Nội dung Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông hàng không Tham luận tại Hội nghị An toàn giao thông hàng không Việt Nam



tải về 14.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích14.22 Kb.
#28745
Nội dung Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông hàng không

Tham luận tại Hội nghị An toàn giao thông hàng không Việt Nam
1. Thị trường hàng không và các chỉ tiêu phát triển vận tải hàng không

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2009-2014 đạt được sự tăng trưởng cao, liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình là 13,9% về hành khách và 16,7% về hàng hoá. Năm 2014, tổng thị trường vận tải hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 33,1 triệu khách (tăng 13,5% so năm 2013) và 741 nghìn tấn hàng hóa (tăng hơn 20% so năm 2013), tăng tương ứng 1,9 lần và 2,2 lần so với năm 2009 (17,5 triệu khách và 346,7 nghìn tấn hàng). Dự kiến năm 2015 tổng thị trường đạt xấp xỉ 40 triệu khách và 800 nghìn tấn hàng, tổng lượng thông qua các cảng hàng không đạt 60 triệu khách và hơn 900 nghìn tấn hàng.

Đến thời điểm này, về mặt tuyệt đối, thị trường nội địa đã vượt thị trường quốc tế về số lượng khách vận chuyển. Nếu như năm 2009, tỷ lệ hành khách quốc tế/nội địa là 1,03 thì năm 2014, tỷ lệ này là 0,89 với 17,5 triệu khách nội địa so với 15,6 triệu khách quốc tế.

Hiện tại có 45 hãng hàng không nước ngoài thuộc 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam với 83 đường bay từ 47 điểm đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, có 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thị trường nội địa là Vietnam Airlines (VN), Jetstar Pacific Airlines (BL), VASCO và VietJet Air (VJ), trong đó BL và VJ khai thác theo định hướng chi phí thấp. 4 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 46 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh với 17 sân bay địa phương cơ bản theo hệ thống mạng đường bay trục-nan và điểm đến điểm rộng khắp toàn quốc.



2. Mạng đường bay

Với sự khai thác của 45 hãng hàng không nước ngoài và 04 hãng hàng không Việt Nam, về cơ bản dịch vụ hàng không đã gắn kết các thủ đô, trung tâm hàng không lớn, các điểm du lịch, các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới đến Việt Nam đồng thời phủ kín các vùng miền của đất nước.

Mạng đường bay của các hãng hàng không Việt Nam cũng đã phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn 2009-2014, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội và phù hợp với kết cấu hạ tầng cảng hàng không Việt Nam (từ 31 đường bay nội địa năm 2009, tăng đến 46 đường vào năm 2014), mạng bay quốc tế được mở rộng ra khắp các châu lục (giai đoạn 2009-2014 tăng từ 36 lên đến 56 đường).

Các đường bay quốc tế được các hãng hàng không khai thác từ 16 điểm ở Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macau), 12 điểm Đông Nam Á (9 quốc gia ASEAN) và Úc, 8 điểm ở Châu Âu, 2 điểm ở Trung Đông và 1 điểm ở Ấn Độ đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc.

Các đường bay trục nội địa Bắc - Nam luôn được các hãng hàng không Việt Nam coi trọng, khai thác với tần suất cao. Bên cạnh đó, các đường bay nội vùng, liên vùng cũng được Vietnam Airlines, VietJet, Jetstar Pacific mở mới, khai thác trong giai đoạn vừa qua như từ Hà Nội đi Tuy Hòa, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleicu hay Đà Nẵng đi Đà Lạt, Cam Ranh, Buôn Mê Thuột, Pleicu, Hải Phòng hoặc Pleicu, Buôn Mê Thuột đi Vinh…Với mạng đường bay nội địa rộng khắp, các hãng hàng không Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách tới khắp các vùng, miền, địa phương, tạo nguồn khách bổ trợ quan trọng cho các đường bay trục cũng như mạng đường bay quốc tế.

3. Quy hoạch phát triển đến 2020

Theo Đề án Tái cơ cấu vận tải hàng không đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt, để phát triển hệ thống giao thông hàng không mọt cách hiệu quả, bền vững ngành hàng không đặt ra những mục tiêu sau:

(i) tăng tỷ trọng vận tải hàng không trong cơ cấu chung của ngành GTVT, đặc biệt trên các hành trình đường dài, quốc tế. Đến 2020, vận tải hành khách nội địa chiếm tỷ trọng 3,23%; vận tải hàng hóa nội địa chiếm khoảng 0,04% trong tổng thể ngành GTVT; tăng thị phần vận tải hành khách quốc tế đối với hàng không Việt Nam lên 45,9%;

(ii) đẩy mạnh phát triển thị trường vận tải hàng không. Đến năm 2020, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN;



(iii) vận tải hàng không trở thành loại hình giao thông phổ biến, có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo. Phấn đấu đến năm 2020, có hoạt động khai thác quốc tế thường lệ đến toàn bộ các cảng hàng không quốc tế được công bố; tăng tần suất các trên các đường bay hiện tại đến toàn bộ các cảng hàng không nội địa với tối thiểu 7 chuyến/tuần, tất cả các hãng hàng không đều có hoạt động khai thác thường lệ trên tất cả các đường bay phục vụ kinh tế- xã hội.

tải về 14.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương