Tham luận các nhân tố ĐẢm bảo hiệu quả Ứng dụng cntt trong các cơ quan nhà NƯỚc góp phần thực hiện mục tiêu chính phủ ĐIỆn tử TỪ thực tiển sở khoa học và CÔng nghệ ĐỒng nai



tải về 46.32 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2017
Kích46.32 Kb.
#32902
THAM LUẬN

CÁC NHÂN TỐ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GÓP PHẦN THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ - TỪ THỰC TIỂN SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Trình bày: PGS.TS Phạm Văn Sáng,

Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai

Xây dựng chiến lược phát triển có trọng điểm và lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế tiềm lực

Cũng như các địa phương khác, Sở KH&CN Đồng Nai được đổi tên từ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2003, tổng số CBCC giảm từ 64 người xuống còn 36 và là “vùng trắng” về CNTT, chưa có hệ thống mạng, không có hệ cơ sở dữ liệu.Trước bối cảnh trên, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng chiến lược phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của tỉnh. Trong đó tập trung đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN trong 2 lĩnh vực ưu tiên: Phát triển nông nghiệp và thực hiện cải cách hành chính hướng tới chính phủ điện tử. Xác định 3 chương trình mũi nhọn là: Công nghệ thông tin (CNTT); Công nghệ sinh học và Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Xác định rõ mục tiêu chiến lược đồng thời có sự phân kỳ hợp lý, kết hợp năng lực nội sinh với ngoại lực, chuyển hóa ngoại lực thành nội lực, phát huy hiệu quả không chỉ đơn thuần là cấp số cộng (cộng dồn các nguồn nội lực) mà “năng lực nội sinh mới” sẽ tạo ra hiệu quả theo cấp số nhân. Với nguồn kinh phí có hạn, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai đã xây dựng bước đi ban đầu là dồn sức cho mũi nhọn CNTT, có chính sách thu hút nhân lực từ 2 trung tâm khoa học lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đồng thời với chương trình xây dựng nội lực nguồn nhân lực. Trong mũi nhọn CNTT, Sở Khoa học và Công nghệ cũng lựa chọn trọng tâm phát triển vào chương trình ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính hướng đến chính quyền điện tử và chương trình ứng dụng CNTT phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Trên góc nhìn mục tiêu chính là cải cách hành chính, trong đó CNTT chỉ một trong các phương tiện đạt được mục tiêu, Sở Khoa học và Công nghệ nhận thức Chính phủ điện tử là Chính phủ có luật lệ, thể chế rõ ràng; sự điều hành thực hiện luật lệ, thể chế đó tuân theo qui trình khoa học và được tin học hóa ở trình độ cao để mọi công dân, tổ chức, cơ quan, đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tiếp cận, tiếp nhận và trao đổi thông tin một cách thuận lợi, giảm thiểu các thủ tục phiền hà hướng vào mục đích cải cách hành chính.

Văn phòng điện tử là nền tảng, là cơ sở để hình thành chính quyền và chính phủ điện tử. Văn phòng điện tử là văn phòng mà mọi công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được thực hiện theo qui trình, thủ tục, hướng dẫn công việc rõ ràng, khoa học. Các qui trình, thủ tục, hướng dẫn công việc đó được thực hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao để các quyết định quản lý vừa phát huy được trí tuệ tập thể với thời gian nhanh nhất, vừa đáp ứng được mục tiêu chất lượng, hiệu quả, chính xác và đúng pháp luật.

Xác định rõ mục tiêu phát triển phù hợp với yêu cầu kết nối trong kế hoạch tổng thể thực thi chiến lược phát triển

Với những nhận định trên, Sở xác định xây dựng mô hình văn phòng điện tử của Sở theo 4 bước N-E-M-I Office với 4 nhiệm vụ đồng thời sau:



  1. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 với phạm vi áp dụng rộng rãi trong tất cả chức năng, nhiệm vụ của Sở.

  2. Áp dụng Hệ thống đa phương tiện để thực hiện các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hướng vào việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng  thành hệ thống quản lý ISO Online.

  3. Đào tạo và đào tạo lại CBCC để thích nghi với phương thức làm việc và lối sống điện tử (e-workstyle and e-lifestyle) nhằm đạt mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Online.

  4. Hệ thống phải đảm bảo được yêu cầu an toàn thông tin theo chuẩn mực quốc tế.

Với chiến lược và sách lược trên, chưa đầy 2 năm, Sở đã có mạng nội bộ (LAN), mạng không dây, mạng riêng ảo (Virtual Private Net - VPN), hệ thống camera hội trường và các phòng ban để theo dõi, chỉ đạo, chủ trì hội thảo, hội nghị từ xa và gần 20 phần mềm quản lý ứng dụng. Tất cả cán bộ đều sử dụng thành thạo máy tính; trưởng, phó các phòng ban được trang bị máy tính xách tay. Trong đó:

Năm 2004: Xây dựng và ứng dụng thành công mô hình văn phòng điện tử E-Office và nâng cấp lên văn phòng di động M-Office.

Năm 2005: Triển khai nghiên cứu chế tạo khóa thông minh, ứng dụng chữ ký điện tử đối với văn bản tài liệu. Các tập tin gắn kèm khi trao đổi qua mạng của Sở đã được ký điện tử để xác thực nguyên bản khi đưa lên website. Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai đã trở thành nơi tiên phong ứng dụng chữ ký điện tử ở Việt Nam.

Từ 2005 đến nay, Sở đã ứng dụng rất tốt CNTT trong việc quản lý hành chính của Sở. Ngoài ra, Sở đã thực hiện các đề tài khoa học về CNTT để áp dụng nâng cao hiệu quả quản lý của Sở, cũng như chuyển giao cho các đơn vị khác. Đặc biệt, sản phẩm Cổng an toàn thông tin trên công nghệ cách ly phi chuẩn (non-standard security portal, NSSP) của Sở KH Đồng Nai, đã đoạt cúp vàng Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông Châu Á - Thái Bình Dương (APICTA) 2006.

Để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống mạng máy tính, Sở đã tiến hành xây dựng hệ thống an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005. Năm 2009, Sở đã được tổ chức DAS (vương quốc Anh) cấp chứng nhận Hệ thống An toàn Thông tin (ISMS) theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005.

Năm 2008, Sở đã ký hợp tác với trung tâm Điện toán và Truyền số liệu Khu vực II – VDC2 xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đồng Nai (IDCDongNai) để nâng cao năng lực hạ tầng Công nghệ thông tin của Sở và của Tỉnh.



Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo CNTT đang phát huy hiệu quả:

    • Quản lý điều hành theo mô hình văn phòng điện tử.

    • Phần mềm chữ ký điện tử.

    • Cổng cách ly phi chuẩn (NSSP).

    • Cổng thông tin của sở Khoa học và Công Nghệ Đồng Nai.

    • Hội đồng Khoa học Công nghệ trực tuyến theo mô hình 3.3.

    • Triển khai hệ thống VSAT/IP cho các xã vùng sâu, vùng xa nhằm phổ cập thông tin qua Internet

    • Đạt chứng chỉ hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2005 do tổ chức DAS cấp.

    • Bộ công cụ phần mềm hỗ trợ đánh giá hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2005.

    • Trung tâm tích hợp dữ liệu (Datacenter)

    • Quản lý các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học.

    • Quản lý nhãn hiệu hàng hóa.

    • Quản lý Tài vụ - Kế toán.

    • Quản lý công tác Thanh tra.

    • Quản lý công tác tố cáo khiếu nại.

    • Quản lý tập san Khoa học Công nghệ và Quản lý bản tin Khoa học Công nghệ.

    • Quản lý nhân sự.

    • Quản lý văn bản pháp luật.

    • Triển khai thành công các điểm thông tin khoa học công nghệ các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

    • Có trên 60 công chức, viên chức có trình độ đại học và sau đaị học CNTT.

    • Phổ cập trình độ A tin học cho trên 7000 cán bộ cấp xã . Trình độ B tin học cho trên 600 cán bộ cấp tỉnh, huyện.

Các kết quả đạt được:

  • Tiết kiệm giấy mực trong việc in ấn, photocopy nhân bản tài liệu, rút ngắn thời gian xử lý công việc và nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác.

  • Giảm bớt thời gian hội họp bằng việc trao đổi ý kiến ngay trên mạng và họp kiểm điểm công tác trên mạng. Khi phát sinh vấn đề cần thảo luận không phải chờ đến cuối tuần, đầu tuần hoặc triệu tập đủ thành phần, không phải mất thời gian hội ý trong Ban BGĐ, các trưởng phó bộ phận để xử lý vấn đề phát sinh.

  • Phát huy triệt để qui chế dân chủ cơ sở và thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ cơ quan.

  • Các thành viên Ban Giám đốc đều được nắm tất cả hoạt động của cơ quan vì đều được nắm tất cả công văn đến, được tham gia xây dựng tất cả công văn đi từ khi dự thảo đến khi phát hành.

  • CBCC đều được thông báo đầy đủ chủ trương, kết quả điều hành của BGĐ, các thông báo chiêu sinh đào tạo... một cách nhanh chóng và triệt để.

  • Các thông báo, biên bản họp nội bộ, họp Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, lịch công tác tuần đều được cấp quyền - tạo luồng xử lý đến cá nhân, bộ phận có liên quan.

  • Đảm bảo thông tin đến với CBCC đầy đủ, kịp thời và bắt buộc CBCC phải để mắt đến các thông tin thông báo đến mình thông qua tín hiệu màu sắc của giao diện chương trình.

  • Giúp cho Giám đốc kiểm soát được tiến độ xử lý công việc của trưởng, phó bộ phận, từng cán bộ công chức, kịp thời đôn đốc các vụ việc bị tồn đọng. Đồng thời kịp thời xem  xét các ý kiến, kết quả xử lý các CBCC thông qua tín hiệu màu sắc của chương trình .

  • Giúp cho việc theo dõi kết quả phúc đáp hoặc các tồn đọng của các cơ quan có liên quan khi Sở có yêu cầu đề nghị các cơ quan tham gia ý kiến hoặc giải quyết yêu cầu quản lý của Sở.

  • Đảm bảo UBND tỉnh và các cơ quan có tham gia vào mạng CPNet nhận, lưu trữ, tìm kiếm một cách nhanh chóng các văn bản có liên quan của Sở thông qua sự tích hợp với mạng CPNet.

  • Biểu dương kịp thời gương người tốt việc tốt, những CBCC có thành tích hoặc làm một công việc có chất lượng hiệu quả sẽ được biểu dương và thông báo đến toàn thể CBCC ngay mà không cần phải chờ đến các cuộc họp.

  • Thống kê chính xác kết quả công tác tháng, quí, năm làm căn cứ cho việc bình xét thi đua khen thưởng từng cá nhân, bộ phận trong cơ quan.

  • Xây dựng một hệ thống lưu trữ công văn đi và đến theo từng bộ hồ sơ, hỗ trợ tìm kiếm nhanh chóng công văn đi, đến một  cách thông minh, khoa học. Một công văn đến có yêu cầu giải quyết xong thì kết quả giải quyết ngoài việc lưu ở công văn đi còn tích hợp vào công văn đến để người đọc có thể xem biết cả nội dung yêu cầu của cơ quan ngoài Sở và nội dung xử lý, giải quyết của Sở. Ngược lại một công văn đi của Sở có yêu cầu bên ngoài giải quyết khi có kết quả phúc đáp ngoài việc lưu vào công văn đến còn được tích hợp vào công văn đi để người đọc có thể xem cả yêu cầu và kết quả phúc đáp từ bên ngoài.

  • Giúp cho CBCC giải quyết công việc cơ quan không bị giới hạn về thời gian và không gian thông qua ứng dụng công nghệ mạng LAN không dây và mạng riêng ảo.

  • Tạo điều kiện cho lãnh đạo Bộ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh có thể kiểm tra nắm tình hình hoạt động của Sở để chỉ đạo uốn nắn kịp thời.

  • Mở ra khả năng nắm bắt nhu cầu để cung cấp thông tin khoa học và công nghệ cho cả xã vùng sâu, vùng xa kịp thời và phù hợp với đặc điểm từng khu vực.

  • Tạo ra nhu cầu và môi trường cho việc nghiên cứu ứng dụng các mô hình an toàn mạng và thông tin.

  • Góp phần tạo được hiệu ứng cao làm chuyển biến về nhận thức về vai trò và khả năng ứng dụng CNTT trong lãnh đạo các cấp.

Bài học kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến các nhân tố đảm bảo hiệu quả ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

        1. Để thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chính quyền điện tử, thì không có giải pháp nào được coi là giải pháp duy nhất. Mỗi cơ quan trong bộ máy chính quyền có các yêu cầu, đặc thù công việc khác nhau và như vậy giải pháp triển khai cho đơn vị đó cũng sẽ khác với các đơn vị khác. Vai trò lớn nhất của UBND tỉnh làm thế nào để thúc đẩy từng đơn vị chủ động phát triển theo qui chuẩn kỹ thuật được thông báo để có thể kết nối các bộ phận lại và điều phối để cho các bộ phận có thể tích hợp lại với nhau theo một quy trình thống nhất. Do đó, xây dựng chính quyền điện tử thành công phải bắt đầu từ việc ứng dụng CNTT hiệu quả trong các cơ quan hình chính nhà nước đáp ứng được yêu cầu kết nối trong kế hoạch phát triển tổng thể.

        2. Sự cam kết, tâm huyết và định hướng của lãnh đạo: Phải có sự chỉ đạo "quyết liệt" của lãnh đạo, lãnh đạo cần phải hỗ trợ và ủng hộ tuyệt đối. Các lãnh đạo cơ quan phải đi đầu để làm gương. Trước khi CB-CCVC sử dụng, thì người lãnh đạo đã sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT trong đơn vị của mình.

        3. Thay đổi nhận thức nội hàm của thuật ngữ “phương thức làm việc theo truyền thống”. Ban đầu CB-CCVC nhận thức phương thức làm việc theo truyền thống là phương thức thủ công. Cùng với sự chuyển hoá dần phương thức làm việc, làm cho phương thức làm việc có ứng dụng công nghệ thông tin trở thành tập quán, chú ý thay đổi dần cách gọi tên để phương thức có ứng dụng công nghệ thông tin trở thành phương thức truyền thống.

        4. Lộ trình thúc đẩy sự đồng bộ của CB-CCVC trong việc ứng dụng CNTT đi từ khuyến khích thông qua phong trào thi đua đến bắt buộc và trở thành thói quen. Từ vùng trắng về ứng dụng CNTT, lộ trình thúc đẩy sự đồng bộ của CB-CCVC trong việc ứng dụng CNTT, Sở Khoa học và Công nghệ đi từ song song tồn tài 2 phương thức làm việc: thủ công và công nghệ thông tin nhưng có chính sách khuyến khích khen thưởng bổ sung cho phương thức có sử dụng công nghệ thông tin, sau đó trở thành qui chế hoạt động, dần dần trở thành tập quán và đến nay là nhu cầu thực tiễn.

Nhân rộng kinh nghiệm nầy, Sở hỗ trợ kinh phí và chủ động phối hợp các tổ chức, đoàn thể để xây dựng phong trào, thi đua việc ứng dụng CNTT vào hoạt động cơ quan, đơn vị như Hội thi lãnh đạo xã phường giỏi ứng dụng CNTT, Hội thi cán bộ tuyên giáo giỏi ứng dụng CNTT, Hội thi giáo viên ứng dụng CNTT hiệu quả trong giàng dạy, Hội thi phụ nữ cơ sở giỏi ứng dụng CNTT, Giải thưởng doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả CNTT.

        1. Thẩm định, lựa chọn giải pháp đầu tư dự án CNTT trên cơ sở khoa học để đạt hiệu quả cao. Khi có yêu cầu cần phải ứng dụng CNTT trong hoạt động, lãnh đạo cần tổ chức lấy ý kiến độc lập, phản biện khác nhau của các chuyên gia đầu ngành CNTT, trên cơ sở đó sẽ quyết định và đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp, hiệu quả tránh đầu tư lãng phí, trùng lấp.

        2. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ CNTT, nâng cao trình độ CNTT của CB-CCVC của đơn vị. Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai đã phát triển nguồn nhân lực theo 02 hướng: chiều rộng và chiều sâu:

      • Chiều rộng: có các chương trình đào tạo tin học, nhận thức an ninh thông tin cho toàn bộ CB-CCVC. Nhân rộng kinh nghiệm này, Sở đã tham mưu UNND Tỉnh phê duyệt chương trình đào tạo tin học cho các cán bộ xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Một trong những nét đặc biệt của chương trình đào tạo tin học cho cán bộ cơ sở chính là phương pháp đào tạo tại chỗ, vừa hiệu quả lại tiết kiệm, không phải lo chuyện ăn ở, thời gian và chi phí đi lại. Những lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản sử dụng máy tính, kỹ năng sử dụng khai thác internet, duyệt web, sử dụng email, trao đổi, tìm kiếm thông tin... phục vụ lao động sản xuất nông nghiệp, nông thôn được tổ chức hàng năm. Hiện có gần 7.000 cán bộ xã, ấp được phổ cập tin học, hàng ngàn nông dân được hướng dẫn sử dụng vi tính và truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, ứng dụng vào sản xuất.

      • Chiều sâu: Sở thành lập trung tâm Phát triển Phần mềm nhằm đầu tư xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về CNTT nhằm cung cấp các ứng dụng phục vụ nhu cầu quản lý, cũng như chuyển giao cho các đơn vị khác. Trung tâm Phát triển Phần mềm thành lập thêm chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh để thu hút nhân lực có trình độ cao.

  1. Có chính sách lương theo cơ chế thị trường đối với cán bộ CNTT thông qua qui chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp. Nhân rộng kinh nghiệm này, năm 2010, Sở đã tham mưu và trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt “chế độ trợ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức làm công tác công nghệ thông tin” theo Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 01/03/2010 theo Quyết định này, cán bộ chuyên trách công tác CNTT ngoài tiền lương hưởng theo ngạch, bậc, theo bằng cấp chuyên môn đào tạo và phụ cấp, các chế độ quy định của nhà nước còn được hưởng trợ cấp thu hút hàng tháng tính theo hệ số nhân với mức lương tối thiểu (MLTT)

+ Trình độ Thạc sĩ: 2,0 lần × (MLTT)

+ Trình độ Đại học: 1,5 lần × (MLTT)

+ Trình độ Cao đẳng: 1,0 lần × (MLTT)

Tóm lại, để việc ứng dụng CNTT đáp ứng được yêu cầu thu hẹp khoảng cách số và tiến đến làm phẳng các cấp chính quyền thì từng cơ quan, đơn vị phải có chương trình, mục tiêu, lộ trình phát triển phù hợp với tiềm lực và có khả năng kết nối để tạo nên hiệu ứng mang lại hiệu quả cao phục vụ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong toàn hệ thống chính trị.





tải về 46.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương