ĐIỂM ĐẾn của khách du lịch nộI ĐỊa từ Thị Thanh Hiệp



tải về 247.55 Kb.
Chế độ xem pdf
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2023
Kích247.55 Kb.
#54715
TCKH 51 14 p1
57751-Article Text-162523-1-10-20210524


Tạp chí số 51, tháng 12-2021, trường Đại học Tây Nguyên
ISSN 1859-4611
91
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐẮK LẮK LÀM 
ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA 
Từ Thị Thanh Hiệp
1
, Lê Việt Anh
1
, Đỗ Thị Thêm
2
Ngày nhận bài: 20/8/2021; Ngày phản biện thông qua: 04/10/2021; Ngày duyệt đăng: 30/11/2021
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và đo lường các yếu tố tác động đến việc lựa chọn 
Đắk Lắk làm điểm đến của du khách nội địa. Dựa trên lý thuyết hành vi lựa chọn điểm đến Du lịch của 
Crompton (1979, 1991) và Um (1990), nhóm tác giả đề xuất mô hình 06 thành phần bao gồm Cơ sở 
hạ tầng, An toàn điểm đến, Môi trường cảnh quan, Lịch sử văn hóa, Giá cả, và Truyền thông điểm đến. 
Thông qua nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và chính thức bằng phương pháp định lượng 
với 200 du khách, kết quả cho thấy 06 yếu tố của mô hình đề xuất đều tác động đến việc lựa chọn điểm 
đến Đắk Lắk của du khách. Trong đó yếu tố An toàn điểm đến ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn 
Đắk Lắk của du khách, tiếp theo là yếu tố Cơ sở hạ tầng, Giá cả, Truyền thông, Môi trường cảnh quan 
và cuối cùng là yếu tố Văn hóa lịch sử. Bài viết này là có thể làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các 
công ty phục vụ du lịch trong việc hoạch định các chính sách marketing thu hút du khách đến với Đắk 
Lắk ngày một nhiều hơn.
Từ khóa: lựa chọn điểm đến, Đắk Lắk, các yếu tố tác động.
1. MỞ ĐẦU
Du lịch là hiện tượng kinh tế và xã hội liên quan 
đến nhiều đối tượng như khách du lịch, công ty lữ 
hành, Chính phủ và cộng đồng địa phương. Đời 
sống con người càng cao thì nhu cầu du lịch được 
người dân càng được chú trọng và ưu tiên. Việc 
phát triển du lịch được xem là vấn đề quan trọng 
đối với bất kỳ quốc gia nào có tiềm năng du lịch. 
Du lịch bên cạnh mang lại nhiều nguồn lợi về kinh 
tế cho quốc gia thì nó còn mang nhiều lợi ích về 
mặt xã hội như tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm 
tỷ lệ nghèo đói cho địa phương và bảo tồn văn hóa 
địa phương. Chẳng hạn, năm 2019 ngành Du lịch 
đã đóng góp 726 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,2% 
GDP và giải quyết việc làm cho 1,3 triệu lao động, 
chiếm 2,5% tổng lao động Việt Nam (Tổng cục du 
lịch Việt Nam, 2019). 
Đắk Lắk được biết đến là điểm du lịch lý tưởng 
đối với du khách bởi nơi đây tồn tại nhiều loại hình 
du lịch với danh mục sản phẩm đặc thù nhờ hội tụ 
các yếu tố tự nhiên cùng bản sắc văn hóa đa dạng 
của 47 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Ngoài ra, 
giao thông thuận lợi và sự dễ dàng kết nối với các 
tỉnh, thành phố khác cũng là điểm mạnh của tỉnh 
trong khai thác du lịch. Tuy nhiên, cùng chung số 
phận với ngành du lịch cả nước. Đại dịch bệnh 
COVID-19 đã ảnh hưởng một cách nặng nề đến 
toàn ngành Du lịch của tỉnh Đắk Lắk. Các hoạt 
động du lịch gần như ngừng trệ khi dịch COV-
ID-19 bùng phát lần thứ 4 vào đầu mùa hè đã tác 
động trực tiếp tới tất cả các công ty du lịch, các 
ngành dịch vụ và làm cho họ rơi vào tình cảnh hết 
sức khó khăn. Cụ thể: tính đến tháng 5/ 2021 ngành 
du lịch Đắk Lắk đón tiếp 35.000 lượt khách, bằng 
51,74% so với cùng kỳ 2020 và gần bằng 50% so với 
năm 2019 (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2021). 
Nghiên cứu hành vi lựa chọn điểm đến du lịch 
của du khách là một trong những nội dung quan 
trọng luôn được các nhà nghiên cứu trong và ngoài 
nước quan tâm. Bản chất của hành vi tiêu dùng là 
một quá trình phức tạp bởi nó xuất phát từ những 
yếu tố tâm lý bên trong, khi áp dụng vào lĩnh vực 
du lịch, quá trình này trở nên phức tạp bởi tính vô 
hình của sản phẩm du lịch cũng như tính gián đoạn 
và tích lũy trong tiêu dùng. Tiến trình ra quyết định 
tiêu dùng của du khách là một chuỗi phức tạp của 
các quyết định như lựa chọn điểm đến nào, tham 
quan ở đâu, tham quan cái gì, khi nào đi du lịch, 
đi với ai, đi bao lâu, với chi phí khoảng bao nhiêu, 
trong đó quyết định lựa chọn điểm đến là một 
quyết định quan trọng nhất của chuyến đi (Cor-
reia và cộng sự, 2007). Hiện nay đã có khá nhiều 
nghiên cứu liên quan đến hành vi của du khách 
trong lựa chọn điểm đến du lịch, nhiều mô hình 
được đề xuất có sự khác biệt giữa từng loại hình du 
lịch và từng địa phương. Tuy nhiên, việc xác định 
và đo lường các yếu tố tác động đến việc lựa chọn 
Đắk Lắk làm điểm đến của du khách thì cho đến 
hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập. Do đó, 
nghiên cứu này là cần thiết. Trên cơ sở vận dụng 
lý thuyết hành vi lựa chọn điểm đến du lịch của 
Crompton (1979, 1991) và Um (1990), chúng tôi 
1
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
2
Sinh viên, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Từ Thị Thanh Hiệp, ĐT: 0988370515, Email: ttthiep@ttn.edu.vn.

tải về 247.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương