Công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm đổi mới



tải về 261.02 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích261.02 Kb.
#17211
  1   2


TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

*

Số 277-BC/TU Tam Kỳ, ngày 27 tháng 5 năm 2014



BÁO CÁO


công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác dân vận

ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm đổi mới

____
Thực hiện Công văn số 111-CV/BCĐ, ngày 16/4/2014 của Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương về việc xây dựng báo cáo công tác lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm đổi mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo kết quả như sau:

I- Khái quát đặc điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

1- Về dân số và cư trú

Quảng Nam có 09 huyện miền núi, trong đó có 06 huyện miền núi cao. Toàn tỉnh có 463 thôn đặc biệt khó khăn, hầu hết nằm trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vùng rừng núi chiếm trên 80% tổng diện tích tự nhiên. Dân số Quảng Nam 1.450.100 người, trong đó có 129.609 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 8,93% dân số. Dân tộc thiểu số bản địa có 124.795 người, cư trú trên miền núi ở 69 xã/389 thôn/706 điểm dân cư thuộc 11 huyện, gồm 04 thành phần dân tộc anh em: Cơ Tu, Gié Triêng, Xơ Đăng và Cor.

Dân tộc Cơ Tu 50.244 người, ở các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc; dân tộc Xơ Đăng 47.912 người, bao gồm 03 thành phần dân tộc là Xơ Đăng, Ca Dong và Mnoong, ở các huyện Nam Trà My, Hiệp Đức; dân tộc Gié Triêng 20.734 người, bao gồm 03 thành phần dân tộc là Bhnoong, Ve, Tà Riềng, ở các huyện Phước Sơn, Nam Giang; dân tộc Cor 5.905 người, ở các huyện Bắc Trà My, Tiên Phước, Núi Thành, Phú Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có cộng đồng người Hoa, số lượng 2.114 người, sống ở thành phố Hội An, Tam Kỳ và huyện Tiên Phước; đồng bào các dân tộc khác có 2.700 người, sống ở khắp các nơi trong tỉnh.

2- Về kinh tế và đời sống

Đồng bào các dân tộc thiểu số hầu hết sống ở rẻo cao, mật độ dân số thưa, mặt bằng dân trí thấp, thêm vào đó tập quán sản xuất tự cấp tự túc, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất là những yếu tố chi phối, kìm hãm quá trình phát triển kinh tế của đồng bào. Miền núi Quảng Nam chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn rất hạn chế. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa rẫy luân canh cây màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, chỉ một số thôn, bản có đất lúa nước; đồng bào phải tận dụng các sản vật từ rừng, kể cả việc săn bắt, đãi vàng... để đảm bảo đời sống.

Những năm gần đây, sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước chuyển biến tích cực. Một số nơi bà con phát triển ruộng bậc thang, nuôi trâu, bò, trồng các loại cây dược liệu, nguyên liệu, hương liệu, cây ăn quả và cây cao su. Một số nghề truyền thống được khôi phục, tuy nhiên giá trị thương phẩm chưa đáng kể. Các chương trình, dự án của Trung ương và của tỉnh mặc dù được đầu tư, nhưng do đặc điểm tự nhiên miền núi yêu cầu suất đầu tư lớn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, chưa kết nối được với phương thức sản xuất tự cấp tự túc của đồng bào để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Nhìn chung, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao.

3- Về văn hóa - xã hội

Miền núi Quảng Nam là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa. Mỗi dân tộc đều có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của mình, đóng góp vào kho tàng văn hóa miền núi xứ Quảng vừa mang nét đặc trưng độc đáo, vừa phong phú đa dạng. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng, có vốn truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại, phong tục tập quán khác nhau; các loại hình tín ngưỡng, lễ hội, dân ca, nhạc cụ, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục, ẩm thực... mang nét độc đáo riêng. Đồng bào Gié Triêng tự hào với nhạc cụ “Đinh Tút”, người Xơ Đăng nổi tiếng với “Đàn Suối”, đồng bào Cơ Tu đặc sắc với vũ điệu “Tung Tung Da Dá”. Người Cơ Tu có nhà Gươl, người Xơ Đăng có nhà Rông, người Bhnoong có nhà Ưng, người Cor có nhà Gưl (Cợt). Dân tộc Cơ Tu đã hình thành được chữ viết.

Hiện nay có 393 người theo đạo Tin lành Việt Nam (miền Nam) ở 01 chi hội và 03 điểm nhóm; có 249 người theo đạo Tin lành Cơ đốc Truyền giáo ở 02 điểm nhóm. Các dân tộc chung sống hài hòa, đoàn kết; sống cố kết cộng đồng theo từng thôn, nóc; bản tính thật thà, trung thực, trọng danh dự, cần cù lao động, giàu khát vọng vươn lên; già làng, trưởng thôn, người có uy tín rất được người dân tôn trọng. Tình cảm, niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, với cách mạng và Bác Hồ luôn thủy chung, son sắt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đảm bảo. Mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới với nước bạn Lào ngày càng tốt đẹp.

II- Một số kết quả nổi bật trong công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mặc dù không phải ở trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ, miền núi Quảng Nam vẫn luôn là căn cứ địa chủ yếu và là nơi đứng chân của các cơ quan đầu não lãnh đạo và chỉ huy của toàn khu V. Đồng bào các dân tộc thiểu số có truyền thống yêu tự do, bất khuất, rất anh hùng trong đấu tranh chống ngoại xâm. Công lao, đóng góp của miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số trong cách mạng và kháng chiến hết sức to lớn. Vì vậy, tư tưởng xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây và tỉnh Quảng Nam ngày nay đối với việc xây dựng, phát triển miền núi, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số không chỉ là trách nhiệm mà còn là vấn đề đạo lý, tình cảm. Ngoài việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ, Tỉnh ủy đã thường xuyên đề ra các chủ trương, biện pháp cụ thể và đầu tư các nguồn lực trong xây dựng, phát triển dân tộc, miền núi. Sau 10 năm chỉ đạo công tác vận động nhân dân khôi phục và phát triển kinh tế ở miền núi, ngày 14/8/1985, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU về việc xây dựng miền núi giai đoạn 1986 - 1990, trong đó, nhấn mạnh và tập trung giải pháp công tác quần chúng, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số và nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của đảng bộ, chi bộ ở miền núi, huy động nguồn nhân lực miền xuôi tăng cường cho miền núi.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm đầu đổi mới được nêu cụ thể trong văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nhiệm kỳ 1986 – 1990); Thông báo số 107-TB/TU, ngày 06/3/1986 về xây dựng đề án phát triển kinh tế miền núi; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 22/7/1987 của Tỉnh ủy về tổ chức và kiểm điểm việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng.

Căn cứ chủ trương của Trung ương về sắp xếp lại tổ chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, ngày 05/11/1988, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 112-TB/TU về việc giải thể Ban xây dựng miền núi. Theo đó, giao cho các ban, ngành của tỉnh trực tiếp có trách nhiệm xây dựng miền núi; các vấn đề về chính sách dân tộc giao cho Ban Dân vận Tỉnh ủy phụ trách. Để đáp ứng yêu cầu công tác dân tộc, miền núi trong thời kỳ đổi mới, ngày 6/3/1990, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 47-CT/TU về kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đề ra phương án tiếp tục xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong tình hình mới; tổ chức quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp sau đó, Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 198-QĐ/TU, ngày 11/6/1990 về thành lập Ban Dân tộc tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy. Ngày 16/6/1990, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 8B-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, chỉ đạo công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với nhiệm vụ xây dựng miền núi của tỉnh giai đoạn 1990 - 1995 và những năm tiếp theo.

Năm 1995, Tỉnh ủy thông qua Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi tỉnh Quảng Nam được tái lập, ngày 29/7/1997, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam lâm thời đã tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ thực hiện công tác quy hoạch tổng thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào miền núi giai đoạn từ năm 1997 - 2000.

Để tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác dân tộc và miền núi, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 03-CT/TU, ngày 24/5/2001 về tăng cường công tác kết nghĩa giúp đỡ các xã miền núi đặc biệt khó khăn”, chỉ đạo thực hiện việc kết nghĩa giữa các huyện, xã đồng bằng với các huyện, xã miền núi; kết nghĩa giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với các xã miền núi đặc biệt khó khăn; kết nghĩa giữa các phòng, ban của huyện với các thôn, bản khó khăn nhằm giúp hệ thống chính trị miền núi nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, vận động quần chúng xây dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau gần một nhiệm kỳ chỉ đạo, nghiên cứu, rút kinh nghiệm công tác dân tộc, miền núi, tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 9 (khóa XVIII), Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 11/10/2002 về một số chủ trương và giải pháp trọng tâm về dân tộc và miền núi giai đoạn 2002 - 2007. Trên cơ sở đánh giá kết quả và chỉ ra những mặt tồn tại, khó khăn, yếu kém cụ thể của tình hình dân tộc và miền núi, Nghị quyết đã đề ra 06 chủ trương, giải pháp trọng tâm; trong đó, vấn đề phát triển toàn diện con người tại chỗ và vấn đề giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích từ rừng và chủ thể sinh sống tại chỗ là 02 luận điểm mới và khoa học, có ý nghĩa chiến lược và bền vững trong thực hiện chính sách dân tộc và miền núi. Đây là Nghị quyết vừa toàn diện, vừa cụ thể đối với công tác dân tộc và miền núi của tỉnh; hầu hết nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết đề ra đến nay vẫn được Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo thực hiện.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, ngày 05/5/2003, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU, đồng thời chỉ đạo UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết gắn với việc tiếp tục thực hiện chủ trương, giải pháp mà Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy đã đề ra.

Với nhận thức xóa đói, giảm nghèo, nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của toàn bộ công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, ngày 10/8/2006, Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 05-KL/TU về giải pháp giảm nghèo ở miền núi và vùng dân tộc ít người tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc bố trí nguồn lực đối ứng của địa phương và lồng ghép thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia của Chính phủ; nâng cao năng lực cộng đồng, lấy thôn, nóc làm địa bàn chỉ đạo; coi trọng vận động đồng bào các dân tộc với vai trò vừa là đối tượng giảm nghèo vừa là chủ nhân trong bảo vệ, xây dựng và phát triển miền núi.

Năm 2009, thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 57-CT/TU, ngày 05/6/2009 về việc lãnh đạo chỉ đạo tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất. Với phương châm “Đoàn kết, tôn trọng, tương trợ, phát triển”, Đại hội đã tổng kết những kết quả thực hiện chính sách dân tộc và những mô hình, điển hình trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số và đề ra phương hướng xây dựng khối đại đoàn kết, phát triển các dân tộc tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn mới. Ngày 12/10/2009, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về công tác dân vận trong tình hình mới, nêu rõ quan điểm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy, công tác dân vận chính quyền và lực lượng vũ trang, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận, đoàn thể hướng về cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phân công đảng viên, cán bộ phụ trách nhóm hộ trong thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình, điển hình dân vận khéo.

Ngày 03/6/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về đổi mới và tăng cường công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới; trên cơ sở đó, Tỉnh ủy đã tổ chức quán triệt Nghị quyết và chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xây dựng chương trình hành động, kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết. Chương trình số 25-CT/TU, ngày 27/8/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW chỉ rõ công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số cần đặc biệt nắm vững đặc điểm phong tục, tập quán của đồng bào để có phương pháp vận động phù hợp, coi trọng công tác dân vận của chính quyền, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực miền núi, xây dựng không gian sinh tồn bền vững của đồng bào dân tộc. Tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15 (khóa XX), Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 95-KL/TU, ngày 22/7/2013 về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội miền núi từ nay đến năm 2015.

Ngoài việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình hành động đối với công tác vận động đồng bào dân tộc miền núi đã nêu, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các khóa đã ban hành một số văn bản chỉ đạo khác, nhất là việc chỉ đạo thể chế hóa của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy chỉ đạo trực tiếp tại các hội nghị chuyên đề của Tỉnh ủy; phân công các đồng chí Tỉnh ủy viên phụ trách địa bàn và lĩnh vực công tác chỉ đạo trực tiếp công tác dân tộc và phát triển miền núi.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cấp, các ngành trong tỉnh tùy theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đã thường xuyên đưa công tác dân vận đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vào chương trình công tác của cơ quan, đơn vị mình. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, hàng nghìn giáo viên, cán bộ y tế miền núi, bên cạnh công tác chuyên môn đã phối hợp với địa phương làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống cũng như trong sự nghiệp xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc. Công tác thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ngăn chặn việc truyền đạo trái phép lên miền núi, vùng đồng bào dân tộc được Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng chính sách, pháp luật.

Tỉnh ủy thường xuyên coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xem đó là khâu then chốt trong toàn bộ công tác vận động đồng bào các dân tộc, phát triển miền núi. Đến nay, tổ chức và hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể được củng cố đến từng thôn, bản. Ban dân vận cấp huyện được tăng cường, 100% các xã miền núi đã thành lập Khối dân vận do đồng chí phó bí thư cấp ủy xã làm trưởng Khối; ngoài vai trò tham mưu, Khối dân vận còn tổ chức phối hợp với các lực lượng làm công tác vận động quần chúng ở cơ sở. Từ năm 2012 đến nay, các huyện miền núi đã triển khai việc thành lập Tổ dân vận ở thôn do đồng chí bí thư chi bộ thôn làm tổ trưởng, trực tiếp làm công tác vận động quần chúng ở từng thôn, nóc.

Công tác khảo sát, nắm tình hình phục vụ sơ kết, tổng kết từng nghị quyết, chỉ thị về dân tộc và miền núi được tiến hành thường xuyên. Đối với những nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh ủy cũng như các chương trình mục tiêu quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của các cấp ủy theo Điều 30, Điều lệ Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm có tác dụng thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục khuyết điểm, lệch lạc và bổ sung giải pháp thực hiện chính sách dân tộc, phát triển miền núi của tỉnh.

2- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với hoạt động của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trên tinh thần Nghị quyết 8B-NQ/HNTW và các nghị quyết, chỉ thị về công tác dân tộc của Trung ương, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Mặt trận, đoàn thể, các hội quần chúng tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên đồng bào dân tộc thiểu số tích cực giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa các dân tộc; đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, xây dựng nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan và những phong tục, tập quán lạc hậu; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Mặt trận, đoàn thể, các hội quần chúng đối với các công trình, dự án triển khai tại vùng miền núi nhằm nâng cao lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước.

Sau khi tái lập tỉnh, để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận, các hội, đoàn thể tăng cường công tác dân vận đối với vùng miền núi và các đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh như: Chỉ thị số 25/CT-TU, ngày 12/6/2000 về chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Thông tri số 12/TT-TU, ngày 31/10/2000 về việc tăng cường lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với các hội quần chúng; Chỉ thị số 27/CT-TU, ngày 16/7/2004 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Chữ thập đỏ và công tác Hội trong tình hình mới; Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 12/10/2009 về công tác dân vận trong tình hình mới; Chương trình số 25-CT/TU, ngày 27/8/2013 thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới và một số nghị quyết chuyên đề về Mặt trận, đoàn thể, hội quần chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Mặt trận, các đoàn thể đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo tinh thần Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; tham mưu cấp ủy đảng quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác vận động quần chúng nói chung, vận động đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; chú ý phương thức tập hợp, vận động quần chúng phù hợp với từng địa phương, từng thành phần dân tộc cụ thể; từng bước đa dạng hóa, hướng về cơ sở, lấy địa bàn khu dân cư làm cơ sở hoạt động, mở rộng và phát huy dân chủ, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Vì vậy, việc vận động đồng bào, đoàn viên, hội viên thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt hiệu quả ngày càng cao, tập hợp được đông đảo hội viên, đoàn viên và đồng bào tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; qua đó đã xây dựng được nhiều mô hình “Dân vận khéo”, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn miền núi.

Mặt khác, Tỉnh ủy đã lãnh, chỉ đạo Mặt trận phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội, phát huy quyền dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp của nhân dân, góp phần tích cực trong việc xây dựng đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt, cốt cán, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số làm công tác vận động quần chúng ở cơ sở. Tập trung vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, cuộc vận động nêu trên, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với công tác dân vận của cơ quan Nhà nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trên tinh thần các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, chủ trương, giải pháp của Tỉnh ủy về công tác dân tộc, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo chính quyền các cấp xây dựng chương trình hành động, thể chế hóa bằng các quyết định, chỉ thị để tổ chức thực hiện. UBND tỉnh đã ký kết các chương trình phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác vận động quần chúng, công tác xây dựng chính quyền; phối hợp vận động các tầng lớp nhân dân các huyện miền núi thực hiện tốt các chương trình kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án do Trung ương và tỉnh hỗ trợ; triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg, ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND, ngày 06/5/2009 về tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới; chỉ đạo thực hiện các hoạt động “Năm dân vận chính quyền”; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg, ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; sơ kết 05 năm thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Triển khai thực hiện Quyết định số 1422-QĐ/TU, ngày 23/8/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh; tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010, triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2015.

Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới và tăng cường công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới; UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Trung ương; ký kết Quy chế số 27/QCPH-UBND-BDVTU, ngày 25/4/2014 Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Ban Dân vận Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền; Chương trình số 28/CTPH-UBND-BDVTU, ngày 25/4/2014 Chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Ban Dân vận Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền năm 2014. Sau đó, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1663/UBND-VX về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của các cấp chính quyền, các cơ quan hành chính Nhà nước. Các văn bản nói trên đã tạo cơ sở để các cấp, các ngành thuộc các cơ quan Nhà nước tăng cường công tác dân vận (trong đó có công tác dân vận đối với đồng bào các dân tộc thiểu số) trong thời gian đến. UBND tỉnh cũng đã tổng kết các chương trình, chính sách, dự án trên địa bàn miền núi Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2011 và kết quả giảm nghèo miền núi năm 2010 - 2013(*).

Ngoài ra, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành những nghị quyết, chương trình, kế hoạch được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia như: Chương trình bê tông hóa giao thông, chương trình dồn điền đổi thửa; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình phát triển mạng lưới điện, đường, nước sạch miền núi; Đề án chuyển sản xuất từ 03 vụ lúa sang 02 vụ lúa/năm và hàng chục chương trình, dự án khác đã huy động được sự tự nguyện của nhân dân đóng góp sức người, sức của để thực hiện, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh và thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi. Đến nay, có 09/09 huyện miền núi của tỉnh thực hiện cơ chế “Một cửa” đã giảm phiền hà, giải quyết công việc nhanh, gọn hơn cho nhân dân về các lĩnh vực liên quan đến đất đai, nhà ở, hộ tịch, hộ khẩu, chứng thực, đăng ký kinh doanh. Chính quyền và các cơ quan Nhà nước đã thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với nhân dân, gặp gỡ các già làng, trưởng thôn để bàn các giải pháp thực hiện có hiệu quả về công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi.

4- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với công tác dân vận của lực lượng vũ trang ở đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định công tác dân vận của lực lượng vũ trang là một bộ phận quan trọng trong công tác vận động quần chúng, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh, chỉ đạo các lực lượng vũ trang tỉnh tích cực, chủ động triển khai một cách toàn diện công tác dân vận với phương châm công tác dân vận hướng về cơ sở, tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện cơ chế song trùng lãnh đạo, các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 773/2001/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nghị quyết số 152/NQ-ĐUQSTW, ngày 01/8/2003 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương; Nghị quyết số 12/2003/NQ-ĐU, ngày 21/10/2003 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Chỉ thị số 13/2001/CT-BCA, ngày 11/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường, đẩy mạnh công tác dân vận của Quân đội, Bộ đội Biên phòng, Công an trong tình hình mới. Bộ chỉ huy các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh đã có nghị quyết, chỉ thị về nhiệm vụ công tác dân vận theo đặc điểm công tác của từng đơn vị. Các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp với các địa phương, địa bàn đứng chân để triển khai thực hiện. Cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác vận động quần chúng, nêu cao truyền thống xây dựng “đội quân chiến đấu, đội quân công tác” gắn bó máu thịt với dân; quán triệt mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ làm công tác dân vận và phương án triển khai thực hiện trên từng địa bàn cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Bộ Tư lệnh Quân khu V, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện cùng với ban thường vụ cấp ủy, ban dân vận cấp ủy, Mặt trận, đoàn thể các cấp định kỳ ký kết, sơ kết, tổng kết chương trình phối hợp hoạt động về công tác đảng, công tác chính trị và công tác vận động quần chúng. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu cho Quân khu, đề xuất với các đơn vị của Bộ Quốc phòng cử các đơn vị bộ đội của Bộ, Quân khu và của tỉnh tổ chức các đợt huấn luyện dã ngoại, giúp dân làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, ứng cứu bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, quy tập mộ liệt sĩ, khám chữa bệnh, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, tặng quà cho các đối tượng chính sách, đồng bào nghèo miền núi.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương củng cố tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở; làm nòng cốt trong công tác vận động quần chúng nội, ngoại biên đoàn kết xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị; tăng cường sĩ quan Bộ đội Biên phòng đảm nhận các chức danh phó bí thư cấp ủy hoặc phó chủ tịch UBND tại 14 xã biên giới; xây dựng các mô hình khai hoang đất lúa nước, làm ruộng bậc thang, trình diễn các mô hình sản xuất vận động đồng bào chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi theo hướng hiệu quả hơn, thay đổi thói quen trong tập quán canh tác, những tập tục lạc hậu để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Đảng ủy và Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo toàn diện các mô hình dân vận trong các đơn vị Công an tỉnh. Công an các cấp tham mưu cấp ủy, chính quyền phối hợp với Mặt trận, đoàn thể và làm chủ công phát động xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng lực lượng cốt cán, xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân đã phát huy tác dụng, hiệu quả trong nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Quán triệt 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, Công an tỉnh chỉ đạo những đơn vị có quan hệ trực tiếp với nhân dân không ngừng sửa đổi nề nếp, tác phong, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân như: Triệt để rút ngắn thời gian làm các thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp hộ chiếu, đăng ký xe máy, cấp khuôn dấu cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp..., những việc làm trên đã được người dân tin cậy, ủng hộ.

Từ năm 2008 đến nay, UBND tỉnh giao cho Công an tỉnh làm nòng cốt, chủ công phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg, ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, đánh giá, lựa chọn được 716 người, UBND tỉnh đã công nhận và thực hiện chính sách đối với 386 người. Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số suốt thời gian qua đã đóng góp có hiệu quả trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn miền núi của tỉnh.

5- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy trong xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện ở vùng miền núi, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, kiện toàn các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các huyện miền núi. Tỉnh ủy cũng đã cụ thể hóa các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng bằng các quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ thôn, trường học, hợp tác xã, trạm y tế; yêu cầu các cấp ủy, chi bộ, đảng bộ cơ sở nghiêm túc xây dựng quy chế làm việc, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, chế độ sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; trong đó, chú trọng đến công tác phát triển đảng viên. Tính đến năm 2013, 9 huyện miền núi có 13.470 đảng viên (6.197 đảng viên người dân tộc thiểu số); 267 tổ chức cơ sở đảng (143 đảng bộ, 124 chi bộ), 1.278 chi bộ trực thuộc. 

Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở các huyện miền núi; các cấp ủy luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác cán bộ các huyện miền núi. Trên cơ sở sơ kết, tổng kết các nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ vùng miền núi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 22/12/2004 về đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc ít người. Từ đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thường xuyên. Tính đến năm 2013, số lượng công chức cấp xã thuộc 9 huyện miền núi là 1.003 người; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn là 3.006 người. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số luôn được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo các huyện thực hiện. Hằng năm đều cử cán bộ là người dân tộc thiểu số đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; công tác cử tuyển các con em đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Chính phủ (từ năm 2008 đến năm 2013, có 107 em được đi học theo chế độ cử tuyển; trong đó, Đại học 41 em, Cao đẳng 41 em, Trung cấp 25 em; số học sinh cử tuyển được bố trí công tác là 80 em, số học sinh chưa bố trí công tác là 27 em).

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và các ban xây dựng đảng Tỉnh ủy mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về công tác xây dựng đảng; công tác kiểm tra, giám sát; công tác dân vận cho cán bộ hoạt động không chuyên trách làm công tác tổ chức, kiểm tra, dân vận ở cấp xã. Kịp thời sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã các huyện miền núi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ trong công tác, thể hiện được vai trò tham mưu giúp cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với giải quyết tốt đầu ra đối với những cán bộ, công chức cấp xã hạn chế năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện tiếp tục công tác. Phần lớn cán bộ, công chức trong diện nghỉ chính sách đều đồng tình ủng hộ. Đáng chú ý, một số huyện như: Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Bắc Trà My, Tây Giang... đã liên kết với Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng mở các lớp đại học tại chức về quản lý kinh tế, nông lâm, quản trị kinh doanh cho cán bộ người dân tộc; một số huyện như Bắc Trà My, Nam Trà My... đã tổ chức các lớp học bổ túc văn hoá từ lớp 10 đến lớp 12 cho cán bộ xã, thị trấn để có cơ sở cho đi đào tạo về chuyên môn, chính trị sau này.

Để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm học tập, đối với cán bộ, công chức đang công tác tại xã miền núi được cử đi học, ngoài khoản kinh phí do ngân sách tỉnh chi trả, mỗi học viên được hỗ trợ kinh phí trong quá trình học tập. Thời gian qua, 9 huyện miền núi đã đào tạo, bồi dưỡng 3.276 lượt cán bộ, công chức cấp xã, trong đó, 1.499 trung cấp lý luận chính trị, 58 cao cấp lý luận chính trị, 441 đại học chuyên môn, 1.278 trung cấp chuyên môn. Đồng thời, tỉnh phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III mở lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, điều hành cho 1.241 lượt cán bộ, công chức là chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, bí thư, phó bí thư đảng ủy cấp xã và 07 chức danh công chức cấp xã ở các huyện miền núi. Ngoài ra, việc xây dựng chính sách đưa sinh viên tốt nghiệp đại học về các xã miền núi được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Đã thu hút 77 sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc tại xã (trong đó bố trí làm cán bộ chuyên trách 53 người; bố trí làm công chức chuyên môn 24 người).

Thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo, tỉnh Quảng Nam có 03 huyện: Nam Trà My, Tây Giang và Phước Sơn đã tuyển chọn được 30 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch UBND 30 xã. Cùng với thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ về xã, UBND tỉnh đã ban hành Đề án tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2016 (Đề án 500). Đến nay, đã tuyển chọn được 274 em tốt nghiệp đại học chính quy cử đi học lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính và kỹ năng cán bộ lãnh đạo, quản lý xã, phường, thị trấn tại Trường Chính trị tỉnh. Trong số 274 em toàn tỉnh, 9 huyện miền núi tuyển chọn được 62 em, đã bố trí công tác về xã, thị trấn 19 em, còn 43 em đang tiếp tục đào tạo.



6- Đời sống vật chất, tinh thần và lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương, cơ sở

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, các chương trình, dự án của Trung ương và của tỉnh về công tác dân tộc, miền núi, thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc đã có những bước phát triển đáng kể. Kết cấu hạ tầng được xây dựng tương đối đồng bộ; giá trị sản xuất và dịch vụ đều tăng, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi năm 2013 đạt 7,5 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,57 lần so với năm 2006; lương thực bình quân đầu người năm 2006 là 234 kg/người/năm, năm 2013 tăng lên 272 kg; tỷ lệ thôn có đường giao thông cho xe cơ giới năm 2006 là 44,6%, đến năm 2013 tăng lên 63%; tỷ lệ học sinh trung học trong độ tuổi đến trường năm 2006 là 57,9%, đến năm 2013 tăng lên 78,8%; tỷ lệ xã có điện năm 2006 là 79,4%, đến năm 2013 đạt 91,2%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện năm 2006 là 61,25%, đến năm 2013 đạt 83,78%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt năm 2006 là 54,6%, đến năm 2013 đạt 76%; tỷ lệ xã có chợ năm 2006 là 13%, đến năm 2013 đạt 21%.

Mặc dù đời sống vật chất còn khó khăn, song đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều tiến bộ. Đến nay, đã có 100% huyện miền núi của tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Các địa phương đang tích cực vận động thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống được đầu tư nghiên cứu bảo tồn và phát huy; các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc được khuyến khích khôi phục. Đại hội thể thao, hội thi văn nghệ các dân tộc miền núi được thường xuyên luân phiên tổ chức ở các huyện; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư xây dựng; một số ngành, nghề truyền thống bước đầu được khôi phục. Bên cạnh đó, việc phủ sóng phát thanh, truyền hình trên miền núi, chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc của Trung ương và địa phương đã giúp cho công tác vận động quần chúng thêm hiệu quả, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thêm phong phú.

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp coi trọng công tác xây dựng cốt cán là già làng, trưởng thôn, người có uy tín cùng với công tác tuyên truyền, công tác dân vận đã phát huy hiệu quả trong việc giữ vững định hướng chính trị tư tưởng. Lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Hầu hết gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số đều tự giác treo cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ nơi trang trọng nhất trong nhà; nhiều người tự nguyện lấy họ Nguyễn và họ Hồ- là họ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh- làm họ của mình. Hiện nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các cuộc vận động xây dựng “gia đình văn hóa”, “thôn văn hóa”, “tộc họ văn hóa”, “xây dựng nông thôn mới” được phát động và được đồng bào các dân tộc hưởng ứng sôi nổi.

7- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và kết quả đạt được về công tác đối ngoại nhân dân đối với nước bạn Lào

Tuyến biên giới Việt - Lào trên địa phận tỉnh Quảng Nam dài 142 km, đi qua 02 huyện Nam Giang và Tây Giang, 14 xã, 79 thôn, với 4.300 hộ/20.504 khẩu, chủ yếu là dân tộc Gié Triêng và Cơ Tu. Nhân dân hai bên biên giới có chung đặc điểm về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa, có quan hệ họ hàng, thân tộc và truyền thống hòa bình, hữu nghị lâu đời. Các tỉnh Salavan, Savanakhet có quan hệ kết nghĩa với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây, ngày nay tỉnh Sê Kông và tỉnh Quảng Nam là hai đơn vị kết nghĩa với nhau.

Năm 1999, Việt Nam ký Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào. Từ ngày 06 - 10/4/2000, Tỉnh ủy đón tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sê Kông, đánh giá kết quả thực hiện Hiệp định, bàn phương hướng hoạt động phối hợp trong thời gian đến; ký kết biên bản hợp tác giữa hai tỉnh Sê Kông và Quảng Nam. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy chỉ đạo 02 huyện Nam Giang và Tây Giang tổ chức ký kết chương trình kết nghĩa cụm, bản, thôn hai bên biên giới với 02 huyện Kà Lùm và Đắk Chưng, tỉnh Sê Kông.

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với Sở Ngoại vụ và Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các hoạt động đối ngoại nhân dân và làm nòng cốt trong công tác vận động quần chúng nội, ngoại biên tuyến biên giới; phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động phối hợp kết nghĩa, giao lưu văn hóa, tổ chức các buổi giao ban thường kỳ giữa 04 huyện để thông báo cho nhau tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh biên giới. Các huyện biên giới của tỉnh cũng thường xuyên hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, lương thực, thực phẩm cho nhân dân bạn trên tuyến biên giới; tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân tỉnh Sê Kông đến tham quan, nghiên cứu các mô hình phát triển nông, lâm nghiệp tại Việt Nam.

Hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kông đã phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc. Tình hình an ninh, trật tự tại khu vực biên giới giữa hai tỉnh được giữ vững, hai bên phối hợp thực hiện tốt Hiệp định Quy chế biên giới, cũng như hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa toàn tuyến biên giới hai tỉnh. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang hỗ trợ tích cực tỉnh Sê Kông trong việc xây dựng Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Đắc Tà Oọc từ vốn ODA của Việt Nam; tổ chức trao tặng cho chính quyền các huyện của tỉnh Sê Kông 100 bộ máy vi tính; đang chuẩn bị thủ tục để đầu tư xây tặng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sê Kông một trạm quân y và 01 trường bắn phục vụ công tác huấn luyện. Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và lưu học sinh Lào sang học tập, nghiên cứu, làm ăn, sinh sống tại Quảng Nam. Trong năm học 2013 - 2014, tỉnh Quảng Nam đã cấp học bổng và tổ chức tiếp nhận đào tạo cho 28 học sinh và 16 cán bộ chủ chốt của tỉnh Sê Kông và 21 học sinh của tỉnh Chămpasăk sang học Tiếng Việt và các chuyên ngành tại các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh; tổng số lưu học sinh và cán bộ Lào hiện đang học tại Quảng Nam là 168 người.

Hoạt động hợp tác, giao lưu, trao đổi đoàn, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các ngành, địa phương của hai tỉnh được triển khai tích cực. Đến nay, có 17 cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh Quảng Nam có quan hệ hợp tác kết nghĩa với các cơ quan, đơn vị và địa phương của tỉnh Sê Kông; tất cả các cặp thôn - bản hai biên giới của hai tỉnh đã tổ chức kết nghĩa với nhau; đặc biệt, huyện Duy Xuyên đã chủ động xây dựng mối quan hệ kết nghĩa với tỉnh Chămpasăk. Quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Quảng Nam với Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng tiếp tục được duy trì và phát triển tốt đẹp. Các hoạt động thăm hỏi lẫn nhau được tổ chức thường xuyên nhân các dịp lễ, tết của hai nước.



III- Một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

1- Tồn tại, hạn chế

- Một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận trong thực hiện chính sách dân tộc và phát triển miền núi; chưa chủ động tìm tòi phương pháp vận động, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị các địa phương miền núi, nhất là ở cơ sở còn hạn chế. Ý chí tự lực, tự cường khắc phục khó khăn vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, công tác vận động phải bằng thực tiễn, trực quan, sinh động nhưng nhiều địa phương chưa coi trọng việc xây dựng, trình diễn, nhân rộng mô hình để đồng bào làm theo. Đội ngũ cán bộ cơ sở chưa tập trung vận động, hướng dẫn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, mở rộng sản xuất cho dân. Công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm cách làm ăn đến người dân chưa được thường xuyên. Đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm mỏng, chưa chuyên sâu theo từng đối tượng sản xuất, vì vậy, việc chuyển giao các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đến cộng đồng thôn, nóc, hộ gia đình còn hạn chế.

- Một số chương trình, dự án, chính sách đã được phê duyệt nhưng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Trung ương chưa đáp ứng nhu cầu và tiến độ phân kỳ. Một số mục tiêu thực hiện dở dang, không đồng bộ, làm hạn chế hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, nặng về lĩnh vực đầu tư gián tiếp xây dựng kết cấu hạ tầng mà chưa đầu tư thích đáng lĩnh vực hỗ trợ trực tiếp về sản xuất; một số mô hình được xây dựng không phù hợp với khả năng và điều kiện sản xuất của người dân.

- Trong quá trình xây dựng, ban hành các nghị quyết, chương trình hành động, chỉ thị về thực hiện chính sách dân tộc, phát triển miền núi, có lúc, có nơi chưa xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành. Có tình trạng do bị động về nguồn lực, bỏ dở giữa chừng hoặc có biểu hiện tư duy nhiệm kỳ, cách làm thiếu nhất quán. Có giai đoạn các cấp, các ngành của tỉnh chủ trì hầu hết các chương trình, dự án; có lúc phân cấp giao hầu hết các chương trình, dự án cho cấp huyện chủ trì, cấp xã chưa đảm nhận được vai trò chủ đầu tư, làm cho công tác quản lý, điều hành bất cập, thiếu chặt chẽ.

- Một số chính sách quy định đối tượng được thụ hưởng chưa thật phù hợp so với tình hình thực tế. Giải pháp lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, chính sách, dự án trên địa bàn một số huyện còn lúng túng, dàn trải, thiếu tập trung, hiệu quả kém. Một số công trình nước sinh hoạt tự chảy, thủy lợi nhanh xuống cấp do chất lượng công trình chưa đảm bảo, thiên tai lũ lụt, quản lý vận hành duy tu bảo dưỡng không được thường xuyên, một số nơi nhận thức về trách nhiệm bảo vệ công trình của cộng đồng hưởng lợi chưa cao. Công tác thông tin báo cáo, phối hợp thực hiện, quản lý điều hành giữa các ngành chức năng của tỉnh với các địa phương, cơ sở chưa đồng bộ, có mặt còn hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành chung.

- Ở gia đình và cộng đồng, học sinh các dân tộc thiểu số sử dụng tiếng mẹ đẻ, vào trường các em tiếp cận Tiếng Việt nên việc tiếp thu của các em rất khó khăn. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế đời sống khó khăn, việc quan tâm vấn đề học của gia đình với con em chưa tốt. Ngoài ra, do mật độ dân số thưa, giao thông cách trở nên việc học theo trường ghép, lớp ghép còn tồn tại ở nhiều nơi. Những mặt bất cập trên làm cho chất lượng học tập của học sinh các dân tộc thiểu số hạn chế nhất định. Về y tế, hiện nay chế độ hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh còn cố định ở mức rất thấp, đội ngũ y, bác sĩ, phương tiện khám chữa bệnh cho khu vực miền núi hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

2- Nguyên nhân

- Miền núi Quảng Nam tuy rộng nhưng dốc tụ, độ rửa trôi lớn làm cho đất rẫy nhanh chóng bạc màu; điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và xuất phát điểm về kinh tế quá thấp nên đến nay đời sống bà con vẫn còn hết sức khó khăn. Kết quả điều tra giảm nghèo cuối năm 2012 cho thấy: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 17,93%, hộ cận nghèo là 13,18%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi là 47,39%, hộ cận nghèo là 16,2%. Đặc biệt, ở 06 huyện miền núi cao, nơi có đông người dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo là 61%, hộ cận nghèo là 8,39%. Điển hình, huyện Nam Trà My 75,29% hộ nghèo, 5,05% hộ cận nghèo, ở huyện này hầu hết người dân tộc thiểu số nằm trong diện hộ nghèo và cận nghèo.

- Trên cùng một địa bàn có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu tư cùng triển khai thực hiện trùng lắp mục tiêu, đối tượng nên trong tổ chức thực hiện còn chồng chéo, ảnh hưởng đến công tác theo dõi, kiểm tra, phối hợp thực hiện.

- Một số nơi áp dụng cách làm chủ quan, không phù hợp: Việc xây nhà ở cho người nghèo, xóa nhà tạm cho đồng bào hầu hết làm theo mẫu nhà thấp, thưng gỗ kín, lợp tôn, quá nóng đồng bào không ở được, gây lãng phí; việc cấp giống cây trồng cho dân không phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng hoặc làm công trình thủy lợi nhưng đến mùa khô không có nước tưới. Thêm vào đó, tập quán sản xuất tự cấp tự túc, manh mún, nhỏ lẻ chi phối cách nghĩ, cách làm của đồng bào, chưa mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, chưa hình thành được tư duy sản xuất hàng hóa.

- Ngoài diện tích rẫy cũ bạc màu là các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên chiếm hầu hết diện tích tự nhiên, người dân không còn đất để mở rộng sản xuất nông nghiệp hoặc phát triển rừng trồng. Có rất nhiều gia đình tái định cư từ các dự án thủy điện thiếu đất sản xuất; nhiều thôn bản mức bình quân đất sản xuất rất thấp.

3- Bài học kinh nghiệm

Một là, trong công tác lãnh đạo của cấp ủy, khi đề ra chủ trương, nghị quyết về công tác dân tộc cần phải đảm bảo thực hiện đồng bộ các yêu cầu: Nắm vững đặc điểm của đồng bào ở từng nơi để đề ra chủ trương, giải pháp đúng đắn; có chủ trương, nghị quyết rồi phải được thể chế hóa bằng chính sách, pháp luật; phải bố trí nguồn lực thực chất để thực hiện chủ trương; thực hiện đến đâu phải kiểm tra, giám sát đến đó. Kiên trì bám sát quá trình tổ chực thực hiện tháo gỡ khó khăn, rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ cứu thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu đã đề ra. Tránh tình trạng đề ra chủ trương chay, thiếu đảm bảo điều kiện thực hiện.

Hai là, công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số phải hiểu phong tục tập quán, tâm lý của đồng bào, không nặng về lý luận, lý thuyết chung chung, đồng bào sẽ khó tiếp thu, khó nhớ; phải bằng việc làm, mô hình cụ thể để cho đồng bào tai nghe, mắt thấy, ham thích, tạo thành động cơ bên trong thôi thúc đồng bào tự giác, hăng hái tham gia.

Ba là, việc đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay phải cân đối giữa đầu tư gián tiếp xây dựng kết cấu hạ tầng với đầu tư trực tiếp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của đồng bào. Bên cạnh đầu tư phải bố trí đất đai, cho vay vốn, hướng dẫn sản xuất để bà con phát huy vai trò tự chủ, tự lực cánh sinh vươn lên bền vững. Trong hỗ trợ trực tiếp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, kể cả hỗ trợ giảm nghèo không nên máy móc chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo, mà hỗ trợ cả cho hộ đã thoát nghèo, giúp cho những hộ thoát nghèo vươn lên khá, giàu làm mô hình, điển hình cho hộ nghèo học tập, cách làm này đồng thời có tác dụng xóa bỏ tâm lý không muốn thoát nghèo để khỏi mất sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bốn là, việc thực hiện chính sách dân tộc thiểu số, phát triển miền núi chỉ thành công khi nào tạo ra được điều kiện đồng bộ để bà con tự lực làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Nam cần giải quyết căn bản mối quan hệ về lợi ích giữa rừng và chủ nhân của nó. Nghĩa là chừng nào người dân tại chỗ được hưởng lợi từ việc trồng rừng, bảo vệ rừng thì chừng đó mới có phát triển ổn định và bền vững.

IV- Giải pháp tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

1- Dự báo những yếu tố tác động vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tình hình mới

Với sự phát triển của hệ thống giao thông miền núi, việc xây dựng cửa khẩu quốc tế Đắc Tà Oọc, cửa khẩu tiểu ngạch Kà Lùm sẽ có tác động nhất định đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội miền núi Quảng Nam.

Miền núi Quảng Nam hiện có 44 dự án thủy điện đã được phê duyệt với tổng công suất 1.584,6MW; điện lượng bình quân năm 6,216tỷ Kwh (bao gồm 13 dự án đã phát điện, 13 dự án đang xây dựng và 18 dự án phê duyệt hoặc lập dự án đầu tư); có 28 đơn vị khai thác khoáng sản chủ yếu là vàng sa khoáng và vật liệu xây dựng. Hậu quả của các hoạt động nói trên là việc thu hồi hàng trăm ngàn héc ta đất, tái định cư hàng chục hộ dân, gây xáo trộn cảnh quan, ô nhiễm môi trường, hủy hoại rừng, các tệ nạn xã hội... ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.Việc các tổ chức tôn giáo gia tăng các hoạt động truyền đạo lên miền núi, làm thay đổi cơ cấu xã hội dân cư, xung đột văn hóa và đời sống tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Việc thu hồi đất, tái định cư sẽ hủy hoại một phần không nhỏ thành quả công tác định canh, định cư đã tiến hành trong mấy chục năm qua. Diện tích lúa nước và các khu dân cư thấp ven sông suối sẽ bị ngập nước, dân cư ở đó phải chuyển lên sống ở rẻo cao hoặc khu tái định cư chật hẹp, môi trường ô nhiễm, nước sinh hoạt và đất sản xuất bị hạn chế, sinh cảnh của đồng bào thay đổi, đời sống nhân dân khó khăn hơn. Nạn đào đãi vàng, khai thác khoáng sản trái phép, xâm hại rừng nếu không được ngăn chặn có hiệu quả, nhất định sẽ làm gia tăng tai nạn, tệ nạn xã hội và tội phạm ở miền núi.

Mặt khác, thành công bước đầu trong việc phát triển trồng cây nguyên liệu giấy, cây cao su và quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nếu được triển khai đúng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện căn cơ, bài bản, thị trường tiêu thụ ổn định sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế xã hội miền núi phát triển nhanh và bền vững.

2- Giải pháp tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

2.1- Xây dựng Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin và uy tín với nhân dân vùng dân tộc thiểu số

Tập trung thực hiện có hiệu quả về xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 13-NQ/TU của Tỉnh uỷ. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, nhất là cấp ủy cơ sở, chủ động tự xây dựng cho được nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị sát với thực tế ở từng xã; trên cơ sở đó, phân công trách nhiệm chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, nâng cao năng lực chính quyền cơ sở trong công tác quản lý, điều hành, đủ sức làm chủ đầu tư các hợp phần chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ khác được phân cấp nhằm nâng cao vai trò chủ động và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cơ sở.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực sự tiền phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, phấn đấu không còn tổ chức cơ sở đảng yếu kém, không có thôn, bản trắng đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, của ủy ban kiểm tra, kịp thời xử lý kỷ luật nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Tập trung lãnh đạo công tác dân vận của cả hệ thống chính trị nhằm vào mục tiêu vận động nhân dân thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, các chương trình mục tiêu quốc gia đối với các xã, huyện miền núi; chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, nước sạch; xây dựng hệ thống giáo dục từ mầm non đến các bậc học phải đạt chất lượng. Đặc biệt quan tâm các trường nội trú, xây dựng cơ sở vật chất y tế ở thôn, xã, huyện đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhà nước tăng cường giá trị hợp phần hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình gắn với đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ cho đồng bào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và các làng nghề truyền thống thủ công, mỹ nghệ. Tập trung thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở các huyện miền núi.

Tăng cường vận động, giáo dục đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ được quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng. Trong phương pháp vận động phải kiên trì, thận trọng, tế nhị, chắc chắn và gương mẫu cho đồng bào tin và làm theo; đồng thời, phải luôn đổi mới, sáng tạo, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng. Tìm hiểu kỹ phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất của từng dân tộc để đề ra chủ trương và phương pháp sát hợp. Thông qua công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở thực hiện chính sách dân tộc, phát triển miền núi, cải thiện rõ nét đời sống nhân dân, qua đó tiếp tục xây dựng sự nhất quán về chính trị tư tưởng, củng cố niềm tin của các dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước, nâng cao uy tín của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên đối với nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

2.2- Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước

Chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 1422-QĐ/TU, ngày 23/8/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Chỉ thị 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/9/2000 và Chỉ thị 19/CT-UBND, ngày 5/6/2009 của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các huyện miền núi ký kết chương trình phối hợp giữa UBND với ban dân vận cấp ủy các huyện miền núi; tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các tổ chức chính trị với chính quyền cấp huyện, cấp xã trên địa bàn miền núi; thực hiện nội dung Công văn số 1663/UBND-VX, ngày 8/5/2014 của UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của các cấp chính quyền, các cơ quan hành chính Nhà nước.



Cấp ủy đảng các huyện miền núi chỉ đạo HĐND, UBND cùng cấp rà soát việc bố trí nguồn lực thực hiện các nghị quyết của Trung ương về chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp, đoàn thể trên địa bàn miền núi, bổ sung giải pháp, nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án hiện có và mới được phê duyệt để thực hiện đạt mục tiêu mà các chương trình hành động đã đề ra. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành: Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc phối hợp với UBND các huyện miền núi khảo sát nắm tình hình thực hiện các chương trình, dự án phát triển dân tộc, miền núi thời gian qua, điều tra đất đai các loại rừng và đất sản xuất của nhân dân tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trong việc điều chỉnh các mục tiêu, giải pháp thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian đến.

UBND tỉnh chỉ đạo việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện chế độ công vụ, thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án ở các huyện miền núi, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ và uy tín, hiệu quả công tác dân vận chính quyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.3- Tập trung xây dựng hệ thống chính trị nói chung, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội nói riêng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở ở các huyện miền núi; ban thường vụ các huyện phải có đề án cụ thể chỉ đạo kiện toàn cấp ủy cơ sở đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đảm bảo năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Tiếp tục rà soát lại trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở các huyện miền núi để làm căn cứ xây dựng quy hoạch cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và bố trí sử dụng. Đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc tại chỗ để họ có thể gắn bó lâu dài với cơ sở, có khả năng am hiểu thực tiễn, phong tục, tập quán của đồng bào. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đưa sinh viên tốt nghiệp đại học về các xã miền núi và thực hiện tốt Đề án 500 của UBND tỉnh. Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò của già làng và những người có uy tín trong nhân dân bằng cách động viên và có chính sách thoả đáng để họ tích cực vận động nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật; đảm bảo phát huy tính chủ động của từng cụm dân cư.

Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND, UBND cấp huyện, xã trên cơ sở phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương nhằm giải quyết công việc sát với thực tế hơn. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND các xã miền núi; mở rộng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, đoàn thể phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có đạo đức, phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, là người dân tộc thiểu số để bổ sung vào đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, đoàn thể ở từng địa phương. Tập trung nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên; đồng thời, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt, cốt cán, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc đảm bảo về chất lượng, số lượng. Bố trí chi hội trưởng các chi hội đoàn thể ở thôn là đảng viên theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 16/4/2013 của Tỉnh ủy về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Xây dựng Đề án thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác Mặt trận, đoàn thể, nhất là chức danh cấp phó ở địa bàn khu vực II và III.

2.4- Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng, phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong công tác dân vận

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở các địa phương miền núi; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận, các đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; quy định rõ ràng việc tăng cường đi cơ sở, thôn, nóc nhằm khắc phục “hành chính hóa” của cán bộ Mặt trận, đoàn thể ở miền núi.

Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác dân vận của Mặt trận và các đoàn thể; thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác dân vận của Mặt trận và các đoàn thể.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua dân vận khéo, phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đảm bảo thực chất; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, nhân dân các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Việc triển khai thực hiện Quyết định 217, 218 của Ban Bí thư về giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở miền núi, tránh máy móc, nặng nề, chú trọng việc tiếp thu, sửa đổi những vấn đề Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân góp ý.

Bám sát tình hình thực tiễn ở cơ sở, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; phối hợp với các ban, ngành chức năng giải quyết và đề nghị các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; phát huy quyền chủ động, sáng tạo của Mặt trận và đoàn thể các cấp trong công tác vận động quần chúng phù hợp với đặc điểm của các dân tộc. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc. Tập trung chỉ đạo giải quyết đúng pháp luật các vụ việc khiếu kiện có liên quan đến đồng bào dân tộc, nhất là vấn đề giải toả, tranh chấp đất đai, không để kéo dài, phức tạp, không để xảy ra điểm nóng.

2.5- Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số khắc phục tâm lý bất lực, tự ti; cam chịu đói nghèo, an phận thủ thường và trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; khắc phục tập quán sản xuất manh mún nhỏ lẻ, tự cấp tự túc, phương thức canh tác lạc hậu. Tích cực tham gia vào hợp phần sử dụng sức lao động tại chỗ các chương trình dự án đầu tư của Nhà nước; thực hiện chế độ công khai các chính sách, các chương trình, dự án, các định mức kèm theo để nhân dân giám sát và góp ý. Chú trọng sơ kết, tổng kết, nhân rộng những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, các mô hình sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo có hiệu quả trong đồng bào dân tộc.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, giống, tạo điều kiện và vận động đồng bào mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất. Phát triển nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới, tiến tới quy hoạch, xây dựng cơ cấu hợp lý, phát triển nông nghiệp bền vững, toàn diện ở vùng dân tộc phù hợp với điều kiện, địa lý địa bàn. Trình diễn, phổ biến mô hình điển hình về mở rộng quy mô sản xuất, phương thức sản xuất hàng hóa, vừa dựa trên thế mạnh của địa phương, gia đình, vừa dựa vào nhu cầu hoặc triển vọng của thị trường.

Hướng dẫn cho bà con có hiểu biết về mua bán, kinh doanh, tiết kiệm, chi tiêu đảm bảo, hợp lý giữa thu nhập, tiêu dùng và đầu tư cho sản xuất. Cử những người có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, làm kinh tế gia đình giỏi tham gia vào chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn đồng bào.

Vận động đồng bào dân tộc giữ gìn và phát huy những loại hình văn hóa, văn nghệ, các lễ hội phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những phong tục lạc hậu, những tác động tiêu cực của văn hóa phẩm độc hại, lai căng. Kiên quyết xóa đi tình trạng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc; tích cực học tập, tham gia bồi dưỡng chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, tham gia học nghề để nâng cao trình độ dân trí. Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, dạy chữ, dạy tiếng dân tộc cho con em mình; hướng dẫn, động viên đồng bào phát triển, sưu tầm, sáng tác các loại hình văn nghệ, dân ca, điêu khắc, trò chơi truyền thống của dân tộc.

2.6- Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận vùng biên giới

Vùng biên giới, phên dậu quốc gia ở tỉnh Quảng Nam không chỉ có đồng bào ở các thôn, xã có đường biên giới đi qua, mà còn bao gồm toàn bộ miền núi của tỉnh và nhân dân các bộ tộc Lào có truyền thống quan hệ lâu đời. Trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận vùng biên giới là toàn bộ công tác dân vận đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển miền núi của tỉnh, trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại nhân dân với tỉnh Sê Kông và nhân dân nước bạn Lào. Các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch tăng cường công tác thăm viếng, giao lưu, kết nghĩa, giúp đỡ các ngành, các địa phương của tỉnh bạn một cách thiết thực.



V- Kiến nghị, đề xuất

1- Nhân dân các dân tộc thiểu số các tỉnh miền Trung nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng là một bộ phận máu thịt của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đóng góp, hy sinh vô cùng to lớn trong hai cuộc kháng chiến; một lòng gắn bó với Đảng và Nhà nước, thủy chung son sắt với cách mạng. Sống trên địa bàn chiến lược, phên dậu của Tổ quốc, thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống khó khăn song vẫn giữ vững an ninh chính trị, trật tự, toàn toàn xã hội. Đồng bào mong muốn được Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách công bằng như đối với đồng bào vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Nguyện vọng này không phải là vấn đề xin cho mà là vấn đề đạo lý, tình cảm và là vấn đề thực hiện phương châm, nguyên tắc của Đảng về chính sách dân tộc mà Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra: “Các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.

2- Tỉnh Quảng Nam có hơn nửa triệu hecta đất rừng, trong đó gần 80% diện tích là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc trên địa bàn miền núi của tỉnh lại thiếu đất ở, đất sản xuất. Việc thực hiện thu hồi đất làm thủy điện làm cho tình hình thiếu đất sản xuất ở một số nơi càng thêm gay gắt, sinh cảnh của đồng bào bị thu hẹp. Kính đề nghị Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan điều tra, khảo sát, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch các loại rừng một cách phù hợp. Trên cơ sở đó, dành ra một phần diện tích để bố trí phương án trồng cây cao su đại điền của các doanh nghiệp và cao su tiểu điền của nhân dân; bố trí đất rừng trồng và đất sản xuất cho nhân dân những nơi thiếu đất để phát triển kinh tế hộ bền vững. Bố trí cây trồng phù hợp trên đất sản xuất, suốt trong chu kỳ sản xuất, ở những diện tích đất trồng rừng sản xuất có chức năng phòng hộ.

3- Đề nghị Chính phủ quyết định bố trí, cân đối giữa đầu tư gián tiếp phát triển kết cấu hạ tầng với hỗ trợ trực tiếp đến hộ dân để phát triển sản xuất. Một số chương trình đầu tư như Chương trình 30a, đề nghị Chính phủ chỉ đạo cấp vốn, giải ngân đúng theo quyết định phân kỳ đã được duyệt. Ban hành chế độ ưu đãi cho những người dân tộc thiểu số hiện đang công tác tại các cơ quan ở đồng bằng chưa có nhà ở; đồng thời, xem xét chế độ cho những người có thâm niên làm công tác dân tộc, những người tự nguyện làm việc lâu dài trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4- Đề nghị các bộ, ngành Trung ương có liên quan thẩm định chặt chẽ, nhất là việc đánh giá tác động môi trường trên thực địa đối với các dự án thủy điện và khai thác khoáng sản trên địa bàn miền núi của tỉnh. Những dự án thủy điện thường nằm dọc theo những hệ thống sông; bộ, ngành chức năng điều tra, quy định hợp lý quy trình tích nước, xả lũ, vận hành công trình theo phương án liên hồ, không để tác động gây ngập lụt trong mùa mưa bão và thiếu nước trong mùa khô hạn như thời gian vừa qua. Đối với quy định về phí môi trường tính trên kw điện, cần tăng thêm mức thu để hỗ trợ đời sống đồng bào trên toàn bộ lĩnh vực của công trình.

5- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Đề án cải cách giáo dục cần bố trí tăng thêm một số tiết học Tiếng Việt đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc để các em tiếp thu kiến thức được thuận lợi hơn.

Trên đây là báo cáo công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm đổi mới; kính báo cáo Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương theo dõi, chỉ đạo.



Nơi nhận:

- Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương,

- Ban Dân vận Trung ương (HN,ĐN),

- Văn phòng Trung ương Đảng (HN, ĐN),

- Các BCS đảng, đảng đoàn,

- Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc,

- Các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh,

- Các đồng chí Tỉnh ủy viên,

- Lưu Văn phòng Tỉnh uỷ.


T/M BAN THƯỜNG VỤ

ỦY VIÊN THƯỜNG VỤ TRỰC



(đã ký)


Trần Xuân Thọ


tải về 261.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương