CHƯƠng IV: CÁC ĐỊnh luật bảo toàn chủ Đề 2: CÔng – CÔng suấT – NĂng lưỢng I. Bài tập mẫU: Bài 1



tải về 70.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích70.62 Kb.
#30358
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Chủ Đề 2: CÔNG – CÔNG SUẤT – NĂNG LƯỢNG
I. BÀI TẬP MẪU:

Bài 1: Một xe tải khối lượng 2,5T, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2.

Giải

- Các lực tác dụng lên xe: , , , .

- Ox: - = ma.

- Oy: N – P = 0.

- Gia tốc của xe là:

- Độ lớn của lực kéo là: Fk = Fms + ma = 2250N

- Độ lớn của lực ma sát: Fms = μ.m.g = 57,6 N.

- Công của các lực:AP = AN = 0;A K = 3,24.105 J;Ams = 1,44.105J



Bài 2 Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kW. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường.

Giải

- Các lực tác dụng lên xe: , , , . (như hình trên)

- Ox: - = 0

- Oy: N – P = 0.

- Độ lớn của lực kéo :

Bài 3: Một ôtô khối lượng m=5tấn đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc thì gặp một vật cách đầu xe 15m, xe phải hãm phanh đột ngột và đã dừng lại cách vật một đoạn 5m. Tính lực hãm xe. ( Bỏ quả ma sát và sức cản không khí)

Giải:


  • Động năng của ô tô khi bắt đầu hãm phanh: Wđ1 = 1/2mv2 = ½.5.103.102 = 2,5.105J

  • Động năng của ô tô khi xe dừng lại: Wđ2 = 0

  • Áp dụng định lí động năng: Wđ2 – Wđ1 = AF => - 2,5.105 = Fh.s.cos1800 => Fh = 5.104N

Bài 4: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N.

1. Tìm hệ số masat 1 trên đoạn đường AB.

2. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số masat trên mặt dốc là 2 = . Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?

3. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?



Giải

1. Xét trên đoạn đường AB:

Các lực tác dụng lên ô tô là:

Theo định lí động năng: AF + Ams = m

=> F.sAB – 1mgsAB = m()

=> 21mgsAB = 2FsAB - m => 1 =

Thay các giá trị F = 4000N; sAB= 100m; vA = 10ms-1 và vB = 20ms-1 và ta thu được 1 = 0,05



2. Xét trên đoạn đường dốc BC.

Giả sử xe lên dốc và dừng lại tại D



Theo định lí động năng: AP + Ams = m = - m

=> - mghBD – ’mgsBDcos- m



<=> gsBDsin + ’gsBDcosgsBD(sin + ’cos) =

=> sBD =

thay các giá trị vào ta tìm được sBD = m < sBC

Vậy xe không thể lên đến đỉnh dốc C.



3. Tìm lực tác dụng lên xe để xe lên đến đỉnh dốc C.

Giả sử xe chỉ lên đến đỉnh dốc: v­c­ = 0, SBC = 40m

Khi đó ta có: AF + Ams + Ap = - m

=> FsBC - mghBC – ’mgsBCcos- m => FsBC = mgsBCsin + ’mgsBCcos- m

=> F = mg(sin + ’cos) - = 2000.10(0,5 + .)- = 2000N

Vậy động cơ phải tác dụng một lực tối thiểu là 2000N thì ô tô mới chuyển động lên tới đỉnh C của dốc.



Bài 5: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.

a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.

b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên

c/ Tính công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất. Nhận xét kết quả thu được.



Giải

Lấy gốc thế năng tại mặt đất h = 0

a/

+ Tại độ cao h1 = 3m: Wt1 = mgh1 = 60J



+ Tại mặt đất h2 = 0: Wt2 = mgh2 = 0

+ Tại đáy giếng h3 = -3m: Wt3 = mgh3 = - 100J

b/

Lấy mốc thế năng tại đáy giếng



+ Tại độ cao 3m so mặt đất h1 = 8m:

Wt1 = mgh1 = 160J

+ Tại mặt đất h2 = 5m: Wt2 = mgh2 = 100 J

+ Tại đáy giếng h3 = 0: Wt3 = mgh3 = 0

c/

Công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất: A31 = Wt3 – Wt1



+ Khi lấy mốc thế năng tại mặt đất

A31 = Wt3 – Wt1 = -100 – 60 = -160J

+Khi lấy mốc thế năng đáy giếng

A31 = Wt3 – Wt1 = 0 – 160 = -160J



Bài 6: Lò xo có độ cứng k = 200N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu? Nếu tăng khối lượng vật nặng lên 2 lần thì thế năng của hệ thay đổi thế nào nếu độ biến dạng không đổi?

Giải:

Lấy mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.

- Thế năng đàn hồi của lò xo khi bị nén 2cm: Wtđh = ½.kx2 = ½.200.0,022 = 0,04J

- Từ công thức tính thế năng đàn hồi, ta có Wtđh không phụ thuộc vào khối lượng vật nặng m nên khi thay đổi m, thế năng của hệ không đổi.



II. LUYỆN TẬP:

Dạng 1: Tính công của lực:

Bài 1:

a)Tính công của 1 người kéo vật biết người này dùng 1 lực F = 100N và phương của lực hợp với hướng chuyển động góc 300 thì vật chuyển động được 1km.

b) Tính công cần thiết để nâng đều 1 vật có khối lượng m= 50kg theo phương thẳng đứng lên độ cao h = 5m (cho g = 10m/s2)

ĐS:a. 50000J ; b. 2500J



Bài 2: Một máy bay có khối lượng m = 3 tấn, bay lên thẳng đều với vận tốc 54km/h. Tính công do lực nâng thực hiện trong 1 phút.

ĐS: 27.106 J


Bài 3: Vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc v = 7,2km/h nhờ lực kéo F hợp với hướng chuyển động góc = 600, độ lớn F= 40N. Tính công của lực F thực hiện trong thời gian 10 phút.

ĐS: 24000 J


Bài 4: Xe ô tô chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu đi được quãng đường s = 100m thì đạt vận tốc v = 72km/h. Khối lượng ô tô m = 1 tấn. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát giữa xe và đường là =0,05. Tính công do lực kéo thực hiện.

ĐS: 250000 J


Bài 5: Ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau khi đi được quãng đường 100m thì vận tốc là 72km/h. Tính công của lực ma sát trên đoạn đường ấy, biết hệ số ma sát = 0,005, m = 1,8tấn. Lấy g = 10m/s2.

ĐS: 9000J


Bài 6: Một thang máy chuyển đông nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2m/s2. Tính công mà đông cơ thang đã thực hiện trong 5s đầu. Cho khối lượng thang m = 1 tấn, g = 10m/s2

ĐS: 300000J


Bài 7: Sau khi cất cánh được 0,5 phút máy bay có khối lượng m = 6 tấn lên độ cao h = 900m. Coi chuyển động này là chuyển động nhanh dần đều. Tính công của động cơ máy bay.

ĐS: 64800000J


Dạng 2: Tính công suất

Bài 1: Một vật chuyển động đều trên một mặt phẳng ngang trong một phút với vận tốc 36km/h dưới tác dụng của lực kéo 20N hợp với mặt ngang một góc = 600.Tính công và công suất của lực kéo trên.

ĐS: A = 600J; P = 10W


Bài 2: Một gàu nước khối lượng 10kg được kéo đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1ph 40s. Tính công suất trung bình của lực kéo? Lấy g =10 m/s2

ĐS: 5W


Bài 3: Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho một cần cẩu nâng vật nặng 1000 kg lên cao 30m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó?

ĐS: 20s
Bài 4: Một vật có khối lượng m = 2kg rơi tự do từ độ cao h = 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi sau thời gian 1,2 s trọng lực đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian đó và công suất tức thời tại thời điểm t = 1,2 s giống nhau không? Lấy g = 9,8 m/s2.

ĐS:138,3J; 230,5W; 115,3W
Bài 5: Một máy bơm trong mỗi giây có thể bơm được 15l nước lên bể nước ở độ cao 10m. Lấy g = 10 m/s2, biết khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3, 1l = 1dm3.


  1. Nếu coi mọi tổn hao là không đáng kể, hãy tính công suất của máy bơm.

  2. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm chỉ là 0,7. Hỏi sau nửa giờ, máy bơm đã thực hiện được một công bằng bao nhiêu?

ĐS:1500W; 3857kJ
Bài 6: Một ô tô khối lượng 1 tấn, khi tắt máy chuyển động xuống dốc thì có vận tốc không đổi v = 54km/h . Hỏi động cơ ô tô phải có công suất bằng bao nhiêu để có thể lên được dốc trên với vận tốc không đổi là 54km/h? Biết độ nghiêng của dốc là 4% ( phần trăm của tỉ số h/l) , lấy g = 10 m/s2.

ĐS:12.103W


Bài 7: Nước từ đập cao 120m chảy qua ống vào tua bin với lưu lượng 20 m3/s. Biết hiệu suất của tua bin là 65%, tìm công suất phát điện của tua bin?

ĐS: 15,6.106W


Bài 8: Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000 kW và có hiệu suất 80%. Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao 1000m so với tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin máy phát điện (m3/s). Lây g = 10m/s.

ĐS: 25m3/s


Bài 9: Muốn bơm nước từ một giếng sâu 15m lên mặt đất người ta dùng bơm có công suất 2CV (mã lực), hiệu suất của máy bơm là 50%. Tính lượng nước (m3) bơm được trong 1 giờ. Biết g = 10m/s2, 1CV = 736W.

ĐS: 17,644m3


Dạng 3: Động năng – Định lí động năng

Bài 1: Một ô tô có khối lượng m = 4000kg đang chạy với vận tốc 10m/s thì lái xe thấy một chướng ngại vật cách xe 10m, người lái xe lập tức hãm phanh

a.Nếu Fh­ = 25000N thì xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu?

b.Nếu Fh = 10000N thì xe va vào chướng ngại vật . Tính vận tốc và động năng của xe lúc va vào chướng ngại vật.

ĐS: a. 2m; b. Wđ = 100000J và v = 7,1m/s


Bài 2: Tính công cần thực hiện để làm một xe nặng 1 tấn giảm vận tốc từ 108km/h xuống 36km/h.

ĐS: -400000 J


Bài 3: Một xe khối lượng 80kg trượt từ trên dốc xuống sau khi đã thu vận tốc 5m/s nó tiếp tục chuyển động trên đường ngang. Tính lực ma sát tác dụng lên xe trên đường ngang biết rằng xe đó dừng lại sau khi đã đi được 40m .

ĐS: 25 N
Bài 4: Đoàn tàu khối lượng 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v0 = 10m/s thì hãm phanh, lực hãm F = 5000N. Khi đó tàu đi thêm quãng đường S rồi dừng lại. Tính công của lực hãm và quãng đường xe đi được

ĐS: -250000J; 50m
Bài 5: Một vật khối lượng ban đầu đứng yên. Muốn tăng vận tốc của vật lên 5m/s thì phải sử dụng một công là bao nhiêu?

ĐS: 37,5 J


Bài 6: Một vật khối lượng được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc . Tính động năng của vật sau khi ném :

ĐS: 1,25J


Bài 7: Một viên đạn có khối lượng bắn vào tường dày 20cm với vận tốc , khi ra khỏi bức tường vận tốc viên đạn là . Tính lực cản của bức tường lên viên đạn ?

ĐS: 10500 N


Dạng 4: Thế năng trọng trường – thế năng đàn hồi:

Bài 1: Vật có khối lượng m= 100g ở cách mặt đất 100cm. Tính thế năng của vật khi chọn gốc thế năng ở đất.

ĐS: 1J
Bài 2: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tới một trạm khác ở độ cao 1300m.

a. Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí của vật xuẩt phát và tại các trạm dừng. Lấy mặt đất làm mốc.

b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển:

- Từ vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất.

- Từ trạm dừng thứ nhất tới trạm dừng tiếp theo.

ĐS: 80000J; 4,4.106J; 104.105J; 4320000J; 6.106J
Bài 3: Một lò xo có độ cứng và chiều dài tự nhiên , treo vào nó một vật khối lượng . Lấy vị trí cân bằng của vật làm gốc thế năng. Thế năng của hệ khi vật được giữ ở vị trí lò xo dài 70cm là bao nhiêu?

ĐS: - 0,05 J


Bài 4: Một lò xo có độ cứng . Tính công của lực đàn hồi của lò xo khi nó dãn thêm 5cm.

a) Từ chiều dài tự nhiên là bao nhiêu?

b)Từ vị trí đã dãn 10cm là bao nhiêu?

c) Từ vị trí đã nén 10cm 

ĐS: a/-0,25 J; b/ -1J; c/ 0,75J
Bài 5: Giữ một vật khối lượng 0,25kg ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa bị biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm lò xo bị nén một đoạn 10cm. Tìm thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo tại vị trí này. Lò xo có độ cứng 500N/m và bỏ qua khối lượng của nó. Cho g = 10 m/s2 và chọn mức không của thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.

ĐS: 2,25J


Dạng 5: Cơ năng – Định luật bảo toàn cơ năng

Bài 1: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 20m/s. coi lực cản không khí không đáng kể. Cho g = 10 m/s2

a.Tính độ cao cực đại của vật

b.Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng

c.Ở độ cao nào thế năng bằng nửa động năng

ĐS: a/20 m; b/ 10 m; c/ 6,7 m )
Bài 2: Một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với động năng ban đầu là 40J. Cho g = 10 m/s2

a.Tìm độ cao cực đại vật đạt được

b.Ở độ cao nào vận tốc của vật chỉ bằng một nửa vận tốc đầu

ĐS: 20 m ; 15 m


Bài 3: Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2

a) Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật

b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được.

ĐS: a. Wđ = 0,16J; Wt = 0,31J; W = 0,47J ; b. hmax = 2,42m


Bài 4: Một vật có khối lượng 1,5kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 8m hợp với phương ngang một góc 300. Xét trường hợp vật trượt không ma sát và lấy g = 10m/s2.

a. Tính cơ năng của vật tại đỉnh dốc?

b. Tìm vận tốc của vật tại chân dốc?

ĐS: 60J; 8,9m/s


Bài 5: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m có góc nghiêng hợp với phương ngang một góc 300. Vận tốc ban đầu bằng 0. dùng định luật bảo toàn cơ năng, tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng? Lấy g =10m/s2.

ĐS: 10m/s


Bài 6: Một con lắc đơn có chiều dài 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc 450 rồi thả nhẹ. Tính vận tốc con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với phương thẳng đứng góc 300. Lấy g = 10 m/s2. Vị trí nào con lắc có vận tốc cực đại?

ĐS: 1,78m/s; = 00; 2,42 m/s


Bài 7: Một con lắc đơn có chiều dài 1m, kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 450 rối thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi:

a. Sợi dây qua vị trí cân bằng.

b. Sợi dây hợp với đường thẳng đứng một góc 300

c. Tính lực căng dây khi qua vị trí cân bằng. Cho khối lượng vật m = 50g. Cho g = 10 m/s2

ĐS:
Bài 8: Hai vật có khối lượng m1 = 1,2 kg, m2 = 1,75 kg được nối với nhau bằng sợi dây qua ròng rọc nhẹ. Buông tay cho các vật chuyển động. Dùng định luật bảo toàn cơ năng để tính vận tốc của mỗi vật sau khi đi được quãng đường 1,2m. Bỏ qua mọi ma sát.

ĐS:
Bài 9: Hai vật A và B có khối lượng m1 = 2kg, m2 = 6kg nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc như hình, vật B ở trên mặt phẳng nghiêng góc = 300. Bỏ qua ma sát, khối lượng ròng rọc và dây nối. Lấy g =10 m/s2.

a. Áp dụng định lí động năng tính vận tốc của A và B sau khi B trượt được 10m trên mặt phẳng nghiêng?

b. Tính lực căng dây?

ĐS:




Bài 10: Cho hệ cơ gồm các vật A, B, C, có khối lượng m1 = 3kg, m2 = 5kg, m3 = 2kg, nối với nhau bằng các sợi dây không giãn, khối lượng dây và ròng rọc không đáng kể. Bỏ qua mọi ma sát.


  1. Áp dụng định lí động năng tính gia tốc các vật?

  2. Tính lực căng dây nối giữa hai vật A, B. Lấy g = 10m/s2.

ĐS: 2m/s2. 6N
Bài 11: Bắn một viên đạn khối lượng m = 10g với vận tốc v vào một túi cát được treo nằm yên có khối lượng M = 1 kg. Va chạm là mềm, đạn mắc lại trong túi cát và chuyển động cùng với túi cát.

a. Sau va chạm, túi cát được nâng lên độ cao h = 0,8m so với vị trí ban đầu. Hãy tìm vận tốc của đạn.

b. Tính phần trăm động năng ban đầu của đạn đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác?

ĐS:404m/s; 99%


Dạng 6: Định lí cơ năng

Bài 1: Một vật có khối lượng m = 1kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh 1 mặt phẳng dài 10m, góc nghiêng 300 so với phương ngang, g = 10m/s2

a)Tính cơ năng ban đầu của vật

b) Nếu hệ số ma sát = 0,1. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng

c) Nếu hệ số ma sát= 0,1. Tính vận tốc khi đi được ½ chiều dài mặt phẳng nghiêng

ĐS: 50J; v = 9,1m/s; v’ = 6,43m/s
Bài 2: Một ôtô đang chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 90 km/h tới một điểm A thì lên dốc. Góc nghiêng của dốc so với mặt phẳng ngang là 300. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi ôtô đi lên dốc một đoạn bao nhiêu mét thì dừng lại? Xét hai trường hợp:

a. Trên mặt dốc không có ma sát.

b. Hệ số ma sát của mặt dốc bằng 0,433.

ĐS:
Bài 4: Một vật có khối lượng 2kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh 1 mặt phẳng nghiêng góc nghiêng 300 so với phương ngang, g = 10m/s2. hệ số ma sát = , chiều cao 0,8m

a.Dùng ĐLBT năng lượng tính vận tốc của vật ở cuối mặt phẳng nghiêng

b.Ở chân mặt nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát rồi dừng lại. Dùng định lý động năng tính quãng đường vật đi trên đoạn đường nằm ngang

ĐS: v = m/s ; S = 3m

Bài 5: Một xe có khối lượng m = 1 tấn khởi hành nhanh dần đều trên đường ngang. Hệ số ma sát = 0,1. Lực kéo của động cơ không đổi sau khi chạy được quãng đường 72m thì xe lên 1 dốc nghiêng 300

a) Tính vận tốc của xe tại chân dốc

b) Xe chạy lên dốc được 8m thì dừng lại. Tính công trọng lực trên đường dốc.

ĐS: V = 12m/s ;= - 40000J


Bài 6: Từ một đỉnh tháp có chiều cao 20m người ta ném một hòn đá nặng 50g lên cao với vận tốc đầu 18m/s. Khi rơi tới mặt đất, hòn đá có vận tốc 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của lực cản của không khí

ĐS:
Bài 7: Một con lắc đơn gồm dây treo dài l và quả cầu nhỏ khối lượng m. Truyền cho quả cầu m ở vị trí cân bằng vận tốc v0 theo phương ngang, dây treo quả cầu lệch một góc cực đại = 600. Tìm lực cản trung bình của không khí tác dụng vào quả cầu. Cho gia tốc trọng trường là g, lấy =3,14.

Áp dụng số: l = 1m; m = 0,628kg, g = 10 m/s2, v0 = 5 m/s.

ĐS: 4,5N
Bài 8: Một quả cầu bằng bông có khối lượng m = 200g treo dưới một sợi dây dài l = 1m, khối lượng dây không đáng kể. Nâng quả cầu lên để sợi dây nằm ngang rồi buông ra. Khi qua vị trí cân bằng quả cầu có vận tốc v = 4,4m/s. Tính lực cản của không khí lên quả cầu. Lấy g = 10m/s2

ĐS: 0,041N
Bài 9: Một búa máy có khối lượng M = 800kg rơi từ độ cao h = 3,2m vào một cái cọc có khối lượng m = 1200kg. Va chạm là mềm, lấy g = 10m/s2. Hãy tính:

a. Vận tốc của búa và cọc sau va chạm?

b. Lực trung bình đóng vào cọc ( coi như trực đối với lực cản của đất), biết rằng búa và cọc lún vào đất một khoảng d = 0,16m.

c. Hiệu suất của búa? ( Tỉ số giữa công có ích và công đã tiêu tốn để nâng búa lên độ cao h)



ĐS: 3,2m/s; 84000N; 52,5%


Bài 10: Từ đỉnh A (có độ cao h = 1,5m) của một mặt phẳng nghiêng góc ( tan = 1/3) so với phương ngang, một vật nặng khối lượng m trượt không có vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng rồi trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trên cả đoạn đường = 0,15. Tính đoạn đường x mà vật đi được trên mặt phẳng ngang.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 70.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương