Kế hoạch thực hiện chuyêN ĐỀ



tải về 86.5 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu18.09.2022
Kích86.5 Kb.
#53214
  1   2
KH PTVĐ CHỒI


TRƯỜNG MN HỒNG HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỚP CHỒI 1 Độc Lập -Tự Do- Hạnh phúc


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON” NĂM HỌC 2022 – 2023
Căn cứ vào kế hoạch phát triển vận động của Trường mầm non Hồng Hà
Căn cứ vào tình hình thực tế tại lớp chồi 1
Nay lớp chồi 1 lên kế hoạch phát triển vận động của lớp như sau:
I. Mục đích yêu cầu:
- Tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng cơ thể của trẻ.
- Rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền, phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- Góp phần rèn luyện và phát triển nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động. rèn luyện tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tự tin và khả năng tự quản, tự tập cho trẻ.
- Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
- Tạo ra trò chơi nhằm phát triển vận động cho tẻ thực sự lôi cuốn, hấp dẫn giúp trẻ tiếp nhận kiến thức nhanh chóng.
II. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
- Lớp Chồi 1 luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường và các bậc phụ huynh của lớp.
- Nhà trường luôn tạo điều kiện để các giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi tập huấn chuyên đề phát triển vận động và thực hành.
- Giáo viên chủ nhiệm đạt chuẩn, nhiệt tình, năng nổ, có trách nhiệm, có kiến thức về lĩnh vực phát triển vận động cho trẻ.
- Nhà truờng có khu phát triển vận động , tạo điều kiện cho trẻ vận động.
2. Khó khăn:
- Một số học sinh dân tộc thiểu số chưa nói rõ tiếng phổ thông nên trong quá trình thực hiện còn gặp những khó khăn..
III. Biện pháp thực hiện.
- Lập kế hoạch thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động” dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch được xây dựng cụ thể theo từng năm học, từng tháng, từng chủ đề.
- Vận động phụ huynh ủng hộ một số đồ dùng cần thiết phục vụ được trong chuyên đề.
- Xây dựng góc phát triển vận động trong lóp với nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú, lạ, hấp dẫn thu hút trẻ, phù hợp với độ tuổi.
- Tạo môi trường trong và lớp phong phú.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng vận động của bản than qua các bài tập vui nhộn, khỏe mạnh.
- Hình thành trẻ một số kỹ năng trong hoạt động phát triển vận động như:
+ Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
+ Tập các bài tập phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, cầm nắm một số dụng cụ, đồ dùng.
* Kết quả trên trẻ:
- Trẻ có khả năng, có biểu hiện tích cực khi tiếp xúc, làm quen với các bài tập luyện kỹ năng thể dục, các bài tập phát triển chung, các trò chơi vận động, dân gian…
- Có khả năng thể hiện chính xác các động tác tập luyện, sáng tạo trong các hoạt động thể dục.
- Tạo tinh thần thoải mái, hào hứng tham gia vào các hoạt động phát triển vận động.
- Giúp trẻ phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao và trí não thong qua chuyên đề vận động.
* Công tác tuyên truyền:
- Triển khai nội dung chuyên đề tới các bậc phụ huynh thông qua trao đổi hằng ngày và qua các góc tuyên truyền và qua các hội thi…
- Luôn tham mưu với nhà trường về việc đóng góp ủng hộ đầu tư trang thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non và phối hợp với nhà trường trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe an toàn, và những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
* Tổ chức hoạt động giáo dục:
- Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự làm phong phú hấp dẫn về chủng loại, chất liệu đảm bảo vô hại cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ phát triển hoàn thiện về các nhóm cơ.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi hợp lý, hài hòa tạo không gian thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ cho trẻ hoạt động.
- Khuyến khích lôi cuốn trẻ tham gia vào chuyên đề bằng các hình thức tổ chức sinh động, vui vẻ và hấp dẫn.
* Tổ chức hoạt động học:
- Các động tác thể dục sáng phải đảm bảo cho sự phát triển của các nhóm cơ và hô hấp.
- Tiết học phát triển vận động phải phù hợp với từng lứa tuổi.
+ Có tính thuyết phục gây sự hứng thú tham gia nhiệt tình của trẻ.
+ Các bài tập vận động có tác đông chung đến toàn bọ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp thúc đẩy sự hoạt động của toàn hệ cơ quan trong cơ thể trẻ.
+ Thiết kế tổ chức các hoạt động phải phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực phát triển.
+ Sự phát triển vận động cần thông qua nhiều hoạt động khác như dạo chơi, thể dục sáng, các trò chơi thể thao…
* Tổ chức hoạt động ngoài lớp học:
- Lựa chọn nơi hoạt động cho trẻ phải thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo độ an toàn.
- Chuản bị đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ các hoạt động.
- Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, chơi các trò chơi vận động, dân gian, học tập phù hợp với lứa tuổi.
- Tập luyện các bài erobic, thể dục nhịp điệu…
IV. Kết quả mong đợi:
1. Giáo viên:
- Nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới, sáng tạo, năng nổ trong hình thức tổ chức vận động cho trẻ.
- Nắm được mục đích yêu cầu phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch phát triển vận động cho trẻ theo chương trình GDMN mói phù hợp với trẻ.
- Thu hút sự quan tâm và đóng góp của các bậc phụ huynh đối với chuyên đề của trường của lớp.
2. Đối với trẻ:
- Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, có khả năng định hướng trong không gian, có khả năng vận động tốt, thích hoạt động, tự tin, phát huy các tố chất vận động khéo léo, dẻo dai, kiên trì đáp ứng được mong đợi của chương trình GDMN mói đối với trẻ.
Phối hợp tốt vói bạn bè trong các hoạt động tập thể, có khả năng sử dụng tốt thành thạo một số đồ dùng đồ chơi, học tập.

tải về 86.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương