Đttx 4 – Ban Học Tập Môn: Tín ngưỡng tôn giáo Xin lưu ý



tải về 53.74 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích53.74 Kb.
#37787

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín ngưỡng tôn giáo


(Xin lưu ý: Nội dung bài viết được soạn theo file ghi âm của lớp ĐTTX Khóa III, học viên nên nghe lại file ghi âm của lớp ĐTTX khóa IV để bổ sung và cập nhật thêm thông tin nếu cần thiết . Nếu có nội dung quan trọng hoặc sai sót cần bổ sung cho bài viết này, học viên hoan hỷ gửi thông tin về mail lớp: daotaotuxak4@gmail.com. BHT sẽ cập nhật nội dung và đăng lại lên website lớp www.triethocphatgiao.com .)

BÀI 5: DO THÁI GIÁO

1/ TÌM HIỂU VỀ DO THÁI GIÁO

  • Do Thái giáo là hệ thống tín ngưỡng cách đây hơn 4,000 năm

  • Nước Do Thái (Israel) thuộc vùng Trung cận Đông tiếp giáp châu Á, Âu, Phi, giao điểm của nền văn minh cổ châu Á trong đó có 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu có Hy Lạp, La Mã

  • Khoảng những năm 1010 - 970 TCN quốc gia Do Thái được thành lập với những vị vua rất nổi tiếng như David, Salomon

  • Diện tích khoảng 1/7 của Việt Nam, dân số khoảng 6 triệu dân

  • Nước Do Thái trãi qua nhiều thời kỳ hưng thịnh, suy vong. Thế kỷ VI TCN, nước Do Thái bị sâu xé, bị chia ra nhiều vùng nhỏ, bị nhiều nước chiếm đóng. Người Do Thái bị tản lạc, lưu vong, bị bắt làm nô lệ phần lớn bị người Ả Rập bắt làm nô lệ

  • Nước Do Thái được tái lập lại sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến các nước đồng minh gồm Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc thắng các nước phát xít gồm Đức, Ý, Nhật nên phân chia lại, họ lấy một phần nước Đức để lập quốc gia Do Thái cho người Do Thái bị tản lạc khắp nơi trên thế giới được hồi hương. Dân tộc Do Thái có quốc gia riêng nhưng bị chiếm, đạo đức của nhân loại cho họ có quyền lập quốc cho nên phải xây dựng lại nhà nước Do Thái

  • Năm 1947 thành lập quốc gia Do Thái (Israel)

  • Năm 1948 tổ chức quốc tế công nhận là thành viên của Liên hiệp quốc, họ có quốc gia, nhà nước, tổng thống riêng,…. Lúc bấy giờ, nhân dân qui tụ, quốc gia kêu gọi dân Do Thái những ai có nhu cầu hồi hương thì được hồi hương

  • Trước đây, Israel là vùng sa mạt. Giữa TK XX vào những năm 1945 -1950, người ta phát hiện ra đây là vùng dầu hỏa lớn nhất thế giới. Đồng thời, Israel là nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển bậc nhật thế giới

  • Người Israel chủ yếu theo đạo Do Thái giáo với sự giúp sức của phe tư bản chủ nghĩa chủ yếu là Mỹ nuôi dưỡng và xây dựng quốc gia cho nên năm 1967 khi mà những khối nói tiếng Ả Rập gồm Ai Cập, Iran, Iraq, Seri, Libi, …khoảng 200 triệu dân, diện tích gấp 100 lần Do Thái cấu kết với nhau để đánh Do Thái, khi đánh tràn qua người Do Thái đánh trở lại họ thua cuộc. Cuộc chiến 60 ngày năm 1967 dân Do Thái thắng nên họ chiếm thêm một vùng đất mới của Seri tương đương với diện tích trước đây Liên hiệp quốc công nhận cho họ cho tới bây giờ, họ chiếm đất xây nhà hiện nay lập một bộ di dân vào đó ở trong đó có một thánh địa Jerusalem nằm ngay phần đất mà trước đây người Palestine ở họ chiếm luôn và sẽ xây dựng thủ đô của Do Thái ngay tại thành phố này (Jerusalem là thánh địa của tôn giáo độc thần – đức Chúa Trời)

  • Người Do Thái thắng lợi nhờ ngoại lực, nội lực thông minh, kiên cường còn có ý thức hệ. Họ đã mất nước 3000 năm từ TK VI TCN thế mà dân tộc họ vẫn giữ niềm tin tôn giáo là Do Thái Giáo.

  • Số dân Do Thái khoảng 30,000 trên toàn thế giới trong tổng số hơn 6 tỉ dân trên thế giới, trong khi đó dân Do Thái đoạt giải nobel, phát minh sáng kiến chiếm hơn 1/3 trên thế giới, họ tập, dạy cho con thích đọc sách, xem đọc sách như một phản ứng sinh tồn

  • Người Do Thái bị lưu vong hàng ngàn năm nhưng họ luôn nhớ về tổ quốc với ký ức oai hùng, các nhà trí thức khắp nơi mỗi người góp vào bồi đắp cho lịch sử của họ. Kinh Cửu Ước được xây dựng bởi các nhà trí thức yêu nước khắp nơi trên thế giới từ hàng ngàn năm họ lưu giữ, bổ sung, thêm vào, thậm chí họ thần thánh hóa nhiều chi tiết để trở thành thánh kinh của người Do Thái. Chính quyển thánh kinh đó mà họ luôn níu giữ, nối kết người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới vẫn giữ được nét đặc thù của dân tộc, vẫn hướng về tổ quốc dù họ đang sống lưu vong ở xứ sở nào trên trái đất.

2/ TÌM HIỂU VỀ ĐẠO DO THÁI

  • Là một tôn giáo độc thần – đức Chúa Trời

  • Do Thái giáo – tộc người Do Thái, họ xem mình là người lãnh hội sự ủy thác của đức Chúa Trời, từ đó họ ban phát cho nhân loại

  • Hiện nay, Do Thái vẫn còn giữ những chuẩn mực, qui tắc cổ xưa nhất từ 2000 năm TCN cho đến bây giờ

  • Trong quá trình phát triển của lịch sử những lý luận của Do Thái đặc biệt kinh Cửu Ước có ảnh hưởng lớn, chi phối tôn giáo khác trong nhóm Kito giáo, Hồi giáo. Do Thái giáo được xem là khởi nguồn của nhóm tôn giáo này

  • Uy quyền trong Do Thái giáo không trao cho người hoặc cơ quan nào mà trong các sách thánh kinh, các thầy Rabbit truyền lại mọi người nghe theo

  • Đức tin của họ là tin vào một thiên chúa duy nhất, đấng toàn năng tạo ra vũ trụ nhân loại, thống trị vũ trụ thông qua thánh Moses

  • Khoảng thế kỷ XX TCN một tộc trưởng tên là Abraham sống 175 tuổi sanh ra những người con trong đó có Isaac ở vùng Canaan, sau đó dòng dõi gia đình Isaac khoảng 70 người di cư sang Ai Cập mãi tới 430 năm sau tức khoảng 1600 TCN có con cháu tên là Jacob. Năm1446 TCN xuất hiện một tiên tri tên là Moses là người được đức Chúa Trời trao truyền cho quyền năng thiên sứ để khai sinh ra Do Thái giáo

  • Những năm 600 TCN người Do Thái bị người Ả Rập đánh chiếm, dân Do Thái lưu vong khắp nơi trở thành nô lệ cho người Ả Rập. Từ những năm này dưới quyền lãnh đạo của Moses dân Do Thái vượt từ biển Đỏ đến vùng đất Canaan, khi đến vùng núi Sinai thì Moses lên núi Sinai diện kiến và nhận 10 điều răn của đức Chúa Trời ban cho dân Do Thái, 10 điều răn được đức Chúa Trời truyền trao và thờ phượng ngài

  • Trong thánh kinh Cửu Ước ghi lại lời của Moses nói đức Chúa Trời đã chọn ngươi là muôn dân trên mặt đất này, làm thần dân thuộc riêng về ngài nên trong thời gian này ông Moses đã dựng đền thờ đức Chúa Trời. Sau đó bị người Ả Rập phá, hủy diệt

  • Đến thời vua Salomon xây dựng nên đền thờ thực thụ tại thành phố Jerusalem vào khoảng năm 966 TCN. Sau đó để trả thù cho cuộc nổi dậy của người Do Thái quân đội La Mã từ vùng Ý ở phía Bắc tràn xuống phá hủy đền thờ ở thành Jerusalem bắt người Do Thái tiếp tục làm nô lệ và đuổi đi lưu vong khắp nơi

  • Dân tộc Do Thái lịch sử trên dưới 4000 năm đất nước bị xăm lượt, bị đuổi khỏi lãnh thổ rất nhiều lần nhưng họ vẫn duy trì sinh hoạt tôn giáo của mình trong các cộng đồng dù là nhỏ nhất ở bất cứ nơi đâu trên thế giới với nền tảng là kinh Cửu Ước mãi đến năm 1948 sau đệ II thế chiến Liên hiệp quốc cho người Do Thái lưu vong trở lại đất nước mình. Sau khi dựng quốc họ định xây lại đền thờ ở thành phố Jerusalem nhưng Liên hiệp quốc chia Jerusalem không thuộc người Do Thái nằm về lãnh thổ người Palestine, đến cuộc chiến 1967 họ quyết tâm đánh lấy thành phố Jerusalem cho đến ngày nay.

DO THÁI GIÁO (tt)

  • Do Thái giáo xây dựng trên một đức tin: tin vào Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, người tạo ra, thống trị vũ trụ, hệ thống lý luận dựa trên nền tảng kinh Cửu Ước, học thuyết là 13 nguyên tắc của đức tin:

1/ Đức Chúa Trời (ĐCT) thật hữu

2/ Đức Chúa Trời có một và khác biệt hoàn toàn với muôn loài

3/ Đức Chúa Trời không có thân thể vật chất

4/ Đức Chúa Trời là vĩnh cửu

5/ Chỉ cầu nguyện một mình ĐCT, ngoài ra không cầu nguyện thêm ai

6/ Các lời tiên tri là có thật

7/ Lời tiên tri của Moses là thật, Moses là tiên tri vĩ đại nhất, đúng nhất

8/ Bộ kinh Torah lấy nền từ kinh Cửu Ước là do ĐCT phán truyền rồi mới chép lại có tên là Talmu

9/ Sẽ không có bộ sách nào khác ngoài bộ này

10/ Đức Chúa Trời biết tất cả những ý tưởng và việc làm của loài người

11/ Đức Chúa Trời sẽ thưởng người tốt, phạt người xấu

12/ Khi ta thành khẩn đấng Moses sẽ đến

13/ Người chết sẽ được sống lại do sự phán quyết của ĐCT

KẾT LUẬN:

- Những ai phản kháng lại các điều trên bị xem là dị giáo

- Kinh sách của Do Thái giáo gồm có: phúc âm – triết học – đạo đức – nghi lễ Do Thái giáo

- Sách luật: nền tảng của luật và các truyền thống còn là ngũ thư kinh thánh Do Thái giáo, có 613 điều răn dạy, được tách ra từng nhóm cho nam, nữ, các thầy tế lễ đền thờ, thánh địa Jerusalem, người nông dân, …Ngày nay, Do Thái giáo giản lượt còn gần 300 điều.

- Hầu hết tín đồ Do Thái giáo tin vào khẩu luật tức là tin vào lời nói của các thầy Rabbit rao giảng, phán truyền

- Triết học Do Thái giáo là sự kết hợp giữa triết học và thần học, giữa triết học Do Thái giáo chính thống và phi chính thống

- Về y phục: họ mặc áo tà dài màu trắng đến gối, mũ không vành cho nam, khăn choàng có tua 4 góc cho nữ, có hộp bằng da đựng thánh kinh

- Về lễ nghi:

+ Lễ nguyện: họ cầu nguyện 3 lần/ ngày ( sáng, trưa, tối), vào những ngày lễ 4 lần/ ngày.

+ Lời nguyện khi họ cầu: “này hỡi dân Israel! Thiên Chúa là chúa của chúng ta là Thiên Chúa duy nhất”. Cầu nguyện vào buổi sáng, trước khi ăn uống, đọc kinh tạ lễ, sau bữa ăn và các ngày lễ nhằm tôn vinh mối quan hệ giữa thiên chúa và thế giới thật trong cuộc sống

+ Các ngày lễ gồm: lễ Sáng Thế, lễ Mặc Khải, lễ Cứu Thế, lễ Sabbath. Lễ quan trọng nhất là lễ Sabbath bắt đầu từ khi mặt trời lặn từ ngày thứ Sáu đến thứ Bảy để tưởng nhớ ngày nghỉ của Thiên Chúa sau 6 ngày tạo dựng ra vũ trụ, người Do Thái bị cấm làm các việc trong ngày lễ này như: đốt lửa, giết lách, sử dụng tiền bạc, mang vác ở nơi công cộng, sử dụng điện

+ 3 ngày lễ hành hương:

1/ Lễ Vượt Qua: để tưởng nhớ ngày họ thoát khỏi nô lệ của người Ai Cập

2/ Lễ Tuần: lễ hoa quả đầu mùa, thực phẩm cho cuộc sống

3/ Lễ Lều Tạm: lễ tưởng nhớ con cái của người Israel bị lưu đầy, chết trên đất Ai Cập (Egypt)

+ Lễ Trọng: các loại lễ về sự phán xét và tha thứ

• Lễ sám hối

• Lễ xin tha thứ tội lỗi đã phạm

+ Các ngày lễ khác:

•Lễ hội ánh sáng: kéo dài 8 ngày

• Lễ mứng giải thoát: trong ngày lễ này sau khi kết thúc có tặng quà, làm từ thiện, tương trợ lẫn nhau

*** Kinh Cửu Ước: trãi dài hơn 1.000 năm, được xây dựng qua 6 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: vào thời cai trị của vua David và vua Salomon trong những năm 1010 – 970 TCN, là vùng phía Nam của nước Israel, vùng quốc gia rộng lớn, hùng mạnh nhất của Israel trong thời bình, sự hưng thịnh của đế chế nên hình thành bộ ký lục biên chép sử, kinh tế, văn hóa, văn học phát triển. Người ta cho rằng thánh kinh Cửu Ước ghi lại 2 tác phẩm bị mất trong giai đoạn này (tức trước đó đã có), họ thu thập những bài thơ, điếu văn, thánh vịnh, các câu nói của vua sau này gom lại trong sách. Kinh Cửu Ước gần như là sự chép sử, có 4 phần:

•Phần 1: gồm 5 quyển sách của ông Moses, cuốn quan trọng nhất là Sáng Thế Ký, trong cuốn này gần như là chép sử, về những diễn biến, chỉ đạo, địa lý, dân số, luật lệ

•Phần 2: ghi lại lịch sử các nhà vua

•Phần 3: các sách văn thơ

•Phần 4: các sách tiên tri, bói toán


  • Giai đoạn 2: năm 935 -721 TCN, thời kỳ phát triển vương quốc ở phía Bắc Israel. Sau khi 2 vị vua David, Salomon băng hà vương quốc Israel chia ra làm 2 miền Nam, Bắc. Khi chia ra đánh nhau, các nước lân bang đánh nhau thôn tính, đây là thời kỳ bị sâu xé. Sau đó, họ thu thập các luật lệ phía Nam, Bắc để thích ứng với xã hội của từng bên và tổng hợp cho ra truyền thống Đệ Nhị Luật

  • Giai đoạn 3: đế chế Judas năm 721 – 587 TCN. Năm 622 TCN trong lần tu sửa đền thờ họ thấy được một số sách trước đó lấy tu sửa lại cộng thêm Đệ Nhị Luật

  • Giai đoạn 4: năm 587 – 538 TCN, các nhà truyền giáo các dân tộc Do Thái bị đế chế Babylon thống lãnh, họ triệt hạ vùng Jerusalem, bình địa đền thờ, dân Do Thái bị đày sang xứ khác làm nô lệ. Để xây dựng niềm tin, một lần nữa các lời răn dạy trong kinh thánh nuôi hy vọng cho người Do Thái dẫn dắt họ vẫn giữ được nguồn cội, trở lại đất nước mình. Giai đoạn này họ xây dựng truyền thống

  • Giai đoạn 5: năm 538 – 333 TCN, thời kỳ đế quốc Ba Tư ( Iran – Iraq) thống lãnh, vua đế quốc Ba Tư ký sắc lệnh cho dân Do Thái được hồi hương về xứ sở của mình. Giai đoạn này là thời kỳ tương đối yên ổn thái bình, họ suy tư nên bắt đầu biên soạn những tài liệu lớn, các thánh vịnh, kinh sách được tập hợp lại, được hiệp nhất thành các tập sách của Do Thái giáo

  • Giai đoạn 6: năm 333 – 63 TCN, giai đoạn này người La Mã (Roma) đô hộ, bức hại người Do Thái. Thời Alexandros đại đế đã chiếm lĩnh các vùng Châu Âu đến Trung Đông Ai Cập đến Bắc Á (Ấn Độ). Đạo binh của Roma đánh chiếm toàn bộ vùng đất Palestine. Sau các thời thống trị của các nước đế quốc Hy Lạp, nước Palestine rơi đế quốc Roma. Thời gian này tiến trình Hy Lạp hóa Palestine bắt đầu khơi dậy các quá trình khác nhau, có nhóm theo phò đế quốc mới, có nhóm chống lại nên các tác phẩm văn chương được sáng tác trong thời gian này thể hiện rất rõ trong các bài kinh thánh, các bài diễn văn được dịch ra tiếng Hy Lạp, tiếng Ai Cập,…Khoảng năm 167 TCN những người Do Thái nổi dậy đánh trả, trào lưu văn chương thể hiện trong kinh sách giai đoạn này ca ngợi tinh thần dũng cảm chiến đấu của những người chống lại đế chế Roma.

  • Trong lịch sử hình thành kéo dài hơn 1000 năm tác phẩm cuối cùng là kinh Cửu Ước được biên soạn vào những năm 50 TCN dựa vào những tư liệu có từ hàng chục thế kỷ trước đó qua truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác mà đã có từ TK 19 TCN. Trong đó đa số ghi chép những truyện kể qua qua truyền miệng, là quá trình xây dựng các kinh thánh gốc đầu tiên của Do Thái giáo. Trong kinh Cửu Ước thể hiện nhiều loại văn thể khác nhau, bao gồm 9 loại văn thể:

1/ Các câu chuyện kể về gia đình, dân tộc, vùng miền

2/ Anh hùng ca: kể về quá khứ hào hùng, tự hào về các anh hùng dân tộc để khơi lại lòng hăng say, hãnh diện

3/ Các luật lệ: giúp tổ chức cuộc sống của dân tộc

4/ Các lễ hành, nghi lễ: nghi thức lễ nghi

5/ Các bài thơ, bài thánh vịnh diễn tả tâm tình, ưu tư trong cuộc sống đức tin đối với Thiên Chúa

6/ Các lời sấm ngôn (lời phán trang trọng của Thiên Chúa): nhằm đề cao đạo đức hoặc tố cáo tội lỗi, khuyến dụ họ nên ăn năn hối cải trở về với chúa hoặc đe dọa, những hình phạt không sám hối

7/ Giáo huấn: văn thể nghiêm túc nhất trình bày dưới thái độ dạy dỗ qua các lý lẻ hoặc qua việc ẩn dụ sự việc gì đó

8/ Các suy tư khôn ngoan có tính chất giáo dục

9/ Huyền thoại: nội dung phong phú, sâu sắc thể hiện khả năng nắm bắt được một cách trực giác tôn giáo vô hình, siêu hình để xây dựng niềm tin, mơ tưởng

Tóm lại: Trong kinh thánh này thể hiện nhiều loại văn thể khác nhau, mỗi văn thể biểu hiện cho nội dung, tính chất, yêu cầu nhằm làm tư liệu cho bộ thánh kinh của Do Thái giáo



KẾT LUẬN:

  • Do Thái giáo là tôn giáo độc thần lâu đời nhất của loài người cho đến ngày nay

  • Hệ thống giáo lý của Do Thái giáo – kinh Cửu Ước là cội nguồn cho các tôn giáo như Kito giáo, Chánh Thống giáo, Anh giáo, Tin Lành, Hồi giáo

  • Do Thái giáo với niềm tin đức Chúa Trời thượng đế là đấng khai sinh ra thế giới này

  • Dân tộc Do Thái giáo được đức Chúa Trời lựa chọn để trao truyền để quảng bá những lời răn dạy cho nhân loại mà thông qua dòng dõi Abraham và thánh Moses.



Bài số 5, 6: Do Thái Giáo Trang /7


tải về 53.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương