Bản tin tuần từ 23 30/06/2014



tải về 117.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích117.15 Kb.
#18083


Bản tin tuần từ 23 - 30/06/2014






















  1. THÔNG TIN QUAN TRỌNG TUẦN TRƯỚC ( tính theo giờ Việt Nam)

Thời gian


Quốc gia/ Đồng tiền


Sự kiện

Thực tế

Dự báo

Kỳ trước







21:00

(23/06/14)

USD

Doanh số nhà tồn đọng tháng 5

4.89M

4.74M

4.66M




21:00

(24/06/14)

USD

Doanh số nhà mới tháng 5

504K

440K

425K




19:30

(25/06/14)

USD

GDP quý 1 y/y

-2.9%

-1.8%

-1.0%




19:30

(25/06/14)

USD

Đơn đặt hàng lâu bền tháng 5

-1.0%

-0.0%

0.8%




19:30

(26/06/14)

USD

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lũy kế đến ngày 14/6

2571K

2565K

2559K




19:30

(26/06/14)

USD

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu

312K

311K

312K




19:30

(26/06/14)

USD

Thu nhập cá nhân tháng 5

0.4%

0.4%

0.3%

15:30

(25/04/14)

06:30

(27/06/14)

JPY

CPI quốc gia không bao gồm thực phẩm và năng lượng tháng 5 y/y

3.4%

2.2%

2.3%







06:30

(27/06/14)

JPY

CPI quốc gia tháng 5 y/y

3.7%

3.7%

3.4%







06:30

(27/06/14)

JPY

CPI Tokyo không bao gồm thực phẩm và năng lượng tháng 5 y/y

2.0%

1.9%

1.9%







06:30

(27/06/14)

JPY

CPI Tokyo tháng 5 y/y

3.0%

3.1%

3.1%







15:30

(27/06/14)

GBP

GDP quý 1 q/q

0.8%

0.8%

0.8%







15:30

(27/06/14)

GBP

GDP quý 1 y/y

3.0%

3.1%

3.1%







20:55

(27/06/14)

USD

Niềm tin tiêu dùng theo khảo sát của ĐH Michigan tháng 6

82.5

82.0

81.2










  1. THÔNG TIN QUAN TRỌNG TUẦN NÀY ( tính theo giờ Việt Nam)

Thời gian


Quốc gia/ Đồng tiền


Sự kiện

Mức độ quan trọng

Dự báo

Kỳ trước







16:00

(30/06/14)

EUR

CPI lõi khu vực Eurozone tháng 6

***

0.7%

0.7%



16:00

(30/06/14)

EUR

CPI ước tính khu vực Eurozone tháng 6

***

0.5%

0.5%




19:30

(30/06/14)

CAD

GDP tháng 4 y/y

***

2.3%

2.1%




19:30

(30/06/14)

CAD

GDP tháng 4 m/m

***

0.2%

0.1%




11:30

(01/07/14)

AUD

Quyết định lãi suất của BOA

***

2.50%

2.50%




21:00

(01/07/14)

USD

ISM sản xuất tháng 6

***

55.5

55.4




19:15

(02/07/14)

USD

Thay đổi công việc theo khảo sát của ADP trong tháng 6

**

205K

179K

16:00

(15/05/14)

21:00

(02/07/14)

USD

Đơn đặt hàng nhà máy tháng 5

**




0.7%

16:00

(15/05/14)




18:45

(03/07/14)

EUR

Tiền gửi cơ sở

***




-0.10%

16:00

(15/05/14)




18:45

(03/07/14)

EUR

các công cụ cho vay thanh khoản

***




0.40%

16:00

(15/0

5/14)




18:45

(03/07/14)

EUR

Quyết định lãi suất của ECB

***




0.15%







19:30

(03/07/14)

USD

Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp

***

210K

217K







19:30

(03/07/14)

USD

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6

***

6.3%

6.3%










  1. BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

  1. Diễn biến thị trường ngoại tệ:

Như nhận định đưa ra trong bản tin tuần trước, đồng Euro tiếp tục ổn định trên mức 1.3600 và có phần tăng nhẹ trong tuần lễ vừa qua với khung giao dịch biến động từ 1.3575 – 1.3650 so với đô la Mỹ.

Mặc dù thị trường Mỹ nhận được những thông tin tích cực vào ngày thứ 3 khiến cho đồng tiền này tăng so với hầu hết các ngoại tệ chính trong rổ tiền tệ quốc tế như Doanh số bán nhà mới của Mỹ tăng 18.6%, đạt 504,000 căn trong tháng 5, cao nhất kể từ tháng 5/2008 và là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1/1992. Đồng thời dữ liệu khảo sát của Conference Board cho thấy, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng lên 85.2 trong tháng 6, cao nhất kể từ tháng 1/2008 và vượt dự báo 83.6 điểm của giới phân tích

Tuy nhiên, sự kiện trên nhanh chóng bị lu mờ khi GDP trên thị trường Mỹ có sự sụt giảm mạnh khiến cho đồng Euro được hỗ trợ mạnh ổn định trên mức 1.3600 trong suốt những ngày còn lại trong tuần.

Ngoài ra, khu vực đồng Euro cũng được hỗ trợ khi PMI sản xuất và dịch vu trên thị trường Đức được duy trì trên 50 điểm nhưng kinh tế khu vực này bị tác động bất lợi từ sự suy yếu của nền kinh tế lớn thứ 2 là Pháp. Hiện nền kinh tế này đang cần những chính sách kịp thời từ Ngân hàng trung ương Châu Âu.

Vào cuối tuần nền kinh tế Châu Âu được hỗ trợ mạnh khi CPI của Đức được công bố ở mức tăng 0.4%, như kỳ vọng là chỉ 0.2% cũng là 1 nguyên nhân tác động khiến cho đồng Euro được ổn định trên mức 1.3600 trong tuần lễ này.
DỰ BÁO TUẦN LỄ 30/06 – 04/07
Thị trường tuần này sẽ được xoay quanh các tin tức đến từ thị trường Mỹ và Châu Âu với nhiều thông tin có sức ảnh hưởng mạnh như CPI tháng 6 tại Châu Âu với kỳ vọng tăng 0.7% trong khi ISM sản xuất tại Mỹ trong tháng 6 được kỳ vọng ở mức 55.5 điểm, một chỉ số tích cực cho Mỹ trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra vào thời điểm cuối tuần, lãi suất cơ bản tại thị trường Châu Âu và bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 6 là những tin tức được chú ý hàng đầu có khả năng tác động mạnh đến 2 đồng tiền này, đồng thời tạo ra xu hướng chung cho cả tuần đối với cặp tiền tệ EURUSD.

Nhận định đồng Euro sẽ tiếp tục đà tăng trong tuần lễ này, mục tiêu hướng đến là 1.3750 khi các thông tin thị trường đang hỗ trợ cho đồng tiền này.

Khung giao dịch dự kiến:

EURUSD 1.3600 – 1.3750

GBPUSD 1.6970 – 1.7100


  1. Diễn biến thị trường vàng:

Thị trường vàng tuần qua không có nhiều diễn biến phức tạp khi đầu tuần giá tăng nhẹ so với cuối tuần trước sau khi quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới là SPDR Trust mua vào khoảng 2,4 tấn vàng, nâng mức nắm giữ của quỹ này lên đến 785 tấn, mức cao nhất kể từ ngày 16/6. Bên cạnh đó, tình hình bạo lực tại Iraq ngày một leo thang cũng khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn. Chốt phiên ngày 23/6, giá vàng đóng cửa ở mức 1,317.79 USD/oz. Đà tăng của vàng phần nào bị chững lại sau đó do số liệu báo cáo cho thấy doanh số bán nhà mới và niềm tin tiêu dùng tháng 6 tại Mỹ tăng cao hơn so với dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Tiếp đó, giá vàng bất ngờ quay đầu tăng trở lại sau khi Mỹ công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý I của nước này giảm 2.9%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại. Tuy nhiên, quý kim này không thể tiếp tục đà tăng mạnh mà duy trì mức giảm vào các ngày cuối tuần do giới đầu tư tăng cường chốt lời. Mặt khác, báo cáo kinh tế cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm so với kỳ trước và chi tiêu tiêu dùng của nước này tăng chậm hơn so với dự báo của các nhà phân tích cũng tạo áp lực khiến vàng sụt giảm. Chốt phiên ngày 27/6, giá vàng đóng cửa ở mức 1,315.04 USD/oz.

Các chuyên gia dự báo giá vàng tuần này có xu hướng tăng do ảnh hưởng từ số liệu kinh tế thất vọng về GDP của Mỹ vào tuần trước. Bên cạnh đó, nhu cầu về vàng vật chất tại Châu Á đang giảm và tình hình bạo lực tại Iraq ngày càng gia tăng khiến vàng trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Dự báo giá dao động trong khoảng 1,317.24 – 1,338.10 USD/oz.



  1. BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

  1. Diễn biến thị trường ngoại tệ:

Tỷ giá bình quân LNH được NHNN duy trì mức 21.246 với biên độ giao dịch cho phép là +/- 1% sau khi tiến hành điều chỉnh vào ngày 19/06/2014 với mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm.

Thị trường ngoại hối trong tuần diễn ra khá sôi nổi với những bước biến động khá mạnh. Có thời điểm tỷ giá đã lên đến 21.360 do nguồn VND dư thừa với lãi suất rẻ cùng với nhu cầu mua USD của các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân tiếp theo khiến cho tỷ giá tăng là tâm lý lo ngại hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng do Trung Quốc tiếp tục đưa thêm giàn khoan thứ 2 vào thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tỷ giá liên tục gia tăng đến mức cao, tuy nhiên, đà tăng của tỷ giá đã bị chặn lại sau khi tâm lý của thị trường đã dần ổn định và được hỗ trợ bởi hành động niêm yết tỷ giá mua bán USD/VND của Sở giao dịch ngân hàng nhà nước sau gần một tuần án binh bất động. Thêm vào đó là động thái chốt lời của các ngân hàng sau khi đã mua vào một số lượng USD ở mức giá thấp cùng với động thái bán Forward nhen nhóm trở lại của một số ngân hàng do tâm lý thị trường đã được ổn định. Tỷ giá đã nhanh giảm về mốc 21.325, tuy nhiên lại nhanh chóng tăng trở lại vùng 21.328 – 21.335 do động thái muốn nắm giữ USD để đảm bảo rủi ro trong bối cảnh lãi suất VND đang rẻ và tình hình biển Đông còn căng thẳng. Tính tới thời điểm cuối ngày 27/06/2014 tỷ giá giao dịch tại mức 21.326 – 21.328, giảm khoảng 35 điểm so với mức cao nhất trong tuần.


Thị trường tự do tăng nhẹ với với tuần trước. Tỷ giá cuối tuần ở mức 21.340 – 21.360, không chênh lệch khi so với tỷ giá bán ra công bố của các NHTM.
Trong tuần, nguồn cung VND dồi dào khiến cho lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp. Đặc biệt lãi suất nhiều khả năng sẽ giảm ở các kỳ hạn ngắn trong ngắn hạn khi tín phiếu và trái phiếu lần lượt đến hạn cũng như nguồn tiền VND dư thừa của các ngân hàng khi không sử dụng hết để tham gia đấu thầu tín phiếu, trái phiếu trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ giá vẫn còn cao như hiện tại, thì lãi suất khó có thể giảm thêm, do các ngân hàng đã không còn bán USD cho ngân hàng nhà nước và hiện tại thì lãi suất VND đã được coi là quá rẻ so với từ đầu năm đến giờ. Thêm vào đó, sau khi đã điều chỉnh tỷ giá 1% thì tình huống điều chỉnh tỷ giá thêm trong ngắn hạn dường như là rất khó khi thống đốc phát đi tín hiệu là chỉ điều chỉnh tỷ giá không quá 2%. Chính vì thế, việc neo giữ lãi suất trong ngắn hạn như một cách để kìm hãm đà tăng của tỷ giá là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này đã được minh chứng trong thời gian qua khi các ngân hàng giữ lãi suất VND ở một mức cố định và không có dấu hiệu suy giảm. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông còn căng thẳng, người dân sẽ ưa thích nắm giữ tiền mặt hơn gửi tiết kiệm thì việc lãi suất trong tuần tới khó có khả năng giảm sâu thêm là hoàn toàn có khả năng. Tính tới thời điểm 27/06/2014, lãi suất áp dụng để tính tỷ giá kỳ hạn giao dịch trong biên độ 1,5% - 2,3% đối với kỳ hạn 0/N – 1 tuần.
Theo như số liệu của Tổng Cục Hải Quan mới công bố, trong nửa đầu tháng 6, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 5,78 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 5,97 tỷ USD, khiến cán cân thương mại thâm hụt 192 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/6, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 64,54 tỷ USD, còn tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 63,09 tỷ USD, tạo ra mức thặng dư 1,45 tỷ USD. Mặc dù nửa đầu tháng 6/2014 nhập siêu không nhiều nhưng cũng đã thể hiện được phần nào nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu và diễn biến của thị trường trong thời gian vừa rồi. Rõ ràng, trong bối cảnh cán cân thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối và nguồn kiều hối, ODA, FDI dồi dào thì cung cầu của thị trường hoàn toàn được đảm bảo. Nhưng tình hình biển Đông ngày một căng thẳng và việc nhập siêu đã có dấu hiệu trở lại trong hai tháng gần đây đã phần nào thể hiện được tâm lý lo ngại của thị trường trong bối cảnh hiện tại.

Thị trường ngoại hối nhiều khả năng sẽ biến động nhẹ trong tuần tới do tâm lý thị trường đã được ổn định cùng với việc Sở giao dịch ngân hàng nhà nước đã yết giá mua bán trở lại. Việc ngân hàng nhà nước yết giá 21.100 – 21.400, cho thấy một góc nhìn trong ngắn hạn về khả năng tỷ giá tăng mạnh trong thời gian tới là khá khó. Điều này được hỗ trợ bởi các yếu tố như cán cân thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối dồi dào…cùng với lãi suất VND đang được neo giữ. Tuy nhiên, tỷ giá nhiều khả năng khó có thể suy giảm đáng kể do một số ngân hàng đã chuyển sang trạng thái dương ở mức giá trên 21.300 cùng với nhiều yếu tố hỗ trợ khác. Một trong số đó có thể kể đến tình hình căng thẳng ngày càng leo thang tại Biển Đông. Tiếp theo là việc nhập siêu trở lại trong những tháng gần đây. Thêm vào đó là áp lực từ hoạt động tín dụng ngoại tệ, tính từ đầu năm, tín dụng ngoại tệ tăng trưởng khá mạnh do tỷ giá có một thời gian dài duy trì ổn định cùng với mặt bằng lãi suất rẻ hơn khi so với tín dụng nội tệ. Theo như cập nhật mới nhất từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến đầu tháng 5/2014 so với cuối 2013, trong khi tăng trưởng tiền gửi ngoại tệ giảm 9,1% thì tín dụng ngoại tệ tăng 7,2% và tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ tăng từ 84,3% lên 99,5%. Trong khi đó, cho vay VND giảm 2,6% nhưng tiền gửi VND tăng tới 3,5%, góp phần đưa tỷ lệ cho vay/tiền gửi VND giảm từ 82,4% xuống 79,9%.Áp lực khi các khoản nợ ngoại tệ đến hạn sẽ là ngày càng một gia tăng đối với các doanh nghiệp đã tiến hành vay USD để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù vẫn còn tồn tại khả năng thị trường sẽ có một phiên điều chỉnh nhẹ sau khi tâm lý thị trường đã ổn định tuy nhiên mức điều chỉnh sẽ là không quá nhiều khi lực mua đã gia tăng mỗi khi giá giảm về gần mốc 21.300. Tuy nhiên tỷ giá sẽ nhiều khả năng chỉ biến động trong biên độ 21.300 – 21.380, gần với mức bán ra của ngân hàng nhà nước. Với các yếu tố hỗ trợ là mức giá bán ra của sở giao dịch ngân hành nhà nước (21.400) cùng với nguồn cung dồi dào.





  1. Diễn biến thị trường vàng:

Giá vàng trong nước mở cửa tuần giao dịch mới trong xu thế giảm sau khi đạt mức cao nhất trong 1 tháng là 37.3 triệu đồng/lượng vào hôm thứ Sáu của tuần trước đó. Nhân tố chính chi phối giá vàng trong nước tuần qua là diễn biến giá vàng thế giới, do giá USD tự do đã giảm “nhiệt” sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức và hiện đang tạm ổn định trên ngưỡng 21.300 đồng nên không còn tác động lớn tới giá vàng. Trong khi đó, nhu cầu vàng miếng của người dân cũng đang ở mức thấp, thậm chí nhiều người còn tranh thủ giá tăng mang vàng đi bán, khiến giá vàng trong nước “đuối”. Giá vàng trong nước tuần qua gần như chỉ xoay quanh ngưỡng 36.8 triệu đồng/lượng. Chốt tuần ở mức 36.7-36.82 triệu đồng/lượng, giá vàng giảm khoảng 200,000 đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Bên cạnh đó, do giá vàng trong nước gần như đi ngang khi giá vàng thế giới không có nhiều biến động, nên mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế duy trì ở mức cao 2.9 triệu đồng/lượng trong hầu hết các phiên giao dịch trong tuần. Cách đây hơn 1 tuần, chênh giá vàng trong nước và thế giới là trên 4 triệu đồng/lượng.

Theo nhận định của các chuyên gia thì trong tuần này, giá vàng thế giới sẽ nhận được lực hỗ trợ từ báo cáo kinh tế bất lợi của Mỹ, yếu tố kỹ thuật và căng thẳng ở Trung Đông, Đông Âu. Đây cũng chính là những nhân tố quan trọng dẫn dắt thị trường vàng miếng trong nước.

******************************************

Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Phòng KINH DOANH NGOẠI HỐI

Địa chỉ: 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp.HCM

Điện thoại: (84-8) 39220666 - Ext: 331-333-344



Website:http://www.scb.com





tải về 117.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương