ĐỀ 1 Câu Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp độc quyền



tải về 0.74 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.74 Mb.
#22041
1   2   3   4   5   6   7

Câu 16. Điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là điểm mà ở đó:

  1. Giá bằng chi phí cận biên.

  2. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.

  3. Giá bằng chi phí biến đổi trung bình.

  4. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên.

Câu 17. Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 100 người mua giống nhau và có 20 người bán giống nhau. Hàm cầu của mỗi người mua: P = -10q + 40 và hàm cung của mỗi người bán: P = 2q + 24. Giá cả và sản lượng cân bằng là:

  1. P = 32; Q = 80

  2. P = 30; Q = 60

  3. P = 25; Q = 10

  4. P = 40; Q = 160

Câu 18. Một hãng độc quyền có hàm cầu P = -Q + 20 và hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 100. Sản lượng và giá bán tối đa hoá doanh thu của hãng là:

  1. Q = 10; P = 10

  2. Q = 10; P = 20

  3. Q = 20; P = 10

  4. Q = 20; P = 20

Câu 19. Khi Chính phủ quy định giá bán sản phẩm cho doanh nghiệp độc quyền bằng với chi phí biên thì doanh nghiệp độc quyền sẽ:

  1. Đóng cửa sản xuất.

  2. Tăng sản lượng.

  3. Giảm sản lượng.

  4. Không thay đổi sản lượng.

Câu 20. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 144. Mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp này là:

  1. P = 40; Q = 19

  2. P = 28; Q = 18

  3. P = 25; Q = 12

  4. P = 12; Q = 26

Câu 21. Doanh nghiệp độc quyền tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng Q* thì:

  1. P = MR

  2. P = AC

  3. P > MC

  4. P = MC

Câu 22. Đường cầu nằm ngang của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hoả hàm ý rằng:

  1. Doanh nghiệp là người chấp nhận giá.

  2. Doanh nghiệp mua bao nhiêu cũng được theo giá thị trường.

  3. Doanh nghiệp có thể bán toàn bộ sản lượng muốn bán theo giá thị trường.

  4. Doanh nghiệp có thể bị lỗ.

Câu 23. Trước khi đánh thuế, giá hàng hoá X là 60 USD và lượng cân bằng là 100 đơn vị. Sau khi đánh thuế 5 USD thì giá là 62 USD và lượng cân bằng là 80 đơn vị. Như vậy cầu hàng hoá là:

  1. Co giãn nhiều.

  2. Co giãn ít.

  3. Co giãn đơn vị.

  4. Không co giãn.

Câu 24. Một mức giá trần áp dụng cho sản phẩm X, không kèm theo giải pháp nào khác của Chính phủ sẽ làm cho:

  1. Người dân trả tiền nhiều hơn và được sử dụng ít hơn.

  2. Người dân trả tiền nhiều hơn và được sử dụng nhiều hơn.

  3. Người dân trả tiền ít hơn và được sử dụng ít hơn.

  4. Người dân trả tiêng ít hơn và được sử dụng nhiều hơn.

Câu 25. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ khi giá bù đắp được:

  1. Chi phí trung bình.

  2. Chi phí biến đổi trung bình.

  3. Chi phí tăng.

  4. Sản lượng tăng.

Câu 26. Để đánh giá sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các nhà kinh tế phải tính GDP theo giá yếu tố sản xuất là để tránh GDp theo giá thị trường giả tạo do:

  1. Giá tăng.

  2. Thuế tăng.

  3. Chi phí tăng.

  4. Sản lượng tăng.

Câu 27. Giả sử GDP danh nghĩa năm 2012 là 134 tỷ USD và năm 2005 là 90 tỷ USD. Nếu chọn năm 2005 là năm gốc thì:

  1. Mức giá chung của năm 2012 là 134%

  2. GDP thực của năm 2005 không đổi.

  3. Mức giá chung bình quân tăng 6.28% tỷ USD/năm.

  4. GDP danh nghĩa tăng trung bình 6.28% tỷ USD/năm.

Câu 28. Trong mô hình của Keynes, dấu hiệu nào sau đây giúp các doanh nghiệp nhận thấy có sự dư thừa hàng hoá trên thị trường.

  1. Lãi suất tăng

  2. Hàng tồn kho thực tế cao hơn mức dự kiến.

  3. Hàng tồn kho thực tế thấp hơn mức dự kiến.

  4. Giá thấp hơn giá cân bằng.

Câu 29. Nếu một người chủ tiệm bánh mì mua một lượng bột mì trị giá 100.000 đồng, các loại nguyên liệu khác trị giá 50.000 đồng. Khi sử dụng những nguyên liệu đó để sản xuất và bán những cái bánh cho người tiêu dùng, người chủ tiệm được trị giá 320.000 đồng. Vậy giá trị đóng góp vào GDP của tiệm bánh mì là:

  1. 50.000 đồng.

  2. 100.000 đồng

  3. 320.000 đồng

  4. 470.000 đồng

Câu 30. Khi tính GDP ta phải loại bỏ sản phẩm trung gian vì:

  1. Nó không phải là hàng hoá để phục vụ cho tiêu dùng

  2. Nếu không loại bỏ sẽ bị tính trùng

  3. Nó chưa phải là hàng hoá hoàn chỉnh.

  4. Nó là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra hàng hoá khác.

Câu 31. Giả sử nền kinh tế quốc gia Nepal chỉ sản xuất 3 loại hàng hoá cới số liệu về giá và sản lượng của hàng hoá được cho trong bảng dưới. Nếu chọn năm 2011 làm năm gốc thì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của quốc gia này là:

Năm
Hàng hoá

2011

2012

Giá

(NPR/kg)


Sản lượng (tấn)

Giá

(NPR/kg)


Sản lượng

(tấn)


Gạo

70

3.200

72

3.200

Trái cây các loại

110

5.000

112

5.300

Thịt

400

2.500

410

2.800

(NPR: đồng Rupee của Nepal)

  1. 8.62%

  2. 11.61%

  3. 2.64%

  4. 10.86%

Câu 32. Khoản nào sau đây được tính vào GDP

  1. Tiền mua nhiên liệu của các doanh nghiệp

  2. Khấu hao tài sản cố định.

  3. Tiền mua nguyên liệu của nhà máy

  4. Tiền thuê phương tiện vận tải của các doanh nghiệp.

Câu 33. Khoản chi nào sau đây không phải là chi chuyển nhượng:

  1. Tiền lãi mà chính phủ chi trả cho trái phiếu chính phủ đến hạn

  2. Tiền chi mua vũ khí, đạn dược của Chính phủ.

  3. Tiền học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo học giỏi.

  4. Tiền hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên.

Câu 34. Hàm số tiêu dung có dạng: C = 120 + 0.75Yd. Tiết kiệm S ở mức thu nhập khả dụng 1000 là:

  1. S = 130

  2. S = 0

  3. S = 850

  4. S = 880

Câu 35. Để cải thiện đời sống của người dân, Chính phủ quyết định quy định tăng mức tiền lương tối thiểu thêm 10%. Quyết định này của Chính phủ sẽ làm cho:

  1. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang phải

  2. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang trái

  3. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang phải

  4. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang trái

Câu 36. Trên đồ thị trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cầu AD dịch sang trái khi:

  1. Nhập khẩu tăng

  2. Xuất khẩu giảm

  3. Chính phủ tăng chỉ tiêu cho giáo dục

  4. Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp cho người nghèo.

Câu 37. Giả sử nền kinh tế quốc gia Sri Lanka có các số liệu sau: C = 10 + 0.75Yd; G = 85; I = 26 + 0.2Y; X = 51; M = 7 + 0.1Y; T = 10 + 0.2Y (Đơn vị tính tỷ USD). Sản lượng cân bằng của quốc gia này là:

  1. 525 (tỷ USD)

  2. 575.5 (tỷ USD)

  3. 575 (tỷ USD)

  4. 515 (tỷ USD)

Câu 38. Giả sử nền kinh tế quốc gia Myanma có các số liệu sau: C = 230 + 0.8Yd; G = 820; I = 200 + 0.2Y; X = 50; M = 100 + 0.04Y; T = 0.2Y (Đơn vị tính tỷ USD). Cán cân thương mại của nền kinh tế này:

  1. Cán cân thương mại thâm hụt 340 tỷ Kyat

  2. Cán cân thương mại thâm hụt 290 tỷ Kyat

  3. Cán cân thương mại thặng dư 340 tỷ Kyat

  4. Cán cân thương mại thặng dư 290 tỷ Kyat

Câu 39. Đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái khi:

  1. Giá dầu thế giới tăng cao

  2. Lãi suất giảm

  3. Thu nhập quốc gia giảm

  4. Xuất khẩu tăng.

Câu 40. Giả sử nền kinh tế quốc gia Indonesia có các số liệu sau: C = 100 + 0.8 Yd; G = 80; I = 26 + 0.2Y; X = 50; M = 20 + 0.32Y; T = 20+ 0.1Y (Đơn vị tính tỷ USD). Nếu Chính phủ tăng chi tiêu thêm 5 và giảm thuế 6, tăng chi phí chuyển nhượng 10, đầu tư tư nhân tăng thêm 4 thì tổng cầu sẽ thay đổi:

  1. Tổng cầu giảm 21.8 tỷ USD

  2. Tổng cầu tăng 21.8 tỷ USD

  3. Tổng cầu giảm 25 tỷ USD

  4. Tổng cầu tăng 25 tỷ USD

Câu 41. Chính phủ tăng trợ cấp xã hội 10 tỷ đồng, biết thuế biên theo thu nhập là 0.2; tiêu dùng biên theo thu nhập khả dụng 0.75; đầu tư là hằng số. Lượng trợ cấp đó đã làm cho sản lượng quốc gia thay đổi một lượng.

  1. 

  2. 

  3. 

  4. 

Câu 42. Sự lạc quan của nhà đầu tư do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi đã làm cho đầu tư của tư nhân trong năm tăng thêm 500 tỷ đồng. Biết rằng khuynh hướng chi tiêu biên là Cm = 0.75, đầu tư biên Im = 0, mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ:

  1. Giảm xuống 500 tỷ đồng

  2. Tăng thêm 500 tỷ đồng

  3. Giảm xuống 2000 tỷ đồng

  4. Tăng lên thêm 2000 tỷ đồng.

Câu 43. Chính sách giảm thuế của Chính phủ sẽ làm:

  1. Tăng tổng cầu và giảm lãi suất.

  2. Giảm tổng cầu và tăng lãi suất.

  3. Tăng tổng cầu do thu nhập khả dụng tăng.

  4. Giảm tổng cầu do thu nhập khả dụng tăng.

Câu 44. Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, Chính phủ nên:

  1. Tăng lượng cung tiền, tăng lãi suất

  2. Tăng chi ngân sách và giảm thuế

  3. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

  4. Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất.

Câu 45. Một nền kinh tế có các hàm số sau: C = 600 + 0.75Yd; G = 1000; I = 800 + 0.15Y – (250/3)i; X = 500; M = 100 + 0.05Y; T = 200+ 0.2Y; SM = M = 600; DM = 900 – 100i; Yp = 8100; kM = 3 (Đơn vị tính: lãi suất %, các đại lượng khác là tỷ đồng).Để Y = Yp ngân hàng trung ương cần phải:

  1. Tăng cung tiền thêm 40 tỷ đồng

  2. Tăng cung tiền thêm 36 tỷ đồng

  3. Tăng cung tiền thêm 100 tỷ đồng

  4. Tăng cung tiền thêm 50 tỷ đồng

Câu 46. Khoản nào sau đây là thành phần của lượng tiền mạnh:

  1. Lượng tiền dân chúng ký gửi vào ngân hàng thương mại

  2. Lượng tiền mặt nằm trong ngân hàng thương mại

  3. Lượng tiền kinh doanh của ngân hàng thương mại

  4. Lượng tiền ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay để kinh doanh.

Câu 47. Giả sử nền kinh tế quốc gia Bulgari có số liệu sau: Tỉ lệ nắm giữ tiền mặt của dân chúng so với tiền gửi vào ngân hàng bằng 60%. Các Ngân hàng trung gian dự trữ 20% so với lượng tiền gửi. Nếu muốn tăng cung tiền thêm 22 tỷ USD ngân hàng trung ương cần can thiệp thông qua hoạt động thị trường mở bằng cách:

  1. Bán ra một lượng chứng khoán có giá trị là 22 tỷ USD

  2. Mua vào một lượng chứng khoán có giá trị là 22 tỷ USD

  3. Bán ra một lượng chứng khoán có giá trị là 11 tỷ USD

  4. Mua vào một lượng chứng khoán có giá trị là 11 tỷ USD.

Câu 48. Chính sách mở rộng tiền tệ (hoặc nới lỏng tiền tệ):

  1. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách giảm thuế, tăng trợ cấp xã hội, hoặc tăng chi tiêu ngân sách.

  2. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán ra chứng khoán nhà nước.

  3. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách hạ lăi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc mua vào chứng khoán nhà nước.

  4. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ.

Câu 49. Ngân hàng trung ương có thể tăng lượng tiền cơ sở bằng cách:

  1. Tăng lãi suất chiết khấu.

  2. Khuyến khích các ngân hàng thương mại đầu tư vào các chứng khoán có giá.

  3. Yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dự trữ.

  4. Tăng lãi suất tiền gửi sử dụng séc.

Câu 50. Giả sử nền kinh tế quốc gia Bolovia có số liệu sau: Tỷ lệ dự trữ tại các ngân hàng thương mại là 205, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi ngân hàng là 20%, tiền cơ sở là 60 tỷ USD. Lượng tiền giao dịch trong nền kinh tế này là:

  1. 130 tỷ BOB

  2. 180 tỷ BOB

  3. 240 tỷ BOB

  4. 120 tỷ BOB.

straight connector 4

ĐỀ 8

Câu 1. Cho đường cung Qs = 1.5P – 100, đường cầu QD = 200 – 0.5P (P tính bằng tram đồng/sản phẩm, Q tính bằng triệu sản phẩm). Giá cả và sản lượng cân bằng thị trường của sản phẩm là:

  1. P = 5 ngàn đồng/sản phẩm; Q = 175 triệu sản phẩm

  2. P = 15 ngàn đồng/sản phẩm; Q = 125 triệu sản phẩm

  3. P = 30 ngàn đồng/sản phẩm; Q = 50 triệu sản phẩm

  4. P = 10 ngàn đồng/sản phẩm; Q = 150 triệu sản phẩm

Câu 2. Sản phẩm X có đường cung P = Q + 40, đường cầu P = 120 – Q (P tính bằng ngàn đồng/sản phẩm, Q tính bằng ngàn sản phẩm). Nếu Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất là 10 ngàn đồng/sản phẩm. Thì:

  1. Thuế người tiêu dung chịu là 5 ngàn đồng/ sản phẩm; người sản xuất phải chịu là 5 ngàn đồng/sản phẩm.

  2. Thuế người tiêu dung là 175 triệu đồng; người sản xuất phải chịu là 175 triệu đồng.

  3. Tổng số thuế Chính phủ thu được 350 triệu đồng.

  4. Tất cả đều đúng.

Câu 3. Hàm số cầu và cung của một hàng hóa như sau: (D): P = 50 – Q; (S): P = Q + 10. Nếu Chính phủ quy định giá tối đa là 20 thì thị trường hàng hóa sẽ:

  1. Thiếu hụt 30

  2. Dư thừa 30

  3. Dư thừa 20

  4. Thiếu hụt 20

Câu 4. Biết rằng đường cung dốc lên, câu nào trong các câu sau là sai:

  1. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu giữ nguyên thì giá cân bằng sẽ tăng.

  2. Nếu đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu dịch chuyển sang trái thì giá cân bằng sẽ tăng.

  3. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu dịch chuyển sang trái thì lượng cân bằng sẽ giảm.

  4. Nếu đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu giữ nguyên thì giá cân bằng sẽ giảm.

Câu 5. Nếu đường cầu là đường thẳng đứng thì co giãn của cầu theo giá là:

  1. 0

  2. Nhỏ hơn 1

  3. Lớn hơn 1

  4. Bằng vô cùng.

Câu 6. Khi có thuế, người tiêu dùng phải chịu thuế nhiều hơn người sản xuất khi:

  1. Cầu co giãn nhiều hơn cung.

  2. Cầu co giãn hoàn toàn

  3. Cung co giãn nhiều hơn cầu.

  4. Tất cả đều sai.

Câu 7. Lũ lụt xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ làm cho:

  1. Cung về gạo giảm làm cho giá gạo tăng

  2. Cầu về gạo tăng làm cho giá gạo tăng

  3. Làm giảm giá các hàng hóa thay thế.

  4. Tất cả đều sai.

Câu 8. Độ dốc của đường đẳng lượng được xác định bởi:

  1. Tỷ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất.

  2. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất

  3. Bằng 

  4. Tất cả đều đúng.

Câu 9. Trường hợp vốn và lao động tăng lên 2 lần mà sản lượng tăng hơn 2 lần, gọi là:

  1. Năng suất không đổi theo qui mô.

  2. Năng suất tăng theo qui mô

  3. Năng suất giảm theo qui mô

  4. Kinh tế có triển vọng.

Câu 10. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây là chi phí cố định của doanh nghiệp may mặc:

  1. Chi phí mua vải, chỉ và sử dụng điện.

  2. Chi phí tiền lương cho nhân viên.

  3. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị

  4. Tất cả đều sai.

Câu 11. Đường chi phí biên nằm trên đường chi phí trung bình thì:

  1. Đường chi phí biên dốc lên

  2. Đường chi phí biên dốc xuống.

  3. Đường chi phi trung bình dốc xuống

  4. Tất cả đều sai.

Câu 12. Hàm tổng chi phí có dạng TC = 100 + 50Q, đường chi phí biên có dạng:

  1. Nằm ngang song song với trục hoành

  2. Đường thẳng đứng

  3. Chữ U

  4. Đường thẳng dốc lên

Câu 13. Nếu Q = 1,2,3 đơn vị sản phẩm, tổng chi phí tương ứng là 2,3,4$ thì chi phí trung bình:

  1. Không đổi

  2. Tăng dần

  3. Giảm dần

  4. Không thể xác định được từ số liệu trên.

Câu 14. Những đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

  1. Sản phẩm đồng nhất

  2. Doanh nghiệp quyết định giá bán của sản phẩm

  3. Tự do gia nhập và rút lui khỏi ngành

  4. Có rất nhiều người mua

Câu 15. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, giá bán hàng hóa là :

  1. Doanh thu biên

  2. Doanh thu trung bình

  3. Giá cân bằng trên thị trường hàng hóa

  4. Tất cả đều đúng

Câu 16. Khi tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ:

  1. Tiếp tục sản xuất

  2. Ngưng sản xuất trong ngắn hạn

  3. Giảm lượng sản xuất

  4. Tất cả đều sai

Câu 17. Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định sản xuất ở mức xuất lượng mà tại đó:

  1. MR = MC

  2. MR = 0

  3. P = MC

  4. MC > MR

Câu 18. Khi cí thế lực độc quyền doanh sẽ:

  1. Định giá bằng chi phí biên

  2. Định giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình

  3. Định giá cao hơn chi phí biên

  4. Định chi phí biên và doanh thu biên bằng nhau

Câu 19. Tỉ giá của hai yếu tố đầu vào (PL/PK) thể hiện:

  1. Độ dốc của đường tổng số lượng

  2. Độ dốc của đường tổng dằng phí

  3. Độ dốc của đường đẳng lượng

  4. Độ dốc của đường đẳng dụng

Câu 20. Công ty X có độc quyền hoàn toàn về sản xuất nấm linh chi với thông tin sau:TR = 1000Q – 10Q2 và MC = 100 + 10Q. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp X sẽ bán với giá và lượng là:

  1. P = 700; Q = 30

  2. P = 550; Q = 45

  3. P = 500; Q = 50

  4. Tất cả đều sai

Câu 21. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm AVC = 2Q + 500 (AVC tính bằng đồng; Q tính bằng ngàn sản phẩm). Khi giá bán sản phẩm trên thị trường là 1.500 đồng/sản phẩm thì doanh nghiệp hòa vốn. Vậy tổng chi phí cố định của doanh nghiệp là:

  1. 125 triệu đồng

  2. 125 ngàn đồng

  3. 100 ngàn đồng

  4. 100 triệu đồng.

Câu 22. Có 10 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X, điều kiện sản xuất như nhau. Hàm chi phí sản xuất của mỗi doanh nghiệp được cho: TC = Q2/10 + 200Q + 2000. Hàm cung thị trường là:

  1. P = 2Q + 2000

  2. P = 2Q + 200

  3. Q = 50P – 10000

  4. Đáp án khác.

Câu 23. Hàm chi phí sản xuất của doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn được cho: TC = Q2/10 + 200Q + 200000. Nếu giá thị trường là 600 thì sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp là:

  1. Q = 200; 

  2. Q = 2000; 

  3. Q = 3000; 

  4. Q = 400; 

Câu 24. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu: P = -Q + 10 và hàm chi phí: TC = Q2 + 4Q + 4. Doanh nghiệp muốn tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ thì doanh nghiệp sẽ ấn định giá bán:

  1. P = 8 đvtt

  2. P = 9 đvtt

  3. P = 3 đvtt

  4. P = 7 đvtt

Câu 25. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu: P = -Q + 20 và hàm chi phí TC = Q2 + 4Q + 4. Câu nào sau đây là không đúng:

  1. MR = -2Q + 20

  2. MC = 2Q + 4

  3. AC = Q + 8

  4. FC = 4

Câu 43. Khi Chính phủ tăng thuế ròng (T) và tăng chỉ tiêu hàng hóa và dịch vụ (G) một lượng bằng nhau thì sản lượng sẽ:

  1. Không đổi

  2. Tăng

  3. Giảm

  4. Các câu trên đều đúng.

Câu 44. Số nhân tiền tệ có mối quan hệ:

  1. Tỷ lệ thuận với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

  2. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

  3. Tỷ lệ thuận với cơ số tiền

  4. Tỷ lệ nghịch với lãi suất.

Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương