TrưỜng ngoại ngữ du lịCH



tải về 1.34 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu02.11.2023
Kích1.34 Mb.
#55531
  1   2   3   4   5   6
di tích (1)




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - DU LỊCH






Bài tập nhóm


Tìm hiểu về di tích Hoàng thành Thăng Long


Giảng viên : Ngô Văn Tiến
Môn học : Di tích và danh thắng việt Nam
Nhóm thực hiện : NHÓM 6


HÀ NỘI, 2023

GIỚI THIỆU VỀ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG


1 Lịch sử hình thành và phát triển của HTTL
Như các bạn đã được biết,Hà Nội là những dấu ấn vàng son, chính vì vậy , có 1 nhà thơ nổi tiếng đã viết:
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
Đường bàn cờ dọc ngang nơi Long Thành xưa kia,suốt đêm ngày nhộn nhịp ngựa xe của các ông hoàng bà chúa hay những xe tứ mã của các vương công quốc thích. Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà Hoàng thành hoa lệ,với những cung điện nguy nga,những lầu son gác tía,những bệ ngọc hành cung huy hoàng .
Theo tài liệu lịch sử thì mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, đồng thời cho xây một kinh thành tại đây. Thành Thăng Long có cấu trúc tam trùng thành quách, bao gồm 3 lớp: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt. Cuối triều Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy. Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại bị lũ xâm lược Nguyên – Mông dày xéo, tàn phá. Sau khi đánh đuổi giặc Minh năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh. Hoàng Thành phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Tất nhiên,qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long – Hà Nội không còn nguyên vẹn như ngày xưa nữa,những những di tích hiện tại mà chúng ta lát nữa sẽ tham quan,cũng đủ để chứng tỏ đó là một trung tâm quyền lực chính trị cổ, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình trao đổi những giá trị nhân loại.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện tích hơn 18.000ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội.
Cụm di tích này thuộc Phường Điện Biên Phủ, được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.
Vào lúc 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản Văn hóa thế giới dựa theo 3 tiêu chí là 2,3 và 6.

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương