TỈnh thừa thiên huế Số: 2319/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 172.65 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.10.2016
Kích172.65 Kb.
#32657

ỦY BAN NHÂN DÂN


TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Số: 2319/QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Huế, ngày 09 tháng10 năm 2008



QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Quy định tạm thời về quản lý và lập định mức xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước”




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 401/TTr-STTTT ngày 24 tháng 9 năm 2008,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về quản lý và lập định mức xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Bộ TTTT;

- TVTU, TT HĐND tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- VP: CVP, PCVP Mai Hùng Tuân, CV: TC;

- Cổng TTĐT tỉnh;

- Lưu VT, CN(2).


TM. UỶ BAN NHÂN DÂN


CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thiện-đã ký




UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Về quản lý và lập định mức xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn nhân sách nhà nước



(Ban hành kèm theo Quyết định số 2319 /QĐ-UBND ngày 09 tháng10 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị HCSN) thuộc dự toán ngân sách địa phương quản lý.

2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, xây dựng phần mềm có nguồn gốc sử dụng vốn ngân sách địa phương cấp.

Điều 2. Thời gian, phạm vi áp dụng

1. Thời gian áp dụng: có giá trị áp dụng cho đến khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan Trung ương có thẩm quyền trong việc quản lý phần mềm.

2. Phạm vi áp dụng: Quy định này chỉ áp dụng cho các phần mềm có mức đầu tư nhỏ hơn 1 tỷ đồng (nhỏ hơn một tỷ đồng/01 phần mềm) thuộc dự án, đề án công nghệ thông tin (CNTT) được UBND tỉnh cho phép đầu tư và xây dựng.

Điều 3. Tổ chức thẩm định dự toán phần mềm

1. Thành lập tổ công tác liên ngành gồm: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuỳ theo tính chất, quy mô và độ phức tạp của phần mềm cần thẩm định, Sở Thông tin và Truyền thông được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn về công nghệ thông tin cùng tham gia.

2. Nhiệm vụ tổ công tác liên ngành:

a) Giúp chủ đầu tư thẩm định về phần mềm cần phải đầu tư, xây dựng có mức đầu tư từ 100 triệu đồng đến dưới một tỉ đồng.

b) Giúp cho cơ quan thẩm định thống nhất quy mô và thẩm định phần mềm máy tính nhằm đưa ra kết quả thẩm định có tính khả thi, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Điều 4. Các quy định cụ thể

1. Phần mềm có mức đầu tư từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng:

a) Đối với các phần mềm thương mại: Nhóm phần mềm sẵn có, phổ dụng trên thị trường và đã được thương mại hoá mà không cần phải xây dựng mới; tổ công tác liên ngành sẽ thẩm định theo yêu cầu của chủ đầu tư, sau khi có ý kiến của tổ công tác, chủ đầu tư tiến hành mua sắm theo quy định hiện hành.

b) Đối với phần mềm phải đầu tư xây dựng mới: thành lập tổ công tác liên ngành giúp chủ đầu tư thẩm định phần mềm cần phải xây dựng và áp dụng kết quả của Đề tài mã số 78-03-KHKT-QL năm 2003 của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) vào công tác định giá; thực hiện theo Biểu mẫu 6, Biểu mẫu 7 (của Phụ lục 1) và Phụ lục 2, Phụ lục 3 kèm theo.

2. Phần mềm có mức đầu tư nhỏ hơn 100 triệu đồng:

a) Đối với các phần mềm thương mại: Chủ đầu tư thực hiện theo quy chế tại Quyết định số 1989/2007/QĐ-UBND ngày 11/09/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý tài sản và phân cấp quản lý tài sản nhà nước cho các đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế .

b) Đối với phần mềm xây dựng mới: Chỉ thành lập tổ công tác liên ngành nếu chủ đầu tư yêu cầu, chủ đầu tư thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông về mặt thiết kế kỹ thuật bằng văn bản; thực hiện theo ( mẫu 5, Biểu mẫu 7 (của Phụ lục 1) và Phụ lục 3 kèm theo.

Điều 5. Nội dung đề cương phần mềm ứng dụng xây dựng mới


  1. Phần nội dung đề cương: Nội dung chi tiết của đề cương thực hiện tối

thiểu theo Phụ lục 4.

  1. Diễn giải nội dung đề cương:

a) Quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (thông tin về quy trình, cách tổ chức, vận hành của quy trình, sản phẩm của quá trình nghiệp vụ, các giao tác xử lý trùng lặp hoặc dư thừa của quy trình nghiệp vụ, các yếu tố khách quan có thể gây trở ngại cho xử lý của quy trình trong thực tế, những giao tác chưa đủ điều kiện để xử lý tự động bằng phần mềm ...);

b) Vị trí của quy trình nghiệp vụ trong hệ thống nghiệp vụ (vị trí, vai trò của quy trình nghiệp vụ, mối quan hệ giữa quy trình nghiệp vụ với các thành phần khác của hệ thống nghiệp vụ);

c) Xác định được các đối tượng trên thực tế tham gia vào thực hiện quy trình nghiệp vụ (con người, các nguồn lực, sản phẩm, thiết bị phục vụ cho xử lý của quy trình nghiệp vụ, các yếu tố đóng vai trò hỗ trợ khác);

d) Xác định được danh sách các yêu cầu chức năng cần thiết phải có của phần mềm và các yêu cầu phi chức năng (các ràng buộc đối với hệ thống: ràng buộc môi trường, ràng buộc phạm vi cần xây dựng, năng lực của hệ thống nền, sự phụ thuộc vào hệ nền, độ tin cậy,...); định nghĩa được các xử lý; xác định độ ưu tiên của các chức năng và yêu cầu phi chức năng; các yêu cầu khác;

đ) Mô tả các thuộc tính dữ liệu và cấu trúc dữ liệu cụ thể của cơ sở dữ liệu (CSDL) vật lý (nếu có);

e) Mô tả thiết kế bảo mật chi tiết mức CSDL (nếu cần thiết) và bảo mật mức ứng dụng (chuẩn bảo mật được sử dụng, cơ chế kiểm tra, xác thực, điều kiện triệu gọi thi hành, cấu trúc xử lý lôgic phục vụ bảo mật,…);

g) Mô tả các thủ tục xử lý đối với các truy vấn đến CSDL (nếu cần) đối với các tác vụ như: lưu trữ, chỉnh sửa, tìm kiếm, tra cứu dữ liệu…

Điều 6. Sản phẩm phần mềm ứng dụng bàn giao

1. Mã nguồn: Yêu cầu bắt buộc đối với các phần mềm ứng dụng xây dựng mới, các mã nguồn liên quan đến các chức năng của chương trình đã được thiết kế. Chủ đầu tư được phép điều chỉnh mã nguồn phần mềm sau khi hết thời hạn bảo trì nhưng không được chuyển giao cho một đơn vị thứ ba.

2. Bản quyền sử dụng phần mềm.

3. Tài liệu phân tích thiết kế hệ thống (đối với các phần mềm xây dựng mới).

4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng.

5. Tài liệu kiểm thử.

6. Tài liệu hướng dẫn cài đặt, nhận xét của người sử dụng và các tài liệu khác có liên quan.
Điều 7. Điều khoản thi hành

Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cử cán bộ tham gia tổ công tác liên ngành. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các cơ quan đơn vị áp dụng.


Điều 8. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình áp dụng xây dựng thiết kế và quản lý các dự án phần mềm nếu có vấn đề nảy sinh mà chưa được quy định rõ trong Quy định này thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo, đề xuất để Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thiện-đã ký

PHỤ LỤC 1

Các Biểu mẫu liên quan đến việc xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2319 /QĐ-UBND ngày 09 /10/2008 của UBND tỉnh)



BIỂU MẪU 1
BẢNG DANH SÁCH CÁC TÁC NHÂN THAM GIAVÀO TƯƠNG TÁC VỚI PHẦN MỀM VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC TÁC NHÂN

Tên phần mềm: ...............................




TT

Tên tác nhân

Tên tác nhân có tham gia các ứng xử tương tự trong các Usecase khác

Ghi chú

1










2










...










n











BIỂU MẪU 2
BẢNG XẾP LOẠI CÁC YÊU CẦU CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM

Tên phần mềm: ...............................


TT

Mô tả yêu cầu

Phân loại

Mức độ

Ghi chú

1













2













...













n














Ghi chú:

- Khi điền thông tin vào bảng này, cán bộ phân tích cần căn cứ vào:

+ Bảng mô tả yêu cầu đầu bài.

+ Hỏi/đáp trực tiếp Chủ đầu tư về các yêu cầu cụ thể, tiêu chí cụ thể mà họ cho rằng phần mềm phải đáp ứng được.

+ Sơ đồ khối Process Map/Workflow.

+ Các thông tin thu được tại bước khảo sát.

+ Gợi ý từ kinh nghiệm của cán bộ phân tích làm cơ sở cho việc điền thông tin

- Thông tin mô tả yêu cầu cần chi tiết ở mức tối đa và phải đảm bảo đạt được sự đồng thuận của Đơn vị thụ hưởng đầu tư.

- Phân loại từng yêu cầu chức năng theo các mức sau: dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra, yêu cầu truy vấn, CSDL, dữ liệu tra cứu.

- Mức độ phức tạp của từng yêu cầu chức năng được chia thành 3 mức: đơn giản, trung bình, phức tạp.



BIỂU MẪU 3
BẢNG CHUYỂN ĐỔI YÊU CẦU CHỨC NĂNG SANG USECASE

Tên phần mềm: ...............................


TT

Tên Usecase

Tên tác nhân chính

Tên tác nhân phụ

Mô tả trường hợp sử dụng

Phân loại Usecase

Mức độ cần thiết

1



















2



















...



















n




















Ghi chú:

- Khi điền thông tin vào bảng này, cán bộ phân tích cần căn cứ vào Bảng xếp loại các yêu cầu chức năng làm cơ sở cho việc điền thông tin

- Phân loại Usecase theo 3 mức độ phức tạp của xử lý: đơn giản, trung bình, phức tạp.

- Xếp loại mức độ cần thiết cho từng Usecase theo 3 cấp: Bắt buộc, Mong muốn, Tuỳ chọn.


BIỂU MẪU 4
BẢNG MÔ TẢ TỪNG USECASE

Tên phần mềm: ...............................


Tên Usecase:

Mức độ bảng mô tả (BMT):

Tác nhân chính:

Tác nhân phụ:

Mô tả Usecase:

Điều kiện để bắt đầu Usecase:

Điều kiện để kết thúc Usecase:

Trình tự các sự kiện trong quá trình hoạt động của Usecase:

Hoàn cảnh sử dụng thành công cơ bản:

Hoàn cảnh sử dụng phụ (thay thế) trong trường hợp không thành công:

Hành động liên quan sẽ xảy ra sau khi Usecase kết thúc:

Các yêu cầu phi chức năng:

Các Biểu đồ mô tả có liên quan đến:


Ghi chú:

- Mức độ bảng mô tả: Bắt buộc, Mong muốn, Tuỳ chọn.


BIỂU MẪU 5

TÀI LIỆU PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM

( Với phần mềm có mức đầu tư dưới 100 triệu VNĐ)

Tên phần mềm: .............................

Trên cơ sở khảo sát, xây dựng đề cương thực hiện phân tích thiết kế phần mềm với các nội dung cơ bản sau:

1. Danh mục các từ viết tắt (nêu rõ danh mục các từ viết tắt trong tài liệu phân tích)

2. Giới thiệu về phần mềm

2.1. Tên phần mềm

2.2. Nội dung và kết quả đạt được khi xây dựng phần mềm

3. Phân tích thiết kế hệ thống

3.1. Quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (Thuyết minh + bản vẽ)

3.2. Thiết kế kiến trúc hệ thống

3.3. Thiết kế chức năng

3.4. Thiết kế CSDL (Danh sách các bảng, mối quan hệ giữa các bảng, thuộc tính của các bảng)

3.5. Thiết kế các giao diện chính

3.6. Thiết kế sao lưu phục hồi CSDL

4. Bản quyền phần mềm.


BIỂU MẪU 6

TÀI LIỆU PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM

( Với phần mềm có mức đầu tư từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng)

Tên phần mềm: .............................

Trên cơ sở khảo sát, xây dựng đề cương thực hiện phân tích thiết kế phần mềm với các nội dung cơ bản sau:

1. Danh mục các từ viết tắt (nêu rõ danh mục các từ viết tắt trong tài liệu phân tích)

2. Giới thiệu về phần mềm

2.1. Tên phần mềm

2.2. Nội dung và kết quả đạt được khi xây dựng phần mềm

3. Phân tích thiết kế hệ thống

3.1. Thiết kế kiến trúc hệ thống

3.2. Quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (Thuyết minh + bản vẽ)

3.3. Process map của các quy trình nghiệp vụ

3.4. Workflow liên quan đến các giao tác xử lý trong mỗi quy trình nghiệp vụ (Thuyết minh + bản vẽ)

3.5. Bảng danh sách các tác nhân (Actor) và mối liên hệ(theo Biểu mẫu 1)

3.6. Bảng mô tả các yêu cầu chức năng (theo Biểu mẫu 2)

3.7. Bảng chuyển đổi các yêu cầu chức năng sang Use case ( theo Biểu mẫu 3) & Bảng mô tả bằng lời về trường hợp sử dụng của các use case trong biểu đồ se case (theo Biểu mẫu 4).

3.8. Biểu đồ Usecase

3.9. Biểu đồ lớp (Class diagram)

3.10. Biểu đồ cộng tác (Collaboration diagram)

3.11. Biểu đồ tuần tự (Sequence diagram)

3.12. Biểu đồ trạng thái (State diagram)

3.13. Biểu đồ gói (Package diagram)

3.14. Biểu đồ trạng thái (State diagram)

3.15. Biểu đồ thành phần (Component diagram)

3.16. Thiết kế CSDL

3.16.1. Mô hình hóa trực quan CSDL (sự ràng buộc giữa các bảng CSDL)

3.16.2. Thiết kế chi tiết CSDL (tên bảng, tên trường, ý nghĩa …)

3.17. Thiết kế các giao diện chính

3.18. Thiết kế sao lưu phục hồi CSDL

4. Bản quyền sử dụng phần mềm.



BIỂU MẪU 7

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG PHẦN MỀM

Với phần mềm có mức đầu tư từ 100 triệu đồng trở lên, áp dụng kết quả của đề tài mã số 78-03-KHKT-QL vào công tác định giá.



Tên phần mềm: .............................

Áp dụng theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến việc quản lý chi phí duy trì hệ thống thông tin tại đơn vị của nhà nước và tỉnh




Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị Tính

Số lượng

Đơn giá dự toán

Thành tiền

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

1

Khảo sát sơ bộ và lập đề cương, dự toán chi tiết

 

 

 

 

 

.....................................

.....................................

.....................................

2

Khảo sát và phân tích chi tiết (quy trình nghiệp vụ; cấu trúc,

 

 

 

 

 

giao diện và các modul chức năng phần mềm)

...............................................

...............................................

3

Tạo lập CSDL (nếu có)

 

 

 

 

 

.................................................

..................................................

4

Lập trình các modul chức năng

 

 

 

 

 

Modul 1

* Chức năng 1

* Chức năng 2

* ...............

Modul n

* Chức năng 1

* ...............

5

Lập tài liệu

 

 

 

 

 

Phân tích thiết kế hệ thống

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn cài đặt, thử nghiệm

Mã nguồn

6

Cài đặt phần mềm

 

 

 

 

 

..............................

..............................

7

Kiểm tra phần mềm với bộ số liệu giả định

 

 

 

 

 

............................................

.............................................

8

Đào tạo, chuyển giao

 

 

 

 

 

.................................

..................................

9

Kiểm tra tiến độ

 

 

 

 

 

.................................

..................................

10

Nghiệm thu cơ sở

 

 

 

 

 

.................................

..................................

11

Photo, in ấn, đóng quyển phục vụ nghiệm thu cơ sở

 

 

 

 

 

.................................

..................................








































Người tính

Người kiểm tra

Cơ quan lập











































* Chú ý: Tại mục ghi chú, các đơn vị nên rõ căn cứ để lập dự toán (Công văn, Thông tư, Quyết định,…) được áp dụng





PHỤ LỤC 2

CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ CỤ THỂ

(Đối với phần mềm từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng)

(Ban hành kèm Quyết định số 2319 /QĐ-UBND ngày 09 /10/2008 của UBND tỉnh)

Áp dụng kết quả của đề tài mã số 78-03-KHKT-QL năm 2003 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) vào công tác định giá dự toán.

1. Đơn giá ngày công vận dụng theo đề tài 78-03-KHKT-QL đề nghị thực hiện theo bảng lương A1.6, nhóm II, bậc 6 và bậc 7 Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Đối với dự án có 20 người/AUCP đến 48 người/AUCP, cụ thể mức lương tối thiểu 540.000 đồng thì mức chi cho tiền công tương ứng là 13.500 đồng/ giờ/người/ngày (540.000*4.4/22 ngày/8 giờ), mức chi này sẽ được điều chỉnh theo lộ trình thay đổi tiền lương tối thiểu của Chính phủ.

- Đối với dự án có trên 48 người/AUCP, cụ thể mức lương tối thiểu 540.000 đồng thì mức chi cho ngày công tương ứng là 10.500 đồng/giờ/người/ngày (540.000*3.34/22 ngày/8 giờ), mức chi này sẽ được điều chỉnh theo lộ trình thay đổi tiền lương tối thiểu của Chính phủ.

2. Phụ cấp cho các thành viên tổ công tác liên ngành (theo Điều 3 của Quyết định): Thực hiện theo thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN đã nêu ở trên, mức chi phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với các đề tài, dự án KH&CN:

- Tổ trưởng: 250.000 đồng/người/phần mềm.

- Thành viên, thư ký và chuyên gia nếu có: 200.000 đồng/người/phần mềm.

- Đại biểu mời tham dự: 70.000 đồng/người/phần mềm.

PHỤ LỤC 3

CÁC KHOẢN CHI XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH PHẦN MỀM

(Ban hành kèm Quyết định số 2319 /QĐ-UBND ngày 09 /10/2008 của UBND tỉnh)
Để có cơ sở lập dự toán, tính toán các khoản mục chi phí liên quan đến quá trình xây dựng phần mềm, cũng như việc quản lý, vận hành sản phẩm sau bàn giao; Phân chia các khoản mục chi phí như sau :


STT

Công việc

Tỷ lệ

01

Khảo sát,phân tích thiết kế

45-55%

02

Xây dựng ứng dụng

35-45%

03

kiểm tra, triển khai, nghiệm thu

8 – 10%

04

Đào tạo, chuyển giao

2 - 8 %

05

Chi phí quản lý khác

0 - 5%

Tổng cộng

(Tổng các khoản mục 01 đến mục 05 phải bằng 100 %)

100 %

Cụ thể Đơn giá áp dụng cho các khoản mục chi phí nêu trên như sau:

1. Khảo sát, phân tích, thiết kế

Thực hiện thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN đã nêu ở trên, mức chi các hoạt động thực hiện đề tài, dự án KH&CN:

a) Chi tổ chức họp:

- Tổ trưởng : 200.000 đồng/phần mềm

- Thành viên : 150.000 đồng/người/phần mềm

- Đại biểu tham dự: 70.000 đồng/người/phần mềm

b) Chi lập phiếu điều tra:

Mức chi 400.000 đồng/ phiếu điều tra được duyệt.

c) Chi cung cấp thông tin.

Mức chi 40.000 đồng/ phiếu cung cấp

d) Chi hội đồng nghiệm thu kết quả khảo sát phân tích.

- Chủ tịch Hội đồng: 200.000 đồng/phần mềm.

- Thành viên và thư ký: 150.000 đồng/phần mềm.

- Đại biểu mời tham dự: 70.000 đồng/phần mềm.

đ) Chi nhập dữ liệu ban đầu (CSDL) (nếu có):

Thực hiện theo Thông tư số 137/2007/TT-BTC đã nêu ở trên:

- Mức chi 250 đồng/trường đối với dữ liệu có cấu trúc.

- Mức chi 7.800 đồng/trang, tương ứng 46 dòng x 70 ký tự/dòng đối với dữ liệu phi cấu trúc.

- Các mức chi khác liên quan đến nhập liệu

e) Chi ngày công áp dụng cho việc thiết kế chương trình:

Thực hiện theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, bảng lương chuyên gia, hệ số 7,0; cụ thể mức lương tối thiểu 540.000 đồng thì mức chi cho ngày công tương ứng là 170.000 đồng/ ngày/người (540.000 đồng*7,0/22 ngày), mức chi sẽ được điều chỉnh theo lộ trình thay đổi tiền lương tối thiểu của chính phủ.

g) Chi ngày công thuê chuyên gia (nếu có):

Thực hiện theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, bảng lương chuyên gia, hệ số 8,0; cụ thể mức lương tối thiểu 540.000 đồng thì mức chi cho ngày công tương ứng là 195.000 đồng/ ngày/người (540.000 đồng*8,0/22 ngày), mức chi sẽ được điều chỉnh theo lộ trình thay đổi tiền lương tối thiểu của chính phủ.

h) Các khoản chi khác liên quan nếu có phát sinh, thực hiện theo các quy định đã nêu tại các văn bản nói trên.

2. Xây dựng ứng dụng

Chi ngày công áp dụng cho việc xây dựng các Module chương trình, các chức năng nghiệp vụ đã được tin học hoá; thực hiện theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP, bảng lương chuyên gia, hệ số 7.0, cụ thể mức lương tối thiểu 540.000 đồng thì mức chi cho ngày công tương ứng là 170.000 đồng/ ngày/người (540.000 đồng*7,0/22 ngày), mức chi sẽ được điều chỉnh theo lộ trình thay đổi tiền lương tối thiểu của chính phủ.

3. Kiểm tra, triển khai, nghiệm thu

a) Chi nhập dữ liệu ban đầu để triển khai: thực hiện theo Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính.

b) Chi lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, nghiệm thu (nếu có); thực hiện thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN đã nêu ở trên, mức chi các hoạt động thực hiện đề tài, dự án KH&CN, mục họp tổ chuyên gia, cụ thể các mức chi như sau:

- Tổ trưởng: 200.000 đồng /người/phần mềm

- Thành viên, thư ký và chuyên gia nếu có: 150.000 đồng/người/phần mềm

- Đại biểu mời tham dự: 70.000 đồng/người/phần mềm.

4. Đào tạo, chuyển giao : Thực hiện cách tính của quy trình xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng thuộc đề án 112 và thông tư số 51/2008/TT-BTC đã nêu ở trên, cụ thể như sau:

a) Chi tài liệu và phương tiện đào tạo, chuyển giao:

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu quản trị chương trình: Mức chi 100.000 đồng/Bộ tài liệu.

- Bộ đĩa cài đặt: 40.000 đồng /đĩa CD.

- Thuê máy tính phục vụ triển khai nếu có: Mức chi 100.000 đồng/máy (Bao gồm luôn cả hội trường và thiết bị giảng dạy).

- Thuê máy chiếu (Projector): Mức chi 400.000 đồng/máy.

- Chí phí nhân viên phục vụ kỹ thuật: Mức chi 200.000 đồng/máy.

b) Chi phí giảng viên, thực hiện theo thông tư số 43/2008/TTLT-BTC-BTTT.

- Giảng viên chính: Mức chi 400.000 đồng /ngày/người.

- Trợ giảng: Mức chi 300.000 đồng /ngày/người.

+ Chi phí khác( ban tổ chức, điện nước,khai giảng, bế giảng…)

Thực hiện theo thông tư số 51/2008/TT-BTC, ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

5. Chi phí quản lý khác (nếu có)

Các mức chi này thanh toán theo thực tế phát sinh và mức chi đúng quy định hiện hành của nhà nước cho phép.

Những vấn đề liên quan đến chuyên môn về phần mềm, các biểu mẫu, phương pháp tính chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp vận dụng theo kết quả của đề tài mã số 78-03-KHKT-QL ra đơn giá ngày công, đề nghị nghị Sở Thông tin và Truyền thông trình UBND tỉnh giao cho Sở Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết.

PHỤ LỤC 4

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

(Ban hành kèm Quyết định số 2319 /QĐ-UBND ngày 09 /10/2008 của UBND tỉnh)

Tên phần mềm: .............................
1. Sự cần thiết phải xây dựng phần mềm

1.1. Tính cấp thiết

1.2. Nhu cầu

1.3. Khả năng xây dựng phần mềm đáp ứng nhu cầu công việc



2. Các sản phẩm phần mềm đã có (trong và ngoài nước)

2.1. So sánh và đánh giá sơ bộ về công nghệ, giải pháp của phần mềm cùng loại hiện có

2.2. Đưa ra sự phù hợp, tính khả thi hơn để xây dựng phần mềm

3. Mục tiêu của phần mềm

3.1. Mục tiêu lâu dài

3.2. Mục tiêu hiện tại

4. Phạm vi ứng dụng của phần mềm

4.1. Phạm vi hoạt động

4.2. Phạm vi thông tin

5. Nội dung và giải pháp thực hiện

5.1. Quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (Thuyết minh + sơ đồ luồng công việc)

5.2. Thiết kế sơ bộ phần mềm

5.2.1. Mô tả chức năng phần mềm

Nêu các chức năng chính

Phân nhóm: Từ các chức năng chính cụ thể các chức năng lớp dưới.

5.2.2. Thiết kế dữ liệu (Liệt kê các bảng dữ liệu, quan hệ giữa các bảng...)

5.2.3. Thiết kế giao diện (Vẽ các giao diện chính, giao diện con của phần mềm)



6. Các yêu cầu cần lưu ý khi xây dựng phần mềm

6.1. Mô tả môi trường và ngôn ngữ lập trình

6.2. Dữ liệu (mô tả: Lưu trữ; Tìm kiếm; Sao lưu; Cơ chế gắn kèm tệp, nếu có;…)

6.3. Quản trị (phân quyền, đổi mật khẩu)

6.4. Cơ chế đăng nhập, đăng xuất (login, logount)

6.5. Khả năng mở rộng của hệ thống, liên kết với ứng dụng khác của đơn vị

6.6. Báo cáo (các mẫu báo cáo buộc phải có, tìm kiếm với mọi thông số đã nhập vào, công cụ tạo báo cáo động…)

6.7. Phân tích lý do buộc phải chọn các phần mềm hệ thống hoặc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải mua bản quyền.

6.8. Webbase kiến trúc tối thiểu 3 lớp. Nếu đề xuất Winform phải giải thích được lý do xác đáng

6.9. Khả năng tích hợp ứng dụng vào hệ thống tin học chung của đơn vị



6.10. Các yêu cầu khác.



tải về 172.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương