TỔng hợp các bài khuyên không nêN Ăn trứng thư trả lời cư sĩ La Trí Thanh



tải về 31.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích31.89 Kb.
#33424
TỔNG HỢP CÁC BÀI KHUYÊN KHÔNG NÊN ĂN TRỨNG

Thư trả lời cư sĩ La Trí Thanh (thư thứ hai)

(Ấn Quang đại sư trả lời)


Người ăn chay đừng nên ăn trứng gà do nó có mầm sống. Dẫu không có mầm sống, cũng chớ nên ăn vì nó có chất độc. Có người bảo “ở nơi không có gà trống thì trứng sẽ không có mầm sống”, ở nơi đây rất ít [có loại trứng ấy]. Xưa kia, có một người thích ăn trứng gà, lâu ngày chất độc tích lại trong bụng, sanh ra rất nhiều trứng gà và gà con. Các thầy lang chẳng hiểu căn bệnh ấy. Trương Trọng Cảnh (1) bảo nấu tỏi ăn, liền ói ra rất nhiều gà con cùng những con gà đã có lông hoặc không lông. [Ông Trương] bảo bệnh nhân suốt đời đừng ăn [trứng gà] nữa, hễ ăn sẽ không có cách gì trị được. Đủ biết trứng gà gây họa lớn thay!
Xét ra, những đệ tử nhà Phật ăn chay ở Phước Châu thường sợ thiếu chất bổ, viện cớ “trứng gà không có cồ, chẳng có mầm sống thì đều có thể ăn được”, quen nết tạo thành phong tục, khiến cho người chẳng hiểu chuyện bị lầm lẫn, gần như phá giới. Vì thế, đệ tử đặc biệt khẩn cầu đại sư khai thị bài này. Hãy nên ấn hành, đăng tải rộng rãi để cảnh tỉnh người khác. Đệ tử La Trí Thanh kính cẩn ghi chú.

Thư trả lời cư sĩ Chân Tịnh

(Ấn Quang đại sư trả lời)


Trứng gà có ăn được hay không? Tranh luận đủ mọi lẽ đã lâu! Nhưng người hiểu lý quyết chẳng nghĩ ăn [trứng gà] là đúng. Kẻ thích ăn liền khéo léo biện luận, chứ thật sự đã chường ra cái ngu! Vì sao vậy? Có người nói trứng có cồ, [tức là] có mầm sống thì không được ăn, còn trứng không có cồ chẳng thể nở thành gà con thì ăn được! Nếu nói như vậy thì con vật còn sống chẳng được ăn, chứ con vật chết rồi thì ăn được, có lẽ ấy hay chăng? Người thông minh thường hay dấy lên thứ tà kiến ấy, chẳng biết là nhằm thỏa thích bụng miệng mà phô phang cái trí của chính mình, đến nỗi bị người hiểu lý thương xót!

Sư Chi Đạo Lâm (2) đời Tấn học rộng, giỏi biện luận, tranh luận cùng thầy về chuyện trứng có ăn được hay không; do ông ta giỏi biện bác, vị thầy chẳng thể khiến cho [Đạo Lâm] khuất phục được. Vị thầy ấy mất rồi, hiện hình trước mặt ông ta, tay cầm trứng gà quăng xuống đất, gà con liền chui ra. Đạo Lâm hổ thẹn cảm tạ, thầy và trứng gà đều biến mất. Đấy là lời quyết đoán thời Tấn (Phật pháp lúc mới truyền vào Trung Quốc, phân chia ra Đại Thừa và Tiểu Thừa để hoằng truyền. Đại Thừa thì hết thảy loại thịt đều không ăn, Tiểu Thừa ăn ba thứ tịnh nhục, ngũ tịnh nhục. Tam tịnh [nhục] (ba thứ thịt sạch) là [thịt của những con vật mà chính mình] chẳng thấy giết, chẳng nghe giết, chẳng nghi là do mình mà [con vật] bị giết. Thêm hai thứ [thịt của những con vật] tự chết và “điểu tàn”. “Điểu tàn” là thịt do chim hay thú hay ăn bỏ sót lại. Đó là ngũ tịnh [nhục]. Tới thời Lương Vũ Đế, đều theo Đại Thừa, vĩnh viễn phế bỏ Tiểu Thừa. Đạo Lâm là cao tăng nhưng vẫn y theo Tiểu Thừa để luận).



Một đồng tiền cầu nguyện cho vua

(Theo An Sĩ Toàn Thư)


Vào đời Bắc Chu (559-581), Chu Vũ Đế (3) rất thích ăn trứng gà. Khi ấy người giữ chức quan Giám Thiện là Bạt Hổ, phụ trách việc nấu ăn cho vua, được [Chu] Vũ Đế hết sức sủng ái.

Đến thời Tùy Văn Đế (4), Bạt Hổ vẫn được giữ chức quan Giám thiện ấy. Vào niên hiệu Khai Hoàng thứ tám (5), Bạt Hổ bỗng dưng đột tử. Người nhà thấy ngực còn ấm nên chưa cho nhập quan. Sau ba ngày bỗng sống lại, nói: “Tôi muốn gặp hoàng thượng để truyền lời Chu Vũ Đế”.

Tùy Văn Đế nghe báo sự việc liền sai người mang kiệu đến đón vào triều kiến, Bạt Hổ trình lên [Tùy] Văn Đế rằng: “Tôi bị bắt dẫn đến trước điện U Minh thì thấy Chu Vũ Đế đã ở đó từ trước rồi. Minh vương tra hỏi rằng: ‘Ngươi nấu ăn cho vua [Chu Vũ Đế], đã cùng ăn hết bao nhiêu quả trắng?’ Tôi thật không biết ‘quả trắng’ là gì, những người đứng hầu liền giải thích rằng đó là trứng gà. Tôi thú thật không biết đã ăn bao nhiêu trứng gà. Minh vương phán: ‘Người này không nhớ, thôi cho ra’.

“Khi ấy tôi nhìn thấy Chu Vũ Đế sắc mặt chuyển sang bi thảm, bỗng nhiên trước điện hiện ra một cái giường sắt cùng mười tên ngục tốt. [Chu] Vũ Đế bị bắt nằm lên trên giường, liền thấy ngục tốt dùng một cây đà sắt ép lên thân thể, hai bên sườn bị ép vỡ, có vô số gà con thoát ra chạy tứ tán, chỉ trong thoáng chốc đã chất chồng lên nhau cao ngang với giường sắt. Vũ Đế không ngừng than khổ, gấp rút gọi tôi đến mà nói rằng: ‘Ông về nói với hoàng đế Đại Tùy rằng, tất cả ngọc ngà vải lụa trong kho hiện nay đều là của ta ngày xưa thu gom chất chứa. Ta vì tội lỗi hủy diệt Phật pháp nên ngày nay cực kỳ khổ sở, hoàng đế hãy mau mau dùng những thứ ấy mà làm việc công đức cho ta”.

Tùy Văn Đế khi ấy liền ban chiếu thư, lệnh cho tất cả dân chúng mỗi người đều bỏ ra một đồng tiền, rồi dùng số ấy để làm việc phúc thiện cầu nguyện cho [Chu] Vũ Đế. Vua [Tùy Văn Đế] cũng truyền [lệnh] ghi chép việc này vào sử sách.

Lời bàn

Tội hủy diệt Phật pháp của [Chu] Vũ Đế gây hại khắp trong thiên hạ, nên việc dâng cúng cầu nguyện cho ông cũng phải nhờ đến khắp thiên hạ. Khi được nhân dân cả nước thay vua mà sám hối tội lỗi, thì tội của vua mới được tiêu tan.

Xưa kia, Âu Dương Tu từng giữ chức Tham Tri Chính Sự, kiêm nhiệm việc nhuận sắc các bản dịch kinh Phật. Vào tháng 8 nhuần của niên hiệu Gia Hữu thứ sáu, Âu Dương Tu nằm mộng thấy mình đi đến một nơi có 10 người đội mũ miện cùng ngồi xoay quanh, liền hỏi: “Các ông có phải Thập Điện Minh Vương mà kinh Phật thường nhắc đến đó chăng?” Những người ấy đáp: “Đúng vậy”. Âu Dương Tu liền hỏi: “Thưa các ngài, người đời thường cúng dường chư tăng, tụng kinh Phật, vì người đã chết mà tu phước để hồi hướng cầu nguyện, như vậy có thật được lợi ích gì chăng?” Các vị ấy đều đáp: “Thật có chứ sao không”.



Âu Dương Tu kể từ đó trong lòng hoang mang, tự xét lại chỗ tin hiểu sai lệch của mình, hết sức hối tiếc về việc trước đây đã sai lầm bài bác Phật giáo. Từ đó có viết ra những lời dạy con, dùng răn nhắc, cảnh tỉnh người đời sau. Lúc lâm chung, ông tụng kinh Hoa Nghiêm đến quyển thứ tám rồi mới đi. Ôi! Trong đời này những người từng sai lầm như Âu Dương Tu nào có ít đâu!


1() Trương Trọng Cảnh tên thật là Cơ, tự là Trọng Cảnh, là một y sư nổi tiếng thời Đông Hán, không rõ sanh và mất vào năm nào. Căn cứ theo những dữ kiện được ghi chép về cuộc đời ông, người ta chỉ có thể phỏng đoán ông sanh vào năm 150 và mất vào khoảng năm 219. Ông đỗ Hiếu Liêm, làm Thái Thú quận Trường Sa. Do vậy, thường được gọi là Trương Trường Sa. Trong thời gian ấy, chánh quyền Đông Hán suy yếu, giặc giã nổi lên, tật dịch lưu hành, gia đình Trương Trọng Cảnh cũng bị bệnh dịch chết gần hết. Do vậy, ông phát phẫn quyết chí nghiên cứu y dược. Bộ Thương Hàn Tạp Bệnh Luận của ông được coi là một bộ sách y học đầu tiên được biên soạn đầy đủ theo phương pháp khoa học và hệ thống nhất của Trung Hoa (gồm bệnh án, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và lý luận điều trị). Bộ sách này được rất nhiều y sư đời sau ra sức chú giải. Tác phẩm Kim Quỹ Yếu Lược của ông cũng được đánh giá rất cao nhưng không nổi tiếng bằng.


2() Chi Đạo Lâm (314-366), vốn tên là Chi Độn, họ Quan, người huyện Trần Lưu (nay là huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam), là danh tăng thời Đông Tấn. Sư xuất gia năm hai mươi lăm tuổi. Căn cứ theo chữ Chi đặt trước đạo hiệu, người ta cho rằng Sư thọ giới với một vị Tăng Tây Vực vì thời ấy, Tăng sĩ hay lấy họ của thầy làm họ mình, nên Sư đổi họ thành Chi. Sau Sư đến Kiến Khang (Nam Kinh) giảng kinh, giao du thân tình với Tạ An, Vương Hy Chi, thích bàn lẽ huyền diệu, ưa ngao du sơn thủy, ngâm vịnh. Sư đặc biệt hứng thú với giáo nghĩa Bát Nhã, có những kiến giải đặc sắc. Dưới thời Tấn Ai Đế, Sư từng vâng chiếu giảng kinh Bát Nhã Đạo Hành tại chùa Đông An ở kinh đô. Sư từng chú giải thiên Tiêu Dao của sách Trang Tử, đề xướng tư tướng “Sắc vốn là Không”. Trước tác nổi tiếng nhất là Thích Tức Sắc Bổn Vô Nghĩa, Đại Tiểu Phẩm Đối Tỷ Yếu Sao, Sắc Tức Du Huyền Luận. Sư còn chú thích các kinh An Ban Thủ Ý, Bổn Khởi Tứ Thiền v.v….

3() Chu Vũ Đế tên thật là Vũ Văn Ung, sinh năm 543, mất năm 578, cầm quyền cai trị từ năm 560 đến năm 578..

4() Tùy Văn Đế tên thật là Dương Kiên, sinh năm 541, mất năm 604, cầm quyền cai trị từ năm 581 đến năm 604. Dương Kiên vốn là bề tôi của Chu Vũ đế, sau dần dần nắm được quyền lực rồi buộc hoàng đế Bắc Chu là Tĩnh Đế phải nhường ngôi, lập ra nhà Tùy.

5() Tức năm 588, nghĩa là 10 năm sau khi Chu Vũ Đế qua đời.


trang


Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 31.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương