Chương 1 ĐỐi tưỢNG, phưƠng pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị MÁc lênin


Hộp 1.1. Quan niệm của A.Smith về đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị



tải về 34.11 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu12.10.2023
Kích34.11 Kb.
#55305
1   2   3   4   5
Giáo án - Chương 1

Hộp 1.1. Quan niệm của A.Smith về đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp hướng tới hai mục tiêu, thứ nhất là tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú cho người dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiện để người dân tự tạo ra thu nhập và sinh kế cho bản thân mình, thứ hai là tạo ra khả năng có được nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nước hay toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công. Kinh tế chính trị hướng tới làm cho cả người dân cũng như quốc gia trở nên giàu có.
Nguồn: A.Smith (1776), An Inquiry in to the Nature and Causes of the Wealth of Nations.


Các quan điểm nêu trên mặc dù chưa thực sự toàn diện, song chúng có giá trị lịch sử và phản ánh trình độ phát triển của khoa học kinh tế chính trị trước C.Mác.


1.2.1.2. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen:
Kế thừa những thành tựu khoa học kinh tế chính trị cổ điển Anh, dựa trên quan điểm duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ănghen xác định:
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành và phát triển.
Với quan niệm như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử của kinh tế chính trị học, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị được xác định một cách khoa học, toàn diện ở mức độ khái quát cao, thống nhất biện chứng giữa sản xuất và trao đổi. Điều này thể hiện sự phát triển mang tính vượt trội trong lý luận của C.Mác so với các nhà tư tưởng kinh tế trước đó.
Mặt khác, về phạm vi tiếp cận đối tượng nghiên cứu, C.Mác và Ph. Ănghen còn chỉ ra, kinh tế chính trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định. Cách tiếp cận này được C.Mác khẳng định trong bộ Tư bản. Cụ thể, C.Mác cho rằng, đối tượng nghiên cứu của bộ Tư bản là các quan hệ sản xuất và trao đổi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và mục đích cuối cùng của tác phẩm Tư bản là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội ấy.
Theo nghĩa rộng, Ph.Ănghen cho rằng: “Kinh tế chính trị, theo nghĩa rộng nhất, là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người…Những điều kiện trong đó người ta sản xuất sản phẩm và trao đổi chúng đều thay đổi tuỳ từng nước, và trong mỗi nước lại thay đổi tuỳ từng thế hệ. Bởi vậy, không thể có cùng một môn kinh tế chính trị duy nhất cho tất cả mọi nước và tất cả mọi thời đại lịch sử…môn kinh tế chính trị, về thực chất là một môn khoa học có tính lịch sử… nó nghiên cứu trước hết là những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và của trao đổi, và chỉ sau khi nghiên cứu như thế xong xuôi rồi nó mới có thể xác định ra một vài quy luật hoàn toàn có tính chất chung, thích dụng, nói chung cho sản xuất và trao đổi”1.
Như vậy, theo C.Mác và Ph. Ănghen, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị không phải là một lĩnh vực, một khía cạnh của nền sản xuất xã hội mà phải là một chỉnh thể các quan hệ sản xuất và trao đổi. Đó là hệ thống các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, các quan hệ trong mỗi khâu và các quan hệ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội với tư cách là sự thống nhất biện chứng của sản xuất, phân phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng.
Khác với các quan điểm trước C.Mác, điểm nhấn khoa học về mặt xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị, theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen, chính là ở chỗ, kinh tế chính trị không nghiên cứu biểu hiện kỹ thuật của sự sản xuất và trao đổi mà là hệ thống các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi. Về khía cạnh này, V.I.Lênin nhấn mạnh thêm: “kinh tế chính trị không nghiên cứu sự sản xuất mà nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất”2. Sự giải thích này thể hiện sự nhất quán trong quan điểm của V.I.Lênin với quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
Mặt khác, chủ nghĩa duy vật về lịch sử đã chỉ ra, các quan hệ của sản xuất và trao đổi chịu sự tác động biện chứng của không chỉ bởi trình độ của lực lượng sản xuất mà còn cả kiến trúc thượng tầng tương ứng. Do vậy, khi xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin tất yếu phải đặt các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ biện chứng với trình độ của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất đang nghiên cứu. Nghĩa là, kinh tế chính trị không nghiên cứu bản thân lực lượng sản xuất, cũng không nghiên cứu biểu hiện cụ thể của kiến trúc thượng tầng mà là đặt các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ biện chứng với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Với ý nghĩa như vậy, khái quát lại, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.
Theo nội hàm nêu trên, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị trong giáo trình này được tiếp cận trọng tâm theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh trọng tâm theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị Mác - Lênin, ngoài việc đặt các quan hệ sản xuất và trao đổi trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng, không xem nhẹ các quan hệ kinh tế khách quan giữa các quá trình kinh tế trong một khâu và giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội với tư cách là một chỉnh thể biện chứng của sản xuất, phân phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng. Sở dĩ cần nhấn mạnh rõ điềm này bởi lẽ, trước đây, trong các công trình nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đa số chỉ nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là mặt quan hệ sản xuất, mà quan hệ sản xuất thì lại chỉ quy về quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối thu nhập. Các hiểu này phù hợp với điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tâp trung, không thực sát với quan điểm của các nhà kinh điển của kinh tế chính trị Mác - Lênin nêu trên và không thực sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Các nhà kinh điển khẳng định, kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu mặt xã hội của sản xuất và trao đổi nghĩa là mặt xã hội của sự thống nhất biện chứng của cả sản xuất, phân phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng là toàn diện, khoa học và đúng với thực tiễn vận động của nền sản xuất xã hội có sự vận hành của các quy luật thị trường.



tải về 34.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương