Bài 1- sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu



tải về 160.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích160.91 Kb.
#3062
Bài 1- Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu

Câu 1: Lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến là:





A. Nô lệ

B. Nông dân lĩnh canh

C. Thợ thủ công

D. Nông nô

- Đáp án: D

Câu 2: Đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến là:



  1. Nông nô quyết định về sản xuất

  2. Phát triển toàn diện về kinh tế

  3. Có sự trao đổi giữa các lãnh địa

  4. Mang tính chất đóng kín, tự cung tự cấp.

- Đáp án: D

Câu 3: Đặc trưng của quan hệ bóc lột phong kiến là hình thức bóc lột:



  1. Địa tô

  2. Giá trị thặng dư

  3. Thuế

  4. Hiện vật

- Đáp án: A

Bài 2- Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thànhchủ nghĩa tư­ bản ở châu Âu

Câu 4: Ý nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý:


  1. Khẳng định Trái đất là hình cầu

  2. Mở ra những đường đi mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, kiến thức mới.

  3. Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục

  4. Làm giàu cho các thuộc địa và người dân bản xứ

- Đáp án: D

Câu 5: Quốc gia đi tiên phong trong phong trào phát kiến địa lý là:



  1. Hà Lan

  2. Anh và Pháp

  3. I- ta- li- a

  4. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

- Đáp án: D

Câu 6: Ai là người đã phát hiện ra châu Mĩ năm 1492:



A. B. Đi- a- xơ

B. C. Cô- lôm- bô

C. Va- xcô đơ Ga- ma

D. Ph. Ma- gien- lan

- Đáp án: B

Bài 3- Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu

Câu 7: Thời đại văn hoá Phục hưng nổ rộ tài năng trong lĩnh vực hội hoạ là:

A. Ra- bơ- le

B. Sếch- xpia

C. Lê- ô- na đơ Vanh- xi

D. Pi- cát- xô

- Đáp án: C

Câu 8: Người đi đầu trong phong trào cải cách tôn giáo là:



A. M Lu- thơ

B. Đê- các- tơ

C. Tô- mát Muyn- xe

D. Giáo hoàng La- mã

- Đáp án: A

Câu 9: Giai cấp tư sản được hình thành từ:



A. Địa chủ giàu có

B. Chủ xưởng, chủ đồn điền

C. Thương nhân giàu có

D. Câu B, C đúng

- Đáp án: D

Bài 4- Trung Quốc thời phong kiến


Câu 10: Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm:

A. Năm 221 TCN

B. Năm 222 TCN

C. Năm 223 TCN

D. Năm 224 TCN

- Đáp án: A

Câu11: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành vào:



  1. Thế kỉ I TCN

  2. Thế kỉ II TCN

  3. Thế kỉ III TCN

  4. 2000 năm TCN

- Đáp án: C

Câu 12: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời Tần có tên gọi là:



A. Vạn lý trường thành

B. Tử Cấm Thành

C. Ngọ môn

D. Luỹ Trường Dục

- Đáp án: A

Câu 13: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại:



  1. Nhà Tần

  2. Nhà Đường

  3. Nhà Minh

  4. Nhà Thanh

- Đáp án: B

Tiết 8- Bài 6- Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Câu 12: Vương quốc Phù Nam được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?


  1. Trung Bộ Việt Nam

  2. Hạ lưu sông Mê Nam

  3. Hạ lưu sông Mê Công

  4. Thượng nguồn sông Mê Công

- Đáp án: C

Câu 13: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia PK Đông Nam Á vào khoảng thời gian?



A. Đầu thế X- đầu thế kỉ XVIII

C. Nửa sau thế X -> đầu thế kỉ XVIII

B. Giữa thế kỉ X-> đầu thế kỉ XVIII

D. Cuối thế kỉ X-> đầu thế kỉ XVIII

- Đáp án: C

Bài 8- Nước ta buổi đầu độc lập

Câu 14: Triều đại nhà Ngô tồn tại trong khoảng thời gian:


  1. Từ năm 905 đến năm 907

  2. Từ năm 931 đến năm 933

  3. Từ năm 939 đến năm 965

  4. Từ năm 939 đến năm 956

- Đáp án: C

Câu 15: Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm:



  1. Cuối thời nhà Ngô

  2. Đầu thời nhà Đinh

  3. Cuối thời nhà Đinh

  4. Đầu thời nhà Tiền Lê

- Đáp án: C

Câu 16: Người có công dẹp Loạn 12 sứ quân là:



A. Đinh Bộ Lĩnh

B. Trần Lãm

C. Đinh Công Trứ

D. Dương Tam Kha

- Đáp án: A

Bài 9- Nước Đại Cồ Việt thời Đinh- Tiền Lê

Câu 17: Cuối năm 979 nước ta có sự kiện gì xảy ra?


  1. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi

  2. Đinh Bộ lĩnh bị ám sát

  3. Đinh Bộ Lĩnh hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước

  4. Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô

- Đáp án: B

Câu 18: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn diễn ra vào năm:



  1. Năm 938

  2. Năm 981

  3. Năm 918

  4. Năm 983

- Đáp án: B

Bài 10- Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Bài 11- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcTống( 1075- 1077)

Câu 19: Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075- 1077 là:



A. Lý Công Uẩn

B. Lý Thường Kiệt

C. Lý Thánh Tông

D. Lý Nhân Tông

- Đáp án: B

Câu 20: Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến đánh giặc Tống trên sông:



A. Bach Đằng

B. Sông Mã

C. Như Nguyệt

D. Sông Thao

- Đáp án: C

Câu 21: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài vào năm:



A. Năm 1075

B. Năm 1076

C. Năm 1077

D. Năm 1070

- Đáp án: A

Câu 22: Các vua Lý thường về địa phương để:



  1. Thăm hỏi nông dân

  2. Cày tịch điền

  3. Thu thuế nông nghiệp

  4. Chia ruộng đất cho nông dân

- Đáp án: B

Câu 23: Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng vào:



  1. Thời nhà Tiền Lê

  2. Thời Trần

  3. Thời Hậu Lê

  4. Thời Lý

- Đáp án: D

Câu 24A: Bộ luật đầu tiên của nước ta có tên là:



A. Hình thư

B. Quốc triều hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Luật Gia Long

- Đáp án: A
Câu 24B:? Trận chiến/ phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu? Ý nghĩa của chiến thắng

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta

+ Sự chỉ huy tài tình của LTK

- Ý nghĩa :

+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc

+ Nền độc lập dân chủ của Đại Việt được củng cố

+ Đập tan âm mưu x. lược Đại Việt của nhà Tống

Bài 13- Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Câu 25: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào:



  1. đầu năm 1226

  2. tháng 11/1225

  3. tháng 8/1226

  4. tháng 7/1225

- Đáp án: A

Câu 26: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào:



  1. Trung ương tập quyền

  2. Phong kiến phân quyền

  3. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền

- Đáp án: A

Câu 27: Bộ luật của nhà Trần có tên là:



A. Hình thư

B. Quốc triều hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Luật Gia Long

- Đáp án: B

Câu 28: Dưới thời Trần quân đội được tuyển chọn theo chủ trương nào:



A. Quân phải đông nước mới mạnh

C. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ

B. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông

D. Quân đội phải văn võ song toàn

- Đáp án: B

Bài 14- Ba lần kháng chiến chống quân xâm lư­ợc Mông- Nguyên(Thế kỉ XIII)


Câu 29: Vua Trần mở hội ở đâu để bàn kế đánh giặc:

A. Bình Than

B. Thiên Trường

C. Vạn Kiếp

D. Thăng Long

- Đáp án: A

Câu 30: Dưới thời Trần tôn giáo nào được trọng dụng:



A. Nho giáo

B. Đạo Phật

C. Đạo Giáo

D. Đạo Khổng

- Đáp án: A

Câu 31: Chức quan nhà Trần đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê là:



  1. Khuyến nông sư

  2. Đồn điền sứ

  3. Hà đê sứ

  4. An phủ sứ

- Đáp án: C

Câu 32: Tướng nào chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt:



  1. Thoát Hoan

  2. Ô Mã Nhi

  3. Hốt Tất Liệt

  4. Ngột Lương Hợp Thai.

- Đáp án: D

Câu 33: Tác giả của Hịch tướng sĩ là:



  1. Trần Quốc Tuấn

  2. Trần Quốc Toản

  3. Trần Nguyên Hãn

  4. Trần Khánh Dư

- Đáp án: A

Câu 34: Người biên soạn bộ Đại Việt sử kí là:



A. Lê Văn Hưu

B. Ngô Sĩ Liên

C. Ngô Thì Nhậm

D. Ngô Thì Sĩ

- Đáp án: A

Câu35: Ruộng đất của vương hầu quý tộc gọi là:



  1. Điền trang

  2. Thái ấp

  3. Tịch điền

  4. Thổ công

- Đáp án: A

Câu 36: Câu nói “ Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của:



A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Thủ Độ

C. Trần Khánh Dư

D. Trần Quốc Toản

- Đáp án: A

Câu 37: Cách đánh giặc trong ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên là:

A. Chủ động tấn công trước để tự vệ

B. Thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống

C. Đánh du kích, ngày ẩn đêm hiện

D. Cả A và B.

- Đáp án: B

Câu 38: Ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên:

A. Đập tan âm mưu xâm lược của đế Nguyên, bảo vệ, giữ vững nền độc lập dân tộc.

B. Xây đắp thêm truyền thống quân sự Việt Nam

C. Để lại nhiều bài học quý.

D. Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản và các nước khác

E. Tất cả các ý trên đều đúng.

- Đáp án: E

Bài 16- Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV

Câu 39: Nhà Hồ thành lập vào năm :



A. Năm 1399

B. Năm 1400

C. Năm 1401

D. Năm 1402.

- Đáp án: B

Câu 40: Tiền giấy ra đời đầu tiên ở nước ta vào:



  1. Thời Trần

  2. Thời Hồ

  3. Thời Lê

  4. Thời Nguyễn

- Đáp án: B

Câu 17A: Hồ Nguyên Trừng là:



  1. Vua của triều Hồ

  2. Quan của triều Hồ

  3. Con trai Hồ Quý Ly

  4. Con rể của Hồ Quý Ly

- Đáp án: C

Câu 17B: Ý nghĩa tác dụng, hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly?

- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, nâng cao quyền lực CQTW.....

- Hạn chế sự tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, giảm thế lực họ Trần, tăng nguồn thu nhập cho đất nước...

- Hạn chế :

+ Cải cách chưa triệt để- chưa giải phóng được thân phận nông nô nô tì

+ Chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa gq vấn đề bức thiết của nhân dân- nông dân

Bài 18- Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

Câu 18: Nhà Minh xâm lược nước ta vào:


  1. Năm 1046

  2. Năm 1047

  3. Năm 1048

  4. Năm 1049

- Đáp án: A

Câu 18B:? Hãy nêu chính sách cai trị của nhà Minh trên đất n­ước ta 

- Chính trị : Xoá bỏ quốc hiệu n­ước ta nhập vào TQ

- Kinh tế : Đặt ra hàng trăm thứ thuế. Bắt phụ nữ và trẻ em về TQ làm nô tỳ

- Văn hoá : Thi hành chính sách đồng hoá ngu dân

+ Bắt nhân dân bỏ phong tục tập quán của mình

Bài 19- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( 1418- 1427)

Câu 19 : Em có suy nghĩ gì về tấm gương hy sinh của Lê Lai

- Tấm gương hi sinh anh dũng nhận cái chết để cứu minh chủ cứu đất nước

Câu 20: Tại sao Lê Lợi lại đề nghị tạm hoà với quân Minh

- Tránh sự bao vây của quân Minh

- Tranh thủ thời gian để xây dựng, củng cố lực lượng

Câu 21: ? Tóm tắt các chiến thắng của quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425

- 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An

- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân

Câu 22: ? Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi được tiến hành ntn

- 9/1426 Lê Lơi tiến quân ra Bắc chia làm 3 đạo :

+ Đạo 1 : Giải phóng Tây Bắc...

+ Đạo 2 : Giải phóng hạ lưu sông Nhị...

+ Đạo 3 : .Tiến thẳng ra Đông Quan...

Câu 23 : Trận Tốt Động- Chúc Động cuối năm 1426 ?

* Hoàn cảnh:

- 10/1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chi huy tiến vào Đông Quan…

* Diễn biến:

- 11/1426 quân Minh tiến về Cao Bộ

- Quân ta từ mọi phía tấn công địch

* Kết quả:-

5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan

* Ý nghĩa :

- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch

Câu 24 : ? Trận Chi Lăng- Xương Giang đã diễn ra ntn

- 8/10/1427 LT dẫn quân vào nước ta bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát

- Biết Liễu Thăng tử trận Mộc Thạnh vội rút quân về nước

Câu 25 : ? Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Phân tích ?

- Sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân như tham gia nghĩa quân, tiếp tế lương thực, tự vũ trang, phối hợp với nghĩa quân đánh giặc, tham gia giết giặc bằng nghề nghiệp của mình

- Xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong tất cả các tầng lớp nhân dân thành phần dân tộc xung quanh bộ tham mưu. Cuộc khởi nghĩa đã quy tụ được sức mạnh cả nước

- Đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi

Câu 26: ? Cách đánh tài tình, sáng tạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi được thể hiện ntn...

- Tập trung tiêu diệt viện binh của Liễu Thăng

- Chủ trương phá thành Xương Giang trước khi cánh quân của Lương Minh tiến xuống làm cho giặc không có thành luỹ che chở phải co cụm giữa cánh đồng là thời cơ để ta phản công lớn từ nhiều phía giành thắng lợi…

Câu 27: ? Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập tự chủ cho nhân dân

- Mở ra thời kì phát triển mới cao hơn của nước Đại Việt

Bài 20- Nước Đại Việt thời Lê sơ( 1428- 1527)

Câu 28:? Bộ máy NN thời Lê sơ được tổ chức ntn


Vua



Trung ương



Địa phương


13 đạo

Lại

Hộ

Lễ

Binh

Hình

Công

Hình

Vua trực tiếp chỉ đạo



Đô ti

Thừa ti

Hiến ti

Phủ

VHL

QSV

Tự

NSĐ

Huyện- Châu




Câu 29: ? Quân đội nhà Lê được t/c ntn? Tại sao trong thời kì đó chế độ " Ngụ binh ư nông" là tối ưu



- 2 bộ phận:

+ Quân triều đình

+ Quân địa phương

- Vì: Đất nước thường xuyên bị ngoại xâm=> Quan tâm sản xuất và quốc phòng

Câu 30: Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác luật pháp thời Lý - Trần?

- Giống:


+ Bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp thống trị.

+ Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp ( cấm giết trâu, bò).

- Khác: Luật pháp thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ: bảo vệ quyền lợi ng­ười phụ nữ, đề cập đến vấn đề bình đẳng giữa nam giới - nữ giới ( con gái thừa hư­ởng gia tài như­ con trai).

Câu 31: Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà Lê đã làm gì?

- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.

- Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ.

- Đặt ra một số chức quan chuyên trách : Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ, Hà đê sứ

- Thực hiện phép quân điền

- Chống thiên tai lũ lụt hàng năm.

- Khai hoang lấn biển.

Câu 32: ? Xã hội thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào?


Xã hội

Giai cấp

Tầng lớp

TN


Đchủ PK

Nông dân

Thị dân

TN

TTC

Nô tì

Câu 33: Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ

- Dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long

- Mở nhiều trư­ờng học ở các lộ, đạo, phủ.

- Mọi ng­ười dân đều có thể đi học, đi thi

- Thi cử chặt chẽ qua 3 kỳ: Hương - Hội - Đình

Câu 34: Văn học, khoa học thời Lê sơ

a) Văn học

- Vhọc chữ Hán đư­ợc duy trì.

- Vhọc chữ Nôm rất p triển.

- Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc.



b) Khoa học

- Sử học: Đại Việt sử ký toàn thư

- Địa lý học: Dư­ địa chí.

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: Lập thành toán pháp.

Bài 21- Ôn tập chương IV

Câu 34: ? Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần? Nông nghiệp?

* Giống:

- Quan tâm mở rộng diện tích đất trồng trọt. Thời Lê sơ diện tích trồng trọt đ­ợc mở rộng nhanh chóng bởi các chính sách khai hoang của Nhà nước

- Chú trọng xây dựng hệ thống đê điều. Thời Lê sơ có đê Hồng Đức.

* Khác:

- Sự phân hóa ruộng đất ngày càng sâu sắc. Thời Lý, ruộng công chiếm ­ưu thế. Thời Lê sơ, ruộng tư ngày càng phát triển.

Bài 22- Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI- XVIII)

Câu 35 : ? Sự thoái hoá của các tầng lớp thống trị nhà Lê khiến triều trình phong kiến phân hóa như­ thế nào? ? Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông?

- Nội bộ triều đình chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực.

+ Dư­ới triều Uy Mục: quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính.

+ Dưới triều Tư­ơng Dực: tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới đánh nhau liên miên.

- Kém về năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất n­ước vào thế tự suy vong.

Câu 36: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của dân "dùng của như­ bùn đất… coi dân nh­ư cỏ rác"

- Nông dân >< địa chủ

- Nhân dân >< Nhà nư­ớc phong kiến ngày càng gay gắt.

Câu 37 : ? Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta? ? Kết quả cuộc chiến tranh?

- Gây tổn thất lớn về ngư­ời và của:

- Năm 1570, rất nhiều ng­ời bị bắt lính, bắt phu.

- Năm 1572 ở Nghệ An, mùa màng bị tàn phá, hoang hóa, bệnh dịch…

- Kết quả : Năm 1592, Nam Triều chiếm được Thăng Long  nhà Mạc rút lên Cao Bằng  chiến tranh chấm dứt.

Câu 38: ? Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả nh­ư thế nào?

- Một dải đất lớn từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt.

- Dân ở hai bên sông Gianh phải chuyển đi nơi khác ( Đọc 2 câu thơ trong SGK).

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài tới 200 năm, gây trở ngại cho giao l­ưu kinh tế, văn hóa, làm suy giảm tiềm lực đất nước.


BÀI 23- KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI – XVIII


Câu 39: ? Phủ Gia Định gồm có mấy dinh?

Thuộc những tỉnh nào hiện nay?

- Gồm 2 đinh:

+ Dinh Trấn Biên ( Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình.Dương, Bình Ph­ước).

+ Dinh Phiên Trấn ( Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh)

Câu 40: ? Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như­ thế nào trong việc buôn bán với người nư­ớc ngoài? Tại sao Hội An trở thành thư­ơng cảng lớn nhất ở Đàng Trong?

- Ban đầu tạo điều kiện cho th­ơng nhân châu Á, châu Âu và buôn bán, mở cửa hàng  để nhờ họ mua vũ khí.

- Về sau: hạn chế ngoại thương.

- Hội An thương cảng lớn:

+ Vì đây là trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa.

+ Gần biển thuận lợi cho các thuyền buôn n­ước ngoài ra vào.

Câu 41: ? Ở TK XVI - XVII, n­ước ta có những tôn giáo nào? ? Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?

- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Sau thêm Thiên chúa giáo.

- Vì:


+ Các thế lực PK tranh giành địa vị.

+ Vua Lê trở thành bù nhìn.

Câu 42: ? Theo em, chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam?

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi, hoàn thiện chữ Quốc ngữ nên chữ viết tiện lợi, khoa học, là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng trong văn học viết

Câu 43: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa nh­ư thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc? - Khẳng định ng­ời Việt có ngôn ngữ riêng của mình.

- Nền văn học dân tộc sáng tác bằng chữ Nôm không thua kém bất cứ một nền văn học nào khác.

- Thể hiện ý chí tự lập tự cường của dân tộc.

Bài 24- Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVIII

Câu 44: Nhận xét về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa TK XVIII? ? Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì?

- Suy yếu, mục nát:

+ Vua Lê là bù nhìn.

+ Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc.

+ Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân.

* Hậu quả:

- Kinh tế: NN giảm sút, CTN sa sút, phố chợ điêu tàn

- Xã hội: Đời sống nhân dân khó khăn nhất là nông dân-

+ Nhân dân >< CQPK….

Câu 45: Nhận xét gì về PT nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

- Phạm vi: Rộng rãi từ miền xuôi đến miền ngược

- Tính chất: Nổ ra quyết liệt hơn 10 năm diễn ra phân tán, riêng lẻ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất

- Kết quả: Đều thất bại

- Nguyên nhân: diễn ra phân tán, riêng lẻ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất

- Ý nghĩa:

+ Chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay.

+ Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.

+ Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.

Bài 25- Phong trào Tây Sơn

Câu 46:? Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đư­ờng suy yếu và mục nát?

- Chính quyền nặng nề phức tạp vì số l­ượng quan lại tăng quá mức; quan lại tuyển dụng bằng mua bán ( tiền + lễ vật).

- Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành.

Câu 47: ? Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía tuy bị thất bại như­ng có ý nghĩa như­ thế nào?

- Tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn.

- Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn

Câu 48: ? Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân đã có ý nghĩa gì?

- Lần đầu tiên nghĩa quân hạ đ­ược 1 thành lũy dịnh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị của chúng suy sụp; trái lại, uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng

Câu 49: ? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?

- Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm m­ưu chiếm đất Gia Định.

Câu 50 : - Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút :

+ Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất.

+ Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.

+ Đập tan âm m­ưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm

Câu 51: ? Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa " Phù Lê diệt Trịnh"?

- Nhằm tập hợp dân chúng h­ưởng ứng, ủng hộ mình và nhiều ngư­ời còn tưởng nhớ nhà Lê.

Câu 52: ? Vì Sao Nguyễn Huệ thu phục đ­ược Bắc Hà? Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến họ Lê, họ Trịnh có ý nghĩa gì?

- Đ­ược nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.

- Lực l­ượng Tây Sơn hùng mạnh.

- Chính quyền phong kiến Trịnh - Lê quá thối nát.

* Ý nghĩa:

- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước - Đàng Trong và Đàng Ngoài

- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.

Câu 53: Quân Thanh xâm l­ược nước ta ntn ?

- Hoàn cảnh: Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

- Thời gian: Cuối năm 1788

- Lực lượng: 29 vạn

- Tổng chỉ huy: Tôn Sĩ Nghị

- Hướng tiến quân: 4 hướng

Câu 54: ? Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long? Có ý kiến cho rằng quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long vì hèn nhát. Em có đồng ý với ý kiến đó không?

- Không phải do hèn nhát, sợ giặc. Đây là một kế hoạch sáng suốt và chu đáo.

+ Bảo toàn lực l­ượng ( Quân Thanh quá đông, hung hăng, quân ta chỉ có vài vạn).

+ Làm kiêu lòng địch.

+ Chờ thời cơ.

Câu 55: ? Tại sao lúc lấy đ­ược chính quyền từ tay họ Trịnh Nguyễn Huệ lại không lên ngôi mà bây giờ ( 22/12/1788) ông mới lên ngôi?

- Lúc tiến quân ra Bắc diệt Trịnh, Nguyễn Huệ lấy khẩu hiệu " Phù Lê diệt Trịnh".

- Bây giờ vua Lê bán nư­ớc, quân Thanh xâm l­ược nên Nguyễn Huệ lên ngôi là hợp lòng ng­ười.

Câu 56: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?

- Tập hợp đ­ược lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc.

- Khẳng định chủ quyền của dân tộc và cho quân Thanh biết rằng n­ước ta có chủ.

Câu 57: ? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết.

- Quân Thanh chiếm đ­ược Thăng Long dễ dàng nên còn chủ quan, kiêu ngạo.

- Vào dịp Tết, quân Thanh lơ là, không đề phòng  quân địch bị bất ngờ, không kịp trở tay.

Câu 58: ? Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa nh­ư thế nào?

- Đây là vị trí quan trọng nhất của địch ở phía nam Thăng Long.

- Cách đánh bất ngờ làm quân giặc hoảng loạn, khí thế chiến đấu của quân ta dâng cao như­ vũ bão.

- Là chiến thắng mang tính chất quyết định.

Câu 59: ? Tại sao quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi – Đống Đa vào cùng một thời điểm là mồng 5 Tết?

- Thể hiện sự chỉ đạo của Quang Trung là các đạo quân phải hiệp đồng tác chiến, nếu đánh cùng một lúc thì Tôn Sĩ Nghị sẽ bối rối không kịp điều quân tiếp viện cho mặt trận phía Nam

Câu 60: Quang Trung đặt nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất n­ước như­ thế nào?

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786), vua Lê (1788).

- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất n­ớc giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Đánh tan các cuộc xâm l­ợc Xiêm, Thanh

Bài 26- Quang Trung xây dựng đất nư­ớc

Câu 61: ? Vì sao sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, lật đổ chính quyền phong kiến trong n­ước, Quang Trung lại chăm lo xây dựng kinh tế văn hoá?

- Do chiến tranh liên miên, đất nước bị tàn phá.

- Nhân dân đói khổ

 Cần xây dựng kinh tế để nhân dân sống ấm no, đất nư­ớc giàu mạnh.


Câu 62: ? Vì sao Quang Trung chú ý đến phát triển nông nghiệp? ? Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung đã có những biện pháp gì? Đạt kết quả ra sao?

- Là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế n­ước ta lúc đó.

- Biện pháp:

+ Ban hành Chiếu khuyến nông.

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế

=> Mùa màng bội thu, đất n­ước thái bình).

Câu 63: ? Quang Trung đã thi hành những viện pháp gì phát triển văn hóa, giáo dục? ? Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung?

- Ban Chiếu lập học.

- Chữ Nôm đ­ược đề cao, là chữ chính thức của Nhà nư­ớc.

- Lập Viện sùng chính

=> Bồi dư­ỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đóng góp xây dựng đất n­ước.

Câu 64: ? Mặc dù chính ngôi đ­ược 5 năm (1788-1792) nh­ưng công lao của ngư­ời anh hùng Nguyễn Huệ đối với đất n­ước ta nh­ư thế nào

- Có công thống nhất đất n­ước.

- Đánh đuổi quân xâm lược ( Xiêm, Thanh) giữ vững nền độc lập.

- Củng cố - ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa

Bài 27- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Câu 65: ? Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? ? Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính d­ưới triều Nguyễn?

- Đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

- Năm 1806 lên ngôi Hoàng đế.

- Chia n­ước ta thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.

- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long.

- Quan tâm và củng cố quân đội.

* Nhận xét:

- Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phư­ơng.

- Đây là lần đầu tiên trên một lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy

Câu 66: Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? ? Hậu quả của chính sách đó?

- Đóng cửa không tiếp xúc với n­ước ngoài như­ng lại thần phục nhà Thanh một cách mù quáng

- Thúc đẩy nư­ớc Pháp chuẩn bị xâm lược n­ước ta.

Câu 67: ? D­ưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống nhân dân ta ra sao? Biểu hiện ?

- Đời sống nhân dân cực khổ, nặng nề.

- Địa chủ hào lý c­ướp ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng.

- Tô thuế nặng nề, dịch bệnh, đói kém.

Câu 68: ? Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như­ thế nào?

- Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ thêm. Mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc.

- Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Bài 28- Sự phát triển của văn hóa dân tộc( Cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX)
Câu 69: ? Tại sao văn học bác học thời kỳ này lại phát triển rực rỡ, đạt tới đỉnh cao nh­ư vậy?

- Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến.

- Là giai đoạn bão táp cách mạng, sôi động trong lịch sử.

Văn học phản ánh hiện thực, hiện thực xã hội thời kỳ này là cơ sở để văn học phát triển mạnh.

Câu 70: ? Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian?

- Mang đậm tính dân tộc.

- Phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân.

Câu 71: ? Những cống hiến của Lê Hữu Trác ( Hải th­ượng lãn ông) đối với ngành y d­ược của dân tộc?

- Phát hiện công dụng của 305 vị thuốc nam, 2854 phương thuốc trị bệnh.

- Nghiên cứu sách "Hải th­ượng y tông tâm lĩnh" ( 66 quyển).

Câu 72: ? Những thành tựu về kĩ thuật ? Những thành tựu khoa học - kỹ thuật phản ánh điều gì?

- Kỹ thuật làm đồng hồ và kính thiên văn.

- Máy xẻ gỗ, tàu thủy chạy bằng máy hơi n­ước.

=> Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới của các n­ước phư­ơng Tây.

=> Nó chứng tỏ nhân dân ta có khả năng v­ươn mạnh lên phía trư­ớc, v­ượt qua đ­ược tình trạng lạc hậu nghèo nàn.

LSĐP- Quá trình mở mang, phát triển của miền đất Thái Bình

Câu 73: ? Đơn vị hành chính của Thái Bình từ thế kỉ X-> giữa thế kỉ XIX có gì thay đổi


Thời gian

Triều đại

Tên gọi của Thái Bình

Thế kỉ X

Thời Ngô- Đinh- Tiền Lê

Thuộc Đằng Châu

1005- 1009

Triều vua Lê Ngoạ Triều

Đổi tên phủ Thái Bình

Thế kỉ XI

Thời Lý

Thuộc 2 lộ Long Hư­ng và Kiến Xương

Thế kỉ XIII

Triều Trần

Thuộc Phủ Long H­ưng, Kiến X­ương và An Tiêm

Thế kỉ XV-> XVIII

Triều Lê sơ

Thuộc Nam Đạo -> đạo Sơn Nam( 1741)=> Vua Lê Hiển Tông chia thành trấn Sơn Nam hạ và Sơn Nam th­ượng. Thái Bình nằm ở cả 2 trấn nh­ng chủ yếu ở Sơn Nam hạ.

Đầu thế kỉ XIX

Triều Nguyễn

Thuộc Nam Định và H­ưng Yên

- > 1890 Thái Bình.



Câu 74: ? Dựa vào đâu ta khẳng định ông cha ta đã không ngừng cải tạo và mở mang đất Thái Bình

- Dựa vào chứng tích còn lại:

+ Nhà Trần: Đê Đỉnh Nhĩ, cột mốc Đa Bối, chứng tích gia phả ở Thái Ninh, Kiến X­ơng

+ Thời Lê: Ngô Kinh và Ngô Từ ( Hoà Bình- Kiến Xư­ơng) là công thần khai quốc đựơc cấp đất khai khẩn làm lộc điền, gia phả họ Bùi – Quốc Tuấn...

+ Thời Nguyễn: 1828 Nguyễn Công Trứ quai đê lấn biển bãi đất Tiền Châu- Cồn Tiên lập ra huyện Tiền Hải

Câu 75: ? Kết quả của công cuộc mở mang, cải tạo đó? Tại sao ông bà ta phải đào đắp những con đê, kênh đó

- Lập ra các làng xã ven biển thuộc KX, Vũ Tiên, Thái Ninh, Thái Ninh, Thuỵ Anh....

- Lập Huyện Tiền Hải

- Đào đắp hơn 60 con sông, kênh,...

- Đắp đê Hồng Ân,...củng cố tuyến đê ven biển....



=> Nhằm thau chua rửa mặn, cung cấp n­ước tưới tiêu cho đồng ruộng, tiêu nước, chống úng. Bảo vệ mùa màn.g

tải về 160.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương