BÀi giảng bàI 19: MỐi quan hệ giữa gen và TÍnh trạng I. Thông tin cơ bản



tải về 30.05 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích30.05 Kb.
#29163
BÀI GIẢNG - BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

I. Thông tin cơ bản

Chủ đề: Sinh học

Đối tượng: Học sinh lớp 9 (15 tuổi)

Thời gian dự kiến: 45 phút



II. Mục tiêu

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS phải:

- Hiểu được mối quan hệ giữa ARN và protein thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: gen (một đoạn ADN) → mARN → protein → tính trạng



2. Kĩ năng

- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kênh chữ

- Kĩ năng làm việc theo nhóm (hợp tác, lắng nghe, so sánh, tổng hợp)

- Rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời, viết



3. Thái độ

- Yêu thích bộ môn, chủ động học tập

- Bồi dưỡng thế giới quan khoa học: Cơ sở vật chất của sự sống, đặc điểm hình thái của sinh vật,…

III. Tổ chức các hoạt động dạy học (45 phút)

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

3. Bài mới (38 phút)


STT

Hoạt động

Phương pháp

Mô tả hoạt động

Đồ dùng

Thời gian

1

Khởi động

Trò chơi “Tìm nơi tôi ở”

GV Chia nhóm và nêu tên trò chơi

GV Giới thiệu tranh vẽ tế bào (phân biệt khu vực nhân và tế bào chất, có thể có các bào quan được làm mờ), mô hình/hình vẽ mô tả gen và prôtêin.

GV Yêu cầu các nhóm cầm mô hình trên lên tìm nơi ở (vị trí) của chúng để dán vào. GV hô khẩu lệnh “Bắt đầu!”, các nhóm bắt đầu chơi. Nhóm nào dán sai/chậm nhất sẽ bị phạt mô tả động tác của một số con vật (vịt, khỉ,…).


Giấy A0, giấy bìa màu (mô tả gen và prôtêin), băng dính hai mặt, kéo, hộp sáp màu, bút dạ

5’

2

Tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và prôtêin

Thảo luận nhóm


Từ trò chơi, GV lưu ý, gen mang thông tin cấu trúc của prôtêin nhưng gen ở trong nhân còn prôtêin ở tế bào chất.

GV hỏi: Như vậy, gen phải có mối quan hệ với prôtêin thông qua cấu trúc trung gian. Là cấu trúc trung gian nào? Cấu trúc đó có vai trò gì trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin? → HS: mARN

GV kết hợp kiểm tra bài cũ Hãy vẽ và mô tả bậc 1 và 2 trong cấu trúc của prôtêin? (2 HS thực hiện đồng thời - GV nhận xét, đánh giá). (3’)

GV cung cấp video mô tả sự hình thành chuỗi axit amin



https://www.youtube.com/watch?v=L0Ff6eC2zRk

Sau đó chiếu hình 19.1 SGK → HS quan sát, phân tích kênh hình. (2’)

GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm giải quyết 2 vấn đề:

- Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau? → HS: nuclêôtit ở mARN và tARN kết hợp theo NTBS: A-U, G-X

- Tỉ lệ số lượng giữa nuclêôtit của mARN và axit amin của prôtêin khi ở trong ribôxôm? → HS: 3 nuclêôtit → 1 axit amin.

GV nhận xét và nhấn mạnh sự hình thành chuỗi axit amin diễn ra theo NTBS và khuôn mẫu → Trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi của prôtêin theo nguyên tắc 3 nuclêôtit → 1 axit amin.



Giấy A2, bút dạ xanh và đen, Video “Sự hình thành chuỗi axit amin”, tranh phóng to H19.1 SGK

18’

3

Tìm hiểu mối quan hệ giữa prôtêin và tính trạng

Trò chơi: “Ghép card”

GV hướng dẫn HS chơi theo 4 nhóm.

GV yêu cầu các nhóm thảo luận, ghép những tấm card đã chuẩn bị sẵn thành sơ đồ mối quan hệ giữa ADN, mARN, prôtêin và tính trạng hợp logic nhất, phát bộ tấm card cho mỗi nhóm.

HS thảo luận nhóm sau đó ghép những tấm card thành sơ đồ riêng của mỗi nhóm, sau đó đại diện một nhóm giải thích và nêu bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ, nhóm khác nhận xét, góp ý. (5-10’)

GV nhận xét, kết luận:

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ: Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin→ Tính trạng

Trong đó, tình tự nuclêôtit trên ADN quy dình trình tự nuclêôtit trên mARN, thông qua đó ADN quy định trình tự aa trong chuỗi aa cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.



Tranh phóng to H19.2 và 19.3 SGK;

TLPT số 1: 4 bộ tấm card màu (4 màu khác nhau) in sẵn; băng dính hai mặt



15’

4

Củng cố

Trò chơi: “Ghép tranh” tương tự trò “Tìm nơi tôi ở”

GV treo tranh chỉ có phần tế bào chất và nhân theo H19.2 SGK, mời một HS lên dán tấm hình mô tả gen, mARN, chuỗi aa sao cho đúng vị trí. Sau đó, GV mời HS khác nhận xét, đánh giá (2’).

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 và 3 cuối bài 19 SGK (3’)




Giấy A0 vẽ săn hình tế bào tương tự H19.2, tấm card màu mô tả gen (một số đoạn AND, mARN, chuỗi aa)

5’

5

Dặn dò




GV yêu cầu HS xem lại bài 15-19




1’

Tài liệu phát tay số 1:


Gen (một đoạn AND)

mARN

Protein

Tính trạng

Hình 19.1:

Hình 19.2:



Hình 19.3:




Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 30.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương