Tên: Lê Hữu Quyễn mssv b2008194



tải về 35.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2022
Kích35.77 Kb.
#51729
Protein


Tên: Lê Hữu Quyễn

MSSV B2008194

1) Mô tả 1 thí nghiệm xác định nhu cầu protein của 1 loài ĐVTS?
2) Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của ĐVTS (có giải thích)?
3) Trong slide 23 của chương năng lượng. Tính năng lượng thô của TĂ? Tính năng lượng tiêu hóa của TĂ của 4 loài cá?

Bài làm

Thí nghiệm nhu cầu Protein trên cá kèo giống.

- Nghiên cứu xác định nhu cầu protein của cá kèo giống (Pseudapocrypteselongatus) ở hai mức năng lượng khác nhau được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất thức ăn viên công nghiệp cho cá kèo.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Hệ thống thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống 24 bể nhựa (70 L/bể), với thể tích nước là 30L. Các bể thí nghiệm được sục khí liên tục. Mật độ nuôi là 14 con/bể ở độ mặn 10‰. Cá thí nghiệm: cá có nguồn gốc tự nhiên từ các ao ương được vận chuyển từ Sóc Trăng về Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ được thuần
và lựa chọn trước khi bố trí thí nghiệm. Cá bố trí thí nghiệm có khối lượng trung bình từ 3,5 – 3,6 g. Cá được chọn làm thí nghiệm phải khỏe mạnh, không bệnh tật, trầy xước, khả năng bắt mồi tốt và phản ứng linh hoạt.
Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí gồm 8 nghiệm thức thức ăn với 4 mức protein (30%, 35%, 40%, 45%) và 2 mức năng lượng (20 KJ/g và 18 KJ/g). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Nghiệm thức 1: 30% Crude Protein - 12% Crude Lipid (20 KJ/g)
- Nghiệm thức 2: 35% Crude Protein - 12% Crude Lipid (20 KJ/g)
- Nghiệm thức 3: 40% Crude Protein - 12% Crude Lipid (20 KJ/g)
- Nghiệm thức 4: 45% Crude Protein - 12% Crude Lipid (20 KJ/g)
- Nghiệm thức 5: 30% Crude Protein - 6% Crude Lipid (18 KJ/g)
- Nghiệm thức 6: 35% Crude Protein - 6% Crude Lipid (18 KJ/g)
- Nghiệm thức 7: 40% Crude Protein - 6% Crude Lipid (18 KJ/g)
- Nghiệm thức 8: 45% Crude Protein - 6% Crude Lipid (18 KJ/g)
Chăm sóc quản lý
- Cá được cho ăn 3 lần/ngày (8h, 14h, 17h). Lượng thức ăn từ 3- 5% khối lượng thân (tính theo khối lượng khô). Lượng thức ăn được điều chỉnh hằng ngày tùy theo nhu cầu ăn của cá. Theo dõi và ghi nhận về họat động ăn, bơi lội, bắt mồi, số cá chết… Lượng thức ăn thừa sau mỗi buổi ăn sẽ được siphon, đếm viên và ghi nhận lại sau 30 phút cho ăn. Thay nước 1 tuần/1lần. Thời gian thí nghiệm 45 ngày.
Phương pháp phối chế thức ăn
- Thức ăn thí nghiệm được phối chế thành dạng viên (kích cỡ viên 1 mm) từ các nguyên liệu bột cá Kiên Giang, bột đậu nành ly trích Arhentina, bột mì tinh (Việt Nam), dầu nành Simply, dầu gan mực và premix khoáng/vitamin (công ty Vimedim), kết dính (CMC – Carboxylmethyl Cellulose xuất sứ Trung Quốc). Các bước chuẩn bị thức ăn:

pha trộn nguyên liệu (khô) => Trộn ướt => Ép viên => Sấy khô => Bảo quản trong tủ đông -20oC.



KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
- Tỷ lệ sống của cá dao động trong khoảng 85,7% đến 92,9%, thức ăn có hàm lượng protein và Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014) (1): 302-309 309 năng lượng khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
- Ở mức năng lượng 18 KJ/g tốc độ tăng trưởng của cá tăng theo mức tăng protein. Ở mức năng lượng 20 KJ/g tốc độ tăng trưởng của cá tăng với mức tăng protein lên đến 35% sau đó giảm ở 40% và 45% protein.
-Hiệu quả sử dụng protein (PER) cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 35% protein – 18 KJ/g và 30 35% protein – 20 KJ/g. Protein của cơ thể cá (trong khoảng 61,0 – 64,1%) tăng theo mức tăng của hàm lượng protein của thức ăn thí nghiệm, hiện tượng này ngược lại cho hàm lượng lipid. Hàm lượng ẩm và tro trong cơ thể cá không thể hiện rõ mối quan hệ với hàm lượng protein và năng lượng trong thức ăn

2) Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của ĐVTS

- Môi trường nuôi dưỡng: nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng Oxy. ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của cá, sinh trưỡng của ĐVTS

- Chất lượng và loại thức ăn sử dụng thành phần amino acid, khả năng tiêu hóa protein và tỉ lệ các nguồn cung cấp năng lượng khác như lipid và carbohydrate.

- Yếu tố di truyền: cùng một loài nhưng khác nhau về di truyền sẽ có nhu cầu protein khác nhau.

- Năng lượng của thức ăn: do động vật thuỷ sản có khả năng sử

dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn

nên nhu cầu protein của chúng có khả năng giảm khi mức năng

lượng trong thức ăn tăng lên và ngược lại


  • Cá sẻ không bắt mồi nếu đủ nguồn năng lượng dẫn đến thiếu protein

3) Trong slide 23 của chương năng lượng. Tính năng lượng thô của TĂ? Tính năng lượng tiêu hóa của TĂ của 4 loài cá?

Năng lượng thô của thức ăn

Protein 40%. 5.65 = 2.26 Kcal

Lipit 10%. 9.45 = 0.945 Kcal

Carbonhydrat 15%. 4.2 = 0.63 Kcal


  • 2.26 + 0.945 + 0.63 = 3.835 Kcal

-Năng lượng tiêu hóa TA của cá hồi:

16.8 + 33.5 + 8.4 = 58.7 KJ/g

- Năng lượng tiêu hóa TA của Chép

16.8 + 33.5 + 14.7 = 65 KJ/g

- Năng lượng tiêu hóa TA của Chình

22.2 + 33.3 + 6.8 = 62.3 KJ/g



- Năng lượng tiêu hóa TA của Rô Phi

18.9 + 37.7 + 16.8 = 69.4 KJ/g
tải về 35.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương