I thông tin chung về ĐỀ TÀI


Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng



tải về 258.5 Kb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu08.02.2024
Kích258.5 Kb.
#56541
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
khao1752017 94316

18

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

18.1. Cách tiếp cận

  • Tiếp cận với các cơ quan chức năng có liên quan để thu thập số liệu phục vụ cho công tác điều tra (đặc điểm khí hậu, tự nhiên, thổ nhưỡng, hệ sinh thái, các loại rừng đã, đang phát triển hay những địa điểm đã từng là rừng, …).

  • Tiếp cận với các cơ sở khám chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền (đặc biệt tìm hiểu về tình hình sử dụng dược liệu, kinh nghiệm sử dụng, nguồn dược liệu được cung cấp,…)

  • Tiếp cận chính quyền địa phương trong công tác điều tra ngoại nghiệp lẫn nội nghiệp.

  • Tiếp cận với các chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền để trao đổi kinh nghiệm cũng như thu thập thêm những thông tin liên quan đến đề tài.

18.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
18.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp:
- Tập hợp, phân tích, kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học, các kết quả khảo sát đánh giá, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu liên quan như: bản đồ hành chính, bản đồ đơn vị tiềm năng đa dạng sinh học.
18.2.2 Ngoài thực địa

      • Liệt kê danh sách các loài thực vật làm thuốc có nhiều cơ hội xuất hiện ở Đồng bằng Sông Cửu Long (thích hợp với điều kiện đất, khí hậu ẩm, chịu ngập … ở Đồng bằng Sông Cửu Long).

Tiến hành Thu mẫu ngoài thực địa: khi nghiên cứu thành phần loài cây thuốc của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng danh lục chính xác, đầy đủ. Việc điều tra và thu thập mẫu thực vật được tiến hành theo tuyến. Các tuyến điều tra được thiết lập theo các sinh cảnh đại diện nhằm thu thập và ghi nhận tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu.
Các mẫu thu ưu tiên có đầy đủ các bộ phận đặc trưng như: thân (cành non, cành già), lá (lá non, lá trưởng thành), hoa (chùm hoa, hoa đực, hoa cái) và quả (quả non, quả có hạt)…kích thước mẫu vừa phải, từ 35-45cm, được gói gọn trong các tờ giấy báo, được gắn nhãn kèm theo các thông tin: địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, tên hoặc nhóm người lấy mẫu, độ cao so với mặt nước biển, sinh cảnh lấy mẫu và đặc biệt là các đặc điểm không lưu lại được trên mẫu khi mẫu đã sấy khô, ngâm tẩm: màu sắc hoa, có mủ hay không có mủ, kích thước cây gỗ,…
Để tránh hư hỏng, các mẫu thu được xử lý sơ bộ ngoài thực địa bằng cồn với nồng độ 70-80­­­­0 pha với nước sạch và được bảo quản trong túi nilon kín. Các bộ phận của mẫu cũng được bao gói cẩn thận bằng giấy báo hay túi nilon, có kèm theo nhãn.
Xây dựng bộ sưu tập cây thuốc: Trên cơ sở các loài cây thuốc điều tra được, xây dựng bộ sưu tập gồm 250 tiêu bản khô của 100 loài và 30 loài cây thuốc tiêu biểu đem về trồng ở Vườn cây thuốc trong khuôn viên Vườn thực vật của trường nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và trưng bày triển lãm.

tải về 258.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương