I thông tin chung về ĐỀ TÀI



tải về 258.5 Kb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu08.02.2024
Kích258.5 Kb.
#56541
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
khao1752017 94316


THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI


1

Tên đề tài:

2

Mã số

Nghiên cứu sự đa dạng và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tỉnh Bạc Liêu




3

Thời gian thực hiện: 24 tháng

4

Cấp quản lý

(Từ năm 09/2013 đến năm 09/2015)

Nhà nước  Bộ 
Tỉnh  Cơ sở 

5 Kinh phí:




Nguồn

Tổng số

- Từ Ngân sách




- Từ nguồn tự có của tổ chức




- Từ nguồn khác




6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có) Mã số:

 Thuộc dự án KH&CN;
 Dự án độc lập;


7 Lĩnh vực khoa học

 Tự nhiên;  Nông, lâm, ngư nghiệp;
 Kỹ thuật và công nghệ;  Y dược.

8

Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: Bùi Mỹ Linh
Học hàm/học vị: Tiến sĩ; Chức danh khoa học: PGS
Chức vụ : Giảng viên, trưởng bộ môn Dược liệu Khoa YHCT – ĐHYD TP. HCM
Điện thoại: ( 08) 38411039 Fax:
Mobile: 0939375757 E-mail: bmlinh55@yahoo.com
Địa chỉ cơ quan: 41 – Đinh Tiên Hoàng – Q1- TP. HCM
Địa chỉ nhà riêng:
Đồng chủ nhiệm:
Họ và tên: Nguyễn Lê Tuyết Dung
Ngày, tháng, năm sinh: 27/02/1982 Nam/ Nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Dược sỹ Đại Học Chức vụ: GIáo viên
Điện thoại: 0781. 3823844 Mobile: 0908020040
Fax: 08. 39977573 E-mail: tuyetdungd2001@yahoo.com.vn
Tên tổ chức đang công tác: Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
Địa chỉ tổ chức: 01 Đoàn Thị Điểm, Phường3, Tp. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
Địa chỉ nhà riêng: 04Đ Trần Phú, Khóm 2, Phường 7, Tp. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

9

Thư ký đề tài

Họ và tên: Lâm Thị Ngọc Giàu
Ngày, tháng, năm sinh: 19/10/1986 Nam/ Nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Dược sỹ Đại Học Chức vụ: Giáo viên
Điện thoại: Mobile: 0914907165
Fax: E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
Địa chỉ tổ chức: 01 Đoàn Thị Điểm, Phường3, Tp. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

10

Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài

Tên tổ chức: Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
Điện thoại: 0781.3822222 Fax: 0781.3824642
E-mail: cdytbl@yahoo.com
Website : http://www.caodangytebaclieu.edu.vn/
Địa chỉ: 01 Đoàn Thị Điểm, Phường3, Tp. Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: BS CKII. Phạm Ngọc Điệp
Số tài khoản : 3713.2.1033606
Ngân hàng : Kho bạc nhà nước tỉnh Bạc Liêu

11

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài

  1. Tên tổ chức: Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Địa chỉ: Cơ sở 85 Trần Quốc Toản, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

  1. Tên tổ chức: Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 41 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh


12

Các cán bộ thực hiện đề tài




Họ và tên

Tổ chức
công tác

Nội dung công việc

Thời gian làm việc cho đề tài

1

PGS. TS. Bùi Mỹ Linh

Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm đề tài
Xây dựng nội dung, phương pháp
Xây dựng báo cáo
Lập kế hoạch điều tra, định danh mẫu.

24 tháng

2

DS. Nguyễn Lê Tuyết Dung

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Đồng chủ nhiệm đề tài
Hỗ trợ xây dựng nội dung, phương pháp
Hỗ trợ xây dựng báo cáo
Trình bày báo cáo đề tài tại Hội đồng KHCN nghiệm thu
Thống kê, xử lý số liệu

24 tháng

3

DS. Lâm Thị Ngọc Giàu

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Thư ký đề tài
Điều tra thực địa

24 tháng

4

ThS. Phạm Thị Nhã Trúc

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Điều tra thực địa và viết báo cáo chuyên đề

20 tháng

5

DS. Trần Thúy Phượng

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Điều tra thực địa và viết báo cáo chuyên đề

20 tháng

6

DS. Trần Thị Mỹ Thanh

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Điều tra thực địa và viết báo cáo chuyên đề

20 tháng

7

BS. CKI. Tăng Thị Thủy

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Điều tra thực địa và viết báo cáo chuyên đề

20 tháng

8

ThS. Đặng Văn Sơn

Viện Sinh học Nhiệt đới

Điều tra thực đia, giám định tên các loài cây thuốc hiện có tại vùng nghiên cứu và viết báo cáo chuyên đề

20 tháng

9

BS. CKII. Phạm Ngọc Điệp

Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Cố vấn khoa học

20 tháng

10

TS. Võ Văn Chi

Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Cố vấn khoa học và giám định tên các loài cây thuốc hiện có tại vùng nghiên cứu

20 tháng

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


13

Mục tiêu

1) Mục tiêu chung
Xác định nguồn tài nguyên cây thuốc hiện có tại tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật này.
2) Mục tiêu cụ thể
2.1. Điều tra, xây dựng danh lục các loài cây thuốc mọc tự nhiên ở các sinh cảnh khác nhau trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó xác định các loài quý, hiếm, đặc hữu cần được ưu tiên bảo tồn.
2.2. Xây dựng bộ sưu tập cây thuốc phục vụ lưu trữ, học tập, nghiên cứu và trưng bày triển lãm.
2.3. Biên soạn và đưa vào xuất bản cuốn sách “Tài nguyên cây thuốc tỉnh Bạc Liêu” nhằm hướng dẫn cách nhận biết cây thuốc, sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc của tỉnh.

14

Tình trạng đề tài
 Mới  Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
 Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Tài nguyên cây thuốc được biết đến rất sớm, ngay từ đầu thế kỷ thứ II ở Trung Quốc, người ta đã biết sử dụng các cây cỏ hoang dại để chữa bệnh như: dùng nước trà (Thea sinensis) đặc để rửa vết thương và tắm ghẻ [Hội đông y Việt Nam]. Năm 1985 trong cuốn “Cây thuốc Trung Quốc” đã liệt kê một loạt các loài thực vật chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, vết thương tụ máu; Cải Soong (Nasturtium officinale) có tác dụng giải nhiệt, chữa lở miệng, chảy máu chân răng, bướu cổ. Cũng trong năm 1985, Perry trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á, đã nghiên cứu hơn 1.000 tài liệu khoa học về thực vật và dược liệu đã được công bố, trong đó có 146 loài thực vật có tính kháng khuẩn và tổng hợp thành cuốn sách về cây thuốc vùng Đông và Đông Nam Á “Medicinal Plants of East and Southeast Asia” [21].
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần 20.000 loài thực vật trong tổng số 250.000 loài đã biết, được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc [20]. Trong đó ở Ấn Độ có khoảng 6.000 loài; Trung Quốc 5.000 loài; vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1.900 loài thực vật có hoa.
Trên thực tế có rất nhiều loài thực vật được sử dụng làm thuốc nhưng do con người khai thác quá mức dẫn đến nhiều loài trên thế giới vĩnh viễn mất đi hoặc đang bị đe dọa nghiêm trọng (theo công ước đa dạng Sinh học, 1992). Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn một trăm năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài có nguy cơ bị đe dọa. Trong số những loài thực vật đã bị mất đi hoặc đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong đó có nhiều loài cây thuốc như: ở Bangladet có loài Tylophora indica dùng để chữa bệnh hen, loài Zanonia indica dùng để tẩy xổ - trước kia có khá nhiều nay có nguy cơ bi tuyệt chủng [17].
Từ những năm 1928-1935, các nhà dược học nổi tiếng của Pháp như: Crevost, Petelot,... đã xuất bản bộ “Catalogue des produits de l’indochine”, trong đó đáng chú ý là tập V “Produits medicinaus, 1928” đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa [19]. Đến năm 1952 Petelot đã bổ sung và xây dựng thành bộ “Les plantes medicinales du Cambodge, du Laos et du Viet Nam” gồm 4 tập đã thống kê được 1.482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương.
Trong công trình “Medicinal and poisonous plants, 3 tập” thuộc chương trình phối hợp điều tra tài nguyên thực vật Đông Nam Á (xuất bản năm 1999, 2001 và 2003) đã thống kê được khoảng 2.200 loài thực vật có giá trị làm thuốc, đây là công trình có giá trị khoa học cao. Tất cả các loài được mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, cách gieo trồng và giá trị sử dụng ; đặc biệt trong công trình này cũng được phân tích khá đầy đủ các hàm lượng hoạt chất có trong các bộ phận của thực vật.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để chống lại các bệnh nan y, thì sự cần thiết là phải kết hợp giữa Đông và Tây y, giữa y học hiện đại với kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Chính từ những kinh nghiệm truyền thống đó là chìa khóa để nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng đến thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc [11].
Ở Việt Nam, ngay từ thời xa xưa người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh có hiệu quả. Qua quá trình phát triển, các kinh nghiệm dân gian quí báu đó đã dần dần được đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng.
Thời vua Hùng Vương dựng nước (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử kí ngoại kí,…) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh. Theo Long Úy chép lại, vào đầu thế kỷ thứ II có hàng trăm vị thuốc từ đất Giao Chỉ như: Ý dĩ (Coix lachryma- jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin Benth.) [5].
Ở đời Trần (1225-1399), Phạm Ngũ Lão thu thập trông coi một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sĩ trên núi gọi là “Sơn Dược”, hiện vẫn còn di tích để lại tại một quả đồi thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Cuốn sách thuốc đầu tiên xuất bản năm 1429 là “Bản thảo thực vật toàn yếu” do Phan Chu Tiên biên soạn. Vào thế kỷ XIV có người thầy thuốc nổi tiếng là Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh), ông biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 tập với 406 vị thuốc nam trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật. Ông còn viết cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư” tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc [5][14].
Thời nhà Nguyễn (1788-1883) có “Nam dược”, “Nam dược chỉ danh truyền” của Nguyễn Quang Lượng ghi chép 500 vị thuốc nam. Năm 1858 Trần Nguyên Phương đã kể tên và mô tả công dụng của trên 100 loài cây thuốc trong cuốn “Nam bang thảo mộc” [4][5].
Đỗ Tất Lợi, năm 1957 đã cho ra đời công trình “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Đến năm 1961 tác giả đã tái bản in thành 2 tập, trong đó mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962-1965 tác giả tiếp tục cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Qua nhiều năm cập nhật và bổ sung, trong lần tái bản thứ 12 vào năm 2006 tác giả đã nâng số loài động thực vật có giá trị làm thuốc lên đến 800 loài, các loài này được mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia tất cả các cây thuốc đó thành các nhóm bệnh khác nhau [7][8].
Vũ Văn Chuyên, năm 1966 “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, trong đó ngoài việc tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, ông còn đưa ra danh sách các cây thông thường thuộc các họ, giúp dễ học và dễ phân loại thực vật, thuận lợi cho việc tra cứu.
Năm 1976 trong công trình khoa học của mình, Võ Văn Chi đã thống kê được ở Miền Bắc có 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành thực vật hạt kín. Đến năm 1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Có thể nói công bố này đã giới thiệu một số lượng cây thuốc lớn nhất [2].
Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương, năm 1980 trong cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện vào nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam [1].
Trần Đình Lý và cộng sự năm 1995 đã cho ra đời cuốn “1900 loài cây có ích”, trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [9].
Võ Văn Chi năm 1997 cho ra đời cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã thống kê và mô tả chi tiết 3.200 loài cây thuốc ở Việt Nam. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và chuyên ngành thực vật học. Cũng chính tác giả trong cuốn “Từ điển thực vật thông dụng” (2003-2004, 2 tập) có đề cập đến phần công dụng mà chủ yếu là làm thuốc của 5.034 loài, 2.382 chi của 333 họ thực vật [2].
Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong công trình năm 2001 trong “Thực vật học dân tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An” đã thống kê được 551 loài, 364 chi, 120 họ thực vật có giá trị làm thuốc, đặc biệt là trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đưa ra công dụng cụ thể của từng loài theo cách sử dụng của người dân địa phương [13]
Bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” gồm ba tập của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), đã mô tả hình thái của 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch hiện diện ở Việt Nam, rất nhiều loài được mô tả sơ lược về giá trị làm thuốc. Đến năm 2006, trong cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” tác giả đã thống kê được 2.000 loài có giá trị làm thuốc, ở đây tác giả chỉ mô tả sơ lược đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng.[6]
Đến cuối năm 2006, nhóm các tác giả thuộc Viện Dược liệu gồm Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Toàn trong công trình 2 tập “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống kê được 920 loài cây thuốc, đây là công trình khá đầy đủ và công phu, nhóm các tác giả đã mô tả, phân tích khá chi tiết các đặc điểm nhận dạng, phân bố, công dụng và thành phần hóa học của từng loài [14][15].
Năm 2007 trong công trình “Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam” Nguyễn Tập đã giới thiệu 144 loài cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam. Đây là một đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu có giá trị này [17]
Giữa năm 2007 trong Dự án hỗ trợ chuyên ngành “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” đã giới thiệu 82 loài thực vật có giá trị làm thuốc, với đầy đủ các thông tin về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật nhân trồng, khái thác, chế biến, bảo quản, giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
Hiện nay, Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo tại thông báo số 164/TB-VPCP 16/06/2010 của văn phòng chính phủ về việc xây dựng  Đề án quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030  nhằm phát triển dược liệu thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn đặc biệt ngành công nghiệp hóa dược liệu và nâng cao năng lực nghiên cứu dược liệu tạo giống cây thuốc có nhu cầu sử dụng lớn và giá trị kinh tế cao.
Tóm lại, thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh của nhân dân ta là phong phú và đa dạng. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài từ đời này sang đời khác. Vì vậy, ngày nay chúng ta cần tiếp tục kiểm kê, bổ sung và hệ thống hóa các loài cây thuốc để giúp cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu và sử dụng bền một cách an toàn, hiệu quả.

tải về 258.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương