động của Bác là một bài thơ lớn… Bác là người làm thơ trong cuộc đời nhiều hơn là trong văn thơ. Trong sự nghiệp chung của Bác, thơ văn chỉ là chuyện phụ.



( Hoài Thanh)

* Phạm Văn Đồng viết” Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác”. Chúng ta có thể nghĩ tiếp “ Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một lối viết khác”. Bác không cần thơ văn phượng múa rồng bay … đâu cần thứ văn phun châu nhả ngọc…. Bác là một hồn thơ lớn.



( Chế Lan Viên)

* Đọc thơ Hồ Chí Minh, người ta thấy đâu đây cái tinh thần thâm thúy, cô đúc như những điển cố của văn chương “Tả truyện”; cái rành mạch thông thoát của văn chương Pháp pha chút uymua của văn chương Anh, cũng như cái giọng sục sôi nhiêt huyết của Phan Bội Châu, cái khúc chiết của P.C.Trinh và phảng phất khắp nơi ý vị của thơ Đường, thơ Tống. Ảnh hưởng của thơ Đường thực chất là sự đồng điẹu của một nhân cách văn hóa, là sự gặp gỡ sâu sắc… chứ không phải bắt chước mô phỏng.

Âm vang của thơ Đường thể hiện ở :

Trong cách cảm nhận: thơ Đường chú ý khám phá sự thống nhất, sự giao cảm mà trước hêt là sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên.

Trong cách cấu tứ: cái “tôi” trữ tình thường hòa lẫn trong thiên nhiên và ngoại cảnh.

Trong cách thể hiện: ba yếu tố thi - nhạc – họa hòa quyện.

Về cấu trúc: gọn nhẹ, cô đúc, gợi nhiều hơn tả, ít lời nhiều ý.

Thơ Đường đã thăng hoa được cái chân thật, mộc mạc của “Kinh thi”, cái bay bổng và trang nhã của “Sở từ”, cái hào sảng của “ Hán nhạc phủ”,

Được chắp cánh bởi tư duy cởi mở của một thời Phật thịnh…

… Những bài “ Người bạn tù…”, “Chiều tối”, “Mới ra tù”… Được xếp vào loại thơ trữ tình cổ điển. Phải có một tâm hồn rộng mở, một sự cảm nhận tinh tế có thể lắng nghe được bước đi của thời gian, tiếp nhận được động, tĩnh của cỏ cây hoa lá trăng sao; phải có một sự kế thừa và thăng hoa rộng rãi thơ ca cổ điển phương Đông mới có được những vần thơ nhẹ về cấu trúc nhưng lại sâu nặng về cảm xúc và rộng mở âm vang như vậy.

( Lương Duy Thứ)

* Thơ Người nói ít mà gợi nhiều , là loại thơ có mầu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại đường nét để cho người đọc thơ thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời.



( Rôgiê Đơnuy- Pháp)

đề bài

  1. NKTT không chỉ biểu hiện một tâm hồn lớn lao, cao cả mà còn chân thành bày tỏ những nỗi niềm riêng của một con người như mọi con người.

Phân tích Chiều tối theo định hướng trên.

  1. “Nhiều bài thơ của Bác trong NKTT đặt cạnh thơ Đường, thơ Tống khó mà phân biệt”

(Quách Mạt Nhược)

Phân tích bài thơ Chiều tối theo định hướng trên.



  1. Một trong những nét nổi bật của thơ nghệ thuật HCM là “chất thép thể hiện trong chất thơ, bản chất chiến sĩ lòng trong hình ảnh thi sĩ”. (Hoàn Thanh)

Điều đó thể hiện như thế nào qua bài Chiều tối?
MỘT SỐ ĐỀ THI HSG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

HÀ TÂY




LỚP 12 HỆ CHUY£N










Ngày thi 16 tháng 01 năm 2007





ĐỀ CHÍNH THỨC




Môn thi: V¨n häc










Thời gian làm bài: 180 phút


Câu 1: (6điểm)

Bình giảng đoạn thơ sau:



" Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ?"

( Trích Tương tư - Nguyễn Bính, theo SGK Văn 11, tập 1, tr 152, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002)



Câu 2: (14 điểm)

“Khi đặt bút viết một tác phẩm, nhà văn thường tìm kiếm và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Chiều sâu của một tác phẩm thể hiện ở khả năng đặt ra câu hỏi về mọi vấn đề trong xã hội. Chính người đọc sẽ tìm được câu trả lời chính xác theo cách riêng của mình.”

(Milan Kundera – Báo Văn nghệ, 27-4-2002)

Anh / chị hãy giải thích ý kiến trên và làm sáng tỏ qua việc phân tích một số tác phẩm của Nam Cao và Vũ Trọng Phụng.



----------------- HẾT -----------------

  • Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

  • Giám thị không giải thích gì thêm.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NGUYỄN HUỆ




NĂM HỌC 2010 - 2011










Môn thi: Ngữ v¨n










LỚP 10










Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề

Có ý kiến cho rằng : Tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm góp phần nâng đỡ tâm hồn con người.



Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Liên hệ với một tác phẩm đã học hoặc đọc để làm rõ suy nghĩ của mình.
----------------- HẾT -----------------

TRƯỜNG THPT CHUYÊN




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NGUYỄN HUỆ




NĂM HỌC 2011 - 2012










Môn thi: Ngữ v¨n










LỚP 11










Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề

Đề thi có 01 trang

Nhưng xét cho cùng cái phần chủ yếu của của một người viết văn vẫn là tiếng nói của anh trước những vấn đề mà đông đảo mọi người đang quan tâm tới."

(Nguyễn Minh Châu - Trang giấy trước đèn,

NXBKHXH, 2002, tr27)

Hãy bình luận và làm sáng rõ điều đó qua một vài tác phẩm văn học đã học và đọc.
----------------- HẾT -----------------

TRƯỜNG THPT CHUYÊN




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ HAI

NGUYỄN HUỆ




NĂM HỌC 2008 - 2009










Môn thi: Ngữ v¨n










LỚP 11










Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 01 trang)

Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu, đại ý: Khi viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết thúc.

Anh chị hãy giải thích ngắn gọn ý kiến trên và phân tích cách mở đầu, c¸ch kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để thấy ý nghĩa của nó trong việc nâng cao giá trị tác phẩm.
----------------- HẾT -----------------


TRƯỜNG THPT CHUYÊN




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ HAI

NGUYỄN HUỆ




NĂM HỌC 2008 - 2009










Môn thi: Ngữ v¨n










LỚP 11










Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 01 trang)

Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu, đại ý: Khi viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết thúc.

Anh chị hãy giải thích ngắn gọn ý kiến trên và phân tích cách mở đầu, c¸ch kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để thấy ý nghĩa của nó trong việc nâng cao giá trị tác phẩm.
----------------- HẾT -----------------


TRƯỜNG THPT CHUYÊN




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NGUYỄN HUỆ




NĂM HỌC 2011 - 2012










Môn thi: Ngữ v¨n










LỚP 10










Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề

Đề thi có 01 trang

Trong “ Tuỳ Viên thi thoại” Viên Mai viết “ Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ văn thì quý cong”.



Anh / chị hiểu thế nào là “ cong” trong sáng tác thơ văn? Bằng một vài tác phẩm đã học, đã đọc hãy bình luận và làm sáng tỏ quan điểm ấy?
----------------- HẾT -----------------



i


ii


iii


iv



tải về 202.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương