Chương 1 ĐỐi tưỢNG, phưƠng pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị MÁc lênin



tải về 34.11 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu12.10.2023
Kích34.11 Kb.
#55305
  1   2   3   4   5
Giáo án - Chương 1


Chương 1
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
MỤC ĐÍCH:
Cung cấp những tri thức cơ bản về sự ra đời và phát triển của môn học kinh tế chính trị Mác – Lênin. Bao gồm: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin trong nhận thức cũng như trong thực tiễn.
YÊU CẦU:
Sinh viên hiểu được sự hình thành phát triển nội dung khoa học của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, biết được phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của môn học đối với bản thân khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
1.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Về mặt thuật ngữ, thuật ngữ khoa học Kinh tế chính trị (political economy) được xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XVII trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị được xuất bản năm 1615. Đây là tác phẩm mang tính lý luận kinh tế chính trị của nhà kinh tế người Pháp (thuộc trường phái trọng thương Pháp) có tên gọi là A.Montchretien. Trong tác phẩm này, tác giả đề xuất môn khoa học mới - khoa học kinh tế chính trị. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ là những phác thảo ban đầu về môn học kinh tế chính trị. Tới thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện lý luận của A.Smith - một nhà kinh tế học người Anh- thì kinh tế chính trị mới trở thành môn học có tính hệ thống với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành. Kể từ đó, kinh tế chính trị dần trở thành một môn khoa học và được phát triển cho đến tận ngày nay.
Xét một cách khái quát, quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của loài người có thể được mô tả như sau:
Giai đoạn thứ nhất, từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII.
Giai đoạn thứ hai, từ sau thế kỷ thứ XVIII đến nay.
Trong giai đoạn lịch sử từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ thứ XVIII có những tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ, trung đại (từ thời cổ đại đến thế kỷ thứ XV) - chủ nghĩa trọng thương (từ thế kỷ thứ XV đến cuối thế kỷ XVII, nổi bật là lý thuyết kinh tế của các nhà kinh tế ở nước Anh, Pháp và Italia) - chủ nghĩa trọng nông (từ giữa thế kỷ thứ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII, nổi bật là lý thuyết kinh tế của các nhà kinh tế ở Pháp) - kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII).
Trong thời kỳ cổ, trung đại của lịch sử nhân loại, do trình độ phát triển khách quan còn lạc hậu của các nền sản xuất nên, nhìn chung, chưa tạo được những tiền đề cho sự xuất hiện mang tính chất chín muồi các lý luận chuyên về kinh tế. Trong thời kỳ dài của lịch sử đó, chỉ xuất hiện số ít tư tưởng kinh tế mà không phải là những hệ thống lý thuyết kinh tế hoàn chỉnh với nghĩa bao hàm các phạm trù, khái niệm khoa học.
Sự xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến với những trình độ mới của sản xuất xã hội đã trở thành tiền đề cho sự phát triển có tính hệ thống của kinh tế chính trị. Chủ nghĩa trọng thương được ghi nhận là hệ thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mặc dù chưa đầy đủ về nội dung khoa học, song việc chủ nghĩa trọng thương đặt vấn đề tìm hiểu về vai trò của thương mại trong mối liên hệ với sự giàu có của một quốc gia tư bản giai đoạn tích luỹ ban đầu, đã thể hiện là một bước tiến về lý luận kinh tế chính trị so với thời cổ, trung đại. Chủ nghĩa trọng thương coi trọng vai trò của hoạt đông thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Thuộc giai đoạn phát triển này, có nhiều đại biểu tiêu biểu như: Starfod (Anh); Thomas Mun (Anh); Xcaphuri (Italia); A. Serra (Italia); A. Montchretien (Pháp).
Bước tiến tiếp theo của kinh tế chính trị được phản ánh thông qua các quan điểm lý luận của chủ nghĩa trọng nông. Chủ nghĩa trọng nông là hệ thống lý luận kinh tế chính trị nhấn mạnh vai trò của sản xuất nông nghiệp, coi trọng sở hữu tư nhân và tự do kinh tế. Nếu như chủ nghĩa trọng thương mới nhấn mạnh vai trò của ngoại thương thì chủ nghĩa trọng nông đã tiến bộ hơn khi đi vào nghiên cứu và phân tích để rút ra lý luận kinh tế chính trị từ trong lĩnh vực sản xuất. Mặc dù còn phiến diện, song bước tiến này phản ánh lý luận kinh tế chính trị đã bám sát vào thực tiễn phát triển của đời sống sản xuất xã hội. Đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp gồm: F.Quesney; Turgot; Boisguillebert.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh là hệ thống lý luận kinh tế của các nhà kinh tế tư sản trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trường như hàng hóa, giá trị, tiền tệ, giá cả, tiền công, lợi nhuận… để rút ra những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Đại biểu tiêu biểu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh gồm: W.Petty; A.Smith; D.Ricardo.
Từ sau thế kỷ XVIII đến nay, lịch sử tư tưởng kinh tế của nhân loại chứng kiến các con đường phát triển đa dạng với các dòng lý thuyết kinh tế khác nhau. Cụ thể:
Dòng lý thuyết kinh tế chính trị của C.Mác (1818-1883). C.Mác đã kế thừa trực tiếp những giá trị khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh để phát triển lý luận lý luận kinh tế chính trị về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác xây dựng hệ thống lý luận kinh tế chính trị một cách khoa học, toàn diện về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cùng với C.Mác, Ph.Ănghen (1820-1895) cũng là người có công lao vĩ đại trong việc công bố lý luận kinh tế chính trị, một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lý luận Kinh tế chính trị của C.Mác và Ph.Ănghen được thể hiện tập trung và cô đọng nhất trong bộ Tư bản. Trong đó, C.Mác trình bày một cách khoa học và chỉnh thể các phạm trù cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thực chất cũng là nền kinh tế thị trường, như: hàng hóa, tiền tệ, giá trị thặng dư, tích luỹ, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tư bản, cạnh tranh cùng các quy luật kinh tế cơ bản cũng như các quan hệ xã hội giữa các giai cấp trong nền kinh tế thị trường dưới bối cảnh nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các lý luận kinh tế chính trị của C.Mác nêu trên được khái quát thành các học thuyết lớn như học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích luỹ, học thuyết về lợi nhuận, học thuyết về địa tô… Với học thuyết giá trị thặng dư nói riêng và Bộ Tư bản nói chung C.Mác đã xây dựng cơ sở khoa học, cách mạng cho sự hình thành chủ nghĩa Mác nói chung và nền tảng tư tưởng cho giai cấp công nhân. Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đồng thời cũng là cơ sở khoa học luận chứng cho vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sau khi C.Mác và Ph.Ănghen qua đời, V.I.Lênin tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị theo phương pháp luận của C.Mác và có nhiều đóng góp khoa học đặc biệt quan trọng. Trong đó nổi bật là kết quả nghiên cứu, chỉ ra những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những vấn đề kinh tế chính trị cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội... Với ý nghĩa đó, dòng lý thuyết kinh tế chính trị này được định danh với tên gọi kinh tế chính trị Mác - Lênin.
Sau khi V.I.Lênin qua đời, các nhà nghiên cứu kinh tế của các Đảng Cộng sản tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, phát triển kinh tế chính trị Mác - Lênin cho đến ngày nay. Cùng với lý luận của các Đảng Cộng sản, hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nhà kinh tế nghiên cứu kinh tế chính trị theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị của C.Mác với nhiều công trình được công bố trên khắp thế giới. Các công trình nghiên cứu đó được xếp vào nhánh Kinh tế chính trị mácxít (maxist - những người theo chủ nghĩa Mác).
Dòng lý thuyết kinh tế kế thừa những luận điểm mang tính khái quát tâm lý, hành vi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (dòng lý thuyết này được C.Mác gọi là những nhà kinh tế chính trị tầm thường) không đi sâu vào phân tích, luận giải các quan hệ xã hội trong quá trình sản xuất cũng như vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản tạo ra cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của C.Mác. Sự kế thừa này tạo cơ sở hình thành nên các nhánh lý thuyết kinh tế đi sâu vào hành vi người tiêu dùng, hành vi của nhà sản xuất (cấp độ vi mô) hoặc các mối quan hệ giữa các đại lượng lớn của nền kinh tế (cấp độ vĩ mô). Dòng lý thuyết này được xây dựng và phát triển bởi rất nhiều nhà kinh tế và nhiều trường phái lý thuyết kinh tế của các quốc gia khác nhau phát triển từ thế kỷ XIX cho đến ngày nay.
Như vậy, kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong những dòng lý thuyết kinh tế chính trị nằm trong dòng chảy phát triển tư tưởng kinh tế của nhân loại, được hình thành và đặt nền móng bởi C.Mác - Ph. Ănghen, dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học của kinh tế chính trị của nhân loại trước đó, trực tiếp là những giá trị khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, được V.I.Lênin kế thừa và phát triển. Kinh tế chính trị Mác - Lênin có quá trình phát triển liên tục kể từ giữa thế kỷ thứ XIX đến nay. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một môn khoa học trong hệ thống các môn khoa học kinh tế của nhân loại.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Xét về lịch sử, trong mỗi giai đoạn phát triển, các lý thuyết kinh tế có quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
1.2.1.1. Thời kỳ trước Mác:

  • Thời kỳ đầu, chủ nghĩa trọng thương xác định lưu thông (chủ yếu là ngoại thương) là đối tượng nghiên cứu. Tiếp theo đó, chủ nghĩa trọng nông lại coi nông nghiệp là đối tượng nghiên cứu. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh thì xác định nguồn gốc của của cải và sự giàu có của các dân tộc là đối tượng nghiên cứu.



tải về 34.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương