Chuyên đề 11: hoạT ĐỘng của hđND, ubnd xã trong lĩnh vực dân tộC, TÔn giáo I. Khái quát về dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam



tải về 154.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích154.57 Kb.
#22443
Chuyên đề 11:

HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, UBND XÃ

TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
I. Khái quát về dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

1. Quan niệm, đặc điểm chủ yếu của các dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

a) Quan niệm, đặc điểm chủ yếu của các dân tộc Việt Nam

* Quan niệm dân tộc.

Theo nghĩa rộng: Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc người.

Dân tộc đa số theo luật pháp Nhà nước Việt Nam là những dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số trên cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn dân tộc đa số trên phạm vi lãnh tổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Đặc điểm chủ yếu của các dân tộc Việt Nam:

Một là, Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng chính trị - xã hội được tập hợp bởi những tộc người cùng chung sống, là một quốc gia đa dân tộc. Đặc điểm này thể hiện tính thống nhất và đa dạng của dân tộc Việt Nam, phản ánh quy luật phát triển của các thành phần tộc người cấu thành do cố kết cộng đồng để bảo vệ lãnh thổ và duy trì phát triển bản sắc tộc người. Dân tộc phát triển các tộc người mới phát triển, chính sách dân tộc phải căn cứ vào sự phát triển khách quan đó thì mới có biện pháp để giải quyết mối quan hệ giữa cộng đồng dân tộc với cộng đồng tộc người.

Hai là, Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết và chung vận mệnh lịch sử. Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp lâu dài trong lịch sử do đó để duy trì sản xuất những công việc lớn như đắp đê trị thuỷ, đào sông dẫn nước. Vị trí địa lý của Việt Nam nằm gần một nước láng giềng lớn do đó phải đấu tranh để bảo vệ đất đai lãnh thổ, bảo vệ sắc thái văn hoá để tồn tại, một cộng đồng người khó có thể an toàn trước một nước lớn do đó các dân tộc Việt Nam cố kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Ba là, Dân tộc Việt Nam được chỉ đạo bởi một nhà nước tập quyền thống nhất trên một lãnh thổ có chủ quyền bất khả xâm phạm. Tính thống nhất được thể hiện trong chiều sâu của lịch sử hàng ngàn năm, xu hướng về một quốc gia thống nhất luôn là chủ đạo và thắng thế trước xu hướng phân ly cát cứ. Tính thống nhất thể hiện ở hệ thống chính quyền tập trung thống nhất được thiết lập từ trung ương xuống đến các địa phương. Cấp trung ương tập trung quyền hành về kinh tế, chính trị văn hoá, an ninh quốc phòng, cấp địa phương chỉ là đại diện thừa hành của chính quyền trung ương. Chính quyền trung ương có trách nhiệm bảo vệ tính thống nhất và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. Địa giới chủ quyền nước ta đã được khẳng định qua hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ đất đai lãnh thổ. Tuy nhiên trước cách mạng tháng Tám, các tộc người Việt Nam thường có ý thức về quê tổ, quê hương, địa phương mình đang đang sinh sống từ đó nảy sinh ý thức về lãnh thổ của toàn thể Việt Nam, chứ chưa có ý thức về lãnh thổ tộc người và lãnh thổ toàn thể quốc gia. Ngày nay ý thức dân tộc về chủ quyền quốc gia được hun đúc từ hàng năm lịch sử cần được phát huy với chân lý: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

+ Những đặc điểm của các dân tộc thiểu số Việt Nam:



Một là, Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh. Hầu hết các dân tộc thiểu số có địa bàn cư trú ở vùng núi cao, vùng biên giới, vùng trung du miền núi, khu vực đồng bào thiểu số sinh sống giàu tài nguyên thiên nhiên, lâm sản, khoáng sản hải sản, tiềm năng thuỷ điện để phát triển kinh tế công nghiệp, thuỷ điện, du lịch, lâm nghiệp. Vùng biên giới là nơi hàng ngày hàng giờ đối mặt với các hành vi xâm phạm lấn chiếm biên giới, xâm phạm chủ quyền quốc gia, biên giới là rào chắn, phên dậu của quốc gia.

Hai là, Các dân tộc thiểu số Việt Nam có sự phát triển không đồng đều về kinh tế xã hội chính trị. Do trình độ sản xuất khác nhau, do địa bàn cư trú không thuận lợi, do chính sách của thực dân phong kiến “ngu dân dễ trị” nên các dân tộc thiểu số Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn về các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ. Tính đến trước cách mạng tháng Tám có thể chia làm ba loại tộc người: Các tộc người cư trú ở đồng bằng hay vùng thấp ở miền núi có trình độ phát triển gần như ở miền xuôi. Đó là các tộc người Việt, Hoa, Khơme, Chăm, đại bộ phận người Tày, Nùng, một bộ phận Thái Mường .v.v. Các tộc người sống ở vùng cao như Mông, Dao, Giáy. Các tộc người ở vùng giữa (tức sườn núi), dân số ít, bị lệ thuộc vào các chúa đất khác tộc, trình độ phát triển xã hội khá thấp kém phải sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Đó là các tộc người sống ở dọc núi Trường Sơn - Tây Nguyên, có những dân tộc vẫn ở trạng thái sản xuất sơ khai. Về chính trị hiện nay còn non nửa dân tộc thiểu số chưa có đại biểu tham gia Quốc hội.

Ba là, Các dân tộc ở nước ta có sắc thái văn hoá phong phú đa dạng, nhưng thống nhất trong bản sắc cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam, qua nghiên cứu, điều tra những đặc điểm có tính tộc người của các cư dân miền núi trong lối sống văn hoá thường thể hiện qua tên tự gọi của tộc người, qua ngôn ngữ, qua mối quan hệ về nguồn gốc, thể hiện trong huyền thoại về nguồn gốc tộc người, trang phục dân tộc, thờ cúng, tôn giáo.Tuy có sự đa dạng về văn hoá nhưng các tộc người trong dân tộc Việt Nam lại thống nhất trong nền văn hoá chung với ngôn ngữ chung và các tập quán sinh hoạt văn hoá dễ hoà đồng dễ tiếp biến.

b) Quan niệm và sơ lược về một số tôn giáo ở Việt Nam

* Quan niệm về tôn giáo ở Việt Nam

Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

Cần phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường..., nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ...

* Sơ lược một số tôn giáo và đặc điểm một số tôn giáo ở Việt Nam.

- Đạo Phật:

Đạo Phật (phật giáo) ra đời khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên ở Ấn Độ, vào thời kỳ xuất hiện các trường phái triết học khác nhau và sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Triết lý hình thành giáo lý Phật giáo cho rằng: mọi sự vật của vũ trụ đều do “nhân” và “duyên” hợp mà thành, chủ trương của Phật giáo là từ bi, trí tuệ, một phần rất quan trọng trong giáo lý của đạo Phật là “tứ diệu đế”.



+ Đạo Phật ở Việt Nam:

Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên địa bàn đầu tiên là ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Thời kỳ đầu, Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ân Độ qua đường biển cùng với các thương nhân. Từ thế kỷ V đến thế kỷ X, do hoàn cảnh lịch sử, Phật giáo Việt Nam dần dần chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Phật giáo Nam Tông truyền vào phía Nam của Việt Nam từ thế kỷ thứ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ-me.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất các vi giáo phẩm đại diện cho các hệ phái Phật giáo đã họp tại thành phố Hồ Chí Minh (1980). Đến ngày 4/11/1981 Đại hội thống nhất Phật giáo diễn ra tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội thành lập tổ chức chung của Phật giáo cả nước, lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) phê duyệt tại quyết định số 83/BT ngày 29/12/1981. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011, Phật giáo có 10.000.000 tín đồ, 42.000 chức sắc, 15.500 cơ sở thờ tự.

+ Đặc điểm của Đạo Phật ở Việt Nam:

Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam: thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, cùng đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Đường hướng hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

- Đạo Công giáo:

Đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo) là tôn giáo thuộc Kitô giáo. Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới. Giáo lý của Công giáo cho rằng con người và thế giới là do Chúa sinh ra. Chrismar được Đức Chúa cha cử xuống để chuộc lỗi tổ tông cho loài người và hướng dẫn loài người sống theo lời răn của Thiên Chúa để được cứu rỗi.

+ Đạo Công giáo ở Việt Nam:

Nếu tính từ năm 1553, năm có giáo sĩ đầu tiên đến truyền đạo tại Việt Nam, đến nay lịch sử truyền giáo và phát triển Công giáo ở Việt Nam đã trải qua hơn 4 thế kỷ. Ngày 24/11/1960, Giáo Hoàng Gioan XXIII ra sắc chỉ Venerabi Lium Nostrorum về việc thiết lập phẩm trật giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội Công giáo Việt Nam được thiết lập ở 3 giáo tỉnh (Hà Nội, Huế, Sài Gòn - sau năm 1975 đổi thành giáo tỉnh TP. Hồ Chí Minh). Cùng với việc thiết lập 3 giáo tỉnh, ngày 24/2/1976, Tòa thánh La Mã phê chuẩn thành lập Hội đồng Giám mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đây là tổ chức được xem là cơ quan trung ương của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Do điều kiện chiến tranh, đất nước chia làm hai miền nên họat động của Hội đồng Giám mục chỉ thực thi ở miền Nam. Sau năm 1975, Giáo hội Công giáo Việt Nam qui về một mối. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 Công giáo có 6.100.000 tín đồ, 20.000 chức sắc, 6.000 cơ sở thờ tự.

Tháng 4/1980, tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Hội đồng Giám mục Việt Nam đầu tiên nhóm họp. Đại hội đồng ra qui chế, bầu Ban thường vụ. Đại hội ra Thư chung mục vụ 1980, tỏ rõ đường hướng mục vụ là “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đạo Công giáo, cần vận dụng đúng các quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước đối với tôn giáo, tín đồ; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo thực hiện “sống tốt đời đẹp đạo”, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn.

+ Đặc điểm Đạo Công giáo ở Việt Nam:

Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam là đi vào tầng lớp nhân dân lao động, tầng lớp bất mãn với nhà nư­ớc phong kiến đang trong thời kỳ suy thoái; họ dễ tin theo một tôn giáo mang lại cho họ một lối thoát tâm linh và hy vọng về cuộc sống trần thế đ­ược cải thiện bởi các quốc gia Ph­ương Tây.

Sự lợi dụng lẫn nhau giữa truyền giáo và thực dân. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã nhận được sự cộng tác đắc lực của các giáo sĩ thừa sai Pháp và một bộ phận giáo dân ngư­ời Việt Nam bị các bề trên lôi kéo tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, một số giáo sĩ sử dụng giáo dân làm tai mắt để do thám tình hình quân đội triều đình, tuyển mộ một lực lư­ợng lính nguỵ và tay sai cho Pháp.

Mâu thuẫn giữa lợi ích tôn giáo và lợi ích thực dân: Khi dựa vào thực dân thì các giáo sĩ biết rằng dân bản xứ sẽ nhìn nhận Công giáo như­ là công cụ của thực dân. Trong khi đó thực dân biết rằng nếu họ nâng đỡ đạo Công giáo thì khó thu phục đ­ược nhân dân bản xứ để củng cố việc đô hộ thuộc địa. Đứng về mặt chính sách thuộc địa các thừa sai đư­ợc coi nh­ư ngư­ời phụ trợ cho văn hoá Phương Tây. Thực dân Pháp ý thức đư­ợc rằng công việc của các thừa sai làm cho dân chúng ghét lây chính quyền thuộc địa. Do đó, các thừa sai và chính quyền thực dân luôn ý thức đư­ợc vấn đề liên minh giữa tôn giáo và chính trị.

Đạo Công giáo ở Việt Nam phụ thuộc và chịu sự chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của Vatican nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều chuyển biến về nhận thức trong đ­ường hư­ớng hoạt động tôn giáo phù hợp với lợi ích dân tộc. Thư­ chung năm 1980 khẳng định đ­ường h­ướng gắn bó dân tộc “Sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

- Đạo Tin lành:

Tin lành là một tôn giáo tách ra từ Công giáo vào những năm cải cách trong nội bộ Kitô giáo lần thứ hai (thế kỷ XVI). Tổ chức của Giáo hội Tin Lành không chặt chẽ mà tuỳ thuộc vào từng hệ phái, từng khu vực, từng quốc gia. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của đạo Tin Lành đơn giản, nhẹ nhàng, không rườm rà như đạo Công giáo.

+ Đạo Tin Lành ở Việt Nam:

Đạo Tin Lành có mặt ở nước ta từ năm 1911 do tổ chức Hội liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (The Christian and Missionnary Alliance of America - CMA) truyền vào. Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt, đạo Tin Lành ở miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau. Năm 1955 những tín đồ, giáo sĩ còn lại ở miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng, lấy tên gọi là Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) (Confederation Evangelical Church of Vietnam - Northern), gọi tắt là Hội thánh Tin lành miền Bắc, với cơ cấu tổ chức giáo hội hai cấp: Tổng hội và chi hội ở cơ sở. Đại hội đồng năm 1958 quyết định xúc tiến soạn thảo Điều lệ riêng. Đại hội đồng lần thứ 32 của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tổ chức từ ngày 30-11 đến 3-12-2004 và bầu ra Ban Trị sự nhiệm kỳ 2004 - 2008 gồm 13 thành viên. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011, Tin lành có 1.500.000 tín đồ, 3.000 chức sắc, 500 cơ sở thờ tự.

Tháng 1-2001, Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ 43 đã thông qua bản Hiến chương mới (gọi là Hiến chương năm 2001), xác định tên gọi chính thức là Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và bầu Ban Trị sự Tổng Liên hội gồm 23 mục sư, truyền đạo. Đại hội đồng lần này đã xác định đường hướng hoạt động của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) là: "Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”.  Hiến chương 2001 quy định việc xây dựng giáo hội hai cấp: Tổng Liên hội và chi hội (Hội thánh cơ sở), ở các tỉnh, thành phố có các Ban Đại diện hoặc Đại diện, nhiệm kỳ của Ban Trị sự Tổng Liên hội là 4 năm.

- Đạo Hồi (Islam):

Islam còn gọi là Hồi giáo hay đạo Hồi, xuất hiện khá sớm trên thế giới vào giai đoạn chuyển biến xã hội từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ có giai cấp (khoảng đầu thế kỷ thứ VII – sau công nguyên) ở bán đảo Ả Rập.

+ Đạo Hồi ở Việt Nam chủ yếu có trong cộng đồng người Chăm, thuộc các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai v.v...Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ  các thế kỷ thứ X, XI ở Chiêm Thành. Năm 1991, những người theo đạo Hồi ở Thành phố Hồ Chí Minh lập ra Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ là 4 năm. Từ năm 1992 đến nay, Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh đã qua ba nhiệm kỳ: nhiệm kỳ I (1992-1996), nhiệm kỳ II (1996-2000), nhiệm kỳ III (2000-2006). Đầu năm 2004, đạo Hồi ở An Giang cũng lập Ban Vận động và đã tổ chức Đại hội Đại biểu vào cuối năm 2004, thành lập Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 Đạo Hồi có 72.732 tín đồ, 700 chức sắc, 77 cơ sở thờ tự.

- Đạo Cao đài:

Đạo Cao Đài thành lập vào đêm Noel 1925 tại Sài Gòn và nó được chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 1926 tại Tây Ninh. Đạo Cao Đài chủ yếu có ở một số tỉnh miền Nam và miền Trung, với số lượng tín đồ tương đối đông. Lễ nghi của đạo Cao đài khá cầu kì, phức tạp thể hiện tính đa thần của người Việt. Từ năm 1995 đến năm 2000, lần lượt 9 hệ phái Cao đài ra đời và xác định đường hướng hành đạo "Nước vinh, Đạo sáng". Hiện nay có các Hội thánh sau: Hội thánh Cao đài Tiên Thiên, Hội thánh Cao đài Minh Chơn đạo, Hội thánh Cao đài Chiếu Minh Long Châu, Hội thánh Truyền giáo Cao đài, Hội thánh Cao đài Tây Ninh, Hội thánh Cao đài Ban Chỉnh đạo, Hội thánh Cao đài Bạch y, Hội thánh Cao đài Chơn lý và Hội thánh Cao đài Cầu Kho Tam Quan. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 Đạo Cao đài có 2.471.000 tín đồ, 12.722 chức sắc, 1.331 cơ sở thờ tự.

- Đạo Hòa hảo:

Đạo Hoà Hảo hay Phật giáo Hoà Hảo xuất hiện 1939 ở làng Hoà Hảo thuộc tỉnh Châu Đốc (nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) gắn với tên tuổi của ông Huỳnh Phú Sổ, quê tại làng Hoà Hảo. Giáo lý của đạo Hoà Hảo đơn giản, bình dân, dễ hiểu lấy cơ sở từ giáo lý Phật giáo người tại gia có thể theo được.

Tháng 4/1999, Nhà nước cho phép Phật giáo Hoà Hảo lập Ban vận động Đại hội đại biểu Phật giáo Hoà Hảo và tiến hành Đại hội Phật giáo Hoà Hảo lần thứ nhất vào ngày 25, 26/5/1999 và cử ra Ban đại diện Phật giáo Hoà Hảo có đường hướng hành đạo tiến bộ và gắn bó với dân tộc: "Vì đạo pháp, vì dân tộc”. Đặc điểm chung của sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo là tại gia. Việc tín đồ đến nơi công cộng (thờ tự chung) không phải là bắt buộc mà chỉ là thể hiện nhu cầu tình cảm tôn giáo của mình đối với những nơi mang tính "kỷ niệm lịch sử" của tôn giáo mình. Hiện tại, những địa điểm thăm viếng này là: Tổ đình, An Hoà Tự, các chùa Phật giáo Hoà Hảo rải rác ơ một số tỉnh Tây Nam bộ, trong đó chủ yếu vẫn là Tổ đình An Hoà Tự. Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ đến tháng 2/2011 Đạo Hoà hảo có 1.260.000 tín đồ, 2.579 chức sắc, 39 cơ sở thờ tự.

Ngoài 6 tôn giáo trên có số lượng tín đồ đông đảo hoạt động ổn định, gần đây Nhà nước ta đã công nhận thêm một số tôn giáo và tổ chức tôn giáo như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ cư sĩ phật hội, Bà-la-môn, Bàhai, Giáo hội Phật đường Minh sư đạo; Minh Lý đạo Tam tông miếu; và các giáo phái Tin lành...

2. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc, tôn giáo

a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc là thể hiện sự nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Các quan điểm đó được cụ thể hoá trong pháp luật và chính sách cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.

- Thừa nhận và bảo vệ quyền dân tộc của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, dù dân tộc đó có dân số nhiều hay ít.

Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng ngang nhau về mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình. Quan điểm của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt của các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế và văn hoá giữa các dân tộc ít người và đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kip vùng nông thôn đồng bằng, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng làm chủ Tổ quốc Việt Nam.

- Vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược về chính trị kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam:

Từ đại hội lần thứ nhất đến nay, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc đều ghi rõ nhiệm vụ dân tộc trong cách mạng Việt Nam là mang tính chiến lược xuyên suốt trong nhận thức và chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. mang tính chiến lược vì nó là nhiệm vụ chủ yếu trong cách mạng Việt Nam, trong nhiều năm nhiệm vụ dân tộc luôn đứng ở vị trí số một, thực hiện giải phóng dân tộc, thực hiện đoàn kết dân tộc là những nhiệm vụ đặt ra trong suốt qua trình Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Giải phóng dân tộc là giải phóng con người thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

- Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế văn hoá miền núi là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, trước hết là sự nghiệp của nhân dân các dân tộc thiểu số và đồng bào miền xuôi lên định cư ở miền núi:

Lập trường của Đảng và nhà nước là tất cả dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam là cùng thống nhất trong lãnh thổ, các dân tộc bình đẳng đoàn kết hợp tác. Các dân tộc thiểu số bình đẳng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng do hoàn cảnh kinh tế xã hội nhiều nơi còn lạc hậu do đó việc xây dựng phát triển kinh tế vùng đồng bào các dân tộc miền núi cần có sự hỗ trợ của cả nước. Tương trợ giúp đỡ cũng thể hiện bản chất giai cấp và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự giúp đỡ của cả nước sẽ chỉ có hiệu quả khi bản thân các dân tộc thiểu số quyết tâm, tự lực tự cường phấn đấu vượt qua đói nghèo lạc hậu vươn lên tiến kịp các dân tộc khác.

- Phát triển kinh tế xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Các địa phương miền núi có trách nhiệm góp phần thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò năng động, sáng tạo của địa phương và cơ sở:

Vai trò năng động của địa phương thể hiện ở tinh thần chủ động tiếp nhận có hiệu quả sự giúp tương trợ của cả nước của trung ương, vai trò đó còn thể hiện ở sự tự phát huy nội lực của vùng đồng bào dân tộc, phát huy thế mạnh của miền núi, phát huy vai trò của già làng trưởng bản, và tinh thần tự cường tự tôn dân tộc muốn vươn lên để tiến kịp với các dân tộc khác.

Nắm vững chủ trương chiến lược có kế hoạch nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng phải thật sự tôn trọng quyền tự do quyết định của nhân dân trong việc lựa chọn hình thức kinh tế và cơ chế quản lý thích hợp, lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu, không hình thức dập khuôn máy móc, áp đặt.

Phát triển miền núi toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.

b) Quan điểm của Đảng về tôn giáo

- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị: Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Cốt lõi của công tác tôn giáo là dân vận.

3. Tình hình dân tộc và tôn giáo tại địa phương

a) Tình hình dân tộc ở địa phương

Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một số hộ gia đình đồng tộc.

Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu... Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng. Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường. Cách đây chưa lâu (khoảng bốn, năm chục năm), Tây Nguyên nói chung, Ðắc Lắc nói riêng, hầu hết cư dân vẫn là người tại chỗ, mỗi dân tộc đều có khu vực cư trú riêng, ranh giới giữa các tộc người, giữa các bản làng còn rõ ràng thì nay tình hình đã khác xa và xu hướng này còn tiếp tục gia tăng. Hiện nay dân tộc Kinh cư trú ở Ðắc Lắc chiếm tỷ lệ khá lớn. Cùng với người Kinh, các dân tộc ít người miền Bắc gần đây cũng di chuyển vào khu vực này (kể cả di chuyển theo kế hoạch và không kế hoạch) với số lượng khá lớn. Tới nay, ở miền núi hầu như không có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Ðồng... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản có tới 3-4 dân tộc cùng sinh sống.

Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt có điều kiện để tăng cường hiểu biết nhau, hoà hợp và xích lại gần nhau; mặt khác cần đề phòng trường hợp do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục tập quán nên xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn đến va chạm giữa những người thuộc các dân tộc cùng sống trên một địa bàn. Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hoà hợp giữa các dân tộc anh em.

b) Tình hình tôn giáo ở địa phương

Tôn giáo là một thành tố văn hoá do đó tuy cùng một tôn giáo những khi xâm nhập hay phát sinh ở vùng nào thường mang dấu ấn về đặc điểm địa lý, lịch sử, không gian văn hoá ở đó. Ở Việt Nam với địa hình hình chữ “S” không gian địa lý văn hoá được chia làm ba miền rõ rệt: Miền Bắc, miền Trung, Miền Miền Nam. Ở Miền Bắc Phật giáo chủ yếu là Phật giáo Bắc tông hay còn gọi là Phật giáo Đại thừa, Tăng sĩ vừa có sư tăng vừa có sư ni, y phục thường màu nâu, chùa bài trí nhiều tượng, dáng hình cổ kính, kinh sách chịu ảnh hưởng của Hán tạng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ cư dân chủ yếu theo đạo Phật, đạo Công giáo và sống đan xen với nhau. Công giáo được tập trung ở một số tỉnh như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội. đạo Tin lành mới phát triển rộng rãi mấy năm gần đây, chủ yếu vùng đô thị như Hà Nội, Hải Phòng, và ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong cộng đồng dân tộc thiểu số như Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn. Ở miền Trung Phật giáo, Công giáo, Tin Lành đều hiện diện và có thêm các tôn giáo khác như đạo Cao Đài, đạo Bhaii... ở Đà Nẵng, Đặc biệt ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình thuận không gian văn hoá người Chăm có sự hoà nhập giữa Hồi Giáo với văn hoá bản địa để tạo thành Hồi giáo Bà Ni. Ở miền Nam vùng đồng bằng Nam Bộ, một không gian văn hoá trẻ phóng khoáng ngoài những tôn giáo truyền thống còn xuất hiện một loạt các tôn giáo nội sinh như: đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, Tịnh độ Cư Sĩ Phật Hội, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu. Đạo Phật ở miền Nam cũng có nhiều nét khác biệt: chủ yếu là Phật giáo Nam Tông với kinh sách Pali, y phục màu vàng, chùa chỉ một pho tượng Thích Ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Nam Tông có Phật giáo Nam Tông Kher me ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang... Phật giáo Nam tông Kher me gắn bố chặt chẽ với đời sống cộng đồng người Kher me Nam Bộ. Mỗi vùng miền với những nét sinh hoạt tôn giáo riêng biệt, cán bộ quản lý về tôn giáo cần có sự hiểu biết để có biện pháp quản lý và ứng xử cho phù hợp.



II. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

1. Nội dung quản lý của UBND xã trong lĩnh vực dân tộc

a) Quyền hạn nhiệm vụ Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã

Theo Luật Tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003, HĐND có quyền hạn sau đây:

- Quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm; các biện pháp khuyến nông khuyến lâm, khuyến ngư khuyến công, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theo quy hoạch chung.

- Quyết định các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số; đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc sống ở địa phương.

- Quyết định biện pháp quản lý sử dụng nguồn nước, các công trình thuỷ lợi theo phân cấp của cấp trên, và theo phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong xã; quyết định các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, bảo vệ rừng, tu bổ và bảo vệ đề điều ở địa phương chú ý tới các thôn bản nơi có các đồng bào thiểu số sinh sống.

- Quyết định xây dựng tu sửa đường giao thông, cầu cống các cơ sở hạ tầng cho đồng bào các dân tộc trong xã.

- Quyết định các biện pháp phát triển văn hoá, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc đặc biệt là tiếng nói, chữ viết, lễ hội, cũng như những phong tục tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Quyết định các biện pháp bảo đảm giữ gìn vệ sinh, xử lý rác thải, phòng chống dịch bệnh bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình đồng thời chú ý đến cộng đồng các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

- Huy động các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thoát, lãng phí. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng dân tộc thiểu số.

- Có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất ở các cấp các ngành về thực hiện chính sách dân tộc. Nội dung kiểm tra là quá trình thực hiện chính sách, phát hiện những ưu điểm và những sai sót không phù hợp. Phát hiện những sai sót trong quá trình xử dụng vốn đầu tư vốn ưu đãi cho vùng đồng bào các dân tộc.

UBND xã có nhiệm vụ quyền hạn:

- Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, vào điều kiện tự nhiên và đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã để xây dựng kế hoạt phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách của xã trình HĐND và UBND cấp trên phê duyệt và tổ chức triển khai nhân lực tài lực thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức triển khai chính sách về dân tộc trên địa bàn: Chính sách đoàn kết các dân tộc, các dân tộc chung sống bình bẳng, tôn trọng lẫn nhau không kỳ thị dân tộc, nghiêm cấm việc kích động gây chia rẽ giữa các dân tộc, nghiêm cấm các hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc để tập hợp lực lơựng, hay kích động làm mất ổn định chính trị và trật tự an toàn trong xã; Chính sách tương trợ giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số: thực hiện xác nhận công dân là người dân tộc; thực hiện các chính sách miễn giảm, thuế, chính sách ưu tiên về giáo dục, y tế, chính sách sinh đẻ kế hoạch với đồng bào dân tộc rất ít người.

- Quản lý quỹ đất đai trong địa bàn xã, khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số để phục vụ các nhu cầu công ích trên địa bàn, xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong xã: cầu cống, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nguồn nước, các công trình thuỷ lợi, điện, trụ sở. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh. Huy động các tổ chức cá nhân đóng góp xây dựng các công trình công ích.

- Tổ chức lao động sản xuất, thực hiện các chích sách khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, tổ chức kế hoạch phòng trừ bệch dịch bảo vệ mùa màng. Khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế thị trường. Triển khai thực hiện các chương trình đề án, xoá đói giảm nghèo của Trung ương và của cấp trên. Tổ chức tốt các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, trong cộng đồng làng, bản; tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Tổ chức việc phòng chống thiên tai và ứng cứu khi xảy ra thảm hoạ thiên tai.

- Thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng ở vùng dân tộc. Cán bộ các xã, nhất là nơi có đồng bào dân tộc thiểu số phải thường xuyên đi sâu, tìm hiểu tâm tư, nắm nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; vận động đồng bào đấu tranh chống lại những luận điệu của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Phối hợp các ngành các cấp để triển khai thực hiện chính sách pháp luật, triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội dân tộc và miền núi. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người các dân tộc thiểu số và các cán bộ miền xuôi lên công tác sinh sống ở miền núi.

b) Nội dung quản lý nhà nước về dân tộc trên các lĩnh vực

Đối tượng quản lý:

Quản lý nhà nước về dân tộc là quá trình tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, để những hoạt động đó diễn ra theo đúng quan điểm, chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước. Đối tượng quản lý nhà nước về dân tộc là toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trong đời sống gắn liền với vùng cư trú của dồng bào các dân tộc thiểu số, để không ngừng nâng cao đời sống kinh tế văn hoá của đồng bào trên tất cả các mặt của đời sống xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các mặt đó là an ninh chính trị, quốc phòng bảo vệ biên giới, các hoạt động kinh tế xã hội, các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, quản lý tài nguyên môi trường.

Một số nội dụng cụ thể :

- Quản lý nhà nước về công tác định canh định cư.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở điều kiện tự nhiên tính chất đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc để bố trí các cụm dân cư theo phương châm không gây những biến động lớn trong đời sống nhân dân, điều chỉnh dần từng bước để đạt mục đích, yêu cầu đề ra từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể. Trước mắt, vận động đồng bào tự nguyện di chuyển từ những điểm cư trú rải rác vào trong các bản làng hợp lý. Phải công khai tuyên truyền về bố quy hoạch dân cư đã được duyệt để đồng bào biết và chủ động định liệu việc xây dựng cơ ngơi, ổn định làm ăn sinh sống lâu dài.

+ Bố trí dân cư phải dựa vào quy hoạch hệ thống giao thông. Trong quá trình thực hiện nên vận động đồng bào tự nguyện di rời vào khu dân cư. Nếu chưa xây dựng được khu dân cư có thể vận động đồng bào di chuyển vào những bản làng gần đường giao thông, hay mở đường đến khu vực bản làng.

+ Việc bố trí dân cư phải gắn với việc thực hiện các chương trình của cấp trên; định canh định cư theo các dự án ổn định và phát triển, chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. Chương trình này phải được thực hiện dứt điểm trên từng địa bàn để sớm tạo bước chuyển biến rõ rệt ở từng vùng đồng bào dân tộc miền núi. Đối với những hộ du canh, du cư, sống rải rác ở những nơi quá khó khăn, nên vận động đồng bào chuyển đến cư trú và làm ăn sinh sống ở những nơi đã quy hoạch có điều kiện thuận lợi hơn.

+ Khi bố trí dân cư ở các vùng biên giới phải chú trọng gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, rà phá bom mìn, đưa dân về sinh sống và sản xuất ở khu vực giáp biên giới.

+ Cùng với với việc quy hoạch, bố trí các cụm dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng ở miền núi phải khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao có hiệu quả và bền vững. Những tỉnh vùng dân tộc và miền núi có thế mạnh về nông lâm, công nghiệp, du lịch dịch vụ, khu vực sản xuất hàng hoá lớn phải huy động nguồn lực của các khu vực này hỗ trợ cho những huyện, xã ở khu vực khó khăn khác.

Tiếp tục mở rộng diện tích canh tác một cách hợp lý, thực hiện thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ hình thành những vùng sản xuất hàng hoá. Phát triển mạnh cụm công nghiệp chế biến, khai khoáng, vật liệu xây dựng, du lịch, dịch vụ, ngành nghề truyền thống, hình thành các khu động lực, những khu vệ tinh gia công cho các khu công nghiệp. Có chính sách khuyến khích và bảo hiểm sản xuất và cho vay ưu đãi đối với một số loại sản phẩm. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nâng cao dân trí, phát triển khoa học và công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái để bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Mục tiêu đạt ra cho nội dung quản lý công tác định canh định cư cho tương lai là không còn du canh du cư giảm số hộ nghèo cho các tỉnh miền núi và dân tộc. Xoá bỏ tình trạng đói giáp hạt. Việc ổn định đời sống đồng bào ở khu vực này chủ yếu dựa vào phát triển nông lâm nghiệp, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hoá từ cây trồng, vật nuôi, gắn với chế biến và tiêu thụ. Cách thực hiện tổ chức thực hiện:

- Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên miền núi.

Môi trường tài nguyên thiên nhiên miền núi chiếm vị trí quan trọng trong chính sách phát triển bền vững cho quốc gia. Tài nguyên gồm rừng đất rừng, động vật, thực vật, khoáng sản, nguồn nước là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp cho vùng đồng bào dân tộc và cả nước. Quản lý tài nguyên rừng đất rừng, theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý rừng, đất trồng rừng bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chế độ thể lệ. Nhà nước thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng từ trung ương đến cơ sở, nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để bảo vệ, xây dựng và sản xuất kinh doanh ổn định lâu dài. UBND xã có trách nhiệm phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm tuần tra canh gác bảo vệ rừng nghiêm cấm khai thác trái phép, bảo vệ phát triển rừng chống cháy rừng.

- Quản lý nhà nước về giao thông vận tải và bưu điện miền núi.

+ Nâng cấp và xây dựng các tuyến đường giao thông là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi. Phấn đấu để các tuyến đường trục chính khu vực miền núi được rải nhựa. Đường giao thông từ trung tâm cụm xã đến các bản làng do dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ một phần vật tư, xi măng, sắt, thuốc nổ, đối với làm cầu treo dân sinh UBND huyện sẽ giúp đỡ thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ nguyên liệu kinh phí để xây dựng. Đối với nhưng nơi xa xôi hẻo lánh không thể kéo lưới điện quốc gia thì UBND xã báo cáo cấp trên để có thể phát triển mạng lưới điện thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ và các nguồn năng lượng khác để đồng bào vùng dân tộc và miền núi được dùng điện trong sản xuất và sinh hoạt.

+ Kết hợp giải quyết nước sản xuất với nước sinh hoạt, tiếp tục đưa chương trình nước sạch vào phục vụ sản xuất đồng bào vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên giải quyết nước sạch ở khu vực khó khăn. Phấn đấu trong tuơng lai đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt cho nhân dân và các đồn biên phòng.

- Quản lý nhà nước về thương nghiệp dịch vụ.

+ Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. UBND xã nên có chương trình khuyến khích các cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra hệ thống các kênh lưu thông hàng hoá thúc dẩy dịch vụ.

+ Khuyến khích xây dựng chợ cửa hàng mua bán hàng hoá của thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ tại các cụm xã trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Việc xây dựng chợ ở cụm xã phải gắn với quy hoạch, kế hoạch xây dựng trung tâm cụm xã, phối hợp với sự phân bố và mật độ dân cư ở địa bàn để chợ thực sự trở thành trung tâm giao dịch, tiếp xúc, mua bán hàng hoá của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hoá ở từng địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và giữa các vùng trong từng khu vực.

+ Đối với các cụm xã thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao cần ưu tiên đầu tư xây dựng chợ để hình thành địa điểm giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hoá của nhân dân, tạo tiền đề cho việc mở rộng giao lưu hàng hoá, kích thích phát triển sản xuất, góp phần vào việc cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Về văn hoá xã hội: Chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch giải quyết những nhiệm vụ cấp bách cho đồng bào các dân tộc và miền núi những vấn đề dưới đây:

+ Tập trung xoá nạn mù chữ. Xây dựng trường lớp tiểu học, trung học cơ sở tại các bản, làng, xã miền núi.

+ UBND xã có những biện pháp giúp đỡ đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các khu vực miền núi, vùng đồng bào các dân tộc, tập trung ưu tiên cho đội ngũ giáo viên là người các dân tộc thiểu số và người miền xuôi lên công tác miền núi. Chủ động đề nghị lên cấp trên cung cấp đồ dùng thiết bị dạy học, sách giáo khoa đồ dùng học sinh cho học sinh các trường miền núi và dân tộc, trường dân tộc nội trú…

- Quản lý nhà nước về y tế.

Việc tổ chức các loại hình trạm Y tế xã, bệnh xá quân dân y kết hợp UBND xã với bộ đội biên phòng là rất cần thiết tại các vùng biên giới. UBND xã cùng với trạm y tế vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng nhà cửa tranh xa chuồng trại chăn nuôi; thường xuyên phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, phòng trừ bệnh dịch, đảm bảo vệ sinh nguồn nước tiến tới cung cấp nước sạch cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hướng dẫn cho nhân dân cách phòng bệnh, ăn chín uống sôi, thay đổi tập quán uống rượu, chữa bệnh bằng thờ cúng.

- Quản lý nhà nước về an ninh chính trị.

+ Chủ tịch uỷ ban nhân dân chỉ đạo công an xã nắm chắc mọi tình hình diễn biến phức tạp xảy ra tại địa phương mình, đặc biệt những vấn đề vi phạm chính sách, pháp luật, những sơ hở dẫn đến khiếu kiện trong nhân dân để từ đó Chủ tịch Ủỷ ban nhân dân báo cáo cấp uỷ để bàn bạc hướng xử lý.

+ Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo công an xã nắm được tình hình dân cư, tư tưởng của quần chúng, nắm được các đối tượng bất mãn các đối tượng xấu, các đối tượng chính trị các đối tượng hình sự.

+ Chỉ đạo công an xã theo dõi phát hiện các hoạt động tuyền truyền phát triển đạo trái phép, các tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các hoạt động vận chuyển tàng trữ sử dụng trái phép chất ma tuý, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Chủ tịch Ủy ban nhân xã chỉ đạo công an xã hàng tháng có các báo cáo cụ thể về tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trong xã từ đó chủ tịch uỷ ban đánh giá các kết quả đạt được và chỉ đạo các biện pháp khắc phục những yếu kém.



c) Phương thức quản lý

- Quản lý bằng pháp luật.

+ Rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để phát hiện những mâu thuẫn chồng chéo từ đó có kế hoạch sửa đổi bổ xung phù hợp.

+ Đề cao vai trò của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về dân tộc.

+ Tuyên truyền cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số các văn bản pháp luật về đoàn kết bình đẳng các dân tộc về quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Quản lý bằng chính sách, chương trình.

Xây dựng các chương trình dự án sát với thực tế khách quan ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền. Chú trọng yếu tố địa văn hoá ở vùng các dân tộc thiểu số, yếu tố truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Các đề án chú ý đến hiệu quả kinh tế xã hội của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhất là những vùng Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc.

- Quản lý bằng tổ chức bộ máy.

+ Kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác dân tộc từ trung ương xuống địa phương.

+ Bồ dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là người dân tộc thiểu số.

+ Có chế độ đãi ngộ thích hợp với cán bộ miền xuôi lên công tác vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

2 Nội dung quản lý của UBND xã trong lĩnh vực tôn giáo

a) Khái niệm: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa như sau: Theo nghĩa rộng: Là quá trình các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý. Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.

Đối tượng quản lý: Tín đồ tôn giáo, Chức sắc, Nhà tu hành, Chức việc, Nơi thờ tự, Cơ sở vật chất khác của tôn giáo, Đồ dùng việc đạo, Sinh hoạt tôn giáo.

Mục tiêu quản lý: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trước hết phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật. Đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải phát huy được những mặt tích cực, khắc phục được những hạn chế tiêu cực của tôn giáo đối với sự phát triển của xã hội. Tăng cường được vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Phương thức quản lý: quản lý bằng pháp luật; quản lý bằng chính sách, quản lý bằng tổ chức bộ máy và cán bộ; quản lý bằng thanh tra, kiểm tra; quản lý bằng tuyên truyền giáo dục thuyết phục; quản lý bằng tổ chức bộ máy và cán bộ.

Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo gồm những công việc sau:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền đối với hoạt động tôn giáo. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.

- UBND xã phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan khi giải quyết các công việc liên quan đến các hoạt động tôn giáo. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.



b) Một số nội dung cụ thể

- Quản lý hoạt động truyền đạo và xét duyệt chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất: Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến Ủy ban nhân dân xã. Nội dung bản đăng ký nêu rõ người tổ chức, chủ trì hoạt động, dự kiến thành phần, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động. Đối với các sinh hoạt tôn giáo bất thường (không có trong lịch đăng ký) thì phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (với trường hợp có tín đồ ngoài tỉnh tham dự), Ủy ban nhân dân cấp huyện (trường hợp có sự tham gia của các tín đồ trong quận, huyện, thị xã) nơi diễn ra hoạt động tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo chỉ được diễn ra trong khuôn viên của các cơ sở tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, UBND xã có trách nhiệm tạo điều kiện cũng như thực hiện giữ gìn an ninh trật tự đảm bảo cho hoạt động tôn giáo đó diễn ra bình thường.

- Xét duyệt một số công việc thuộc hành chính đạo: Sau khi thực hiện việc phong chức, phong phẩm hoặc bầu cử, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong với chính quyền sở tại để họ có đầy đủ tư cách hoạt động tôn giáo trong chức trách được giao.Trường hợp chức sắc, nhà tu hành bị tổ chức tôn giáo cách chức, bãi nhiệm thì cũng cần thông báo với chính quyền địa phương để biết để xử lý nếu những họ vẫn dùng chức danh cũ để hoạt động.

- Quản lý cộng đồng tín đồ tôn giáo, đào tạo chức sắc, nhà tu hành: Cộng đồng tín đồ là một bộ phận của khối đoàn kết toàn dân, họ vừa là tín đồ vừa là công dân dó đó chính quyền xã phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân, bảo vệ chính sách đoàn kết. Tạo điều kiện xây dựng phát triển kinh tế văn hoá cho đồng bào theo đạo. Đồng thời xử lý người lợi dụng tôn giáo để gây mất đoàn kết ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn. Việc mở các lớp bồi dưỡng chức sắc tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi mở lớp. UBND xã có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tôn giáo hợp pháp hoạt động trên địa phương mình quản lý. Duy trì trật tự an ninh, đảm bảo đoàn kết giữa cơ sở đào tạo tôn giáo, người theo học đạo và nhân dân địa phương.

- Xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa nơi thờ tự: Nhà đất và các tài sản khác đã được các tổ chức cá nhân, tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng hoặc tặng, hiến cho Nhà nước đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. UBND xã có trách nhiệm bảo vệ tài sản của các tổ chức tôn giáo và bảo vệ di tích lịch sử văn hoá nếu cơ sở tôn giáo đó được công nhận theo luật về di sản văn hoá. Việc tu bổ và sửa chữa nhỏ, không làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình thuộc cơ sở thờ tự tôn giáo thì khi tiến hành phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sở tại.

- Xét duyệt quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo: UBND xã có trách nhiệm kiểm tra xem xét các cơ sở in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành và tàng trữ sách báo, văn hóa phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân trên địa bàn để báo với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Kiểm tra các hoạt động từ thiện - xã hội: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cơ sở chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/ADIS, bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần. Còn đối với cơ sở giáo dục mầm non như mẫu giáo, nhà trẻ thì các tổ chức tôn giáo được phép hỗ trợ phát triển các loại hình trường lớp này, không nhân danh tổ chức tôn giáo đứng tên trực tiếp mở lớp. Đối với chức sắc, nhà tu hành, nếu họ tham gia các hoạt động xã hội về giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo với tư cách công dân thì sẽ được khuyến khích, tạo điều kiện. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp hoặc lợi dụng từ thiện để có dụng ý xấu.

- Xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo: Việc xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo căn cứ theo Luật khiếu nại, tố cáo ngày 2/12/1998 và các chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước để giải quyết ngay từ ngay từ cơ sở và đúng thẩm quyền pháp lý của từng cấp quản lý. Xử lý các điểm nóng tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo phải bảo đảm có lý, có tình, đúng luật pháp.

- Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo: Tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị. Do đó, chúng ta phải cương quyết, nhưng cũng phải hết sức khôn khéo, tế nhị, tránh mọi sơ hở, thiếu sót để địch lợi dụng can thiệp vào nội bộ nước ta. Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo là vấn đề lâu dài không thể giải quyết một số một sớm một chiều vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp vừa mang tính cấp bách vừa phải mang tính lâu dài bền vững. Địa bàn xã là nơi trực tiếp tiếp nhận chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo, cũng là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo do đó UBND xã phải nắm bắt được các cơ sở tôn giáo, các loại tôn giáo để tạo điều kiện cho các tôn giáo đó hoạt động bình thường qua đó giúp cho ngươì dân thấy được chính sách tự do tôn giáo của nhà nước thu phục niềm tin của họ vào chính quyền. Như vậy sẽ tạo được hậu thuẫn của nhân dân với chính quyền và cô lập được các lực lượng chống đối.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống1:

Vừa qua UBND xã M nhận được đơn của nhà thờ họ đạo thiên chúa trong xã gửi đến, đơn có chữ ký của đại diện nhà thờ họ, của linh mục xứ và của hàng trăm giáo dân, với nội dung: Đề nghị UBND xã trả lại diện tích đất liền kề nhà thờ họ đạo, vốn trước đây là của nhà thờ nhưng đã bị chính quyền yêu cầu hiến cho địa phương để xây dựng trụ sở hợp tác xã nông nghiệp. Nay hợp tác xã và trụ sở không còn, đất đó thôn B đang cho đấu thầu để làm trại nuôi lợn, gây ô uế nhà thờ. Vì vậy, nhà thờ quyết tâm đòi lại phần đất của mình, nếu chính quyền xã không đáp ứng yêu cầu thì nhà thờ sẽ tổ chức giáo dân kéo lên cấp trên khiếu kiện để được giải quyết.

Trước tình huống có liên quan đến tôn giáo nêu trên, chính quyền xã cần phải giải quyết như thế nào để ngăn chặn nguy cơ xảy ra những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn?

Tình huống 2:

Hai xã vùng cao thuộc huyện M có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có chung dòng suối. Do thời tiết nắng nóng kéo dài nguồn nước trở nên khan hiếm. Nhân dân xã có nguồn nước chảy qua đã đắp chặn con suối để giữ nước làm ảnh hưởng đến mực nước ở xã phía dưới con suối dẫn đến tranh chấp xô xát giữa hai cộng đồng.Với cương vị là chủ tịch UBND xã đồng chí xử lý trường hợp trên như thế nào?



Tình huống 3:

Do bị một số đối tượng tuyên truyền theo đạo Vàng Chứ nên một số hộ dân ở bản X xã Y thuộc tỉnh Điện Biên đã có hành vi tụ tập rỉ tai, và truyền nhau tờ rơi kêu gọi người HMông nên theo đạo Vàng Chứ để đón chờ một vị thần của người Hmông xuống dẫn dắt người Hmông tới vùng đất riêng để có cuộc sống sung sướng thoát khỏi nghèo đói bệnh tật. Đứng trước tình huống trên với tư cách là chủ tịch xã đồng chí xử lý tình huống trên như thế nào?


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (1990).

- Ban Chấp hành Trung ương Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 Về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004.

- Nghị định số 22/NĐ/CPcủa Chính phủ ngày 01 tháng 3 năm 2005 về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nghị định số 05 /2011/NĐ-CP của chính phủ ngày 14 tháng 01 năm 2011 Về công tác dân tộc.

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2006.

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Hỏi đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008.

- Ban Tuyên giáo Trung ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb, Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2008.

- Đặng Nghiêm Vạn, Dân tộc Văn hoá Tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2001.



- Hoàng Văn Chức, Giáo trình quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2004.

- Nguyễn Đức Lữ, Tôn giáo - Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009.
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 154.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương