TrưỜng ngoại ngữ du lịCH


Mục đích chính của các vị vua xây dựng Hoàng Thành Thăng Long



tải về 1.34 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu02.11.2023
Kích1.34 Mb.
#55531
1   2   3   4   5   6
di tích (1)

2 Mục đích chính của các vị vua xây dựng Hoàng Thành Thăng Long


  • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam.

  • Bảo vệ đất nước khỏi những cuộc xâm lược của nước ngoài.

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

  • Tạo ra một biểu tượng cho sức mạnh và sự thịnh vượng của Việt Nam.
  1. Di tích Đoan Môn và Điên Kính Thiên


    1. Đoan môn

  1. Vị trí



Kinh thành Thăng Long gồm ba vòng thành: La Thành rộng lớn bao quanh ṿòng ngoài, tiếp đến là Hoàng Thành, trong cùng là Cấm Thành, nơi ở, làm việc của vua và hoàng gia. Đoan Môn là cửa trong cùng, dẫn vào Cấm thành.





  1. Lịch sử hình thành

Cửa Đoan Môn nguyên là công trình được xây dựng từ đời Lý, với tên gọi Ngũ Môn Lâu, mà tên gọi này hiện nay vẫn còn ghi trong nội dung của tấm bia Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi) được vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) cho khắc năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ hai (1121). Tuy nhiên, căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách


kiến trúc hiện còn của di tích, cổng Đoan Môn hiện còn là do nhà Lê sơ xây dựng (thế kỷ 15) và được sửa sang, tu bổ dưới thời Nguyễn (thế kỷ 19).


Đoan Môn là cổng có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động mang tính nghi lễ của Hoàng Thành. Giữa Đoan Môn và Điện Kính Thiên là Long Trì (Sân Rồng, thời Lê còn gọi là Đan Trì). Đây là một không gian mang ý nghĩa văn hóa tâm linh quan trọng của Cấm Thành, nơi cử hành các nghi lễ chính trị và tôn giáo thiêng liêng, ví dụ như sự kiện mở hội Nhân Vương (1077,1126), mở hội đèn Quảng chiếu (1126), duyệt cấm quân (năm 1351), vua khảo thí thi Đình (năm 1466,1475,1481,1496). Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.



  1. Kiến trúc

Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Đoạn Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U. Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn được gọi là “trục chính tâm” của Hoàng thành.

Theo hướng từ Đông sang Tây, Đoan Môn có chiều dài 46,5m, kết cấu 3 tầng. Tầng 1 của Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với năm cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua "trục thần đạo", hay còn gọi là "trục chính tâm" của Hoàng thành. Có 5 vòm cửa, vòm cửa giữa chỉ dành cho nhà vua đi.


Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Kiến trúc cuốn vòm ở các cổng thành không chỉ mang lại những đường cong duyên dáng, mà còn có kết cấu chịu lực cực tốt. Cho đến ngày nay, những công trình đường hầm hiện đại nhất, kỳ vĩ nhất trên thế giới cũng vẫn sử dụng lối kiến trúc này.


Vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê và đá, cuốn vòm cửa. Từ đông sang tây dài 47,5m, từ nam lên bắc đoạn giữa đo đc 13m, cánh gà hai bên đo được 26,5m, cao 6m.


Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, cao 4m, rộng 2,7m. Hai bên có 4 cửa nhỏ hơn, cao 3,8m rộng 2,5m dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm mỗi khi có lệnh vời hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kinh Thiên do Hoành đế tiến hành.


Tấm biển đá khắc hai chữ Đoan Môn, gắn phía trên cửa chính dài 1,5m rộng 0,7m.


Hai bên có những bậc gạch nhỏ dẫn lên tầng hai. Tầng này có diện tích tương ứng với cửa chính giữa. Được xây dựng theo lối vọng canh, có hệ thống cửa trổ đều các hướng. Tuy nhiên, kiến trúc này đã được cải tạo lại và hình dáng đã có nhiều đổi khác so với thuở ban đầu. Do bị cải tạo làm cơ sở làm việc cho quân đội nên kiến trúc cũ chưa thể khảo cứu được. Trên nóc tầng hai xây một phương đình nhỉ kiểu hai tầng tám mái. Mái lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp hai con rồng (đầu kìm), hai hồi đắp hình hổ phù; 4 góc mái trên tạo thành đao cong.
Mặt sàn của tầng 2 rộng rãi, được trồng cỏ và những cây đại thụ thân cỡ một vòng tay người lớn. Các cửa vọng canh thông nhau giống như một mê cung mở.




Trên cửa chính giữa của tầng lầu thứ hai có đắp nổi ba chữ Hán "Ngũ môn lầu". Chính vì ba chữ Hán này mà nhiều người vẫn quen gọi Đoan Môn là Ngũ môn lầu. Đây chính là nơi nhà vua ngự giá để ủy lạo binh sỹ trước khi xuất trận, đón tướng sỹ thắng trận trở về, hay xem biểu diễn võ nghệ, trò chơi dân gian phía dưới sân.

Tầng lầu thứ ba được dựng theo lối vọng lâu nóc 2 tầng 8 mái, các góc mái được trang trí bằng hình tượng rồng cuốn.


Cũng giống tầng 2, tầng 3 được phục dựng lại sau này và kiến trúc có nhiều thay đổi so với nguyên bản. Nhưng những nét kiến trúc cổ xưa vẫn được trân trọng giữ gìn.


Không gian sân Đoan Môn (giai đoạn 1802 - 1882) gắn liền với điện Long Thiên và hành cung Bắc Thành của nhà Nguyễn. Ngày 10/10/1954 lễ chào cờ lịch sử đã diễn ra trên sân Cột Cờ phía trước Đoan Môn, đánh dấu bước tiến lớn quan trọng trong tiến trình giải phóng dân tộc.

Xét về tổng thể lối xây dựng này mang lại khối kiến trúc cổng thành hình chữ U xoay hướng chầu về triều đình với thế đứng cực kỳ vững chãi. Nó mang ý nghĩa "hội tụ" về triều đình.


Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật ngay tại chính giữa cửa Đoan Môn hiện còn để tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,2 m đã xuất lộ một đường viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát đá gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,90m đã xuất lộ dấu tích một con đường lát gạch “hoa chanh” thời Trần. Theo hướng Bắc Nam, con đường được dự đoán còn kéo dài hơn nữa và rất có thể đó là con đường đi từ Đoan Môn đến Điện Thiên An thời Trần. Đáng chú ý là trong số gạch lát con đường thời Trần còn có những viên gạch thời Lý được dùng lại.


Như vậy kết quả khảo cổ học tại Đoan Môn càng củng cố thêm giả thiết Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ bản đã tọa lạc tại cùng một vị trí.



    1. tải về 1.34 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương