CHỈ DẪn gây nhầm lẫn hành VI cạnh tranh không lành mạnh mai Xuân Minh Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh



tải về 97.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích97.29 Kb.
#36086

- -

CHỈ DẪN GÂY NHẦM LẪN - HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Mai Xuân Minh

Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh
Cạnh tranh là sản phẩm và là quy luật vốn có bên cạnh các quy luật về giá trị, quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Căn cứ vào tình lành mạnh, khoa học pháp lý đã xác định các hình thức tồn tại của nó là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh – cạnh tranh độc quyền. Là một quy luật xã hội, cạnh tranh xuất hiện rất sớm trong quan hệ kinh tế nhưng Pháp luật điều chỉnh về cạnh tranh xuất hiện muộn hơn, đặc biệt là trong điều kiện nước ta mới bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường, ngày 03/12/2004, lần đầu tiên Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005.

Nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh nói riêng là yêu cầu cấp thiết của chúng ta khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong bài viết này chỉ là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến qúy vị.

  1. Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh năm 2004

Pháp luật về cạnh tranh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh nói riêng là lĩnh vực pháp luật đang còn mới mẽ ở nước ta cả về mặt pháp luật thực định và trong khoa học pháp lý. Trong khi đó pháp luật về cạnh tranh trong quan hệ kinh doanh, thương mại quốc tế đã có lịch sử hình thành từ lâu đời, do đó việc chúng ta trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới – WTO đã đặt ra nhiệm vụ mới là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về cạnh tranh nói riêng.

Năm 1997 lần đầu tiên Luật Thương mại ra đời, đây là đạo luật đầu tiên quy định về quyền cạnh tranh của thương nhân mặc dù phạm vi điều chỉnh chủ yếu của luật này là điều chỉnh các hành vi thương mại của các thương nhân. Tại Điều 8 luật Thương mại 1997 quy định: “Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại. nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành vi sau đây…” Điều 9 liệt kế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sau đó các văn bản dưới luật khác được ban hành để hướng dẫn luật thương mại trong một số lĩnh vực về quảng cáo, khuyến mại, sở hữu trí tuệ…cũng có quy định điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đến 03/12/2004 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật cạnh tranh và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005.

Căn cứ Điều 1 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định: “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy luật cạnh tranh có phạm vi điều chỉnh được xác định đó là toàn bộ hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh, Mặc dù điều luật này chỉ xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế kinh doanh và trình tự thủ tục giải quyết và xử lý vi phạm cạnh tranh. Điều này có nghĩa là “nó bảo vệ các hành vi cạnh tranh lành mạnh bằng việc quy định các điều khoản cấm đoán các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế kinh doanh” [6]..

Như vậy, việc xác định được ranh giới, giới hạn điều chỉnh của Luật cạnh tranh cũng làm cơ sở cho việc xác định được ba nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật này đó là: Nhóm quan hệ xã hội phát sinh từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Nhóm quan hệ xã hội phát sinh từ hành vi hạn chế cạnh tranh; Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh.

Tương ứng với ba nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh ở trên là ba chế định tương ứng của pháp luật cạnh tranh đó là: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh; Pháp luật kiểm soát độc quyền hay còn gọi là pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Pháp luật về thủ tục tố tụng trong xử lý cạnh tranh.

Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được giới thiệu trong bài viết này chỉ là một trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh được Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điều chỉnh. Trước khi đi vào nghiên cứu hành vi này trên thực tế hiện nay, chúng ta cần làm rõ về mặt lý luận và pháp lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn.



  1. Khái niệm và đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh

Mặc dù không bao quan hết tất cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.

Theo quy định nói trên trên, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc điểm cơ bản như sau:



+ Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh

Đây là đặc điểm thể hiện về đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh. Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, các hiệp hội ngành nghề, cá nhân có đăng ký kinh doanh[7].. Các đối tượng không phải là chủ thể kinh doanh thương mại sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của quan hệ cạnh tranh nhưng nó vẫn là chủ thể trong quan hệ pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh như các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các tổ chức phi kinh tế… Trên thực tế phát sinh những tình huống một số tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền thông… thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp, ví dụ tung tin không trung thực về doanh nghiệp, về hàng hóa, dịch vụ…. các hoạt động này tuy liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cạnh tranh của các chủ thể là doanh nghiệp ở trên nhưng đây không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà đây là là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh vừa vi phạm về các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật dân sự, báo chí…



+ Hành vi cạnh tranh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh

Đây là đặc điểm này thể hiện bản chất không lành mạnh của hành vi cạnh tranh. Tuy nhiên, các thuật ngữ “chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ trừu tượng cả về pháp lý lẫn lý thuyết, chưa có một định nghĩa pháp lý nào quy định về chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, do đó, cơ quan có thẩm quyền không thể sử dụng khái niệm hành vi không lành mạnh để quy kết một hành vi cụ thể của doanh nghiệp là không lành mạnh. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, Pháp luật cạnh tranh đã quy định một số nội dung sau:



  • Quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của người khác; Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử trong hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính và một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác trong các lĩnh vực về giá, về sở hữu trí tuệ được quy định trong các văn bản pháp luật tương ứng.

  • Quy định giới hạn của một số hành vi cạnh tranh hoặc nghiêm cấm một số hành vi như pháp luật khuyến mại quy định giới hạn của giá trị khuyến mại.

  • Quy định về việc vận dụng các tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãi được áp dụng đối với những hành vi chưa được pháp luật dự liệu là cạnh tranh không lành mạnh. Nói cách khác, căn cứ này là biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trường hợp pháp luật chưa quy định về một hành vi cụ thể nhưng khi hành vi này được thực hiện đã xâm hại đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và trái với tập quán kinh doanh.

Tính trái chuẩn mực đạo đức thông thường trong kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đòi hỏi pháp luật cạnh tranh phải luôn được chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nhận thức về các dấu hiệu, biểu hiện không lành mạnh cụ thể luôn thay đổi và có sự khác biệt theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể vì quan niệm về tính không lành mạnh là kết quả của những ý thức xã hội liên quan đến xã hội học, kinh tế học, đạo đức học của một xã hội nhất định nên có thể dẫn đến hiện tượng là hành vi cạnh tranh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh ở nước này, nhưng được coi là lành mạnh ở nước khác. Ngoài ra, những hành vi cạnh tranh luôn được sáng tạo không ngừng về hình thức thể hiện và phương thức cạnh tranh, làm xuất hiện những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh mới và phát triển không ngừng. Vì vậy, phạm vi của khái niệm cạnh tranh không lành mạnh cũng phải luôn được bổ sung bởi sự nhận thức của con người.

+ Hành vi gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp khác và người tiêu dùng

Đây là đặc điểm biểu hiện hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể trực tiếp đã gây ra hậu quả thiệt hại (vật chất và tinh thần) cho các đối tượng được pháp luật bảo vệ đó có thể là Nhà nước, doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể được xác định được thông qua một số căn cứ có thể gây ra thiệt hại cho các chủ thể trên, có nghĩa là một thiệt hại sẽ xảy ra trong tương lai do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Dưới góc độ lịch sử phát triển, những đặc điểm về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào nhận thức của con người về tính nguy hại và mức độ xâm hại của hành vi đó đối với lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Do đó việc các định hậu quả thiệt hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là không giống nhau giữa các thời điểm lịch sử khác nhau và giữa các quốc gia khác nhau, tùy theo chính sách của mỗi nhà nước trong việc quản lý về kinh tế nói chung và trong hoạt động quản lý môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thương mại.


  1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh.

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định tại điều 40 Luật cạnh tranh năm 2004: “Cấm doanh nghip s dng ch dn cha đựng thông tin gây nhm ln v tên thương mi, khu hiu kinh doanh, biu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dn địa lý và các yếu t khác theo quy định ca Chính ph để làm sai lch nhn thc ca khách hàng v hàng hoá, dch v nhm mc đích cnh tranh; cm kinh doanh hàng hoá, dch v có s dng chỉ dẫn này gây nhầm này. Như vậy, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai dạng vi phạm sau:

  • Hành vi sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh do­anh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

  • Hành vi kinh doanh các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Theo quy định nói trên, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có những đặc điểm sau đây:

+ Đối tượng của hành vi là các chỉ dẫn thương mại của sản phẩm, dịch vụ.

Luật Cạnh tranh không quy định khái niệm chỉ dẫn thương mại mà chỉ liệt kê một số đối tượng được coi là chỉ dẫn thương mại, bao gồm: Tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và những dấu hiệu khác theo quy định của Chính phủ. Chỉ dẫn thương mại là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận biết sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể và là những dấu hiệu để phân biệt chúng trong những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Về giá trị kinh tế, các đối tượng nói trên là kết quả đầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình.



+ Về hình thức, hai hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có cấu thành pháp lý khác nhau.

Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh, doanh nghiệp được giả định vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại có nội dung trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Như vậy, để xác định hành vi, cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:

Xác định chỉ dẫn bị vi phạm. Tùy từng vụ việc, chỉ dẫn bị vi phạm có thể là tên thương mại, bao bì, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm, của doanh nghiệp đang được pháp luật bảo hộ. Việc sử dụng tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, xuất xứ địa lý... của doanh nghiệp vi phạm đã gây nhầm lẫn cho khách hàng. Theo Luật Cạnh tranh, khả năng gây nhầm lẫn được hiểu là khả năng làm sai lệch nhận thức của khách hàng làm cho họ không phân biệt được đâu là sản phẩm chính hiệu và đâu là sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Về hình thức, doanh nghiệp vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn giống hệt hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác đang (hoặc chưa) được bảo hộ. Khi các chỉ dẫn giống hệt nhau thì việc xác định sự nhầm lẫn sẽ dễ dàng. Nhưng nếu các chỉ dẫn thương mại không hoàn toàn giống nhau, có nghĩa là vẫn tồn tại một mức độ khác biệt nhất định, thì pháp luật phải xác định sự khác biệt đến mức độ nào có thể gây nhầm lẫn và có thể không tạo ra sự nhầm lẫn. Về vần đề này, Luật cạnh tranh vẫn chưa định lượng mức độ sai số có trong các thông tin của chỉ dẫn làm nên sự nhầm lẫn. Còn hành vi kinh doanh sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp tham gia vào việc phân phối các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Hiện nay, Pháp luật của chúng ta mới có quy định các dấu hiệu nhận dạng đối với một số chỉ dẫn về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bao bì[5].. Còn các chỉ dẫn khác được quy định trong Luật cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ như: biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh chưa có văn bản nào giải thích hướng dẫn. Theo đó, tên thương mại được hiểu là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh[9].. Tên thương mại thông thường đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng có thể là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, Vinaconex, Vietnam airline, Mekong airline… “Tên thương mại được sử dụng vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng nó để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, hàng hoá sản phẩm, bao bì hàng hoá và quảng cáo”[5].. Tên thương mại có thể trùng hoàn toàn hoặc trùng một phần với nhãn hiệu hàng hoá, ví dụ SJC (tên thương mại và nhãn hiệu vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn). Tuy nhiên, cần phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa, ví dụ Honda và các nhãn hiệu Leed, Future, Wave… hay xuất xứ hàng hóa, ví dụ nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết… Tên thương mại khác với nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm là công cụ để đánh dấu từng sản phẩm riêng lẻ được gắn liền với sản phẩm đó, chỉ cho người tiêu dùng biết người sản xuất, ngày sản xuất, tính năng công dụng của sản phẩm. “Theo quy định của pháp luật, những nội dung sau phải có trên nhãn hiệu sản phẩm: tên hàng, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, định lượng sản phẩm, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, hướng dẫn bảo quản, sử dụng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng”[14].. Tên thương mại là tài sản của doanh nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chỉ dẫn địa lý hay còn được gọi là tên gọi xuất xứ hàng hoá là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể[9].. Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá, theo đó, mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo, ưu việt, bao gồm cả yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả hai yếu tố đó, nó không phải là nhãn hiệu và tên thương mại. Chỉ dẫn địa lý là tên địa lý (địa danh) của một nước, hoặc một địa phương, hoặc một khu vực, ví dụ Việt Nam, Trung quốc, Nhật bản hay Nha Trang, Phan Thiết… Chỉ dẫn địa lý thường được gắn với những mặt hàng có tính chất hoặc chất lượng đặc thù mà tính chất và chất lượng đặc thù này do các yếu tố độc đáo về địa lý, về con người của địa phương đó tạo nên. Xuất phát từ thực tế là tại một địa phương có thể có nhiều người cùng được hưởng những yếu tố độc đáo về tự nhiên và con người của địa phương mình để sản xuất những sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù, nên bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc biệt tại địa phương có yếu tố đặc trưng đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. “Tên gọi xuất xứ là quyền sở hữu công nghiệp tập thể và không thể được chuyển nhượng”[12].[12]..

Bao bì là vỏ bọc bao ngoài hàng hoá được gắn trực tiếp vào hàng hoá và được bán cùng với hàng hoá. Bao bì gồm bao bì chứa đựng và bao bì ngoài. Theo đó, bao bì chứa đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hoá, tạo ra hình, khối cho hàng hoá, hoặc bọc kín theo hình, khối của hàng hoá. Bao bì ngoài là bao bì dùng chứa đựng một hoặc một số bao bì chứa đựng hàng hoá[16]..


  1. Thực trạng hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn ở Việt Nam và cơ chế giải quyết

Cạnh tranh không lành mạnh là mặt trái của nền kinh tế thị trường nó đang diễn ra hàng ngày trên quy mô rộng lớn và ngày càng tinh vi. Khi tham gia vào thị trường hàng hóa, dịch vụ các doanh nghiệp đã vì những động cơ vụ lợi của mình tìm mọi cách để cạnh tranh với sản phẩm, vụ của các doanh nghiệp đối thủ bằng cách làm cho khách hàng nói chung và trong đó có khách hàng của doanh nghiệp đối thủ bị nhầm lẫn trong việc quyết định sử dụng dịch vụ sản phẩm của mình thông qua việc doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh thực hiện hành vi tạo ra những chi dẫn trên sản phẩm có thể bị nhầm lẫn với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Thực tiễn ở nước ta trong thời gian qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh này diễn ra rất nhiều và có thể thấy là công khai.

Ví dụ, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh thông qua hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu hàng hóa là rất phong phú và đa dạng như trường hợp nước giải khát nhãn hiệu Lavie bị giả mạo nhãn hiệu với các tên gọi gây nhầm lẫn như Laville, La vier…; Nhãn hiệu nước khoáng Vital cũng bị giả mạo bằng các tên gọi khác như Vilan; hoặc nhãn hiệu xe gắn máy Wave của hãng Honda bị xe của Trung quốc giả mạo với kiểu dáng tương tư và tên gọi gây nhầm lẫn như Waver, Weaser… gần đây nhất là hiện tượng hàng hóa có xuất xứ Trung quốc ghi xuất xứ là Việt Nam để đánh lận người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hương ưa chuộng các sản phẩm sản xuất trong nước[18].. Hành vi vi phạm về xuất xứ của hàng hóa Trung quốc này chủ yếu được diễn ra đối với các loại sản phẩm may mặc, giày dép, thực phẩm và nông sản … do đặc thù của các sản phẩm này ở nước ta là do nhiều cơ sở nhỏ sản xuất và việc vi phạm nơi xuất xứ là lãnh thổ của một quốc gia – Việt Nam nên khi xảy ra hiện tượng nhà sản xuất từ Trung quốc hoặc thương nhân trong nước cố tình thay đổi xuất xứ hàng hóa nên đã ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất trong nước và đặc biệt là người tiêu dùng.

Đối với hành vi vi phạm bao bì của doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên trên thực tế các chủ thể bị vi phạm thường có bao bì đóng gói đã đăng ký kiểu dáng công nghiệp và thực tiễn xử lý đều cho thấy các khiếu nại hay tranh chấp trong lĩnh vực này đều được giải quyết theo quy định của luật sở hữu trí tuệ về hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Ví dụ, trường hợp công ty lương thực Tiền Giang đã có hành vi xâm phạm kiểu dáng bao bì của công ty Thuận Phong về bao bì đựng bánh tráng hình “ba cây tre”“bụi tre” đã được Tóa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử[19].. Hoặc một ví dụ gần đây nhất đó là: 

Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương. Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương. Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, công ty Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất[17]..

Cũng như vi phạm về bao bì, đóng gói, các vi phạm về biểu tượng kinh doanh và khẩu hiệu kinh doanh cũng thường được giải quyết theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ, bởi vì các chủ sở hữu đối với các biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh (slogan) thường đăng ký biểu tượng và khẩu hiệu của mình dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa độc quyền. Ví dụ trường hợp biểu tượng “Hoa sen” của hãng hàng không Vietnam airline, “Sếu đầu đỏ” của Mekong air hay slogan “Bạn của mọi nhà” của Coop Mart, “Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo mới”, “Khởi nguồn sáng tạo” của công ty cà phê Trung Nguyên… Nguyên nhân của vấn đề này là các quy định hướng dẫn luật cạnh tranh chưa có quy định cụ thể về biểu tượng kinh doanh và khẩu hiệu kinh doanh. Tuy nhiên, chủ sở hữu của biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh (bao gồm cả những trường hợp chưa đăng ký nhãn hiệu hàng hóa) vẫn có quyền khởi kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn này nếu chứng minh được hành vi vi phạm của phía bên kia là nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh và đã gây ra thiệt hại[11].. Trường hợp khởi kiện chống lại hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hóa độc quyền thì chủ sở hữu không cần phải chức minh mục đích cạnh tranh không lành mạnh và hậu quả mà chỉ cần chứng minh có hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ của mình.

Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng và người tiêu dùng và được Nhà nước bào vệ. Hiện nay cơ chế giải quyết để bảo vệ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật quy định gồm các phương thức sau:


  • Biệp pháp tố tụng theo Luật cạnh tranh, đây là biện pháp bảo vệ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, theo đó khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp bị vi phạm nộp hồ sơ cho Hội đồng cạnh tranh để được giải quyết theo thủ tục tố tụng cạnh tranh.

  • Biện pháp xử lý hành chính, biện pháp hành chính do các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về cạnh tranh thực hiện, theo đó khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng thì các cơ quan này tiến hành xử lý vi phạm hành chính.

  • Biện pháp tố tụng dân sự, biện pháp này được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, theo đó bên bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể khởi kiện tại Tòa án để được bảo vệ theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Biện pháp xử lý hình sự, biện pháp này chỉ áp dụng với đối tượng có hành vi phạm tôi là cá nhân, pháp luật hình sự của chúng ta không xử lý hình sự đối với pháp nhân. Theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định các loại tội phạm liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Tội lừa dối khách hàng; Tội quảng cáo gian dối và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp[1]..

  1. Một số kết luận và kiến nghị giải pháp hoàn thiện

Trên cơ sở phân tích thực tiễn pháp lý và hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong hoạt động cạnh tranh, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn mặc dù được quy định trong Luật cạnh tranh, nhưng nội dung của nó vẫn chưa được hướng dẫn một cách triệt để. Ngoài ra việc quy định hành vi này trong một số văn bản pháp luật khác một cách rời rạc, mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, tính khả thi không cao và chưa thống nhất.

Thứ hai, trong các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh còn thiếu các quy định điều chỉnh đến vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ ba, Năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về chống cạnh tranh không lành mạnh là chưa tương xứng với tính chất mức độ của tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế hiện nay khi chúng ta đã và bắt đầu thực thi các cam kết khi gia nhập WTO.

Từ những kết luận trên, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đối với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn như sau:



- Về công tác xây dựng pháp luật

Thứ nhất, cần phải pháp điển hóa hệ thống pháp luật về cạnh tranh theo hướng thống nhất các quy định giữa các văn bản và sửa đổi các quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, bổ sung hướng dẫn một số nội dung còn thiếu, tăng biện pháp chế tài kinh tế.

Thứ hai, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh cần phải tiếp thu các quy định của pháp luật các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có tính đến các cam kết khi chúng ta phải thực hiện khi gia nhập WTO.

- Về phía hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất, cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức là công tác chống cạnh tranh không lành mạnh, xây dựng các bô máy đầy đủ về lực lượng và cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động.

Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên theo sát diễn biến thị trường, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nói riêng một cách thận trọng, khách quan.

- Về phía Hiệp hội nghề nghiệp

Hiệp hội cần thường xuyên xây dựng và ban hành quy tắc hợp tác chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Hiệp hội cũng cần tuyên truyền để các doanh nghiệp thành viên mới ra đời hay mới triển khai dịch vụ, sản phẩm về các chỉ dẫn hàng hóa. Hiệp hội cần phải làm tốt vai trò là một tổ chức thống nhất bảo vệ doanh nghiệp trước các hành vi vi phạm chỉ dẫn gây nhầm lẫn đến từ các quốc gia khác.



- Về phía các doanh nghiệp

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, trước hết cũng là một cách để xây dựng thương hiệu trên thị trường.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp một cách nhanh chóng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa.

Thứ ba, các doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng những kênh phân phối mới, đưa ra các sản phẩm mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

Nghiên cứu Pháp luật cạnh tranh nói chung và hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nói riêng là công việc hết sức thiết thực của không những đối với các nhà hoạch định chính sách, pháp luật mà nó là yêu cầu cấp thiết của các nhà quản trị doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Mặc dù pháp luật về cạnh tranh của chúng ta hiện nay còn có nhiều khiếm khuyết, song nó vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để bảo vệ các doanh nghiệp hoạt động cạnh tranh lành mạnh, chống lại các tiêu cực trong cạnh tranh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009, Điều 162, 198 và 171.

  2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.

  3. Đặng Vũ Huân (2004) Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

  4. David W. Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

  5. Lê Anh Tuấn (2007), “Điều chỉnh hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật hiện hành”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 8 (105), tr.55

  6. Lê Danh Vĩnh (2006), Pháp Luật cạnh tranh Việt Nam, Nxb. Bộ Tư pháp, Hà Nội.

  7. Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004, Điều 2, khoản 1.

  8. Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005.

  9. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 4, khoản 21.

  10. Luật Thương mại ngày 14/06/2005.

  11. Nguyễn Hữu Huyên “Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ” trên http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/phan-biet-giua-canh-tranh-khong-lanh-manh-va-vi-pham-quyen-so-huu-tri-tue

  12. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh.

  13. Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh (2001) “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

  14. Phạm Duy Nghĩa (1999), Tìm hiểu Luật thương mại Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  15. Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16/11/2001.

  16. Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu”.

  17. Xem báo cáo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh trên www.qlct.gov.vn

  18. Xem thêm bài: Loạn hàng Trung quốc “đội lốt” hàng Việt Nam trên trang http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/29527/loan-hang-trung-quoc--doi-lot--hang-viet-nam.html

  19. Xem thêm bài: Vụ bánh tráng “ba cây tre” bị nhái trên trang http://phapluattp.vn/20100521121223282p0c1014/cong-ty-luong-thuc-tien-giang-phai-boi-thuong.htm

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 97.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương