Chương IV: Lá cây Bài 19. Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá I. Thông tin chung



tải về 38.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích38.77 Kb.
#29658
Chương IV: Lá cây

Bài 19. Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá
I.Thông tin chung:

Chủ đề: Sinh học

Đối tượng : Học sinh lớp 6

Thời gian dự kiến: 45 phút



II. Mục tiêu và yêu cầu:

Kiến thức:

- Hs nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sang cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.

- Phân biệt được 3 kiểu gân lá, lá đơn, lá kép.

- Hiểu được ý nghĩa sự sắp xếp lá so le trên than cành giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.



Kỹ năng:

Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học.

Rèn cho hs kỹ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh, hợp tác lắng nghe.

Rèn kỹ năng thuyết trình , vẽ hình.



Ý nghĩa: Có ý thức bảo vệ thực vật.

III. Nội dung:


STT

Nội dung

Phương pháp

Mô tả hoạt động

Tài liệu

Thời gian

1

Khởi động

Trò chơi:

Chiếc lá thần kì



1. Gv dán 4 tờ giấy A3 lên bảng và cho cả lớp chia làm 4 đội xếp thành hàng.

- Các đội sẽ lần lượt từng người vẽ một nét lên tờ giấy A3 của đội mình để hoàn thiện một chiếc lá có đầy đủ các bộ phận (cuống, phiến, gân)

(chú ý: mỗi người chỉ được vẽ một đường duy nhất)

- Đội nào hoàn thành nhanh và đẹp nhất thì chiến thắng.

GV hỏi hs: + Hãy cho biết tên các bộ phận của lá? (hs chú thích trên hình vừa vẽ: Gồm cuống, phiến lá, gân lá)

+ Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? ( Quang hợp)

2. Gv dẫn vào nội dung bài học: Đê quang hợp lá cần phải có ánh sáng mặt trời. Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?


Giấy A3

Bút dạ


Băng dính

8p

2

Đặc điểm bên ngoài của lá

Quan sát

Thảo luận nhóm

Ghép card.


1. GV chia lớp thành 4 nhóm.

2. GV chuẩn bị cho các nhóm mẫu vật thật để quan sát.

- Nhóm 1 và 2: Lá của một số loại cây có trong hình 19.2

- Nhóm 3: Lá gai, lá mía, lá bèo nhật bản.

- Nhóm 4: Cành lá mồng tơi, cành lá hoa hồng.

3. Gv giao nhiệm vụ, hướng dẫn từng nhóm và phát tấm card cho các nhóm .

4. Gv yêu cầu các nhóm quan sát mẫu vật và thảo luận và dán tấm card của nhóm mình với thuật ngữ tương ứng (Tài liệu phát tay số 1) lên bảng vào đúng vị trí.

5. Gv gọi từng nhóm lên trình bày phần card đã ghép kết hợp với mẫu vật của nhóm.

6. Gv chiếu đáp án và tổng kết những đặc điểm bên ngoài của lá,bổ sung kiến thức:

- Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá-> Giúp hứng được nhiều ánh sáng.

- Có 3 kiểu gân chính: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung.

- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.



Hình 19.2

TLPT số 1

Giấy A0

Giấy màu



Băng dính

15p

3

Các kiểu xếp lá trên thân và cành

Quan sát

Thảo luận nhóm

Thuyết trình


1. Gv chia lớp thành 4 nhóm.

2. GV chuẩn bị cho 4 nhóm các mẫu cành lá cây dâu tằm, cây dừa cạn, cây dây huỳnh.

3. Dán bảng phụ (tài liệu phát tay số 2)

4. GV yêu cầu các nhóm quan sát mẫu vật: Chú ý cách mọc lá , số lá trên một mấu thân, kiểu xếp lá.Hoàn thành bảng phụ.

(chú ý: Chỉ gọi một nhóm điền lên bảng, các nhóm còn lại nhận xét, dùng mẫu vật trình bày nội dung)

5. Cầm lần lượt các cành, nhìn từ trên ngọn cành xuống, từ các phía khác nhau vào cành, có nhận xét gì về cách bố trí của các lá ở mấu than trên so với các lá ở mấu thân dưới ? ( xếp so le nhau)

GV hỏi học sinh:

+ Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? Là những kiểu nào?

+ Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?

Hs trả lời

6. GV nhận xét và tổng kết kiến thức:

- Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng .

- Lá trên các mấu than xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.


TLPT số 2

Bút dạ


12p

4

Tổng kết và đánh giá

Thuyết trình

Thực hành



1. Gv đánh giá tinh thần hoạt động của các nhóm (có thể trao thưởng)

2. Gv chiếu nội dung kiến thức toàn bài cho hs trình bày.

3. Gv giới thiệu thêm một số mẫu cành lá cây khác sgk và gọi kiểm tra cho điểm một số hs (yêu cầu nêu các đặc điểm: dạng phiến, màu sắc, kiểu gân, lá đơn/lá kép, cách sắp xếp…)

4. GV dặn dò hs công việc về nhà và hướng dẫn xây dựng bộ mẫu ép lá cây cho cả lớp.



Slide kiến thức tổng kết toàn bài

Một số mẫu cành lá cây để kiểm tra hs



10p


Hình 19.2:



Tài liệu phát tay số 1: Đặc điểm bên ngoài của lá

Các bộ phận

Đặc điểm

a,Phiến lá

Màu sắc: Màu lục.

Hình dạng: Dạng bản dẹp.

Kích thước: Đa dạng

Diện tích bề mặt: Lớn hơn phần cuống



b,Gân lá

Lá gai: Gân hình mạng

Lá mía: Gân song song

Lá bèo nhật bản: Gân hình cung


c,Lá đơn và lá kép

Lá cây mồng tơi: Lá đơn (chỉ một cuống mang một phiến, cùng rụng một lúc)

Lá hoa hồng: Lá kép (1cuống chính , nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến)



Tài liệu phát tay số 2:

STT

Tên cây

Có mấy lá mọc từ một mấu thân

Kiểu xếp lá

1

Cây dâu

1

Mọc cách

2

Cây dừa cạn

2

Mọc đối

3

Cây dây huỳnh

4

Mọc vòng

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 38.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương