F. van. Cn20A ĐẠi số TỔ HỢp hoán vị



tải về 92.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích92.04 Kb.
#29652

ÔN TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ - CHƯƠNG 1 F.VAN.CN20A

ĐẠI SỐ TỔ HỢP

1. HOÁN VỊ:

Tập hợp A có n phần tử.

Một hoán vị của A là 1 cách sắp xếp các phần tử của A theo một thứ tự nhất định.

Số hoán vị: Pn = n! = 1.2.3....n



Ví dụ: A = {a,b,c}  Hoán vị của A: {a,b,c};{b,c,a};{a,c,b}.v.v...
2. CHỈNH HỢP:

Tập hợp A có n phần tử.

Một chỉnh hợp chập k của n phần tử (k≤n) là một bộ có thứ tự gồm k phần tử khác nhau chọn từ n phần tử đã cho

Số chỉnh hợp:



Ví dụ: Từ các số 1, 2, 3, 4 thành lập được bao nhiêu số có 2 chữ số khác nhau?

 là chỉnh hợp chập 2 của 4 phần tử: số


3. CHỈNH HỢP LẶP:

Tập hợp A có n phần tử.

Một chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử là một bộ có thứ tự gồm k phần tử chọn từ n phần tử đã cho, trong đó các phần tử có thể lấy lặp lại.

Số chỉnh hợp lặp:



Ví dụ: Từ các số 1, 2, 3, 4 thành lập được bao nhiêu số có 2 chữ số?

 là chỉnh hợp lặp chập 2 của 4 phần tử: số


4. TỔ HỢP

Tập hợp A có n phần tử.

Một tổ hợp chập k của n phần tử (k≤n) là một tập con gồm có k phần tử chọn từ n phần tử đã cho

Số tổ hợp:



Ví dụ: A = {a,b,c}

 Các tổ hợp chập 2 của 3 phần tử của A là: {a,b};{b,c};{a,c}



PHẦN 1: LÝ THUYẾT XÁC SUẤT

CHƯƠNG 1: BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
1. BIẾN CỐ:

Phân loại:

. Biến cố không thể có: là biến cố nhất định không xảy ra. Ký hiệu: V

. Biến cố chắc chắn: là biến cố nhất định xảy ra. Ký hiệu: U

. Biến cố ngẫu nhiên: có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Ký hiệu: A, B, C, ...



Quan hệ giữa các biến cố:

. QH kéo theo: A xảy ra thì B xảy ra. Ký hiệu: A  B

. QH tương đương: A = B

. Tổng các biến cố: ký hiệu A + B hoặc A  B

(A + B) xảy ra  A xảy ra hoặc B xảy ra

Tính chất: A + B  B + A

A + (B + C)  (A + B) + C

A + A = A

A + U = U

. Tích các biến cố: ký hiệu A.B hoặc A  B

A.B xảy ra  A xảy ra và B xảy ra



Tính chất: A.B  B.A

A.(B.C)  (A.B).C

A.A = A

A.V = V


A.U = A

. Biến cố xung khắc:

A và B là 2 biến cố xung khắc nếu chúng ko đồng thời xảy ra trong 1 phép thử.

n biến cố A1; A2;...An gọi là xung khắc từng đôi nếu 2 biến cố bất kỳ xung khắc với nhau

. Biến cố đối lập:

A và là đối lập nếu thỏa mãn: A và xung khắc và A + = U



Tính chất: Tổng quát:

Tổng quát:


2. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ:

Xác suất của biến cố A, ký hiệu p(A): đo lường khả năng xuất hiện biến cố A khi thử



ĐN cổ điển về xác suất:

p(A) là tỉ số giữa số kết cục thuận lợi cho A / số kết cục đồng khả năng có thể xảy ra



ĐN thống kê về xác suất:

Thực hiện phép thử n lần, biến cố A xuất hiện k lần

 Tần suất xuất hiện A trong n phép thử:

Khi n đủ lớn thì p(A)  fn(A)



Tính chất:

0 ≤ p(A) ≤ 1

P(V) = 0

P(U) = 1


3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH XÁC SUẤT:

3.1. Suy luận trực tiếp:
3.2 Dùng sơ đồ Ven:

. Sơ đồ dạng cây:



Ví dụ: 1 người bắn liên tiếp 3 viên vào bia. Tìm xác suất để người đó ít nhất 2 lần bắn trúng bia

GIẢI:

Dùng sơ đồ cây:



T: trúng


: không trúng

Gọi A = "Có ít nhất 2 lần bắn trúng"

 Số kết cục: 8

Số kết cục thuận lợi cho A: 4

 p(A) =

. Sơ đồ dạng bảng:



Ví dụ: Tung đồng thời 2 xúc xắc. Tìm xác suất để tổng số chấm trên hai mặt là 7

GIẢI:

Gọi A = "Tổng số chấm trên hai mặt là 7"

Ta có bảng các khả năng:






1

2

3

4

5

6

1













2













3













4













5













6













 Số kết cục: 6 x 6 = 36

Số kết cục thuận lợi cho A: 6

 p(A) =

. Sơ đồ dạng tập hợp:



Ví dụ: Một lớp có 50 học sinh. Trong đó:

20 người biết chơi Piano 15 người biết chơi Organ

10 người biết chơi Guitar 7 người biết chơi Piano & Organ

5 người biết chơi Piano & Guitar 3 người biết chơi Organ & Guitar

1 người biết chơi Piano & Organ & Guitar

Lấy ngẫu nhiên 1 học sinh. Tìm xác suất để học sinh đó biết chơi ít nhất 1 loại đàn?



GIẢI:

Gọi A = "Học sinh đó biết chơi ít nhất 1 loại đàn"

Ta có sơ đồ sau:

 Số kết cục: 50

Số kết cục thuận lợi cho A: 9+6+6+4+1+2+3 = 31

 p(A) =


3.3 Dùng công thức của giải tích tổ hợp:

Ví dụ 1: Rút ngẫu nhiên 4 lá bài từ bộ bài 52 lá. Tìm xác suất để trong 4 lá bài đó:

a. Có 1 quân bài đỏ và 3 đen

b. Có 2 quân cơ & 1 quân rô & 1 quân bích

c. Có 2 quân át



GIẢI:

Số kết cục đồng khả năng có thể xảy ra: Tổ hợp chập 4 của 52 phần tử



a. Gọi A = "Rút được 1 quân đỏ & 3 quân đen"

Bộ bài có 26 quân đen và 26 quân đỏ

 Số khả năng rút được 1 quân đỏ:

Số khả năng rút được 3 quân đen:

 Số khả năng rút được 1 quân đỏ & 3 quân đen (số kết cục thuận lợi cho A):



 Xác suất rút được 1 quân đỏ & 3 quân đen:



b. Gọi B = "Rút được 2 quân cơ & 1 quân rô & 1 quân bích"

Bộ bài có 13 quân cơ, 13 quân rô và 13 quân bích

 Số khả năng rút được 2 quân cơ:

Số khả năng rút được 1 quân rô:

Số khả năng rút được 1 quân bích:

 Số khả năng rút được 2 quân cơ & 1 quân rô & 1 quân bích:

 Xác suất rút được 2 quân cơ & 1 quân rô & 1 quân bích:



c. Gọi C = "Rút được 2 quân át"

Bộ bài có 4 quân át

 Số khả năng rút được 2 quân át:

 Số khả năng rút được 2 quân át:

 Xác suất rút được 2 quân át:





Ví dụ 2: 10 người ngồi quanh một bàn tròn. Tìm xác suất để hai người A và B ngồi cạnh nhau

GIẢI:

Số kết cục đồng khả năng có thể xảy ra: Hoán vị của 10 phần tử:

P10 = 10!

Số vị trí A lựa chọn: 10

Số vị trí B lựa chọn để ngồi cạnh A: 2

Số vị trí của 8 người còn lại: P8 = 8!

 Số kết cục để A ngồi gần B:

m = 10.2.8!

 Xác suất để A ngồi gần B:


4. CÔNG THỨC NHÂN XÁC SUẤT:

4.1 Biến cố độc lập

. Hai biến cố A và B độc lập nếu việc A xảy ra hay không đều không ảnh hưởng đến B

. A và B độc lập thì: và B độc lập; A và độc lập; độc lập

. A1; A2; ...; An được gọi là độc lập toàn phần nếu mỗi biến cố độc lập với 1 tổ hợp bất kỳ



Chú ý: Lấy theo phương thức hoàn lại: ĐỘC LẬP

Lấy theo phương thức không hoàn lại: PHỤ THUỘC


4.2 Xác suất có điều kiện:

Xác suất có điều kiện của biến cố A với đk là B là xác suất của A được tính khi biến cố B đã xảy ra . Ký hiệu: p(A/B)



Ví dụ 1: Một hộp có 10 vé số, trong đó có 3 vé trúng thưởng. Người thứ nhất đã bốc được vé trúng thưởng. Tìm xác suất để người thứ 2 bốc được vé trúng thưởng?

GIẢI:

Gọi A = "Người thứ nhất rút được vé trúng thưởng"

Gọi B = "Người thứ hai rút được vé trúng thưởng"



Ví dụ 2: Điều tra 240 nam và 260 nữ về sở thích mua sắm. Kết quả là 136 nam và 224 nữ nói "Thích". Chọn ngẫu nhiên một người. Tìm xác suất để:

a. Người đó thích mua sắm

b. Người đó thích mua sắm, biết người được chọn là nam

GIẢI:

Gọi A = "Chọn được người thích mua sắm"

Gọi B = "Người được chọn là nam"

a. Xác suất người đó thích mua sắm là:



b. Xác suất người nam đó thích mua sắm là:





Tính chất:

. 0 ≤ p(A/B) ≤ 1

. p(A/A) = 1

. A và B độc lập với nhau thì p(A/B) = p(A) và p(B/A) = p(B)

. P(A/B) = 1 - p(/B)

.

. A và B xung khắc thì:
4.3 Công thức nhân xác suất:

P(AB) = p(A) . p(B/A)

= p(B) . p(A/B)

Nếu A và B độc lập thì: p(AB) = p(A) . p(B)



Ví dụ: Một hộp có 7 chính phẩm và 3 phế phẩm.

a. Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2 sản phẩm từ hộp theo phương thức có hoàn lại. Tìm xác suất để lấy được 2 phế phẩm?

b. Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2 sản phẩm từ hộp theo phương thức không hoàn lại. Tìm xác suất để lấy được 2 phế phẩm?

c. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 sản phẩm. Tìm xác suất để lấy được 2 phế phẩm?



GIẢI:

Gọi A = "Lấy được 2 sản phẩm"

Gọi Ai = "Lần i lấy được phế phẩm" i=1; 2

 A = A1A2

a. A1 và A2 độc lập

 p(A) = p(A1A2) = p(A1).p(A2) =

b. A1 và A2 không độc lập

 p(A) = p(A1A2) = p(A1).p(A2/A1) =

c.

Chú ý: Phương thức lấy không hoàn lại  phương thức lấy cùng lúc
Hệ quả:



Ví dụ: Cho ; C là biến cố bất kỳ

Tính:



GIẢI:

Ta có



Mở rộng:

. P(A1A2...An) = p(A1).p(A2/A1).p(A3/A1A2)....p(An/A1A2.....An-1)

. Nếu A1; A2; ...; An độc lập toàn phần thì:

P(A1A2...An) = p(A1).p(A2)......p(An)



Ví dụ: Lô hàng có 9 sản phẩm. Mỗi lần kiểm tra chất lượng lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm. Sau khi kiểm tra lại trả lại vào lô hàng. Tính xác suất để sau 3 lần kiểm tra thì tất cả các sản phầm đều được kiểm tra

GIẢI:

Gọi A = "Sau 3 lần kiểm tra thì tất cả các sản phẩm đều được kiểm tra"

Gọi Ai = "Lần thứ i lấy ra 3 sản phẩm mới" i=1; 2; 3

 A = A1A2A3

A1; A2 và A3 phụ thuộc vào nhau


5. CÔNG THỨC CỘNG XÁC SUẤT:

. P(A+B) = p(A) + p(B) - p(AB)

. Nếu A và B xung khắc với nhau thì: p(A+B) = p(A) + p(B)

.



Ví dụ 1: Hai người cùng bắn 1 mục tiêu một cách độc lập. Mỗi người bắn 1 viên đạn với xác suất trúng mục tiêu của từng người là 0,8 và 0,9. Tìm xác suất để có người bắn trúng mục tiêu

GIẢI:

Gọi A = "Có người bắn trúng mục tiêu"

Gọi Ai = "Người thứ i bắn trúng mục tiêu" i=1; 2

 A = A1+ A2

A1 và A2 không xung khắc với nhau

 P(A) = p(A1) + p(A2) - p(A1A2) = p(A1) + p(A2) - p(A1).p(A2)

= 0,8 + 0,9 - 0,8.0,9 = 0,98

Ví dụ 2: Trong 100 sản phẩm có 5 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên 50 sản phẩm, nếu có 1 phế phẩm thì được chấp nhận. Tìm xác suất để lô hàng được chấp nhận?

GIẢI:

Gọi A = "Lô hàng được chấp nhận"

Gọi Ai = "Lấy ngẫu nhiên 50 sản phẩm, có i phế phẩm" i=0; 1

 A = A0+ A1

A0 và A1 xung khắc nhau (không đồng thời xảy ra)


Mở rộng:

.

. Đặc biệt: nếu A1; A2 ;...; An xung khắc nhau từng đôi một thì:



Ví dụ: Một đoàn tàu gồm 3 toa ở sân ga. Có 5 hành khách lên tàu. Mỗi hành khách độc lập với nhau chọn ngẫu nhiên một toa tàu. Tìm xác suất để mỗi toa đều có ít nhất 1 hành khách mới bước lên.

GIẢI:

Gọi A = "Mỗi toa đều có hành khách mới bước lên"

Gọi Ai = "Toa thứ i không có hành khách mới bước lên" i=1; 2; 3

= A1+ A2 + A3

A1; A2 và A3 không xung khắc nhau từng đôi

= p(A1 + A2 +A3)

= p(A1) + p(A2) + p(A3) - p(A1A2) - p(A2A3) - p(A1A3) + p(A1A2A3)



p(A1A2A3) = 0


6. CÔNG THỨC BERNOULLI:

. Hai phép thử độc lập:

Nếu kết quả của phép thử này không ảnh hưởng gì đến kết quả phép thử kia



. Dãy phép thử Bernoulli:

Thực hiện n phép thử độc lập. n phép thử này được gọi là phép thử Bernoulli nếu thỏa mãn 2 điều kiện:

1. Trong mỗi phép thử chỉ xảy ra 1 trong 2 trường hợp: A xuất hiện hoặc A ko x.hiện

2. Xác suất xuất hiện biến cố A trong mỗi phép thử đều bằng p



Ví dụ: Trong hộp có 6 quả cầu trắng, 4 quả cầu đen. Lần lượt lấy 4 quả cầu theo phương thức hoàn lại

A = "Lấy được cầu trắng"

 Đây là 4 phép thử Bernoulli.



Chú ý: nếu lấy theo phương thức ko hoàn lại thì ko là phép thử Bernoulli

. Công thức Bernoulli:

Xác suất để trong n phép thử Bernoulli biến cố A xuất hiện đúng k lần là:



với q = 1 - p; k=0; 1; 2; ...; n

Ví dụ 1: Kết quả điều tra bệnh lao cho thấy: tỉ lệ người bị lao ở một vùng là 0,1%. Tìm xác suất để khi khám cho 10 người:

a. Có 2 người bị lao

b. Có ít nhất 1 người bị lao

c. Có ít nhất 9 người bị lao



GIẢI:

a. Gọi A = "Người khám bị lao"

 p(A) = 0,001

 Xác suất để có 2 người bị lao là:



b. Gọi A = "Người khám không bị lao"

 p(A) = 0,999

 Xác suất để A xuất hiện 0 lần là:



 Xác suất để có ít nhất 1 người bị lao là:



c. Gọi A = "Có ít nhất 9 người bị lao"

Gọi B = "Có 9 người bị lao"

Gọi C = "Có 10 người bị lao"

 A = B + C

B và C xung khắc với nhau



Ví dụ 2: Một người tập bắn, xác suất bắn trúng tâm trong mỗi lần bắn là 0,3.

Hỏi: phải bắn nhiều nhất bao nhiêu viên đạn để xác suất người này bắn trúng tâm ít nhất 1 viên > 0,8



GIẢI:

Gọi n là số viên đạn người đó cần bắn

Gọi A = "người đó bắn trúng tâm"

= "không trúng tâm"

 p(A) = 0,3

p() = 0,7

Xác suất để bắn n viên không trúng tâm viên nào là:



Xác suất để bắn n viên có ít nhất 1 viên trúng tâm là:



 n = 4
7. CÔNG THỨC XÁC SUẤT ĐẦY ĐỦ:

7.1 Nhóm đầy đủ các biến cố:

n biến cố H1; H2; ...; Hn được gọi là một nhóm đầy đủ các biến cố nếu chúng thỏa mã 2 điều kiện:

1. Chúng xung khắc từng đôi một (HiHj = V với mọi i, j)

2. Tổng của n biến cố là biến cố chắc chắn: H1 + H2 + ... + Hn = U



Chú ý: A và là nhóm đầy đủ các biến cố

Tính chất:

Nếu H1; H2; ...; Hn là nhóm đầy đủ các biến cố thì tổng các xác suất của chúng =1:





7.2 Công thức xác suất đầy đủ:

Nếu H1; H2; ...; Hn là nhóm đầy đủ các biến cố thì với mỗi biến cố A ta có;





Ví dụ 1: Một lô hạt giống có 3 loại:

Loại 1: chiếm 2/3

Loại 2: chiếm 1/4

Loại 3: còn lại (chiếm 1/12)

Loại 1: có tỉ lệ nảy mầm là 80%

Loại 2: có tỉ lệ nảy mầm là 60%

Loại 3: có tỉ lệ nảy mầm là 40%

Lấy ngẫu nhiên một hạt. Tìm xác suất lấy được hạt nảy mầm?



GIẢI:

Gọi Hi = "Lấy được hạt loại i" i = 1; 2; 3

 H1; H2; H3 là nhóm đầy đủ các biến cố

Gọi A = "Lấy được hạt nảy mầm"







Ví dụ 2: Cho 2 thùng chứa các quả cầu:

Thùng 1: 6 cầu trắng + 4 cầu đỏ

Thùng 2: 5 cầu trắng + 5 cầu đỏ

Lấy ngẫu nhiên 2 quả cầu từ thùng 1 bỏ vào thùng 2. Sau đó lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ thùng 2. Tìm xác suất để quả đó màu đỏ?



GIẢI:

Gọi H1 = "Lấy được 2 cầu đỏ từ thùng 1"

Gọi H2 = "Lấy được 2 cầu trắng từ thùng 1"

Gọi H3 = "Lấy được 1 cầu đỏ + 1 cầu trắng từ thùng 1"

 H1; H2; H3 là nhóm đầy đủ các biến cố

Gọi A = "Lấy được cầu đỏ từ thùng 2"







Chú ý: Nhóm đầy đủ các biến cố không phải là duy nhất

Cách 2:

Gọi K1 = "Quả cầu lấy từ thùng 2 là của thùng 1"

Gọi K2 = "Quả cầu lấy từ thùng 2 là của thùng 2"

Gọi A = "Lấy được quả đỏ từ thùng 2"





8. CÔNG THỨC BAYES:

Giả sử H1; H2; ...; Hn là nhóm đầy đủ các biến cố. Xác suất để Hj xảy ra sau khi đã biết biến cố A xảy ra được tính theo công thức:



j = 1; 2; ...; n

Ý nghĩa:

Công thức Bayes cho phép đánh giá lại xác suất xảy ra các giả thuyết sau khi đã biết kết quả của phép thử là biến cố A đã xảy ra



Ví dụ 3: (Tiếp theo ví dụ 1) Giả sử lấy ngẫu nhiên một hạt giống được hạt nảy mầm. Tìm xác suất để hạt giống đó thuộc loại 2?

GIẢI:

Ta đã biết:

p(H2) =

p(A) = 0,7167

Cần xác định lại xác suất xảy ra H2 khi đã bốc được hạt nảy mầm


Ví dụ 4: (Tiếp theo ví dụ 2) Giả sử quả cầu lấy từ thùng 2 là quả đỏ. Tìm xác suất để:

a. Hai quả cầu lấy từ thùng 1 sang thùng 2 đều là đỏ

b. Quả cầu lấy ra từ thùng 2 là của thùng 1

GIẢI:

a. Ta đã biết:



P(A) = 0,4833

b. Từ cách giải 2, ta đã biết:






CHÚ Ý: Môn Xác suất thống kê thi theo hình thức trắc nghiệm. Mỗi đề gồm 1416 câu. Thời gian: 60 phút

Các bạn đi thi cần mang theo: Máy tính + Bảng tra



CHÚC CÁC BẠN THI TỐT




tải về 92.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương