NHỮng dấu tích xưa nhất của con ngưỜi trên quầN ĐẢo côn sơN



tải về 269.53 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích269.53 Kb.
#32570
  1   2   3

NHỮNG DẤU TÍCH XƯA NHẤT CỦA CON NGƯỜI

TRÊN QUẦN ĐẢO CÔN SƠN


Phạm Đức Mạnh - Phạm Thị Ngọc Thảo
TÓM TẮT

Ở bài này, các tác giả giới thiệu toàn bộ di tích văn hóa cổ ở quần đảo Côn Sơn dưới tầm nhìn “Khảo cổ học”. Lịch sử nghiên cứu Khảo cổ học Côn Sơn bắt đầu từ những năm 1944-1963 với các phát hiện của học giả Pháp L.Malleret và E.Saurin về các công cụ đá phtanite ở Bến Đầm và Hàng Dương. Đến nay, 10 địa điểm khảo cổ học được xác nhận bởi các nhà khoa học Viện Khảo cổ học ở Hà Nội, phân bố chủ yếu trên đảo lớn Côn Lôn (7 di chỉ cư trú ở Hàng Dương, Hồ Sen, Sở Tiêu, Cồn An Hải, Nhà Máy Nước, Bến Đầm và 2 nghĩa địa chum vò gốm ở Cồn Miếu Bà, Cồn Hải Đăng) cùng 1 di chỉ ở Hòn Cau.

Trong thời gian, những di tích thuộc loại hình “Cồn-Bàu”, gồm 2 di chỉ cư trú và 2 nghĩa địa lớn được khai quật với nhiều hiện vật đặc trưng có thể định niên biểu khoảng thế kỷ 10-9 đến 2-1trước Công nguyên. Các di chỉ “loại hình hải đảo” trên giồng cát cạnh bàu nước ngọt hướng biển kèm theo cổ vật bằng đá, xương, kim loại minh định đời sống khai thác hải sản, săn thú, lượm hái lâm thổ sản và khai triển giao lưu buôn bán với đất liền và các hòn đảo xa. Và, đó cũng là diện mạo và thế mạnh sáng tạo văn hóa của chủ nhân đầu tiên trên quần đảo này thời Tiền sử - Cổ sử.


Những di tích liên quan đến sự hiện diện đầu tiên của con người trên quần đảo Côn Lôn được biết đến ngay từ hơn 7 thập kỷ trước, khi học giả người Pháp Louis Malleret khảo sát Bến Đầm vào năm 1944 và đã sưu tầm được 6 công cụ đá mài. Sưu tập này được chỉ huy tiểu đoàn Tisseyre chuyển về Bảo tàng Sài Gòn và công bố dưới tên gọi: “Poulo Condore” bao gồm: 1 rìu đá phiến quartzit hạt mịn (ký hiệu: MBB 3660, quy mô 15,1 x 5,1 x 2,7cm); 1 bôn đá giống phtanite hình thang thân mỏng mài nhẵn, với lưỡi cong tròn hơi lệch đã bị mẻ ít (MBB 3661, quy mô 15,1 x 5,1 x 2,7cm); 3 công cụ dạng cuốc – mai thân hẹp và rất dài mà L,Malleret gọi là “cày” (soc) hoặc “chàng” (ciseau) làm bằng đá phtanite đen có lớp phủ patine vàng (ký hiệu MBB 3657-3659, quy mô: 30 x 7 x 5cm, 31 x 4,1 x 2cm, 42,2 x 7,5 x 5,6cm) và 1 mảnh vỡ công cụ. Tác giả liên hệ nhóm công cụ Côn Đảo với rìu, bôn đá vùng Luang Prabang thượng Mekong qua tư liệu của Phái bộ Pavie (1904), H.Mansuy (1920) và và cả với công cụ đá Mã Lai [15] (Hình 1). Vào những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ XX, nhà địa chất Pháp E.Saurin điều tra Hàng Dương và phát hiện được một số đồ đá, đồng, sắt và các loại nồi, vò gốm cổ gần khu mộ cụ Nguyễn An Ninh.

Sau ngày đất nước thống nhất (30/04/1975), học giả Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Côn Sơn là PGS.TS. Diệp Đình Hoa vào năm 1979. Ông đã phúc tra khu vực quy hoạch xây dựng Nghĩa trang Hàng Dương và đã ghi nhận các ngôi mộ cổ bị phá và nhiều cụm gốm thô trong đồi cát ven nhánh sông cổ. Dưới lớp mặt đất cát trắng xám có độ dày nhất 50cm trải dài đến tận khu mộ lãnh tụ Lê Hồng Phong về phía bắc là tầng văn hóa đất cát màu xám đen dày trung bình 30cm nằm trên sinh thổ cát trắng vàng mịn. Hiện vật chủ yếu là gốm thô làm bằng tay pha cát to, nung thấp, bở, áo nâu đỏ, với các kiểu văn thừng và vài mảnh có văn đắp nổi thành dải, với các loại nồi đáy tròn miệng loe, vành miệng hẹp, cổ ngắn, đường kính phổ biến 20-30cm, có cả một vài hạt chuỗi bằng đất nung, đá kết, dọi se sợi nặn bằng tay đáy tròn dẹt, cân đối (đường kính 3cm, dày 2cm), thiết diện hình thuẫn và nhiều mảnh tước kích thước nhỏ là “phế liệu kỹ thuật ghè gián tiếp, ép thô tạo phác vật” của công xưởng chế tác đá ở đây. Ở khu vực lân cận, ông phát hiện thêm điểm cư trú ở Sở Tiêu ven chân núi sát biển đã bị phá để làm đường, với một số mảnh gốm thô dày, bở có áo, không trang trí hoa văn, còn vết tích một bếp lửa có những đoạn xương cháy dở, than tro và đá cuội; cùng di chỉ chứa gốm tương tự gốm cổ Hàng Dương gắn vách hầm trú ẩn ở đồi cát ven suối Cạn (gần suối Nhật Bổn) ở Bến Đầm.

Ngoài đảo lớn, PGS.TS Diệp Đình Hoa còn điều tra Hòn Cau và đã nhặt được mảnh tước bazan trên đảo này [2].

Vào cuối năm 1997, cố GS Trần Quốc Vượng đến Côn Đảo và, cùng với bà Phùng Thị Hương (Ban Quản lý di tích Côn Đảo) và ông Dương Trung Quốc (Hội Khoa học Lịch sử), ông đã lượm được một số mảnh gốm cổ trên và dưới dải cồn cát tuổi Holocene trung kéo dài khoảng 2km ở khu vực Cồn Miếu Bà từ sau đền Bà Phi Yến đến Cồn Ông Hòa sát cạnh ngọn hải đăng cổ [36].

Từ những năm 1995-1996 đến 1999-2000, đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học cùng Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu và Ban Quản lý di tích Côn Đảo thực hiện chỉ thị của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nghiên cứu các vùng biên cương trên các hòn đảo và trên đất liền phía Nam Tổ quốc đã tiến hành phúc tra các địa điểm đã biết ở đảo lớn Côn Lôn (Hàng Dương, Sở Tiêu, Bến Đầm, Cồn Miếu Bà), thu nhặt thêm một số đồ đá (Hình 2); tiến hành đào thám sát Hàng Dương, Nhà Máy Nước và khai quật lớn ở Cồn An Hải, Cồn Miếu Bà, Cồn Hải Đăng, Hòn Cau và có thêm nhiều phát hiện mới1.



  1. Di tích và di vật khảo cổ học

    1. Di tích cư trú Hàng Dương: Ở Hàng Dương, trên doi cát cổ cao 5-6m/mặt ruộng quy mô 300 x 100m nằm ở phần rìa trong khu vực Nghĩa trang Hàng Dương, cách bờ vịnh biển khoảng 2,5km về phía tây, đoàn tiến hành đào 2 hố thám sát (6m²), phát hiện bên dưới lớp đất cát màu trắng có tầng văn hóa màu xám đen dày 30-35cm nằm phủ trên sinh thổ đất cát nâu và ngả vàng. Đoàn thu được 1 phác vật đục đá trắng (5 x 3 x 1,8cm), mặt cắt ngang hình thang, đốc phẳng, rìa lưỡi tạo dang dở, một số công cụ ghè đẽo, mảnh tước, hòn kê, hòn ghè cuội, 2 mảnh miệng bát đồng, 1 mảnh khuôn đúc bằng sa thạch màu gan gà lưng có vết sém đen (4,1 x 5,4 x 2,3cm, lòng khuôn sâu 0,3cm), 1 chuỗi đá vàng mài nhẵn (đường kính thân 0,4cm, cao 0,3cm, lỗ rộng 0,1cm), 1 mảnh khuyên tai đất nung hình con đỉa và 175 mảnh gốm thô pha cát màu nâu đỏ làm bằng tay thuộc các loại hình nồi miệng loe, bản miệng hẹp, ít trang trí.

Trong hố thám sát 3m² (nằm cách mộ lãnh tụ Lê Hồng Phong khoảng 30m về phía đông bắc), Đoàn ghi nhận tầng văn hóa cát vàng sẫm dày 55-60cm nằm dưới lớp cát biển dày 10-25cm chứa 1 mảnh góc khuôn đúc rìu bằng sa thạch hạt thô (5,3 x 4,1 x 2,3cm, lòng lõm 0,3cm); 1 công cụ ghè đẽo bằng đá gốc hình rìu tứ giác, đốc dày thu nhỏ, lưỡi xòe, góc lưỡi nhọn có dấu sử dụng; 1 viên cuội hình oval dẹt màu trắng đục có lớp patine nâu đỏ, có nhiều vết ghè chỉnh ở 2 đầu giống hòn kê hoặc chì lưới (7,4 x 4,8 x 3cm); 1 viên bi gốm, 200 mảnh gốm (13 miệng, 2 chân đế, 185 thân) có xương dày 5-6cm chứa nhiều cát khá cứng, lớp áo thổ hoàng bị tróc nhiều, miệng loe xiên, loe gẫy với bản rộng 1,5-4cm và ít miệng hơi cúp dạng âu, chân đế choãi 2-5cm. Qua phân tích loại hình di chỉ và di vật, các nhà điều tra cho rằng di chỉ Hàng Dương “ở vào khoảng giữa sơ kỳ thời đại Kim khí và có quan hệ mật thiết với di vật gốm thời tiền Sa Huỳnh sớm ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ” [17;20; 25] (Hình 3).

    1. Di tích cư trú Hồ Sen: Di chỉ cũng nằm trên doi cát cao sát chân núi Thánh Giá phía bắc bờ hồ Quang Trung cách Hàng Dương khoảng 500m về phía tây, với diện phân bố gốm khoảng 200m² (1 viên đạn gốm, 47 mảnh gốm thô phủ áo màu nâu đỏ với 8 miệng, 4 chân đế, 35 mảnh thân dày trung bình 6-7mm) và tầng văn hóa cùng cấu tạo với di chỉ Hàng Dương [20; 24; 25; 27]. Di chỉ đã bị phá hủy do xây dựng nhà máy nước Côn Đảo năm 2000 nhưng dấu tích cư trú cổ hướng về vịnh biển kín rải rộng (300 x 20m) được coi là làng cổ “rộng nhất ở Côn Đảo[4].

    2. Di tích cư trú Sở Tiêu: Năm 1996, đoàn điều tra Viện Khảo cổ học ghi nhận di chỉ cư trú ở Sở Tiêu (8°41’553 N – 106°35’883 E) nằm cách Hồ Sen 500m về phía tây-tây nam nằm trên triền cát biển nâu vàng sáng dưới chân đông-đông bắc núi Thánh Giá sát rìa tây nam thung lũng Ma Thiên Lãnh, đối diện thung lũng rộng cạnh bàu nước ngọt. Trong khoảng diện tích 18m² đã thu được 16 bàn mài, 68 mảnh bàn mài và đá nguyên liệu, 2 cuốc đá mài toàn thân, 1 phác vật cuốc, 2 đục đá mài, 1 công cụ hình rìu lưỡi mài tà gọi là “nêm” đá – dụng cụ sử dụng chế tạo sửa chữa tàu thuyền và 16 công cụ đá ghè đẽo “kiểu Hòn Cau[3; 4; 5; 6].

    3. Di tích cư trú Cồn An Hải: Di chỉ phát hiện 2005 nằm trên cồn cát nhỏ thấp kẹp giữa dải cồn cát cao sát biển và dải cồn phía ngoài hổ Quang Trung, cách bờ vịnh Côn Sơn khoảng 250m về phía tây-tây bắc.

Di tích này có diện phân bố khá rộng với tầng văn hóa khá dày song bị bóc mất lớp mặt do khai thác cát xây dựng. Các nhà điều tra thu được một số công cụ ghè đẽo, 1 đục đá mài và 1 mảnh vỡ công cụ mài, 1 mảnh khuôn đúc, ít gốm vỡ. Cuộc khai quật năm 2007 với diện tích 98m² thu được sưu tập công cụ đá ghè đẽo và công cụ mài từ nguyên liệu đá lăn và đá gốc, chày, hòn kê, hòn ghè, bàn mài, có cả 1 hòn đá giống “phù điêu hình mặt người”, một số mảnh thổ hoàng và đá son đã mài dùng chế tạo lớp áo gốm. Gốm Cồn An Hải thuộc loại hình nồi niêu, vò, bình, bát bồng, bát nhỏ đều phủ lớp thổ hoàng và có cả văn tô ánh chì, văn thừng, một số mảnh có văn đắp nổi thành đai, in nổi và khắc vạch có họa tiết hình sóng nước, tam giác, xương cá trên mép miệng, trên vai và cả ở thân gốm, với niên đại khoảng 2700-2600 năm cách nay [4; 20; 23; 24; 25; 27; 29] (Hình 4).

    1. Di chỉ cư trú Nhà máy nước 1-4: Các địa điểm tìm thấy dấu tích cư trú nằm trên dải cồn cát ven chân núi Thánh Giá tại khu vực Nhà máy nước chạy dài từ hướng thung lũng Ma Thiên Lãnh phía đông bắc về Cồn Miếu Bà phía tây nam. Ở điểm 1, đoàn điều tra thu được 24 công cụ chặt đập, cắt và nhiều nguyên liệu, mảnh tước và hàng trăm mảnh gốm. Ở điểm 2, trong 2 hố thám sát (5m²), lớp cát văn hóa dày 30-35cm chứa 7 công cụ ghè đẽo, 4 mảnh dao-giáo sắt, 1 hạt chuỗi đá đen vân trắng hình bàu dục (dài 0,9cm, thân rộng 0,35-0,5cm, lỗ rộng 0,1-0,18cm) và 1 hạt chuỗi thủy tinh tròn dẹt (đường kính 0,9-1cm, cao 0,8-0,85cm, lỗ rộng 0,15-0,18cm), 1600 mảnh gốm của nồi, bát bồng chân cao, bát, bình, ấm, đĩa. Ở điểm 3, trong hố thám sát 2,5m² có 1 công cụ ghè đẽo, 1 mảnh vòng tay đồng (đường kính 4,5-7cm) và 190 mảnh gốm. Ở điểm 4, hố thám sát 1m² cũng có một số công cụ đá hình tam giác và hàng chục mảnh gốm [20].

    2. Di chỉ cư trú Cồn Cây Da 1-2: Di chỉ ghi nhận ở sườn đông nam cồn cát phía đông nam thung lũng chân Núi Chúa và Hồ Quang Trung, với lớp cát dày 40cm chứa 1 công cụ chặt đập, 3 công cụ ghè đẽo, 1 mảnh miệng bát đồng và khoảng 1300 mảnh gốm áo đỏ [20].

    3. Di tích cư trú Bến Đầm: Ở đây, năm 1995, Nguyễn Văn Hảo khám phá tầng văn hóa phân bố dưới chân núi đối diện núi Tình Yêu (Hòn Bà) qua eo biển, nằm cách mũi Cá Mập chừng 3km về phía tây nam ven sườn đồi trồng cây ăn trái (dừa, ổi) còn nhiều bụi cây dại ẩn rắn độc nằm cao hơn vịnh Bền Đầm khoảng 20-25m. Qua mặt cắt vách đường, địa tầng có cấu tạo gồm: lớp canh tác dày 10-15cm; tầng văn hóa xuất lộ trong khoàng chiều dài 20m với độ dày 30-35cm, chứa đá vỡ, cuội lăn, đá dăm, đất đồi và ít gốm; sinh thổ là lớp đất đồi cát chứa sạn sỏi màu xám nhạt. Đoàn công tác thu được 27 mảnh gốm (4 miệng, 1 chân đế, 3 đáy, 19 mảnh thân), với 15 mảnh thân dày (0,8-0,9cm – 1,1-1,5cm) và 12 mảnh xương mỏng (0,4-0,6cm). Gốm Bến Đầm đều có áo phủ lớp thổ hoàng cả 2 mặt, phôi gốm thường màu đỏ (một số xương màu xám ngả vàng lộ nhiều cát trắng), lẫn nhiều sỏi sạn và cứng chắc. Miệng cùng kiểu miệng chậu liền thành cao 4cm, đường kính 20cm, mép vuốt nhọn, tạo gờ phía ngoài – kiểu miệng chậu khá phổ biến ở Hàng Dương cũng như các di tích tiền Sa Huỳnh – Sa Huỳnh và di chỉ Bến Đầm “về cơ bản là cùng thời đại với Hàng Dương – Hồ Sen[24].

Theo Đào Quý Cảnh [4], rất có thể di chỉ Bến Đầm nằm ở An Hội gần nơi Thực dân Pháp biệt giam lãnh tụ Lê Hồng Phong nơi đoàn điền dã thu được một số mảnh gốm cổ và ở Núi Cột Cờ gần đó còn phát hiện 1 cuốc đá giống sưu tập cuốc của L.Malleret trước đây.

    1. Di tích cư trú Cồn Miếu Bà: Di chỉ (8°6760 N – 106°56’6041 E) ở sườn trong dải cồn cát cổ cao 3-5m bên hồ An Hải trải dài hàng cây số từ miếu Bà Phi Yến đến liền kề chân núi Thánh Giá, với vài bàu nước ngọt xung quanh nằm cách bờ vịnh 800m về phía tây bắc và cách di chỉ Hàng Dương 2km về phía tây, sườn đông nam bị xẻ làm đường liên đảo viền chân núi. Đoàn công tác đã ghi nhận diện trải di vật cổ ở đây hàng hec-ta, có cả 1 mảnh đồng hình chữ nhật giống đục (2,8 x 0,6 x 0,3cm) găm trong vách đường. Đoàn mở 2 hố thám sát (tổng diện tích 5m² ở độ cao 1,8-3m/cách mặt đường), xác thực địa tầng gồm lớp cát mặt cồn cát còn mọc cây rừng dày 20-25cm; tầng cát vàng sẫm sâu 50-70cm nằm trên sinh thổ cát biển trắng chứa 7 mảnh tước, 32 cục đá gốc và 980 mảnh gốm thuộc các loại hình nồi miệng loe, bình có chân đế cao 2-4cm, vò, bát bồng, cốc nhỏ còn lớp áo mịn dày khá gần gũi gốm Bàu Sen và Hàng Dương song tỷ lệ gốm có áo xám nhiều hơn [19;21].

Năm 2002, di tích được khai quật 1 hố 10 x 5m = 50m² nằm theo hướng bắc nam ở sườn tây nam cồn gần Nhà máy nước, ghi nhận địa tầng cấu tạo thuần cát biển sâu 130-200m có lớp cát canh tác trên cùng màu đen nhạt, tầng văn hóa cát xám tro dày 70-90cm nằm trên cát vô sinh vàng sẫm. Trong tầng văn hóa và cả lớp sinh thổ, đoàn khai quật phát hiện thêm 5 mộ vò dạng “miệng loe, cổ thắt, bụng phình, đáy tròn” giống vò Cồn Hải Đăng và 3 mộ lạ gọi là “vò – bình táng có chân đế” phủ áo thổ hoàng cao 26-30cm, miệng loe rộng 20-23cm, vai xuôi gãy rộng 34cm, đáy hình trứng, chân đế choãi thấp 3,5cm (gờ vai và vành miệng có khi được ấn khía hoặc 1-2 băng khắc vạch chữ S) – loại hình mộ vò-bình có chân đế từng thấy ở M2Hc5 Lung Leng (Kontum) và cả ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh). Ngoài ít vết tích di cốt và than củi ở vài vò gốm và 9 vỏ ốc biển, đồ tùy táng bằng đá gồm: 55 công cụ ghè đẽo từ đá gốc, 7 mảnh phác vật công cụ ghè và mài, 4 hòn kê-ghè, 8 chày nghiền, 4 bàn mài, 5 mảnh khuôn đúc rìu bằng sa thạch, 6 hạch đá hình khối ngũ giác, 138 mảnh tước-tách, 50 đá nguyên liệu, 43 cục thổ hoàng. Đồ kim loại có 1 dao và 1 mũi nhọn sắt, 1 vòng tay sắt và 1 vòng khuyên đồng.

Đồ gốm có 8 mảnh ghè tròn, 70 đồ đựng gồm 6 bình con tiện vai gãy, 9 bát nhỏ và bát bồng, 3 nồi nấu kim loại, 1 chum minh khí hình trứng, 2 nắp đậy. Gốm gồm 2 loại xương đỏ mịn và xám đen thô, chủ yếu nặn bằng tay kết hợp bàn đập-con kê làm từ sét pha cát và sỏi, với lớp áo thổ hoàng cả 2 mặt. Có 234 mảnh trang trí thừng chải, văn khía, ấn móng tay và khắc vạch với các họa tiết chữ S, tam giác, sóng nước, đường song song, nửa hình tròn úp so le tạo cánh sen và văn đắp nổ thành gờ đai nổi ấn khía ngoài miệng, gờ vai, chân đế của các loại hình vò, bình, bát bồng .v.v… Đoàn khai quật cho rằng di vật đá – gốm ở đây giống với Hàng Dương, Hòn Cau và “di tích Cồn Miếu Bà trở thành địa điểm điển hình tiêu biểu của nhóm văn hóa Sa Huỳnh hải đảo thể hiện trình độ phát triển nghề luyện kim đồng sắt có niên đại cách ngày nay từ 2500-2200 năm[4;19;22;29] (Hình 5).



    1. Di tích mộ vò Cồn Hải Đăng: Cồn cát nguồn gốc biển thuần nhất chứa di sản nằm gần đường Nguyễn Huệ gần cây Hải Đăng do người Anh xây dựng từ năm 1702 có độ dài gần 300m chạy theo hướng đông bắc – tây nam nằm dọc sát bờ vịnh, với đầu cồn nằm gần ngã ba An Hải, hai bên sườn là rừng cây tự nhiên và cây trồng phi lao, bạch đàn, chân cồn là bãi bằng thấp mọc nhiều tràm cao 2-3m xung quanh còn vết tích nhiều mảnh sành sứ, gạch, ngói thế kỷ 17-18, có cả sưu tập 14 lọ sứ men rạn đựng thuốc súng, 1 lọ sành thân phình đáy thu nhỏ và vết tích giếng đất đường kính 10m, sâu 4,5m chứa nước ngọt kiểu “giếng Chăm”. Cồn Hải Đăng nằm cách mép hồ và di chỉ Cồn An Hải khoảng 70-100m về phía đông, đỉnh cồn cao nhất 9-10,58m ở phía đông bắc và thấp dần về phía tây nam cao cỡ 4-5,75m, độ dốc 15-17°.

Khu mộ vò Tiền sử phân bố ở sườn tây nam cồn có lớp phủ thực vật tràm và thân bụi, với phạm vi 250-300m². Hố thám sát 1999 diện tích 4 x 3m = 12m² ở sườn cồn tây nam (cao độ 4-6m) nằm cách cây Hải Đăng 166,8m, cách bờ vịnh biển 150-160m (tọa độ: 8°40’719”N – 106°35’990-992”E) đã phát hiện 13 mộ vò chôn thành từng cụm 2-3 vò, với các đồ đựng gốm (niêu, bát, bát bồng) bị cố ý đập vỡ giống như hiện tượng “giết gốm” chôn theo người chết (có 3 mảnh bát bồng trang trí khắc vạch hình tam giác so le – mô típ phổ biến ở Hàng Dương, Hòn Cau – Côn Đảo, ở đảo Thổ Chu – Phú Quốc và cả ở mộ chum Lung Leng – Kontum) [21; 16].

Hố thám sát 2000 xác thực diện rộng khu mộ vò ở tọa độ: 8°40’717”N – 106°35’996”E, mở vuông góc sườn cồn hướng đông nam – tây bắc, quy mô 4 x 3m = 12m². Trong hố thám sát, địa tầng sâu 10-85cm có cấu tạo cát biển thuần màu trắng hoặc vàng chứa 13 mộ vò với chiều sâu đáy mộ 45-68cm phân bố thành 2 cụm: 3 vò liền sát nhau và 9 vò tập trung trong phạm vi 6m², các mộ không cắt phá nhau, không thấy biên mộ, xương cốt hoặc than tro. Phần lớn vò bị sập phần miệng, cổ và vai, 8 vò mất phần đáy, 2 vò chỉ còn phần đáy. Vò có miệng loe xiên với mép vuốt nhọn và bản rộng 3,2-3,8cm, cổ thắt, vai xuôi, bụng phình (đường kính 40-46cm), đáy tròn (3 vò đáy lồi hơi nhọn), cao khoảng 30-40cm. Vò có xương dày nhất 0,5-0,6cm làm bằng tay từ sét trộn nhiều cát trắng hồng ngả xám, nung cao nhưng không đều, lớp áo phủ 2 mặt màu nâu đỏ còn mang vết đập – chải và bàn kê ở bên trong. 2 nắp đậy lòng sâu 5cm, đường kính 23cm còn núm cầm rỗng giữa cao 4,3-5cm, đường kính 4,8-6cm. Ngoài 5 vò không có di vật, đồ tùy táng chôn theo 8 vò chủ yếu đặt bên ngoài mộ và phần trên miệng, bao gồm 2 viên đá nhỏ hình tứ giác, 1 niêu nhỏ, khoảng 190 mảnh vỡ của nồi, miệng, thân, chân đế bát hay bát bồng.



Năm 2001-2002, các nhà điền dã khai quật 303m², với 4 hố lớn (H1 = 12 x 10m = 120m² phát hiện 87 mộ vò; H2 = 7 x 4m = 28m² phát hiện 3 mộ vò, H3 = 11 x 10m = 110m² phát hiện 10 mộ vò, H4 = 9 x 5m = 45m²) và một số hố thám sát. Địa tầng cấu tạo thuần cát biển trắng ngả xám, vàng, với lớp trên dày 0-90cm là cát mịn trắng-xám tro dày 30-40cm chứa gạch, ngói vỡ, sành sứ niên đại thế kỷ 13-19; bên dưới là lớp cát trắng ngả vàng dày 30-40cm chứa 92 mộ vò nằm theo từng cụm 20-30 vò theo sườn cồn hướng đông bắc – tây nam. Vò mộ hình cầu, đáy tròn hơi lồi nhọn, cổ thấp, đa số cổ thắt, miệng loe xiên, đường kính rộng 18-29cm (tập trung 20-22cm), thân rộng 36-58cm (tập trung 38-42cm), cao 30-35cm, xương xám và đỏ dày 0,4-0,7cm. Vò làm từ sét pha cát thô, phủ thổ hoàng và bị bong nhiều, một số có nắp đậy dùng bát bồng hay chậu nhỏ. Theo các nhà điền dã, mộ vò Cồn Hải Đăng có đặc trưng riêng về kiểu dáng (miệng loe xiên, cổ thắt, vai xuôi, đáy hình cầu hay hơi nhọn có lớp áo thổ hoàng cả 2 mặt) và về kích thước (cao 30-40cm, đường kính miệng khoảng 20cm và thân 40-46cm), song có vài điểm liên hệ với vò Thổ Chu (Phú Quốc-Kiên Giang), Giồng Phệt và Giồng Cá Vổ (Cần Giờ-Tp. Hồ Chí Minh) và cả kiểu vò lùn đáy hình cầu phủ thổ hoàng có nắp hình lồng bản của văn hóa Sa Huỳnh. Trong mộ vò, ngoài bát tô lớn và bát nhỏ không chân đế còn có 20 hạt cườm bằng vỏ ốc đường kính 2-3mm, với niên đại ước đoán khoảng 2500-2000 BP [4; 22; 29] (Hình 6).

    1. Di tích cư trú-xưởng Hòn Cau: Di tích nằm trên đảo Hòn Cau (diện tích 1,8km²), cách đảo lớn Côn Lôn khoảng 15km về phía đông bắc. Đây là hòn đảo cũng có thung lũng hình cánh cung quay ra hướng biển tây nam, với rìa trong thấp có vết tích giếng vuông kiểu giếng Champa chứa nước ngọt với rừng cây rậm nhiều chim chóc, kỳ đà và triền thung lũng trồng nhiều cau, dừa, cây ăn trái, chuối, những vạt rừng tre. Phía ngoài là di chỉ rộng chừng 1000m² nằm trên bãi vụn san hô cao hơn mực nước biển khoảng 2-2,5m. Những năm 1995-1998, đoàn công tác Viện Khảo cổ học khảo sát diện phân bố di chỉ rộng diện tích 7000-8000m² và tiến hành đào 1 hố thám sát 1,5m² ở đầu phía nam di chỉ, ghi nhận tầng văn hóa (sâu 30-35cm) nằm ngay trong lớp đất canh tác ruộng khoai lẫn mùn, phân chim, vụn san hô màu xám nâu. Sinh thổ là lớp vụn san hô ngả vàng.

Ngoài hơn 200 mảnh gốm thu lượm trên bề mặt, trong hố thám sát thu được 1 bàn mài rãnh bằng sa thạch hình gần mai rùa, đường kính 8cm, cạnh dày 3,5cm, với các rãnh mài dọc ngang cả 2 mặt lớn và mặt đáy; 23 mảnh tước thường có diện ghè tù hoặc không, bề ngang 2-7cm, bề dọc 1,5-3cm xác thực hiện tượng gia công chế tác đồ đá tại chỗ; 242 mảnh gốm với 69 mảnh dày 0,8-1,1cm và 173 mảnh dày 0,4-0,7cm (11 miệng, 6 chân đế, 225 mảnh thân, với 23 mảnh có hoa văn và 202 thân trơn); 46 vỏ ốc núi, ốc biển, ốc gai, xương đầu cá nhỏ và mảnh xương ống động vật có vú, ghi nhận phương thức khai thác phổ rộng các nguồn lợi động-thực vật núi rừng trên đảo của người xưa. Gốm Hòn Cau làm bằng bàn xoay hay nặn bằng tay thường có lớp áo đỏ mịn ở cả 2 mặt song bị phong hóa mài mòn nhiều; kiểu miệng chủ đạo là loe gấp, bản miệng rộng 2-3cm; sau đến kiểu miệng cúp vào, miệng kiểu hũ có gờ ở phần vai. Có một mảnh vai gốm khoét lỗ và 3 mảnh có dấu ấn lõm hay gờ nổi. Đế choãi độ dài 2-3cm và đế thẳng kiểu đế bát. Hoa văn có văn chải (loại chải bằng lưng sò gai), văn thừng săn mịn (giống kiểu thừng ở gốm Thạch Lạc-Bàu Tró). Về cơ bản gốm Hòn Cau gần gũi với gốm Bến Đầm và Hàng Dương, niên đại di chỉ có thể thuộc sơ kỳ thời đại Kim khí [7; 24].

Năm 1999, di tích được khai quật 3 hố nằm cách mép vịnh 64-80m với tổng diện tích 175m² (H1 = 70m², H2 = 70m², H3 = 35m²), phát hiện di chỉ cư trú – xưởng chế tác công cụ có địa tầng gồm lớp canh tác cát đen dày 10-20cm, lớp văn hóa cát biển lẫn san hô vụn nâu xám dày 40-70cm và lớp cát sinh thổ trắng ngả vàng. Trong tầng văn hóa, ngoài dấu bếp lửa với nhiều xương động vật và xương vích (Chealonidae genet sp.indet) bị chặt hay đập vỡ (125kg xương động vật, chủ yếu là xương vích khô), đoàn khai quật đã thu được 2295 tiêu bản, với 651 công cụ đá gồm hàng chục công cụ ghè đẽo hình rìu, hình mu rùa, rìu ngắn và vài trăm công cụ ghè đẽo không định hình dạng hạch hình khối và dạng mảnh (hình tam giác, vuông, thang, chữ nhật, lăng trụ, chóp cụt), khoảng 60 cuốc, rìu bôn chủ yếu có vai xuôi dạng hẹp ngang thân dài mặt cắt thân hình chữ D, tam giác hoặc gần hình thang, bôn răng trâu và một số phế vật lưỡi và đốc rìu bôn, cưa, dao, mũi lao, mũi nhọn, bàn mài rãnh và bàn mài lõm lòng máng, bàn kê, chày nghiền, 1 mảnh vòng tay đá xanh bản to và mỏng dẹt, 1 mảnh khuôn đúc rìu có 2 đường chỉ viền ngang song song ở thân trên; 1 đục đồng (5,5 x 1 x 0,5cm); các mũi lao ngạnh làm bằng xương thú và vỏ nhuyễn thể; hơn 7000 mảnh gốm thuộc các loại hình nồi, hũ, vò, bình, bát bồng có áo đỏ hồng và ít áo xám, hoa văn chủ yếu là lăn thừng, một số văn đắp nổi có khía ấn lõm viền vai, cổ, chân đế hoặc phối trí dọc thân 2-3 đường, giữa là văn khắc vạch hình tam giác có vạch trong hay văn sóng nước.

Theo các nhà điều tra, “sự giống nhau đến kỳ lạ của công cụ đá ghè đẽo, phác vật đục đá, cuốc đá hình tứ giác Hòn Cau với di vật Hồ Sen, Sở Tiêu, Cồn An Hải” đã ghi nhận quan hệ cội rễ với chủ nhân di tích trên đảo lớn Côn Sơn cách nay khoảng 2500 năm [4;6;7;18;25;29].


  1. Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
    2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
    2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
    2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
    2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
    2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    2013 -> Chương dao đỘng cơ
    2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
    2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
    2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

    tải về 269.53 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương