ĐỀ 15 HƯỚng dẫn phầN ĐỌc hiểU



tải về 0.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2022
Kích0.95 Mb.
#53903
1   2   3   4   5   6   7
ĐỀ 15 - HƯỚNG DẪN

6 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI 
Trang 6
cũng có những giấc mơ riêng và khao khát của riêng mình. Nhưng họ 
đã chọn cống hiến cho cộng đồng, cho đất nước. Giống như nhà thơ 
Thanh Thảo đã từng bộc bạch: 
“Chúng tôi đi không tiếc đời mình 
(Nhưng tuổi hai mươi thì ai mà chẳng tiếc) 
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” 
Chính nhờ những người lính “không ai nhớ mặt đặt tên” đã đem trọn 
tuổi hai mươi đẹp nhất cho Tổ quốc, mà chúng ta mới có ngày hôm 
nay.
- Lý giải “tượng đài bất tử” 
(0.25) 
 
Họ là những con người của thời đại khói lửa năm ấy, là những người 
đã để lại sinh mạng và thanh xuân nơi chiến trường bom đạn, thế 
nhưng câu chuyện của họ - sự hy sinh của họ sẽ còn lại mãi mãi. Điều 
đặc biệt của “Tây Tiến” là tác phẩm đã tạo nên chân dung người lính 
khắc sâu mãi mãi trong trái tim những người ở lại. Những người lính 
ấy, và cả thi phẩm đó, sẽ “bất tử” trước dòng chảy khắc nghiệt của thời 
gian. Những n gười đi sau sẽ tiếp tục kể lại câu chuyện của thế hệ đi 
trước, về những người anh hùng vô danh đã chiến đấu thật kiêu hùng. 
c. Phân tích đoạn trích bằng hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc 
(2.0 – mỗi luận điểm là 1.0đ)
 
**Trong quá trình phân tích, thi thoảng hãy đan xen khẳng định từ khóa 
của câu nhận định hoặc nội dung của cả câu nhận định.
Gợi ý phần phân tích (như ta đã học trong live nha)
4 CÂU ĐẦU: CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN
+ Câu thơ mở đầu với bốn chữ “Tây Tiến đoàn binh” → tác giả đảo từ 
“Tây Tiến” lên trước thay vì viết theo cách thông thường, để nhấn mạnh 
khí phách và ý chí của những người lính – đồng thời thể hiện sự tự hào, 
kiêu hãnh khi được mang trong trái tim cái tên của binh đoàn 


7 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI 
Trang 7
+ Hoàn cảnh khắc nghiệt của những năm đầu thời kì kháng chiến chống 
Pháp đã được thể hiện chân thực qua hình ảnh thiếu thốn, khó khăn của 
đoàn binh ấy: 
• 
Những từ miêu tả về ngoại hình người lính “không mọc tóc”, “xanh 
màu lá” (cạo trọc đầu để chiến đấu; rụng tóc - cơ thể thì xanh xao do bệnh 
tật) → là dấu hiệu và hậu quả của những trận sốt rét rừng – căn bệnh đã 
từng là nỗi ám ảnh của biết bao người lính áo xanh, đã làm họ kiệt quệ về 
sức khỏe và cướp đi sinh mạng của nhiều người 
• 
Thế nhưng, cụm từ “đoàn binh không mọc tóc” đã bộc lộ thái độ 
nhìn thẳng khó khăn của họ → thể hiện sự chủ động và tự nguyện của 
những người lính trước khắc nghiệt nơi núi rừng 
• 
Màu xanh xao của cơ thể lại trở thành sắc xanh biếc của lá để thể 
hiện tinh thần “dữ oai hùm” → tinh thần mạnh mẽ, khí phách hiên ngang 
có thể sánh với các loài thú dữ chốn rừng sâu 
 Những người lính không nản lòng, không vì khó khăn mà chùn 
bước. 
Có thể liên hệ với hình ảnh những người lính nhìn thẳng khó khăn, vượt qua 
những thiếu thốn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 
2 câu sau khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của những người lính ấy: 
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Vẻ đẹp hào hoa 
+ Mắt trừng → ánh nhìn mạnh mẽ, kiên trường, bất khuất (nhìn thẳng vào 
khó khăn, nhìn thẳng vào quân thù, nhìn thẳng vào con đường đi tới lý 
tưởng) 
+ Thế mà đôi mắt trừng ấy lại “gửi mộng qua biên giới” – để đưa những 
giấc mơ đi xa, bay cao, vượt ra khỏi giới hạn, chiến thắng cả những 
khoảng cách xa xôi về địa lý; giúp những người lính có cảm giác họ được 
gần gũi quê nhà khi đang ở xứ người 
+ Để rồi trong những giấc mơ ấy, khi đêm dài tĩnh mịch đã lắng lại, tâm 
hồn người lính đã đặt chân được về Hà Nội. Họ mơ về “dáng kiều thơm”, 
họ nhớ nhung và khao khát về một người thiếu nữ, về một tình yêu của 



tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương